qua về Võ Thị Hảo, cuộc sống và quá trình sáng tác cũng là hữu ích. Võ Thị Hảo, tên khai sinh và đồng thời cũng là bút danh của chị, sinh ngày 12/4/1956 tại Diễn Bình - Diễn Châu - Nghệ An. Sinh ra và lớn lên ở mảnh đất xứ Nghệ khắc nghiệt nhưng có lẽ cũng chính sự khắc nghiệt của thiên nhiên nơi đây đã tạo nên tính cách con người chị - một tính cách chịu đựng bền bỉ và kiên cường.Vì thế khi nói về quê hương mình chị thường nói: “Tôi cảm ơn những kỉ niệm, mà đau khổ nhiều hơn là hạnh phúc, vì chính chúng đã tạo ra tôi”[7]…Chính tính cách đó giúp chị dù ở hoàn cảnh nào cũng có thể thích nghi và tìm cách vượt qua những đoạn trường chìm nổi của cuộc đời. Chị là người có niềm ham mê đọc sách từ khi còn nhỏ, nhiều lúc phải đọc trộm gia đình. Từ niềm đam mê ấy chị đã trở thành cô sinh viên Văn khoa trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, với bao khát vọng và hoài bão văn chương cùng giấc mộng đẹp về tình yêu đã nuôi dưỡng chị trong những năm tháng tuổi xuân phơi phới ấy. Chị từng làm thơ từ rất sớm cũng từng nghĩ mình sẽ trở thành một nhà thơ, thế nhưng duyên số lại đưa chị đến với nghề báo.Tốt nghiệp khoa Ngữ Văn trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, ra trường chị về công tác ở nhà xuất bản văn hoá dân tộc, nhập cư vào chốn thị thành cùng với tổ ấm yêu thương, gia đình bé nhỏ của mình. Có lẽ nghiệp văn mới là một sự an bài trong số phận chị, cho nên từ đây những trang viết bắt đầu thao thức trong chị và rồi luôn đồng hành với cuộc sống công chức của chị những năm 80-90 của thế kỉ trước, như một ngọn lửa cháy âm ỉ giữ cho tâm hồn chị luôn rực nóng và đam mê. Vì là niềm đam mê nên Võ Thị Hảo hết mực trân trọng cái khoảng riêng ấy cho dù khi đó văn chương không đủ sức đem lại cho gia đình một cuộc sống yên ổn, và hạnh phúc gia đình chị bắt đầu có dấu hiệu của sự bất ổn từ đây. Chính chị đã để cái không khí văn chương đó len lỏi quá sâu vào đời sống gia đình lại vẫn bướng bỉnh, khư khư giữ lấy cho mình một góc riêng để thoả mãn niềm đam mê đó. Cuộc sống vật chất khó khăn của những
năm tháng đất nước còn trong chế độ bao cấp, để vượt qua những năm tháng ấy Võ Thị Hảo đã viết nhiều và bắt đầu nổi tiếng trên văn đàn, đó chính là thời gian chị viết văn mà không có được sự ủng hộ và đồng thuận của chồng. Chị đã níu giữ được cuộc hôn nhân bất ổn trong hai mươi năm trời. Khi cuộc hôn nhân không còn là cái đích đắm say của cả hai người, chị đã quyết định giải thoát cho mình và cho người khác khỏi sự nặng nề của một cuộc hôn nhân không hạnh phúc, tất cả những điều ấy đều để lại dấu ấn trong sáng tác của chị. Trong cuộc sống Võ Thị Hảo rất hay có những cuộc ra đi, trong công việc mưu sinh, trong tình cảm cũng như trong sáng tạo văn chương. Chị nói: mình không phải là người thích phiêu lưu hoặc thích thay đổi mà là người phụ nữ viết văn, để giữ lòng tự trọng và một trái tim luôn đập cho những điều tốt đẹp trong cuộc đời. Một trái tim quá ư là nhạy cảm bởi vậy rất dễ bị rướm máu và tổn thương nên bất cứ một sự bất tín hay cư xử quá đáng của bạn bè đồng nghiệp hoặc những người xung quanh với mình đến độ cảm thấy mình không thể chịu đựng nổi thì tốt hơn cả là rời bỏ để ra đi. Dẫu biết cuộc ra đi nào cũng đầy bất trắc và lắm trông gai, người ngoài nhìn vào có thể cho là mình điên rồ nhưng đó là cách giải quyết của mình từ trước đến nay.“Nó làm cho mình cảm thấy thanh thản, giữ được cái tôi của mình trước xô bồ đời sống quá nhiều cạm bẫy và thói xấu. Sự ra đi giúp cho tâm hồn của mình không bị cằn cỗi tha hoá, để cố gắng dù cho trong hoàn cảnh nào thuận lợi hay khó khăn, hạnh phúc hay bi đát thì nhân cách của mình cũng không bị tha hoá. Mình sợ nếu mình ở lại, mình thoả hiệp và sống chung với những điều mình cho là giả dối, căm ghét thì mình sẽ bị tha hoá đi lúc nào không hay. Điều làm mình sợ nhất là khi mình không còn tin vào chính mình nữa thì sống sao nổi, còn có thể tin được một ai khác” [57].
Về quan niệm nhân cách, nghĩa vụ của nhà văn và sáng tạo văn chương Võ Thị Hảo cũng có những suy nghĩ nghiêm túc.Theo chị: “Thiên chức nhà
văn là tôn trọng tự nhiên. Tự nhiên nghĩa là sự thật. Như những con sóng biển và gió vẫn đêm ngày cồn cào đến với đất liền. Khi nhà văn mà chối bỏ sự thực viết dối trá và đứng ngoài nỗi đau, khát vọng cũng như khát vọng thật sự của con người khi ấy, nhà văn đó trở nên nguy hiểm cho đồng loại” [7]. Dẫu viết văn hay viết báo thì chị vẫn là một cây bút có sức viết dồi dào như một nhu cầu tự thân cần được nói ra những điều mình trăn trở và tâm huyết. Chị cho rằng: “Tôi may mắn được làm đúng nghề mình đã chọn và nghiệp không trái với nghề. Làm báo là nghề, viết văn là nghiệp. Hơn cả nghề, nghiệp văn là cái thứ đeo bám,ám ảnh, thậm chí chi phối số phận”[14]. Chị từng tâm sự: “Tôi có quá ít thời gian dành cho văn chương. Đó là sự thiếu may mắn. Tôi chỉ còn ban đêm, lúc đi đường và ngày nghỉ cuối tuần là dành cho văn chương. Nhưng thực sự, làm báo cũng giúp nghề văn. Nhiều khi đi tìm tư liệu, khai thác sự kiện hay họp hành, ý tưởng chợt hiện. Tôi phác hoạ chúng vào những mảnh giấy bất kỳ nào đó và đem về nhà ghim lại, chờ dịp viết thành những truyện hoàn chỉnh”[11]. Với lĩnh vực văn chương ta thấy Võ Thị Hảo xuất hiện chính thức và đều đặn vào thập niên 90 và gây được sự chú ý của người đọc kể từ truyện ngắn đầu tay Người gánh nước thuê in trên báo năm1989.Tiếp đó là những truyện ngắn“lạ ”như: Hồn trinh nữ, Người sót lại của Rừng Cười, Biển cứu rỗi …Cho đến nay chị đã có bảy tập truyện ngắn và tiểu thuyết Giàn thiêu đã ấn hành, sắp tới sẽ là sự ra đời của cuốn tiểu thuyết thứ hai Dạ tiệc quỷ. Các tác phẩm đã in của chị ngày càng chiếm được nhiều tình cảm của độc giả và thực sự chinh phục được người đọc bằng ngòi bút sắc sảo, tinh tế mạnh mẽ và tài hoa của mình. Khi đọc sáng tác của Võ Thị Hảo ta“dễ nhận thấy trong văn chương chị có một cái nhìn ưu ái và thiên vị đối với phái nữ. Một cô gái sa ngã (Vũ điệu địa ngục), một người đàn bà nhẹ dạ (Người đàn ông duy nhất), và đến cả một con điếm hết thời (Biển cứu rỗi) - bao giờ chị cũng tìm cách biện bạch để “bắt” người đọc
phải yêu và cứu mạng họ”[14]. Bởi vậy mà “chị được xếp vào hàng những cây bút sắc sảo và giàu nữ tính. Những thân phận đàn bà, những con người bé nhỏ trước bão lũ cuộc đời, “những gì rất riêng tư mà chẳng riêng tư chút nào”…là điều mà chị luôn trăn trở trên các trang viết của mình”[13] .Hình dung về Võ Thị Hảo, người đọc sẽ thấy một Người phụ nữ có số phận không dễ dàng nhưng đủ nghị lực để vượt qua mọi gian khó trên đường đời, cùng ánh mắt dường như nhìn thấu cuộc sống nhân sinh và luôn khát khao thể hiện những điều cảm nhận, suy ngẫm của mình bằng sự phong phú của ngôn từ nghệ thuật.
Có thể bạn quan tâm!
- Nhân vật nữ trong sáng tác của Võ Thị Hảo - 1
- Nhân vật nữ trong sáng tác của Võ Thị Hảo - 2
- Quá Trình Sáng Tác Và Quan Niệm Viết Văn Củavõ Thị Hảo
- Nữ Quyền - Ý Thức Về Hạnh Phúc Của Người Phụ Nữ
- Bi Kịch Là Nạn Nhân Của Chiến Tranh
- Bi Kịch Của Những Mảnh Đời Tật Nguyền
Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.
Chương 2
ÂM HƯỞNG NỮ QUYỀN QUA CÁC NHÂN VẬT NỮ CỦA VÕ THỊ HẢO
2.1. Vài nét về vấn đề nữ quyền
2.1.1.Vấn đề nữ quyền, một hiện tượng văn hóa, xã hội của thời hiện đại
Những năm gần đây vấn đề nữ quyền (feminisme) được nói đến ở nhiều lĩnh vực như: chính trị, xã hội, văn chương, giải trí…Một cách hiểu thông dụng nhất cho khái niệm nữ quyền là:“Quyền bình đẳng của phụ nữ trên mọi lĩnh vực kinh tế, xã hội và giáo dục. Khái niệm nữ quyền nếu hiểu ở cấp độ rộng là quyền lợi của người phụ nữ đặt trong thế tương quan với quyền lợi của nam giới để đạt đến cái gọi là nam nữ bình quyền. Ở cấp độ hẹp thì nữ quyền có mối liên quan với các khái niệm như giới tính, phái tính trong văn học. Nếu giới tính, phái tính là những công cụ để khu biệt đặc tính giữa hai phái (nam/nữ) thì khái niệm nữ quyền không chỉ dừng lại ở đó mà mục đích của nó hướng tới là sự bình quyền của nam/nữ đồng thời tạo ra hệ quy chuẩn riêng của nữ giới” [55]. Thế kỷ XX, nhân loại được chứng kiến những phong trào đấu tranh cho nữ quyền rầm rộ ở các nước phương Tây tiêu biểu là Đan Mạch. Đây là nước mà phong trào nữ quyền nổ ra sớm nhất từ năm1905, phụ nữ đã được đi bầu Hội đồng hàng tỉnh và thị xã, năm1910 Hội phụ nữ Đan Mạch KVINFO cùng viện Gocthe của Đức đã đánh dấu ngày 8-3 bằng Hội nghị Copenhagen, đòi quyền bình đẳng nam- nữ trong chính trị và việc làm. Ở bất cứ lĩnh vực nào người phụ nữ cũng luôn muốn chứng tỏ sự bình quyền của mình trước nam giới. Người phụ nữ Châu Mỹ cũng đấu tranh đòi quyền bình đẳng với nam giới, họ đã dấn thân xuống đường lập nghiệp đoàn, giơ cao khẩu hiệu “đàn bà là tương lại nhân loại, thế kỷ XXI là thế kỷ đàn bà”[29]. Bên cạnh đó, là những nhân vật phụ nữ lỗi lạc, những người phụ nữ tiểu biểu
đã có những hoạt động nhằm khẳng định quyền của người phụ nữ như: Ganđi, Thachơ, Marguerite Durand…
Marguerite Durand là một người phụ nữ Pháp hăng say tranh đấu dành quyền bình đẳng cho nữ giới. Năm 1897, bà sáng lập và điều khiển tờ báo La Fronde(sự nổi loạn).Trụ sở tờ báo nằm trên đường Saint- Georges và tất cả các việc trong tòa soạn từ quản lý, viết bài, đến in ấn và phát hành đều do phụ nữ đảm nhận. Tờ báo được nhiều phụ nữ có uy tín làm trợ bút. Trong lúc đạo luật năm 1892, cấm phụ nữ làm việc ban đêm thì họ bất chấp cả luật lệ, không kể đếm gì đến các thanh tra lao động và liên hiệp các đoàn thể làm sách. Trong các bài xã thuyết, tờ báo đòi hỏi phụ nữ phải được ghi tên vào danh sách những người được chính phủ Pháp thưởng Bắc Đẩu bội Tinh, phụ nữ cũng phải có được quyền tham dự vào các cuộc tranh cãi tại quốc hội. Marguerite Durand đã cố gắng tổ chức để đưa phụ nữ ra tranh cử vào Quốc hội Pháp trong cuộc bầu cử Quốc hội năm 1910, và cũng là người phụ nữ đầu tiên tham dự vào nghiệp đoàn chủ nhân các nhật báo. Bà tích cực đòi hỏi các quyền lợi của phụ nữ như: Quyền được tự do hành nghề, quyền được hưởng lương bằng với nam nhân, làm cùng một công việc, quyền của người vợ được giữ lương do chính mình làm ra và quyền được bảo vệ trong các công việc trong nhà…Trước làn sóng đấu tranh mạnh mẽ như thế, nhiều hội nghị bàn về vấn đề nữ quyền đã được triệu tập. Phê bình nữ quyền luận được hình thành, trong môi trường của những tiếng nói đòi quyền lợi cho người phụ nữ; các lý thuyết về giới được nhiều người quan tâm từ đấy, trong đó có lí thuyết nữ quyền trong văn học.
Ở Việt Nam, cùng với quá trình giao lưu và hội nhập vào đầu những năm 90 của thế kỷ XX, bằng nhiều con đường khác nhau, quan điểm giới nhanh chóng được du nhập và truyền bá vào. Sự xuất hiện, cách tiếp cận giới chính là bước đột phá quyết định sự phát triển mạnh mẽ và ấn tượng của khoa học
nghiên cứu về phụ nữ. Cùng với nó là sự biến đổi nhanh chóng quan niệm, thái độ, hành vi của xã hội và thực tiễn tạo lập bình đẳng giới trong mọi lĩnh vực của xã hội Việt Nam thời kỳ đổi mới. Nó không chỉ tồn tại như một hiện tượng xã hội, mà nó còn được chú ý nhiều trong lĩnh vực văn hóa, văn học. Xuất phát từ cơ chế dân chủ của xã hội, như nhà văn Võ Thị Hảo đã phát biểu: Xã hội văn minh bao giờ cũng có thiên hướng nữ khuynh, người ta nghiêng về phái yếu để càng thấy mình mạnh. Hơn nữa bản thân nữ giới dám đứng lên đấu tranh để đòi quyền sống, quyền tự do dân chủ của mình bằng thứ ngôn ngữ quyết liệt, mạnh mẽ thậm chí có ý thức gây “hấn” và “sốc” với cách nhìn truyền thống. Đó là những phát ngôn gai góc đầy cá tính thể hiện chính xác những trải nghiệm cá nhân ở nhiều mối quan hệ trong cuộc sống. Họ dám công khai xem xét lại cả những chuẩn mực của lịch sử và của nghệ thuật bằng cái nhìn chủ quan, công khai bày tỏ thái độ chống lại sự lệ thuộc, sự áp đặt trong văn chương, dám xông vào các đề tài trước kia bị xem là cấm kỵ vốn là đặc quyền của nam giới. Thực ra thì trong văn chương truyền thống đã có những yếu tố của văn học nữ quyền. Ở văn chương Việt Nam thời kỳ trung đại ý thức nữ quyền đến Hồ Xuân Hương đã trở nên gay gắt, nữ sĩ đã dám nói lên những dồn nén và những đòi hỏi nữ quyền:“ Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng- chém cha cái kiếp lấy chồng chung”Làm lẽ. Có thể thấy những năm gần đây, văn học Việt Nam đương đại chịu ảnh hưởng nhiều luồng văn hóa mới trong quá trình hội nhập và gần với chúng ta nhất, Trung Quốc- một đất nước có bề dầy truyền thống đạo đức nho giáo mà nay văn học đã bùng phát, nổi loạn với cách viết táo bạo của một số cây bút nữ trẻ trong dòng văn học Linglei (lạc loài) như: Vệ Tuệ, Xuân Thụ ,Cửu Đan, Miên Miên, Lâm Bạch…Dung lượng văn hóa sex chiếm vị trí không nhỏ trên nhiều mặt báo, nhiều diễn đàn, nhiều Blog cá nhân. Điều đó cho thấy dần dà người ta đã có cái nhìn cởi mở hơn về vấn đề tình dục. Các văn nữ Việt (cả trong và ngoài
nước) viết về tình dục cũng thoải mái hơn, đặc biệt các văn nữ Việt Nam đương đại viết về vấn đề tình dục với nhiều cách thức khác nhau,“có viết đậm, viết nặng, viết phóng khoáng, viết có pha chế. Vấn đề tình dục được khai thác cặn kẽ mạnh bạo và “khiêu khích” hơn bao giờ hết”[55], đây chính là một hiện tượng mới trên văn đàn. Ta bắt gặp lối viết “nhẹ nhàng, kín đáo trong truyện Nguyễn Thị Thu Huệ, trực diện trần trụi trong truyện Y Ban
,mãnh liệt, nhẩn nha đầy thâm thúy và ẩn ý trong truyện Đỗ Hoàng Diệu,“quê mùa”, “chất phác” nhưng đằm như trong truyện Nguyễn Ngọc Tư. “Cao tay” khéo léo đụng chạm đến ghetto sex cấm kỵ nhưng người đọc không cảm thấy đụng chạm đến “taboo”tình dục như trong sáng tác Phạm Thị Hoài, Mai Ninh. Còn Lê Thị Thấm Vân, Trần Sa v.v… lại nhầy nhụa trong những đặc tả tỉ mẩn, chi tiết không một chút ngần ngại”[55]. Dù ở mức độ nào thì họ cũng đã từng bước khẳng định tiếng nói của nữ giới trong văn chương. Nếu như trước đây nhà văn nữ chỉ dám khuôn trong những chuyện lặt vặt, giản dị thì nay họ bung thoát, mổ xẻ cả những vấn đề tế nhị một cách thẳng thừng. Thực ra nam giới viết về tình dục, giới tính nữ, nhiều khi vẫn áp cái nhìn chủ quan của phái nam nên việc miêu tả tâm lý cũng như các vấn đề sinh lý của nhân vật nữ vì thế không thể chính xác được bởi dù sao họ cũng là người ngoài cuộc. Như vậy, xét về phương diện khách quan cũng như chủ quan đã có sự cởi trói, phá rào trong chính nội lực của các nhà văn nữ. Điều đó chứng tỏ xu hướng dân chủ hóa trong văn chương từ quan niệm thẩm mỹ đến bình diện nội dung và cả lực lượng sáng tác. Đó chính là một dấu hiệu ý thức nữ quyền rõ nét nhất. Vì một mặt viết trở thành hành động tự xác định, trở thành phát ngôn viên chính thức của người phụ nữ, tiếng nói chính thức từ tình dục, mặt khác thể hiện rõ sự quyết liệt đấu tranh, đòi bình quyền trong tình cảm và khẳng định giới mình. Qua đây có thể thấy,vấn đề nữ quyền chính là một hiện tượng văn hóa xã hội của thời hiện đại.