Các Hình Thức Tổ Chức Điều Tra Thống Kê

2.1.2. Phân loại điều tra thống kê

Căn cứ vào tiêu thức khác nhau có thể phân loại điều tra thống kê thành các loại khác nhau:

- Căn cứ vào tính chất liên tục hay không liên tục của việc thu thập, ghi chép tài liệu thống kê đối với hiện tượng kinh tế - xã hội, có thể phân biệt 2 loại điều tra thống kê: điều tra thường xuyên và điều tra không thường xuyên.

+ Điều tra thường xuyên: Là tiến hành thu thập ghi chép tài liệu về hiện tượng kinh tế - xã hội nghiên cứu một cách thường xuyên, liên tục gắn với quá trình phát sinh, phát triển, biến động của hiện tượng nghiên cứu đó. Ví dụ: Chấm công hàng ngày số công nhân đi làm, ghi chép số nguyên liệu xuất kho hàng ngày dùng sản xuất sản phẩm, ghi chép kết quả lao động hàng ngày làm việc của mỗi công nhân, số sản phẩm sản xuất nhập kho và xuất kho tiêu thụ hàng ngày…

Những tài liệu thu thập được qua điều tra thường xuyên phản ánh một cách tỉ mỉ, sát với thực tế, có hệ thống liên tục gắn với tình hình phát triển biến động của hiện tượng nghiên cứu qua từng thời kỳ. Do vậy, tài liệu điều tra thường xuyên có ý nghĩa tác dụng to lớn trong công tác xây dựng và quản lý các kế hoạch nền kinh tế quốc dân, lĩnh vực sản xuất, dịch vụ thương mại… đồng thời còn làm cơ sở số liệu để lập báo cáo thống kê định kì.

Điều tra thường xuyên tốn kém nhiều chi phí và mất nhiều thời gian do vậy thường được áp dụng đối với những hiện tượng kinh tế - xã hội yêu cầu phải có số liệu thường xuyên đáp ứng yêu cầu nghiên cứu.

+ Điều tra không thường xuyên: là tổ chức điều tra thu thập tài liệu về hiện tượng kinh tế - xã hội nghiên cứu một cách không thường xuyên, không liên tục, không gắn với quá trình thời gian phát sinh, phát triển của hiện tượng nghiên cứu đó.Ví dụ: Điều tra dân số, điều tra năng suất lúa và cây trồng, điều tra đàn gia súc, điều tra năng lực thiết bị, tổng điều tra tài sản cố định, điều tra mức sống dân cư, điều tra nhu cầu nhà ở của dân cư, điều tra giá cả thị trường và điều tra dư luận xã hội…

Những tài liệu thu thập được qua điều tra không thường xuyên chỉ phản ánh trạng thái tình hình của hiện tượng nghiên cứu ở vào thời điểm điều tra. Trước và sau thời điểm điều tra, trạng thái tình hình của hiện tượng nghiên cứu có thể thay đổi khác.

Điểu tra không thường xuyên cho kết quả nhanh, ít tốn kém. Điều tra không thường xuyên thường được sử dụng thu thập tài liệu cần thiết đối với hiện tượng kinh tế - xã hội ít biến động, phát triển chậm hoặc không cần thiết phải theo dòi thường xuyên, liên tục quá trình phát triển biến động của chúng. Ví dụ điều tra dân số, điều tra năng suất lúa và cây trồng, điều tra năng lực thiết bị…

- Căn cứ vào phạm vi đối tượng điều tra thực hiện ghi chép tài liệu thống kê có thể phân loại điều tra thống kê thành 2 loại: điều tra toàn bộ và điều tra không toàn bộ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 166 trang tài liệu này.

+ Điều tra toàn bộ: Là tổ chức điều tra thu thập tài liệu cần thiết trên tất cả các đơn vị trong tổng thể hiện tượng nghiên cứu thuộc đối tượng điều tra, không bỏ sót một đơn vị tổng thể nào. Ví dụ điều tra dân số, điều tra đàn gia súc, chấm công đi làm hàng ngày của người lao động, ghi chép kết quả lao động hàng ngày của người lao động, điều tra hàng hóa, vật tư tồn kho, điều tra năng lực thiết bị…

Điều tra toàn bộ cung cấp tài liệu thống kê một cách đầy đủ, toàn diện trên tất cả các đơn vị thuộc tổng thể hiện tượng điều tra… Do vậy tài liệu điều tra toàn bộ giúp ta có thể quan sát, phân tích rút ra nhận định toàn diện đầy đủ sự phát triển của tổng thể. Đồng thời cũng giúp chúng ta quan sát, phân tích sâu từng đơn vị, từng bộ phận cấu thành tổng thể, từ đó rút ra nhận định cần thiết về sự phát triển của từng đơn vị, từng bộ phận trong tổng thể hiện tượng nghiên cứu. Xuất phát từ đây, tài liệu điều tra toàn bộ là căn cứ đầy đủ nhất cho việc xây dựng kế hoạch và kiểm tra thực hiện kế hoạch; là căn cứ đầy đủ, quan trọng để hoạch định chiến lược; quy hoạch tổng thể và đề ra đường lối phát triển kinh tế - xã hội; kiểm tra thực hiện đường lối chính sách kinh tế - xã hội trên phạm vi vĩ mô nền kinh tế quốc dân cũng như trên phạm vi vi mô từng doanh nghiệp, từng đơn vị kinh tế…

Nguyên lý thống kê kinh tế - 4

Tổ chức điều tra toàn bộ tốn kém thời gian, công sức và chi phí điều tra lớn. Vì vậy chỉ tổ chức điều tra toàn bộ khi cần thiết cung cấp thông tin đầy đủ cho yêu cầu xây dựng quy hoạch lâu năm, xây dựng kế hoạch dài hạn, hoạch định chiến lược, đề ra đường lối, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, phát triển lâu dài của ngành kinh tế, doanh nghiệp,

+ Điều tra không toàn bộ: Là tổ chức điều tra thu thập tài liệu theo yêu cầu nghiên cứu chỉ thực hiện trên 1 số đơn vị được chọn ra từ tổng thể nghiên cứu. Điều tra không toàn bộ do đó được gọi là điều tra bộ phận điều tra có tính chất đại biểu.

Điều tra không toàn bộ tổ chức gọn, nhẹ, ít tốn kém chi phí điều tra, có khả năng thu thập tài liệu nhanh chóng, đầy đủ, sâu rộng, toàn diện nhiều chi tiết, nhiều mặt của hiện tượng nghiên cứu, kịp thời đáp ứng yêu cầu của lãnh đạo quản lý phát triển nền kinh tế - xã hội…

Điều tra không toàn bộ đóng vai trò quan trọng, thường được sử dụng điều tra thu thập tài liệu cần thiết thuộc khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, điều tra dư luận xã hội và được sử dụng điểu tra thu thập tài liệu đối với những hiện tượng nghiên cứu không thể thực hiện điều tra toàn bộ như điều tra chất lượng của sản phẩm đồ hộp… Hoặc được sử dụng thay thế điểu tra toàn bộ đối với những trường hợp hiện tượng nghiên cứu không cần thiết sử dụng điều tra toàn bộ vì quá tốn kém… Trường hợp này, tài liệu thu thập qua điều tra không toàn bộ có thể suy rộng ra tình hình, đặc điểm, đặc trưng chung của tổng thể hiện tượng nghiên cứu. Ví dụ, điều tra năng suất lúa, điều tra

giá cả thị trường, điều tra chất lượng sản phẩm đồ hộp, điều tra mức sống của công nhân viên chức, điều tra đời sống dân cư…

Điều tra không toàn bộ bao gồm 3 loại: điều tra chọn mẫu, điều tra trọng điểm, điều tra chuyên đề.

Điều tra chọn mẫu: Là chỉ tiến hành thu thập, ghi chép tài liệu theo yêu cầu nghiên cứu trên một số đơn vị mẫu được chọn ra từ tổng thể nghiên cứu dựa trên nguyên tắc chọn mẫu trong lý thuyết xác suất. Các đơn vị mẫu điều tra được chọn ra theo phương pháp xác suất có tính chất đại biểu cho tổng thể chung. Do đó kết quả phân tích từ tài liệu thu thập qua điều tra chọn mẫu được làm cơ sở căn cứ để suy rộng thành kết quả đặc điểm, đặc trưng chung của cả tổng thể hiện tượng nghiên cứu. Như điều tra năng suất lúa, điều tra chất lượng sản phẩm đồ hộp, điều tra mức sống công nhân viên chức, điều tra đời sống dân cư…

Điều tra trọng điểm: Là tổ chức điều tra thu thập tài liệu theo yêu cầu nghiên cứu chỉ tiến hành trên một hay một số bộ phận chủ yếu, tập trung nhất trong tổng thể hiện tượng nghiên cứu. Ví dụ điều tra sản lượng cây trà chỉ cần điều tra thu thập tài liệu về cây trà ở vùng phát triển tập trung về trà như Thái Nguyên, Bảo Lộc. Điều tra năng suất lúa có thể thu thập tài liệu về cây lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long hoặc đồng bằng sông Hồng là nơi phát triển tập trung về lúa.

Kết quả phân tích tài liệu điều tra trọng điểm chỉ cho ta nhận định tình hình cơ bản của hiện tượng nghiên cứu, không thể sử dụng suy rộng ra tình hình, đặc điểm, đặc trưng chung của tổng thể hiện tượng nghiên cứu.

Điều tra chuyên đề: Là tổ chức điều tra thu thập tài liệu theo từng chuyên đề nghiên cứu, chỉ tiến hành trên một số rất ít, thậm chí chỉ trên một đơn vị của tổng thể nghiên cứu nhưng ghi chép tài liệu trên nhiều khía cạnh khác nhau phục vụ cho việc nghiên cứu sâu, chi tiết nhiều góc độ khác nhau của một đơn vị tổng thể hoặc nghiên cứu nhiều khía cạnh về một chủ đề nào đó của hiện tượng nghiên cứu. Kết quả phân tích tài liệu điều tra chuyên đề cho những nhận định, đánh giá về nhân tố mới, tiên tiến, những nhân tố yếu kém, lạc hậu, thiếu sót, tồn tại; tìm ra những nguyên nhân,…theo từng chuyên đề hoạt động kinh tế của từng đơn vị tổng thể. Ví dụ điều tra thu thập tài liệu chuyên đề năng suất lao động; giá thành sản phẩm; thực hiện tiết kiệm định mức lao động, nguyên vật liệu; chất lượng sản phẩm…

2.1.3. Các hình thức tổ chức điều tra thống kê

Điều tra thu thập tài liệu thống kê về hiện tượng kinh tế -xã hội thực hiện theo hai hình thức chủ yếu: báo cáo thống kê định kì và điều tra chuyên môn.

- Báo cáo thống kê định kỳ: Là hình thức tổ chức điều tra thống kê thu thập tài liệu về hiện tượng kinh tế - xã hội một cách thường xuyên có định kỳ theo nội dung, phương pháp và biểu mẫu báo cáo thống kê do cơ quan có thẩm quyền quy định thống

nhất trong chế độ báo cáo thống kê – định kỳ, do Nhà nước ban hành. Đây là pháp lệnh của Nhà nước để quản lý hoạt động của các đơn vị kinh tế Nhà nước. Chế độ báo cáo thống kê định kì được áp dụng có mức độ giới hạn đối với đơn vị kinh tế tập thể, tư nhân, cá thể, liên doanh nước ngoài.

Báo cáo thống kê là những biểu mẫu báo cáo phù hợp cho từng chỉ tiêu yêu cầu báo cáo, có nội dung bao gồm:

Phần tên gọi của báo cáo, cơ quan ban hành, đơn vị báo cáo, thời gian định kỳ lập và gởi báo cáo, cơ quan chủ quản nhận báo cáo, chữ ký của người lập báo cáo, của trưởng đơn vị báo cáo…

Phần trình bày chỉ tiêu, tiêu thức và số liệu tổng hợp, tính toán theo yêu cầu báo cáo. Ví dụ báo cáo chỉ tiêu tổng mức bán lẻ, kim ngạch xuất nhập khẩu, sản lượng sản phẩm, doanh thu…

- Điều tra chuyên môn: Là hình thức tổ chức điều tra thu thập tài liệu thống kê về hiện tượng kinh tế - xã hội một cách không thường xuyên, không liên tục theo một kế hoạch, một phương án và phương pháp điều tra quy định phù hợp với mỗi cuộc điều tra cụ thể.

Đối tượng tổ chức điều tra chuyên môn là những hiện tượng nghiên cứu không có yêu cầu theo dòi thường xuyên, liên tục hoặc không có khả năng hoặc quá tốn kém khi thực hiện thu thập tài liệu thường xuyên liên tục. Những hiện tượng kinh tế - xã hội thực hiện điều tra chuyên môn thu thập tài liệu nghiên cứu thường không thể thực hiện báo cáo thống kê định kì. Ví dụ điều tra dân số, điều tra nhu cầu nhà ở, điều tra năng lực máy móc – thiết bị sản xuất, điều tra giá trị thị trường, điều tra hàng hóa – vật tư tồn kho, tổng điều tra tài sản cố định, điều tra dư luận xã hội về một chủ đề nào đó…

Trong một số trường hợp điều tra chuyên môn được áp dụng để thu thập tài liệu nhằm kiểm chứng tính chính xác của báo cáo thống kê định kỳ. Tài liệu điều tra chuyên môn thu thập được rất phong phú và phản ánh thực trạng của hiện tượng nghiên cứu tại thời điểm điều tra.

2.1.4. Các phương pháp điều tra thống kê

Điều tra thu thập tài liệu thống kê thực hiện theo 2 phương pháp chủ yếu: Phương pháp trực tiếp và phương pháp gián tiếp.

2.1.4.1. Phương pháp trực tiếp

Là phương pháp điều tra thu thập tài liệu điều tra trong đó điều tra viên phải trực tiếp quan sát, tiếp xúc với đối tượng điều tra hoặc trực tiếp giám sát, theo dòi kiểm tra, đôn đốc những người được huy động tham gia thực hiện tốt các công việc trong cuộc điều tra. Ví dụ các cuộc điều tra thực hiện theo phương pháp trực tiếp như điều tra dân số, điều tra năng suất lúa, điều tra chăn nuôi, điều tra tồn kho hàng hóa, điều tra giá cả thị trường, điều tra đời sống dân cư… Điều tra viên phải trực tiếp tính toán xác định

đối tượng điều tra, mẫu điều tra, trực tiếp thực hiện hoặc giám sát việc cân đong, đo, đếm… và ghi kết quả điều tra.

Phương pháp trực tiếp thực hiện theo các hình thức chủ yếu: đăng kí trực tiếp, phỏng vấn trực diện, phỏng vấn qua điện thoại.

Nhìn chung tài liệu điều tra theo phương pháp trực tiếp nếu tuân thủ đúng quy định sẽ nâng cao tính chính xác, kịp thời phát hiện sai sót, sửa chữa bổ sung. Tuy nhiên, điều tra theo phương pháp trực tiếp mất nhiều thời gian, công sức, tốn kém nhiều chi phí.

2.1.4.2. Phương pháp gián tiếp

Là phương pháp điều tra thu thập tài liệu điều tra trong đó người điều tra không trực tiếp điều tra không trực tiếp tiếp xúc với đối tượng điều tra, không trực tiếp làm các công tác điều tra.

Phương pháp gián tiếp thực hiện thu thập tài liệu điều tra theo các hình thức chủ yếu: tự đăng kí, kê khai, ghi báo cáo theo yêu cầu ghi trong phiếu điều tra hoặc biểu mẫu thống kê gửi theo bưu điện về đơn vị điều tra. Hoặc thu thập ghi chép tài liệu qua hệ thống chứng từ, sổ sách và biểu mẫu báo cáo thống kê… phục vụ cho việc thẩm tra tình hình sai phạm trong quản lý kinh tế, sản xuất – kinh doanh của đơn vị kinh tế…

Thực hiện phương pháp gián tiếp có nhược điểm, hạn chế: kết quả thu thập chậm, không đầy đủ, tính chính xác không cao, khó phát hiện sai sót, khó sửa chữa, bổ sung sai sót…

2.1.5. Sai số trong điều tra thống kê

Một trong ba yêu cầu quan trọng của tài liệu điều tra thống kê là chính xác, trung thực. Do vậy, bất kỳ một cuộc điều tra dù được tổ chức theo hình thức nào, thu thập bằng phương pháp nào đều phải phấn đấu đảm bảo yêu cầu chính xác với mức độ cao lý tưởng. Tuy nhiên, trong thực tế điều tra, sai sót, còn gọi là sai số về kết quả điều tra không thể tránh khỏi. Vấn đề quan trọng ở chỗ tìm nguyên nhân gây ra sai số, tìm biện pháp phấn đấu sao cho sai số ít nhất, nhỏ nhất.

Sai số trong điều tra thống kê là sự chênh lệch giữa các trị số của tiêu thức điều tra mà ta ghi chép thu thập được trong quá trình thực hiện điều tra với các trị số thực hiện tồn tại của hiện tượng nghiên cứu.

Sai số trong điều tra làm giảm tính chính xác, đúng đắn, trung thực của kết quả điều tra, giảm chất lượng của tài liệu điều tra thu thập được. Từ đó ảnh hưởng đến chất lượng, tính đúng đắn, chínhxác trung thực của kết quả tổng hợp, phân tích thống kê trong giai đoạn kế tiếp.

Sai số trong điều tra thống kê do hai nguyên nhân tạo ra: do ghi chép sai sót và do tính chất đại biểu của các mẫu điều tra không cao, không tiêu biểu cho tổng thể chung. Nguyên nhân của các nguyên nhân trên đây là xuất phát từ con người. Ví dụ, với

nguyên nhân do ghi chép sai sót có thể xuất phát từ trình độ nhận thức và trách nhiệm thực hiện yêu cầu điều tra của nhân viên điều tra chưa cao, chưa đầy đủ do đó không tập trung tư tưởng nên ghi sai hoặc cũng có trường hợp cố tình ghi sai. Đối với người được điều tra không hiểu rò mục đích yêu cầu điều tra nên khai báo không đúng sự thật. Với nguyên nhân do tính chất đại biểu của mẫu điều tra không cao có thể xuất phát từ việc điều tra thực địa, phương pháp lựa chọn xác định đơn vị mẫu điều tra không đại diện, tiêu biểu tình hình chung của tổng thể đối tượng nghiên cứu. Do đó, tài liệu thống kê điều tra được không đủ tin cậy để rút ra nhận định, kết luận tình hình, đặc điểm, đặc trưng chung của tổng thể hiện tượng nghiên cứu.

Phương pháp khắc phục sai số đạt đến mức độ có thể chấp nhận là xuất phát từ khắc phục các nguyên nhân gây ra sai số. Cụ thể tiến hành mỗi cuộc điều tra cần có sự chuẩn bị tốt mọi điều kiện thực hiện, kế hoạch và phương án điều tra, làm tốt các công tác giáo dục tư tưởng, nhận thức đứng đắn ý nghĩa mục đích cuộc điều tra, tập huấn nghiệp vụ điều tra, lựa chọn đối tượng điều tra, phương pháp xác định mẫu điều tra phải dựa trên cơ sở phân tích sâu sắc về mặt lý luận và về mặt thực tế tồn tại... như vậy mới có thể xác định được mẫu điều tra đảm bảo tính chất đại biểu, đại diện cho tổng thể chung.

2.1.6. Xây dựng phương án điều tra thống kê

Tính chất phức tạp của đối tượng điều tra thống kê đã quyết định tính chất phức tạp của công tác điều tra thống kê. Muốn tổ chức điều tra thu thập tài liệu thống kê đảm bảo yêu cầu chính xác, đúng thực tế, sai số ít, đảm bảo tính trung thực khách quan, đòi hỏi phải xây dựng phương án điều tra một cách khoa học, thiết thực phù hợp với một cuộc điều tra.

Phương án điều tra là một văn bản đề cập đến những vấn đề cần được thực hiện trước, trong và sau quá trình tổ chức điều tra thu thập tài liệu về một chủ đề nào đó của hiện tượng nghiên cứu. Nội dung và quy mô của phương án điều tra thay đổi theo tính chất của đối tượng điều tra, mục đích yêu cầu của cuộc điều tra, nhiệm vụ cụ thể nghiên cứu về đối tượng điều tra... Nhưng nhìn chung phương án điều tra thống kê có nội dung cơ bản bao gồm một số vấn đề chủ yếu dưới đây :

- Mục đích, yêu cầu của cuộc điều tra

Là quy định rò nhiệm vụ cuối cùng cần đạt được của một cuộc điều tra. Mục đích, yêu cầu của cuộc điều tra được xác định dựa theo yêu cầu quản lý và chỉ đạo phát triển kinh tế – xã hội trong từng thời kỳ. Mục đích, yêu cầu của cuộc điều tra được xác định rò ràng, chính xác thì việc tổ chức điều tra thu thập tài liệu càng thuận lợi hơn.

- Đối tượng điều tra và đơn vị điều tra

Đối tượng điều tra: là hiện tượng nghiên cứu có các tiêu thức và dữ liệu cần thu thập ghi chép phục vụ mục đích, yêu cầu nghiên cứu đề ra cho cuộc điều tra.Xác định

rò ràng, chính xác đối tượng điều tra là quy định rò phạm vi điều tra thu thập tài liệu đối với đối tượng cần nghiên cứu. Ví dụ: trong điều tra dân số vào 0 giờ ngày 1 tháng 4 năm 1999 ở nước ta quy định đối tượng điều tra là nhân khẩu thường trú tại từng địa phương trên lãnh thổ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Trong cuộc điều tra năng lực máy móc thiết bị sản xuất của doanh nghiệp Y, đối tượng điều tra là toàn bộ máy móc thiết bị sản xuất hiện có tại doanh nghiệp Y trong thời điểm điều tra.

Đơn vị điều tra: là đơn vị cấu thành tổng thể đối tượng điều tra, bản thân có các tiêu thức, dữ liệu đáp ứng mục đích, yêu cầu nghiên cứu cần được thu thập, ghi chép. Nói cách khác, là nơi phát sinh các thông tin thuộc tài liệu thống kê phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu cần được thu thập ghi chép. Ví dụ: đơn vị điều tra trong điều tra dân số là mỗi người dân có hộ khẩu thường trú tại địa phương; đơn vị điều tra trong điều tra năng lực máy móc thiết bị sản xuất là từng máy móc thiết bị sản xuất.

Xác định đúng đơn vị điều tra cũng là rất quan trọng như xác định đúng đối tượng điều tra, giúp chúng ta thu thập tài liệu chính xác, đảm bảo phục vụ yêu cầu phân tích với chất lượng cao. Muốn xác định đúng đắn, chính xác đơn vị điều tra phải căn cứ vào đối tượng điều tra và mục đích điều tra.

- Nội dung điều tra

Là danh mục các tiêu thức đáp ứng yêu cầu nghiên cứu cần tiến hành thu thập ghi chép trên các đơn vị điều tra thuộc tổng thể nghiên cứu. Nội dung điều tra được xác định dựa vào mục đích yêu cầu nghiên cứu và khả năng thực tế tổ chức cuộc điều tra thu thập tài liệu.

Nội dung điều tra theo hình thức báo cáo thống kê định kỳ thông thường là hệ thống chỉ tiêu về hoạt động kinh tế, sản xuất – kinh doanh được tổng hợp tính toán trực tiếp từ các tài liệu chứng từ gốc ở đơn vị kinh tế cơ sở thực hiện...

- Thời điểm, thời kỳ điều tra và thời hạn điều tra

Thời điểm điều tra: là mốc thời gian quy định thống nhất điểm xuất phát ghi chép thu thập tài liệu theo yêu cầu nghiên cứu trên các đơn vị thuộc phạm vi đối tượng điều tra. Thời điểm điều tra có thể được quy định cụ thể: giờ, ngày, tháng, năm thống nhất việc đăng ký ghi chép tài liệu. Ví dụ: cuộc điều tra dân số vào 0 giờ ngày 1 tháng 4 năm 2009; điều tra hàng hóa vật tư tồn kho vào 0 giờ ngày cuối của tháng hoặc 0 giờ ngày 31 tháng 12 của năm; điều tra tài sản cố định của đơn vị doanh nghiệp vào 0 giờ ngày 31 tháng 12 của năm; điều tra chăn nuôi vào ngày 1 tháng 4 và ngày 1 tháng 10 trong năm.Thời điểm điều tra được xác định căn cứ vào tính chất, đặc điểm, đặc trưng phát triển của hiện tượng nghiên cứu.

Thời kỳ điều tra: là chỉ về độ dài thời gian tồn tại phát triển của đối tượng điều tra cần được quy định thống nhất để thu thập tài liệu theo yêu cầu nghiên cứu cả thời

kỳ.Thời kỳ điều tra có thể là 1 ngày, 1 tuần lễ, nửa tháng, một tháng, quý, 6 tháng, 9 tháng, 1 năm, 2 năm, 5 năm…Thời kỳ điều tra dài hay ngắn phụ thuộc vào mục đích nghiên cứu.

Thời hạn điều tra: là độ dài thời gian quy định thực hiện một cuộc điều tra: ngày bắt đầu, ngày kết thúc – hoàn thành cuộc điều tra. Tùy theo tính chất, nhiệm vụ, yêu cầu, nội dung nghiên cứu đối với đối tượng điều tra thời hạn của một cuộc điều tra hoàn tất mọi việc thu thập tài liệu có thể dài hoặc ngắn…

- Thiết kế mẫu phiếu điều tra và bảng giải thích hướng dẫn cách ghi chép

Biểu mẫu, phiếu điều tra có thể coi là phương tiện, một loại công cụ, chứng từ gốc dùng để ghi chép và lưu giữ kết quả thu thập được trong cuộc điều tra.

Biểu mẫu, phiếu điều tra được in sẵn nội dung tiêu thức cần được ghi chép trong các cuộc điều tra chuyên môn. Đối với hình thức báo cáo thống kê định kỳ, biểu mẫu điều tra là hệ thống biểu mẫu báo cáo thống kê với nội dung là các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật đáp ứng mục đích, yêu cầu nghiên cứu tình hình phát triển sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế xã hội; phục vụ công tác chỉ đạo, lãnh đạo quản lý phát triển sản xuất

– kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội của các cấp chủ quản.

Nguyên tắc thiết kế mẫu điều tra (phiếu điều tra) là phải đảm bảo chứa đựng đầy đủ nội dung điều tra phục vụ đáp ứng yêu cầu nghiên cứu đối với hiện tượng điều tra và dành phần ghi kết quả điều tra. Biểu mẫu điều tra phải được thiết kế trình bày rò ràng, thuận lợi cho việc ghi chép, cũng như kiểm tra tài liệu và tổng hợp tài liệu.

Hiện nay để việc tổng hợp tài liệu điều tra bằng công cụ máy tính hiện đại, nội dung biểu mẫu điều tra đã được mã hóa thành những chữ số nhất định được quy định thống nhất. Ví dụ trong điều tra dân số, nam được mã hóa thành chữ số ―0‖, nữ được mã hóa thành chữ số ―1‖…

Bảng giải thích, hướng dẫn cách ghi biểu – phiếu điều tra: là bản giải thích rò ràng, khoa học về nội dung tiêu thức điều tra, nêu trong biểu mẫu – phiếu điều tra để có nhận thức thống nhất đúng đắn ở điều tra viên và đối tượng điều tra; giải thích rò ràng và quy định phương pháp điều tra được sử dụng thống nhất khi thực hiện điều tra…Đồng thời bảng giải thích còn hướng dẫn cụ thể, rò ràng cách xác định tiêu thức điều tra đúng yêu cầu nghiên cứu, hướng dẫn thống nhất cách ghi chép tài liệu kết quả điều tra vào biểu mẫu – phiếu điều tra. Như vậy sẽ đảm bảo tính thống nhất và tính chính xác của kết quả điều tra.

- Xây dựng kế hoạch điều tra

Là cụ thể hóa về quy định các bước công việc trình tự tiến hành thực hiện cuộc điều tra. Cụ thể là bố trí thời gian thực hiện từng bước công việc tổ chức điều tra: lựa chọn chính xác điểm làm thí điểm chuẩn bị lực lượng điều tra và phân công nhiệm vụ cụ thể, phương pháp điều tra; chuẩn bị phương tiện, vật tư, kinh phí cho cuộc điều tra; tổ

Xem tất cả 166 trang.

Ngày đăng: 16/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí