2. Lịch sử vấn đề.
Võ Thị Hảo đã từng làm thơ từ rất sớm và từng nghĩ mình sẽ trở thành một nhà thơ, tuy nhiên chị lại bắt đầu xuất hiện chính thức và đều đặn vào thập niên 90 ở lĩnh vực văn xuôi và lập tức gây được sự chú ý cũng như lấy được cảm tình của bạn đọc.Vì có một quá trình sáng tác dài, nên có khá nhiều bài viết, bài phỏng vấn hay nghiên cứu về các sáng tác của Võ Thị Hảo ở những khía cạnh, những phương diện và mức độ khác nhau sau:
2 .1.Những ý kiến tiêu biểu về sáng tác của Võ Thị Hảo
2.1.1. Đối với thể loại truyện ngắn
Trong bài giới thiệu tập truyện Biển cứu rỗi của Võ Thị Hảo, Đoàn Minh Tuấn nhận định về đặc trưng thể loại và nội dung:“Võ Thị Hảo đã tận dụng được những đặc trưng lớn nhất, tiêu biểu nhất của thể loại nhỏ này. Mỗi truyện của chị như một tia nắng chiếu vào tầm rộng và chiều sâu biển cả cuộc đời”.Theo tác giả:có thể nói ở tập truyện ngắn này,chị tập trung ở hai cái nhìn:“Cái nhìn thứ nhất vào mặt trái của vầng trăng chiến tranh. Cái nhìn thứ hai vào những con người nhỏ bé(số đông nhân loại) tồn tại trong im lặng”. Nhận định đó đánh giá chiều rộng, chiều sâu của phạm vi phản ánh trong truyện ngắn Võ Thị Hảo, khái quát được đối tượng phản ánh trong truyện ngắn của chị. Đồng thời tác giả bài viết còn nhận xét truyện ngắn Võ Thị Hảo đã “bộc lộ cái nhìn dung dị, bẩm sinh của các cây bút nữ nhưng ở chị còn sâu sắc hơn bởi khi chấm dứt câu chuyện,chị đã gióng lên trong lòng người đọc âm vang của sự lo lắng. Những lo lắng mơ hồ về cuộc đời biển cả”.Về nghệ thuật, Đoàn Minh Tuấn còn nhận xét về:“ lối viết trữ tình để đạt hiệu quả nhận thức - một trong những đặc điểm của thể loại truyện ngắn hiện đại”. Nét riêng của bút pháp truyện ngắn Võ Thị Hảo theo ông còn ở:“cốt truyện vững chắc với xung đột được đẩy tới cao trào”[16]. Trong bài Võ Thị Hảo giữa những trang viết, trang đời, Lương Thị Bích Ngọc nhận xét khá
toàn diện về truyện ngắn Võ Thị Hảo:“Truyện ngắn của Võ Thị Hảo phản ánh hiện thực một cách nghiệt ngã nhưng người đọc lại không nhìn thấy sự cay nghiệt của một người viết. Lan toả trên những trang viết, một tấm lòng nhân ái của một người đàn bà cầm bút hết lòng yêu cuộc sống và con người. Chị còn nhận xét:Trong truyện Võ Thị Hảo, cái tôi của tác giả dường như chỉ thấp thoáng đâu đó, để rồi người đọc thấy cái tôi của hiện hữu” [14,tr.303- 304].
Nguyễn Lương trong bài viết Gương mặt Võ Thị Hảo cũng nêu ấn tượng tổng quát truyện ngắn củaVõ Thị Hảo:“Mỏng manh đến điệu đà, nhạy cảm đến mức khắt khe, đó cảm giác ban đầu về nữ văn sĩ xứ Nghệ này khi mới đọc, mới tiếp xúc với chị. Còn ẩn sâu đằng sau những câu chữ trau chuốt là những tâm sự day dứt khôn nguôi về số phận con người, về cuộc đời và nhân tình thế thái. Đọc truyện của Võ Thị Hảo, người ta thường buồn. Một nỗi buồn có lẫn ngọt ngào và cay đắng” [12,tr.209-230].
2.1.2. Về tiểu thuyết Giàn thiêu
Có thể bạn quan tâm!
- Nhân vật nữ trong sáng tác của Võ Thị Hảo - 1
- Quá Trình Sáng Tác Và Quan Niệm Viết Văn Củavõ Thị Hảo
- Vấn Đề Nữ Quyền, Một Hiện Tượng Văn Hóa, Xã Hội Của Thời Hiện Đại
- Nữ Quyền - Ý Thức Về Hạnh Phúc Của Người Phụ Nữ
Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.
Trong bài giới thiệu tác phẩm Giàn thiêu, trên báo Người đại biểu nhân dân số 3 năm 2005 một tác giả viết:“Giàn thiêu mặc dù hấp dẫn nhưng là cuốn tiểu thuyết không dễ đọc. Cũng như những truyện ngắn của Võ Thị Hảo cuốn tiểu thuyết Giàn thiêu đang đi theo con đường riêng của nó, ngấm dần vào trái tim người ta, và những tầng lớp ngữ nghĩa cũng như những tầng lớp nghệ thuật của cuốn tiểu thuyết này thường trở đi trở lại và ám ảnh người đọc”
[15] .
Xuất hiện chưa lâu trên văn đàn tiểu thuyết Việt Nam, Giàn thiêu một sự bứt phá đầy ngoạn mục của nhà văn Võ Thị Hảo thực sự thu hút được sự chú ý của độc giả, các nhà phê bình và nghiên cứu.Trong lời giới thiệu có tính chất đề dẫn cho cuốn tiểu thuyết Giàn thiêu- xứ sở của lối văn chương mê hoặc và huyền bí, nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên viết:“Văn Võ Thị Hảo
không chỉ là những dòng chữ, không chỉ là truyện ngắn hay tiểu thuyết. Văn Võ Thị Hảo có nhiều tầng hình tượng mà mỗi lần tiếp cận, người đọc lại ngạc nhiên thấy mình khám phá ra một tầng lớp ngữ nghĩa khác ẩn mình sau những câu chữ. Đó là lối văn đã được tác giả thổi linh hồn. Linh hồn đó tạo lên những câu văn huyền ảo, mê hoặc thậm chí ma quái” [15]. Rõ ràng theo Phạm Xuân Nguyên, chính lối văn chương mê hoặc ấy là thanh nam châm thu hút bạn đọc, nhưng đồng thời cũng là một thách thức đòi hỏi bạn đọc phải có bản lĩnh, thực sự tự tin khi bước vào khám phá thế giới văn chương huyền bí của Võ Thị Hảo, phải tìm hiểu phát hiện ra những tầng hình tượng, lớp ngữ nghĩa khác ẩn sau những câu chữ thì mới thấy hết được cái hay cái hấp dẫn của tác phẩm và thông điệp mà nhà văn muốn gửi gắm.
2.2.Những ý kiến tiêu biểu về nhân vật nữ trong sáng tác của Võ Thị
Hảo
2.2.1.Về nhân vật nữ trong truyện ngắn
Đã có không ít những ý kiến nhận xét về nhân vật nữ trong truyện ngắn
của Võ Thị Hảo, ở đây chúng tôi dẫn ra một số nhận định tiêu biểu chẳng hạn: Trong Những đặc điểm cơ bản của truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1975-1995 (luận án tiến sĩ )Lê Thị Hường đã nhận xét về yếu tố kỳ ảo trong truyện ngắn Võ Thị Hảo:“Bằng câu chuyện nhuốm màu huyền thoại Võ Thị Hảo đã đề cập một vấn đề rất thực. Đó là số phận, nỗi đau của cả giới đàn bà.Võ Thị Hảo hay xây dựng nhân vật ảo, song nhân vật ảo lại tượng trưng cho số phận của những con người thực.Cái kì ảo ở đây không làm phương hại tới hiện thực được phản ánh. Trái lại nó tô đậm, mở rộng, khơi sâu thêm hiện
thực, mang ẩn ý sâu, tầm khái quát cao” [22].
Trong bài phỏng vấn Võ Thị Hảo suốt đời chỉ mơ một giấc, Nguyễn Hằng nhận định:“Chị được xếp vào hàng những cây bút sắc sảo và giàu nữ tính. Những thân phận đàn bà, những con người nhỏ bé trước bão lũ cuộc
đời, những gì rất riêng tư mà chẳng riêng tư chút nào, là điều mà chị luôn trăn trở trên các trang viết của mình” [13].
Qua Huyền thoại về tình yêu, Nguyễn Văn Lưu đã chỉ ra những vấn đề mà Võ Thị Hảo muốn gửi gắm ở những nhân vật nữ: “Tác giả giành cho trái tim người phụ nữ, cho số phận người phụ nữ lòng yêu thương đau xót sâu sắc nhất.Thân phận người phụ nữ trở thành tâm niệm thường xuyên, da diết trong những trang viết của Võ Thị Hảo” [54].
Ở bài viết Đã đến lúc người đàn bà nổi loạn,Ngọc Anh nhận xét:“Trong những truyện ngắn của Võ Thị Hảo, có những người đàn bà khổ vì yêu và khổ vì bị ruồng bỏ” [1] .
2.2.2. Về nhân vật nữ trong tiểu thuyết Giàn thiêu
Trả lời câu hỏi: Thông điệp chính của chị gửi đến độc giả khi viết Giàn thiêu là gì? Nhà văn Võ Thị Hảo cho biết: “Một trong những thông điệp của Giàn thiêu: Dựng giàn thiêu người trên đảo Âm Hồn đốt sách, mổ bụng, moi gan người dưới đoạn đầu đài, hay bất kì một cực hình nào cũng không thiêu hủy được sự thật, khát vọng tự do và công lý”[18]. Quả thực “Giàn thiêu mang đến cho người đọc cảm giác đang đứng trước một thế giới va đập bạo liệt giữa thiện và ác, tốt và xấu, sự bi thảm đến mức trớ trêu của số phận con người”…[15].
Trong một bài phỏng vấn khác, chị nói: “Rất nhiều thông điệp tôi gửi vào Giàn thiêu, nhưng một trong những thông điệp quan trọng nhất: Khát vọng tự do và tình yêu. Sự trường tồn, bất tử của sự thật trước bạo lực và cường quyền…những lầm lạc thật dễ thương và đau đớn của kiếp người. Tôi cũng gửi đến qua Giàn thiêu những người đàn bà đẹp, mong manh giữa cuộc đời mà khuôn khổ tình yêu của họ không khớp với một cái khuôn khổ nào của hiện thực” [15,tr.559-560] .
Trong một buổi tọa đàm về sáng tác của Võ Thị Hảo diễn ra vào ngày 19/10/2005 tại Viện Goethe (Hà Nội) nhân sự kiện công ty văn hóa truyền thông Võ Thị vừa ấn hành bốn tập truyện ngắn, đồng thời tái bản tiểu thuyết Giàn thiêu. Buổi tọa đàm có sự tham gia của đông đảo nhà văn, nhà phê bình, nhà nghiên cứu văn học như Dương Tường, Hoàng Ngọc Hiến, Nguyễn Hòa, Châu Diên, Nguyễn Thị Minh Thái...cùng đại diện nhiều tờ báo của Hà Nội và Trung ương đến dự. Đáng chú ý trong buổi toạ đàm là vấn đề nói về xu hướng nữ quyền thể hiện qua ba nhân vật nữ tuyệt đẹp là Nhuệ Anh, Lê Thị Đoan và Ngạn La, trong đó đặc biệt là Nhuệ Anh và Lê thị Đoan hầu như là hiện thân cho lương tri, tình yêu cao thượng và sự khoan dung. Có một điều cũng đáng lưu ý là khi trả lời câu hỏi về cái nhãn người ta gán cho mình là nhà văn nữ quyền,Võ Thị Hảo đáp rằng khi viết chị không quan tâm đến những chủ nghĩa, trường phái chẳng hạn như nữ quyền, nếu có khuynh hướng nữ quyền ấy là một cái gì nằm trong tự thân chị.
Trên đây là những ý kiến, nhận xét, đánh giá và bài viết tiêu biểu về một số đặc điểm nghệ thuật nói chung và nhân vật nữ nói riêng trong sáng tác của Võ Thị Hảo. Song đó mới là những ý kiến, đánh giá, hoặc nhận xét bước đầu, ở những khía cạnh khác nhau, tuy nhiên đã phần nào thể hiện được sự cảm nhận đúng đắn của các nhà nghiên cứu về nhà văn này. Đặc biệt chưa có công trình nghiên cứu nào riêng về nhân vật nữ trong sáng tác của Võ Thị Hảo. Những bài viết và nghiên cứu khác của người đi trước sẽ là những gợi mở quý báu cho chúng tôi trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài của mình.
3. Mục đích và phạm vi nghiên cứu
3.1.Mục đích
Thông qua việc khảo sát, tìm hiểu, nghiên cứu về nhân vật nữ trong sáng tác của Võ Thị Hảo, người viết luận văn muốn cho thấy những vấn đề về sự quan tâm của văn học đến người phụ nữ, cách thể hiện nhân vật nói chung,
nhân vật nữ nói riêng cùng các thủ pháp thể hiện nhân vật nữ trong sáng tác của Võ Thị Hảo. Đồng thời qua đó để thấy được mối quan hệ giữa nhân vật nữ với bản thân hình tượng tác giả …
3.2.Phạm vi nghiên cứu
Luận văn sẽ khảo sát các tập truyện ngắn sau của Võ Thị Hảo.
- Hồn trinh nữ - Nhà xuất bản Phụ nữ, 2005
- Goá phụ đen - Nhà xuất bản Phụ nữ, 2005
-Người sót lại của rừng cười - Nhà xuất bản Phụ nữ, 2006
-Những truyện không nên đọc lúc nửa đêm - Nhà xuất bản Phụ nữ, 2007 và cuốn tiểu thuyết Giàn thiêu - Nhà xuất bản Phụ nữ, 2005.
4.Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu chính sau:
4.1.Phương pháp khảo sát - thống kê
Chúng tôi tiến hành khảo sát- thống kê nhân vật nữ trong sáng tác của Võ Thị Hảo trên nhiều phương diện, để từ đó phân loại nhân vật, tìm hiểu thấu đáo hơn các đặc điểm của nhân vật nữ cũng như các thủ pháp thể hiện nhân vật nữ.
4.2.Phương pháp hệ thống
Là một trong những yếu tố cấu thành chỉnh thể tác phẩm, nhân vật nữ được xem xét trong mối tương quan với cả hệ thống nhân vật, với cốt truyện, với giọng điệu, với hệ thống các yếu tố nghệ thuật thể hiện ngoại hình, nội tâm…Sử dụng phương pháp này giúp cho việc tìm hiểu nhân vật nữ trong sáng tác của Võ Thị Hảo đạt đến cái nhìn sâu sắc và toàn diện hơn.
4.3.Phương pháp so sánh
Để thấy được cái chung cũng như nét riêng độc đáo của nhân vật nữ trong sáng tác của Võ Thị Hảo, luận văn cũng dùng phương pháp so sánh,
so sánh bút pháp của chị với các nhà văn nữ khác.
4.4. Phương pháp phân tích- tổng hợp
Từ việc phân tích các dẫn chứng, các vấn đề cụ thể của nội dung và hình thức tác phẩm, chúng tôi rút ra những vấn đề chung mang tính khái quát.
5.Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung luận văn gồm các chương sau:
Chương 1
NHÂN VẬT NỮ TRONG VĂN HỌC VI ỆT NAM
1.1 .Nhân vật nữ trong văn học truyền thống
1.2. Nhân vật nữ trong văn học thời kì đổi mới
1.2.1. Phụ nữ qua ngòi bút của các nhà văn nữ
1.2.2.Quá trình sáng tác và quan niệm viết văn của Võ Thị Hảo
Chương 2
ÂM HƯỞNG NỮ QUYỀN QUA CÁC NHÂN VẬT NỮ CỦA VÕ THỊ HẢO
2.1. Về vấn đề nữ quyền
2.1.1.Vấn đề nữ quyền, một hiện tượng văn hoá xã hội của thời hiện đại
2.1.2. Nữ quyền –Ý thức về hạnh phúc của người phụ nữ
2.2. Bình diện xã hội- tư tưởng, nhân văn của nhân vật nữ trong sáng tác Võ Thị Hảo
2.2.1.Vấn đề số phận bi kịch của các nhân vật nữ trong sáng tác Võ Thị Hảo 2.2.1.1.Bi kịch là nạn nhân của chiến tranh
2.2.1.2.Bi kịch của cái nghèo
2.2.1.3.Bi kịch của những mảnh đời tật nguyền 2.2.1.4.Bi kịch của tình yêu và hạnh phúc lứa đôi
2.2.2.Vấn đề đạo đức của các nhân vật nữ trong sáng tác Võ Thị Hảo 2.2.3.Vấn đề giới tính của các nhân vật nữ trong sáng tác Võ Thị Hảo
Chương 3
NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT NỮ TRONG SÁNG TÁC CỦA VÕ THỊ HẢO
3.1.Nghệ thuật miêu tả ngoại hình 3.2.Nghệ thuật miêu tả tâm lý
3.3. Nghệ thuật tạo màu sắc huyền thoại