Vấn Đề Đạo Đức Của Các Nhân Vật Nữ Trong Sáng Tác Võ Thị Hảo


Anh tính nỗi đau, niềm vui bằng tháng bằng tuần lễ Nhưng với em, em hiến cả một đời

(Thơ viết cho mình và những người con gái khác). Với Nhuệ Anh cũng như những người con gái khác, tình yêu là có thực song hạnh phúc chỉ là một giấc mơ. Khi Nhuệ Anh lao mình xuống dòng thác Oán là khi nàng nhận ra tình yêu của mình quá bé nhỏ trước lòng thù hận của Từ Lộ, ta thương xót Nhuệ Anh hơn bởi lại thêm một người con gái yêu và đổ vỡ trong thế giới vườn yêu. Chỉ có điều người con gái này mang một tâm hồn ngây thơ hơn những người khác, nên nàng dễ tha thứ hơn và nhân hậu hơn. Mấy chục năm sau gặp lại, khi đối diện với người tình, bây giờ là một con hổ nằm cào xé thân mình chờ chết, Nhuệ Anh lại lặn lội đi tìm đại sư Minh Không để đem về cho người đã bóp nát cả đời mình sự sống. Cũng chỉ có tình yêu mới dễ dàng tha thứ đến như thế và chỉ có bản năng của một người mẹ mới có được “tình yêu vô điều kiện”trong suốt bao nhiêu năm như vậy. Mang lòng yêu thánh thiện, Nhuệ Anh mang cả khả năng hoá giải nỗi đau kì diệu, khả năng tái sinh niềm vui và hạnh phúc, như một bà mẹ với thiên chức duy trì sự sống trường cửu. Nàng xoa dịu nỗi đau đớn và sự thù hận trong Từ Lộ:“Hình như cùng với niềm sướng vui thuỷ triều dồn dập trút vào thân thể hoà vào da thịt nàng, bao nhiêu căm uất hận thù chứa chất trong lồng ngực, bóp nghẹt trái tim chàng từng ấy ngày đêm cũng theo đó mà tan ra mất dạng”[15] và nhất là những giọt nước mắt đau đớn của nàng, ấy lại là thứ nước cam lộ của Bồ Tát đã hơn một lần cải tử hoàn sinh cho nhân gian: “Những giọt nước mắt của bà tưới lên người đức vua…nước mắt chảy đến đâu, những đám lông vằn vện tuột ra từng đám, rồi lột hết, lộ ra thân mình của đức vua, với nước da trắng xanh, thư sinh nho nhã [15]. Hạn hán, cũng chính lời ca nước mặt gọi mưa về, chứ không phải đàn tràng cầu mưa của

Thần Tông:


“Mưa ơi! Mưa!

Không phải chúng tôi cầu mưa!

Chúng tôi đòi trời trả lại nước mắt”…[15].

Ngọn gió Nhuệ Anh thổi qua tất cả mọi người. Trước một nỗi đau “bàn tay bà dường như có phép linh diệu, khiến người đang đi khập khiễng bỗng đi thẳng trở lại. Người nằm trên võng thôi rên rỉ”…[15]. Lời cầu nguyện giải điên cho Lý Câu cũng là lời xin trả lại nỗi đau: “Lửa sẽ hoá thành khói, bay lên trời, trả lại cho người đôi mắt và những dòng nước mắt” [15]…Nàng là bà tiên đã biến đớn đau của tình yêu thành liều thuốc hoá giải cho những khổ đau trần thế, oái oăm là đến lượt mình, nỗi đau của nàng lại không thể hoá giải. Bởi Từ Lộ- Thần Tông đã quá ích kỉ để có thể đem mình hiến dâng cho nỗi đau của nàng khỏi những khổ đau trần thế, nàng cay đắng khi nhận ra:“trong mắt chàng đỏ đọc ngọn lửa báo thù thủa chàng còn là Từ Lộ, trong mắt chàng không có ta. Khi chàng lôi tuột ta từ động Trầm về hậu cung đẫm mùi son phấn và mưu đồ ác độc, chàng đã đầy đoạ ta thêm một lần nữa. Và lần này mới ác độc làm sao. Chàng là một ông vua còn trai trẻ, được vây quanh bởi lớp lớp cung tần mỹ nữ…thế mà ngọn lửa từ kiếp trước vẫn cháy trong tim chàng khiến chàng không thể rời xa ta [15]. Nàng biết là mình đã chìm trong đoạ xứ cô đơn, lẻ loi, toàn những đổ vỡ, mất mát, trống trải không cùng. Tuy cuối cùng tác giả đã để cho Nhuệ Anh hoá thành một ngọn gió thần kì siêu thoát, thế nhưng bà cũng không để cho độc giả quên rằng “Lịch sử của nàng là lịch sử của một người đàn bà sống giữa cõi trần, có khả năng tuyệt vời để làm vợ, làm mẹ nhưng lại không chồng, không con, không thân thích”(Balzac-Ơgeni Grăng đê).

Dành trọn cuộc đời cho một tình yêu, để cuối cùng nhận ra rằng: “ Ta đã tự huyễn hoặc, tự tô vẽ cho cái hình bóng của chàng độc tôn trong ta” [15] để đến khi nhận ra: “Người đàn ông suốt đời không phản bội nàng”[15] cũng là

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.


lúc chàng Cá Bơn trút hơi thở cuối cùng để nhận lấy niềm hạnh phúc đã đợi chờ cả một đời ở bên kia thế giới. Và nhất là ở nàng, người phụ nữ trọn đời cô quạnh ấy, luôn khắc khoải hình bóng một đứa con. Vì nàng có toàn quyền làm mẹ nàng hi sinh, dâng hiến, xả thân, nàng dịu dàng, ngọt ngào trong trắng thánh thiện, nàng có cả "sữa" có cả "mật" trong mình thế nên: “Dù đã gần suốt đời gửi thân nơi cửa Phật, trong đáy cùng tâm trí, suốt đời Nhuệ Anh vẫn ao ước không nguôi về một đứa con. Đôi lúc bà ngỡ như mình đã có một đứa con gái đẹp như bà hồi còn là tiểu thư Nhuệ Anh” [15]. Khi lần đầu tiên nhìn thấy Ngạn La, Nhuệ Anh mang mặc cảm ganh ghét của một tình nhân bị bỏ rơi vì một người con gái khác, nhưng cũng mang tình cảm thiết tha trìu mến của một người mẹ âu yếm một đứa con. Chính tình mẹ bao dung khiến cho Nhuệ Anh có thể hoà hợp với “tình địch” của mình và bi kịch lớn nhất của Nhuệ Anh là nàng không thể có một đứa con. Người con gái lấy tình yêu làm lẽ sống, là mục đích tối cao của cuộc đời, luôn hiện lên cùng với những suy nghĩ về người yêu “đem cả một đời con gái đặt cược dưới chân người nàng yêu”, cuối cùng cũng đành than lên “đời ta đã phí hoài vì ta quá lệ thuộc chàng” [15.471]. Chỉ có điều, người đọc cứ tin rằng nếu có kiếp sau của Nhuệ Anh, nếu nàng vẫn là một người con gái thì bất chấp những nỗi khổ đau đoạ xứ kiếp trước, nàng vẫn cứ lao vào vòng tay người yêu để dâng hiến hết mình như tiểu thư Nhuệ Anh năm nào, đơn giản vì nàng là một người con gái. Và vì người "sinh ra" nàng, người phụ nữ viết Võ Thị Hảo vẫn cứ tâm niệm rằng nếu được làm lại từ đầu, có hai cách: Tốt nhất là không ra đời. Nếu phải ra đời, lại là Võ Thị Hảo, nhưng nên ngào thêm mật ong cho đời đỡ đắng.

Nhân vật nữ trong sáng tác của Võ Thị Hảo - 9

Không như Từ Lộ - Thần Tông! Ngạn La "Con mèo hoang" tự hát về mình:

“Không quân không thần, trên đầu không trời Ta làm nhà giữa đám mây trôi


Hoa sen làm thuyền, cuống sen làm chèo Thuỷ nữ Dâm Đàm bơi theo”… [15].

Người con gái này, vừa như thần tiên lại vừa như ma quỷ, quyến rũ, mê hoặc trần gian, bằng vẻ hoang lạ trong đôi mắt có con ngươi màu tím nhạt, bằng chiếc rốn chu sa thơm nức hương hoa đồng nội tinh khiết duyên dáng.“ Một trinh nữ mãi mãi ở tuổi mười ba” với tiếng cười lanh lảnh và dáng điệu nhảy nhót múa hát như một chú chồn. Nàng là hiện thân của tự do, tự do trước tất cả: quân thần, vàng bạc, giàn thiêu và cả tình yêu. Nàng không ham chốn cung đình không khép nép trước nhà vua như những cung nữ khác. Giàn thiêu là nỗi sợ và cũng là nỗi ám ảnh với nàng, nhưng cả hai lần giàn thiêu được lập lên: Một ở đầu và một lần ở cuối tác phẩm như hai đầu của một dải lụa điều siết chặt lấy sự sống cũng là hai lần nàng giãy giụa chống trả, dứt mình ra khỏi ngọn lửa của lòng ghen và sự đố kị. Nàng yêu Thần Tông nhưng không mãnh liệt đến mức huỷ hoại đời mình vì tình yêu như Nhuệ Anh. Ở nàng khát vọng lớn nhất là khát vọng được sống giữa thiên nhiên như tuổi thơ của nàng. Song tất cả vẻ đẹp siêu thoát ấy mới chỉ là một nửa của con người Ngạn La. Võ Thị Hảo đã rất tinh tế và nhạy cảm đồng thời thấu hiểu những gì thuộc về con người, đã phát hiện ra một khát vọng thầm kín đầy nữ tính ẩn sâu trong cô bé hoang lạ này. Đó là khát vọng được làm một người phụ nữ. Mười ba tuổi bị bắt vào cung để làm một món ăn lạ"cải thiện" cho một ông vua già sáu mươi ba tuổi Lý Nhân Tông. Nhưng kiệu hoa mới đi được hết nửa đường đã phải vội vã quay về vì đức vua đang cơn hấp hối. Vẫn là một đứa trẻ, lần lỡ làng đầu tiên ấy với nàng chưa trở thành nỗi ám ảnh. Lần lỡ làng thứ hai với vị vua trẻ Lý Thần Tông, gương mặt tiên đế trong chiếc rốn chu sa chỉ là một sự lạ, chưa trở thành nỗi ám ảnh. Nhưng lần thứ ba, thứ tư…mười năm sau mà cô cung nữ với sắc đẹp quyến rũ mê hồn ấy vẫn còn là một trinh nữ, dù không bị bỏ rơi nhưng cũng tự biết mình “không thuộc về ai”. Nàng cũng lỡ thì như một trăm mười ba cô gái ở hồ Dâm Đàm, một cử chỉ “nàng căng mình


chờ đợi” khi Thần Tông “ghé môi tới gần chiếc rốn đang đỏ dậy lên trong ráng chiều”, cái dáng dâng hiến đầy nữ tính của người con gái trong cuộc truy hoan đủ cho ta hiểu cơn khát mười năm nơi người con gái không tuổi này. Với nàng tự do là một điều hạnh phúc, song trong sâu thẳm tâm hồn nàng cũng là một sự giày vò đau khổ. Cái cảm giác muốn mình hoàn toàn thuộc về một ai đó, muốn được thụ lãnh tình yêu của một ai đó, để thấy mình bớt bơ vơ, lỡ dở, để thấy mình toàn vẹn niềm vui, nỗi buồn của một người đàn bà, cũng như cảm giác của người con gái trong ca dao, biết rằng:“Gái có chồng như gông đeo cổ”, nhưng cũng còn hơn là: “gái không chồng như phản gỗ long đanh”. Cựu hoàng Nhân Tông đã giết chết tuổi thơ nơi đồng cỏ bên mẹ hiền của nàng, và lại cái bóng ma lạnh lẽo, ích kỉ Nhân Tông đã giết chết tuổi thiếu nữ và niềm hạnh phúc ân ái hòa hợp của nàng bên Thần Tông. Cơn khát thèm dục tính ấy, là cơn khát của sức sống phồn thực trong giới nữ, là cơn khát trần gian, khát được làm vợ, bởi vì trên tất cả là niềm khao khát được yêu thương, giao cảm và chia sẻ với một người. Thế giới yêu của Võ Thị Hảo đã có một hồn trinh nữ, đến Ngạn La lại thêm một trinh nữ nữa cô độc, mong manh giữa nhân gian, chơi vơi, lẻ loi đến tội nghiệp.

Như vậy, những người phụ nữ với bi kịch trong tình yêu ta gặp rất nhiều, ở hàng loạt các tác phẩm như đã kể trên, nhưng hạnh phúc đến với họ quá đỗi mong manh và ít ỏi so với những khổ đau chồng chất. Trong các truyện của mình, nhà văn Võ Thị Hảo còn xây dựng một nghịch cảnh, là niêm vui và hạnh phúc vừa đến chưa được bao lâu hay đúng hơn là nhân vật của chị mới được nhìn thấy chứ chưa được tận hưởng nó thì nó đã vĩnh viễn tuột mất khỏi tầm tay họ. Đó là các truyện: Nàng tiên xanh xao, Hồn trinh nữ, Con dại của đá…Họ bị đổ vỡ hạnh phúc ngay trong đêm tân hôn. Ngoài những bi kịch kể trên, trong sáng tác của Võ Thị Hảo người đọc còn hay gặp một bi kịch khác của các nhân vật nữ. Đó là bi kịch của sự bạc mệnh, của số phận


ngắn ngủi. Trong thế giới nhân vật nữ này, có một phần không nhỏ là nhân vật nữ chết yểu "đoản mệnh" như ở trong các truyện: Tim vỡ, Nàng tiên xanh xao, Hồn trinh nữ, Khát của muôn đời, Vườn yêu, Vũ điệu địa ngục, Ngậm cười, Con dại của đá, Người sót lại của Rừng Cười, Giọt buồn giáng sinh, Phiên chợ người cùi…Ở Giàn thiêu là cái chết trẻ của bốn mươi tám cung nữ bị thiêu sống, đi theo để hầu hạ đức Tiên hoàng ở cõi cực lạc. Hoặc cái chết của bẩy mươi sáu cung nữ trong cung Thượng Dương vì bị bức tử và đặc biệt là cái chết của ba người hầu gái trẻ đẹp của Hoàng thái hậu Ỷ Lan trước khi qua đời đã trăng trối: “Nhất thiết phải chôn sống ba người hầu gái để đi theo hầu hạ thái hậu”…[15].

Qua đây chúng ta thấy số phận của nhân vật nữ trong sáng tác của Võ Thị Hảo hiện lên vô cùng đa dạng, phong phú và chân thực. Mỗi người là đại diện cho một cảnh đời, một số phận, không ai giống ai. Họ như từ cuộc đời thực bước vào trang sách và những cuộc đời ấy đều thấm đẫm những giọt nước mắt, nước mắt của chính họ và nước mắt của những người ngoài cuộc. Từ cô gái chưa chồng đến những người phụ nữ có chồng, những người nhiều tuổi, tất cả họ đều khóc. Giọt nước mắt đã trở thành một nhân vật đi bên cạnh, song hành với cuộc đời họ, đeo bám lấy họ, và thật xót xa, những cuộc đời ấy đều kết thúc không có hậu. Người thì chết, người thì điên, người thì bỏ đi…tuy nhiên điều mà nhà văn gửi gắm đến độc giả là sức sống mãnh liệt trong những cuộc đời ấy. Đồng thời cũng là sự bày tỏ quan niệm. Cuộc đời người phụ nữ là muôn vàn nỗi khổ, xã hội hay đúng hơn là những người đàn ông hãy hiểu, hãy cảm thông và chia sẻ, đừng bao giờ đưa đến cho họ thêm những nối sầu đau. Tất nhiên cái nhìn của tác giả nhiều khi mang tính chủ quan, thậm chí có lúc còn cực đoan, song trên tất cả đọng lại ở những trang viết đó là giá trị nhân văn cao đẹp. Là bản lĩnh của nhà văn khi dám phơi bày


đến tận cùng nỗi đau, tố cáo sự bất công phi lý cũng như khẳng định những khát vọng của người phụ nữ. Đó là tiếng nói nữ quyền.

2.2.2. Vấn đề đạo đức của các nhân vật nữ trong sáng tác Võ Thị Hảo

Người phụ nữ luôn là biểu tượng cho những hình ảnh bền vững, cho sự vĩnh hằng của cuộc sống. Những lời ca say đắm và lắng sâu nhất trên thế gian này có lẽ là những lời ca dành để ngợi ca và tôn vinh nét đẹp của người phụ nữ, mà vẻ đẹp được nhà văn Võ Thị Hảo phát hiện và ngợi ca không phải là vẻ đẹp rực rỡ, lớn lao, phi thường của một thời hào hùng mà đó là những vẻ đẹp giản dị, đời thường, nhỏ bé, khuất lấp gắn với từng cuộc đời, từng số phận của từng con người. Vì vậy khi nói đến người phụ nữ người ta thường liên tưởng tới vẻ đẹp trong tâm hồn mà nó được biểu hiện thông qua những phẩm chất đạo đức tốt đẹp của người phụ nữ.

Nhân vật nữ trong sáng tác của Võ Thị Hảo hiện lên nổi bật nhất, khó quên nhất với những bi kịch, và mục đích chính của tác giả có lẽ là hướng vào việc thể hiện những nỗi khổ đau, bất hạnh của người phụ nữ. Nhưng đằng sau những bi kịch đau thương ấy người phụ nữ được hiện lên với những phẩm chất đạo đức đẹp và ngời sáng, có lẽ bởi vì theo quan niệm nghệ thuật của chị những người phụ nữ càng có phẩm chất tốt đẹp, cao quý bao nhiêu thì bi kịch càng được tô đậm thêm bấy nhiêu. Đáng lẽ con người có phẩm chất như vậy phải được hưởng một cuộc sống êm ấm, hạnh phúc. Nhưng ngược lại, đặt trong tương quan với nỗi khổ đau, những nét đẹp tâm hồn của người phụ nữ càng tỏa sáng, càng đáng trân trọng và ngợi ca.

Trong sáng tác của Võ Thị Hảo, những người phụ nữ thường hiện lên với tấm lòng vị tha bao dung, độ lượng, đầy tình yêu thương nhân ái, với đức hi sinh cao cả, và sự tần tảo, bền bỉ, chịu đưng. Có thể nói đây là một đặc trưng cho phẩm chất đạo đức của người phụ nữ Việt Nam (truyền thống) và hình ảnh người phụ nữ trong sáng tác của nữ nhà văn này dường như cũng


mang dáng hình chung của người phụ nữ Việt Nam muôn đời. Họ thường nhận nỗi đau, phần thiệt thòi về mình, họ hi sinh và làm tất cả vì người mình yêu, vì niềm vui và hạnh phúc của người khác. Như nhân vật nàng trong Dây neo trần gian yêu bằng cả trái tim chân thành, sẵn sàng làm tất cả chỉ mong mang lại niềm vui và hạnh phúc cho người mình yêu và cứu sống anh- một người mà cô biết sẽ không bao giờ thuộc về mình. Hay người mẹ trong Chuông vọng cuối chiều yêu chung thủy và nuôi con chờ đợi chồng trong những năm chồng đi công tác. Khi đối diện với sự phản bội của chồng, người mẹ đó đã âm thầm chịu đựng sự đớn đau, giày vò về mặt tinh thần nhưng cũng rất bao dung độ lượng, sẵn sàng tha thứ cho lỗi lầm của chồng để cứu vớt một người đàn bà khốn khổ, người đã làm tan vỡ hạnh phúc gia đình chị. Bởi người mẹ đã nhận thấy số phận của người đàn bà kia còn bất hạnh hơn mình, bà ta yếu và xấu xí… bà ta đi tu chỉ vì không hi vọng tìm được một chút hạnh phúc nơi trần thế và…“Sự xa vợ của ông là dịp may duy nhất trong đời người đàn bà ấy”…Với tấm lòng vị tha đầy tình yêu thương nhân ái, người mẹ đã chấp nhận nuôi và chăm sóc con của chồng với người đàn bà khác.

Bích trong Khăn choàng sương, với tấm lòng vị tha bao dung độ lượng và đầy tình yêu thương nhân ái, đã chiến thắng chính mình để vì cuộc sống của mình cũng như những người xung quanh. Trước sự phản bội của chồng, chị chỉ còn biết âm thầm đau đớn và âm thầm tha thứ để cảm thông, chia sẻ với những người đàn bà bất hạnh khác nỗi khổ cũng như bi kịch tình yêu với chồng mình.

Thảo trong Người sót lại của Rừng Cười mặc dù rất yêu Thành, bởi với cô ngày còn ở chiến trường chính tình yêu với Thành và niềm khát khao hạnh phúc được trở về, được đắm mình trong vòng tay người yêu chính là “một trong những đốm lửa sáng nhất giục giã cô cố nhoài ra khỏi cuộc sống hoang dã chốn rừng sâu”. Thế nhưng khi trở về bên cạnh người yêu, cô lại thật xót

Xem tất cả 128 trang.

Ngày đăng: 18/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí