Phân Tích Chi Tiết Nguy Cơ Gây Suy Thoái Môi Trường Từ Quá Trình Lưu Kho Và Bốc Xếp Hàng Hóa Chất Độc Hại Tại Bến Cảng Hoàng Diệu – Hải Phòng


2/ Phân tích các nguy cơ tai nạn và tác động chính từ quá trình lưu kho và bốc xếp hàng hóa chất độc hại tại nhóm cảng biển phía Bắc

Các tai nạn dẫn đến sự cố môi trường trong quá trình bốc xếp và lưu giữ hàng HNS trong container là rơi hay va đập containner trong quá trình di chuyển gây cháy nổ hàng hóa và/hoặc phát tán hóa chất vào môi trường như vụ nổ hóa chất tại cảng Thiên Tân – Trung Quốc (năm 2015), vụ cháy container phospho tại cảng Nam Hải – Hải Phòng.

Ngoài ra hoạt động vệ sinh vỏ container chứa hóa chất cũng phát thải một lượng nước thải chứa hóa chất độc hại nếu không được xử lý đảm bảo các Quy chuẩn thì sẽ là nguồn gây ô nhiễm môi trường nước.

Các tai nạn dẫn đến sự cố trong hoạt động bốc xếp và lưu giữ hàng hóa chất độc hại tại cảng bốc xếp hàng tổng hợp và hàng rời là sự cố hư hỏng đường ống dẫn, bơm, bồn chứa trên tàu, kho chứa dẫn đến tràn đổ, gây cháy nổ và phát tán hóa chất ra môi trường như tại cảng Cửa Cấm (2014), rơi vãi hoặc hàng rời bị cuốn trôi xuống nước khi có bão gió như nguy cơ tại cảng Hoàng Diệu (2018) hoặc các sự cố giống như các cảng container nếu có hoạt động xếp dỡ hàng HNS trong container. Nước thải từ quá trình vệ sinh phương tiện bốc xếp hàng rời cũng chứa môt lượng hóa chất, nước tràn bề mặt và chất thải là hàng hóa rơi vãi cũng có nguy cơ tác động đến môi trường nước. Hàng HNS dạng rời và lỏng bốc xếp qua các bến này đều là hàng không dễ cháy nổ và có độc tính không cao.

Từ các nguy cơ và các đặc điểm về môi trường khu vực cảng biển phía Bắc có thể đánh giá những tác động chính của hoạt động bốc xếp và lưu giữ hàng hóa chất độc hại tại các bến này bao gồm:

- Sức khỏe con người: khu vực cảng biển có nhiều người hoạt động nên sẽ chịu tác động lớn do ảnh hưởng trực tiếp của tai nạn cháy nổ và tiếp xúc trực tiếp với khí độc hại.

- Chất lượng môi trường:

Môi trường không khí bị ảnh hưởng cục bộ và phạm vi không lớn do sản phẩm cháy và hóa chất bay hơi, mặt khác khu vực thông thoáng nên khả năng phát tán nhanh.


Chất lượng nước khu vực cảng biển sẽ bị ảnh hưởng bởi các chất ô nhiễm là các hóa chất bị rơi vãi, rò rỉ khi bị sự cố hay nước thải từ quá trình ứng cứu sự cố cháy nổ, đổ tràn hóa chất, vệ sinh phương tiện, vỏ container, các tác nhân ô nhiễm chủ yếu có nguồn gốc từ các hóa chất cơ bản được vận chuyển nhiều như dầu mỏ và các sản phẩm của dầu mỏ, các loại axit vô cơ, lưu huỳnh, phenol, hóa chất sản xuất phân bón…mặc dù tải lượng các chất ô nhiễm do quá trình này không nhiều so với các nguồn thải khác trong vùng nhưng nó có thể gây ô nhiễm cục bộ khi xảy ra sự cố, mặt khác các nghiên cứu cho thấy đoạn sông Cấm khu vực cảng Hải Phòng đã bị ô nhiễm bởi các chất dinh dưỡng,

TSS, dầu mỡ và có dấu hiệu của ô nhiễm các kim loại nặng như As, Cu, Zn so với QCVN 08-MT/2015/BTNMT (cột B1), Vịnh Cửa Lục bị ô nhiễm bởi dầu mỡ, coliform và NH4+ so với QCVN 10-MT/2015/BTNMT (nước dùng cho nuôi trồng thủy sản). Do vậy, các tác nhân gây ô nhiễm từ hoạt động bốc xếp và lưu giữ hàng HNS tại các cảng trong khu vực sẽ góp phần gia tăng nguy cơ ô nhiễm môi trường khu vực sông Cấm, vùng ven biển cửa sông Bạch Đằng và môi trường vịnh Cửa Lục của Quảng Ninh.

- Hệ sinh thái: Khu vực sông Cấm ô số 1 và khu vực Đình Vũ ô số 2 không có những hệ sinh thái nhạy cảm nên tác động này là mức nhỏ. Khu vực vịnh Cửa Lục ô số 4, cửa Diêm Điền ô số 5, khu vực Lạch Huyện ô số 3 đều gần các hệ sinh thái nhạy cảm như vùng nuôi trồng thủy hải sản, bãi triều và rừng ngập mặn nơi sinh sống và phát triển của nhiều loại hải sản có giá trị cao nên mức độ tác động là lớn.

- Hoạt động kinh tế xã hội: có thể bị ảnh hưởng lớn do các sự cố có thể làm đình trệ hoạt động hàng hải trên tuyến luồng và hoạt động giải phóng hàng hóa tại cảng biển. Khu cảng trên sông Cấm có mật độ tàu ra vào cảng biển rất cao (trên 30 lượt tàu/ngày) với trên 30 bến cảng do vậy khi xảy ra sự cố mức độ ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế hàng hải là rất lớn. Khu vực vịnh Cửa Lục cũng có nhiều hoạt động kinh tế xã hội như hàng hải, đánh bắt và nuôi trồng hải sản…nên mức độ tác động nếu xảy ra sự cố là rất lớn.

Bảng 3.16.

Phân tích nguyên nhân các tiêu chí nguy cơ gây suy thoái có điểm đánh giá cao tại các bến cảng thuộc nhóm cảng biển phía Bắc


STT

Chỉ tiêu

Điểm

đánh giá (số bến)

Nguyên nhân

1

Chỉ tiêu 08:

Loại và quy

4

(25/30)

Tất cả các bến xăng dầu đều có quy mô lớn sức chứa

của hệ thống bồn trên 10.000 tấn, lượng hàng hóa xuất

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 202 trang tài liệu này.

Nguy cơ gây suy thoái môi trường từ quá trình lưu kho và bốc xếp hàng hóa chất độc tại nhóm cảng biển phía Bắc Việt Nam - 17


STT

Chỉ tiêu

Điểm

đánh giá (số bến)

Nguyên nhân


mô 1 lần bốc xếp hoặc

khối lượng lưu giữ lớn nhất tại một

thời điểm


nhập qua bến đều trên 1.000 tấn, quy mô tràn dầu đều ở mức lớn (> 500 tấn)

Các cảng tổng hợp và container không thống kê được cụ thể loại và lượng hàng hóa chất thông qua cảng do vậy không chủ động được kế hoạch phòng ngừa và

ứng phó sự cố tương ứng

2

Chỉ tiêu 01: Đảm bảo ATHH

3

30/30

Năm 2020 lần đầu tiên đánh giá chất lượng dịch vụ đảm bảo an toàn Hàng hải, nhóm cảng biển phía bắc đều được đánh giá “Đạt” tuy nhiên có một số lỗi cần

khắc phục.

3

Chỉ tiêu 10: Quy trình quản lý hàng hóa

4 (5/30)

3 (5/30)

Một số cảng không xây dựng quy trình quản lý hàng nguy hiểm, độc hại riêng mà vẫn sử dụng quy trình quản lý chung với các loại hàng hóa khác.

Đa số các cảng mới chỉ có hướng dẫn an toàn trong

quá trình xếp dỡ hàng nguy hiểm.

3

Chỉ tiêu 05 : Công nghệ, Thiết bị xếp dỡ

4 (2/30) 3 (5/30)

- Bến A27 bốc xếp hàng rời bằng gầu ngoạm làm rơi vãi hàng hóa khá nhiều

- Bến A 29 bốc xếp hàng lỏng bằng hệ thống đường ống cũ, ngầm, đi qua nhiều chướng ngại vật và đã từng xảy ra sự cố vỡ, chưa được khắc phục triệt để.

- Một số bến sử dụng cẩu trục kiểu xoay bốc xếp hàng hóa container có độ an toàn không cao do dễ bị

va chạm trong quá trình bốc xếp.

4

Chỉ tiêu 03 : Hệ thống bến bãi, kho chứa

4 (1/30) 3 (2/30)

Bến A27 bốc xếp hàng HNS dạng rời, có vị trí giữa Trung tâm thành phố, không đảm bảo an toàn về khoảng cách cần phải di dời hoặc chuyển đổi công năng

Bến A01, A05 bốc xếp hàng lỏng không đảm bảo yêu cầu an toàn về khoảng cách tới khu dân cư cần phải bổ

sung các biện pháp an toàn.

5

Chỉ tiêu 11:

Kế hoạch,

biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm và ứng

phó sự cố

3 (15/30)

Các bến tổng hợp, bến container, bến khí hóa lỏng đều chưa có kế hoạch, biện pháp ứng phó sự cố hóa chất theo quy định

6

Chỉ tiêu 14:

Áp dụng

3

(3/30)

Một số cảng bốc xếp hàng tổng hợp, hàng rời không

có hệ thống phần mền quản lý đồng bộ trong toàn bộ


STT

Chỉ tiêu

Điểm

đánh giá (số bến)

Nguyên nhân


công nghệ

trong quản lý


hoạt động của cảng mà chỉ có phần mền theo dõi hàng

hóa.

7

Chỉ tiêu 12: Tổ chức đào tạo tập huấn cho người công nhân về bốc xếp an toàn HNS và

ƯPSC: (I12)

2 (20/30)

Đa số các cảng đều đã đào tạo tập huấn cho người công nhân về bốc xếp an toàn HNS và ƯPSC tuy nhiên chưa đây đủ nội dung về an toàn hóa chất và ứng phó sự cố hóa chất.

8

Chỉ tiêu 13: Xây dựng đội ứng phó sự cố tại chỗ và diễn tập

ứng phó

2 (17/30)

Các bến đều có đội ứng phó sự cố tại chỗ, tuy nhiên chưa diễn tập thường xuyên, đặc biệt là sự cố liên quan đến hóa chất

3.3.2.4 Phân tích chi tiết nguy cơ gây suy thoái môi trường từ quá trình lưu kho và bốc xếp hàng hóa chất độc hại tại Bến cảng Hoàng Diệu – Hải Phòng

Căn cứ kết quả đánh giá nguy cơ gây suy thoái môi trường tại Cảng Hoàng Diệu (Bến A27) được xác định ở mức cao và kết quả thu thập thông tin của Bến cảng Hoàng Diệu các nguy cơ gây suy thoái môi trường được phân tích chi tiết cho từng tiêu chí được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 3.17.

Đánh giá chi tiết các tiêu chí nguy gây suy thoái môi trường tại Cảng Hoàng

Diệu


STT

Tiêu chí/chỉ tiêu

Phân tích nguy cơ

Điển/mức đánh giá

1

Tiêu chí số 1: Cơ sở hạ tầng của cảng (C1)

1.1.

Chỉ tiêu 1: Đảm bảo an toàn hàng hải (I1)

Năm 2020 lần đầu tiên đánh giá chất lượng dịch vụ đảm bảo an toàn Hàng hải theo Thông tư 42/2019/TT-BGTVT ngày 30/10/2019, với 4 tiêu chí:

1/ Dịch vụ quản lý vận hành, bảo trì hệ thống đèn

3


STT

Tiêu chí/chỉ tiêu

Phân tích nguy cơ

Điển/mức đánh giá



biển, đăng tiêu độc lập

2/ Dịch vụ quản lý vận hành, bảo trì hệ thống luồng hàng hải công cộng

3/ Dịch vụ khảo sát phục vụ công bố thông báo hàng hải đối với luồng hàng hải công cộng

4/ Dịch vụ đột xuất bảo đảm an toàn hàng hải

khu vực cảng Hải Phòng được đánh giá “Đạt” tuy nhiên có trên 2 lỗi cần khắc phục trong lần đầu đánh giá.


1.2.

Chỉ tiêu 2: Hệ thống hạ tầng bến cảng (I2)

Kết quả kiểm định kết cấu hạ tầng cảng biển lần gần nhất theo Thông tư số 59/2014/TT-BGTVT ngày 27 tháng 10 năm 2014 của bến Cảng đáp ứng yêu cầu về công năng khai thác nhưng cần cải tạo một số hạng mục nhỏ để đáp ứng yêu cầu mới.

2

1.3.

Chỉ tiêu 3: Hệ thống bến bãi, kho chứa (I3)

Bến Cảng Hoàng Diệu không có kho chứa hàng HNS đáp ứng yêu cầu. Bãi chứa hàng HNS không được che chắn, bao quây đảm bảo an toàn.

4

1.4.

Chỉ tiêu 4: Hệ thống hạ tầng BVMT và phòng ngừa và

ƯPSC (I4)

Bến cảng Hoàng Diệu thiếu các trang thiết bị ƯPSC hóa chất theo quy định.

3

2

Tiêu chí số 2: Công nghệ, phương tiện thiết bị lưu giữ, bốc xếp : C2

2.1.

Chỉ tiêu 5 : Công nghệ thiết bị xếp

dỡ : (I5)

Bến cảng bốc dỡ hàng HNS dạng rời bằng gầu ngoạm không chuyên dụng dẫn đến hàng HNS bị rơi vãi nhiều trong quá trình bốc dỡ.

3

2.2.

Chỉ tiêu 6 : Công nghệ,

Công nghệ lưu giữ không phù hợp với hàng HNS

4


STT

Tiêu chí/chỉ tiêu

Phân tích nguy cơ

Điển/mức đánh giá


thiết bị, khu vực lưu giữ

(I6)

Hàng HNS lưu giữ trực tiếp trên mặt bãi, không được che chắn, bao quây an toàn để tránh tiếp xúc với nước bề mặt và các tác động bất lợi của thời tiết.


3

Tiêu chí số 3: Quy mô, loại hình bốc xếp, lưu giữ : C3

3.1.

Chỉ tiêu 7: Loại hình bốc xếp tại cảng:

(I7)

Bến cảng Hoàng Diệu bốc xếp hàng HNS là lưu huỳnh dạng rời

2

3.2.

Chỉ tiêu 8: Khối lượng, loại hàng hóa chất lưu kho, bốc xếp lớn nhất tại một

thời điểm (I8)

Bến cảng bốc xếp hàng HNS là lưu huỳnh với khối lượng từ 30.000 tấn - 40.000 tấn/1 lần bốc xếp. Theo Nghị định 113/2017/NĐ-CP thì bến cảng phải xây dựng Kế hoạch ứng phó sự cố hóa chất.

3

3.3.

Chỉ tiêu 9: Hoạt động xử lý hàng tại bến

cảng (I9)

Bến cảng chỉ lưu giữ hàng HNS tại bến và xuất nguyên khối lượng hàng, không có hoạt động đóng bao hay xuất lẻ

2

4

Tiêu chí số 4 : Hoạt động quản lý : C4

4.1.

Chỉ tiêu 10: Quy trình quản lý hàng

hóa (I10)

Bến cảng không xây dựng quy trình quản lý hàng HNS và có hướng dẫn an toàn cho hoạt động lưu kho và bốc xếp hàng nguy hiểm nói chung.

3

4.2.

Chỉ tiêu 11: Kế hoạch,

biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm và ứng phó sự cố:

(I11)

Bến cảng chỉ có kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu và biện pháp PCCC được cơ quan thẩm quyền phê duyệt, chưa có kế hoạch ứng phó sự cố hóa chất theo quy định

3

4.3.

Chỉ tiêu 12:

Cảng Hoàng Diệu đã cử công nhân bốc xếp, quản

2


STT

Tiêu chí/chỉ tiêu

Phân tích nguy cơ

Điển/mức đánh giá


Tổ chức đào tạo tập huấn cho người công nhân về bốc xếp an toàn HNS và

ƯPSC: (I12)

lý hàng nguy hiểm tham gia đào tạo về hàng nguy hiểm tuy nhiên không được cập nhật thường xuyên sau khi được đào tạo lần đầu


4.4.

Chỉ tiêu 13: Xây dựng đội ứng phó sự cố tại chỗ và diễn tập ứng phó: (I13)

Cảng có thành lập đội ƯPSC tại cơ sở và đã tổ chức diễn tập các tình huống sự cố có thể xảy ra, tuy nhiên cảng chưa xây dựng kế hoạch diễn tập cụ thể mà thực hiện khi có yêu cầu của cơ quan chức năng.

2

4.5.

Chỉ tiêu 14: Áp dụng công nghệ trong

quản lý: (I14)

Cảng chỉ sử dụng phần mền quản lý hàng hóa xuất nhập qua cảng.

3

5

Tiêu chí số 5 : Phạm vi ảnh hưởng (C5)

5.1.

Chỉ tiêu 15 : Phạm vi ảnh hưởng (I15)

Bến Hoàng Diệu thuộc 1 ô đánh giá nằm trên sông Cấm do vậy mức độ ảnh hưởng chỉ trong phạm vi của ô và một khu vực lân cận về phía thượng nguồn hay hạ nguồn tùy theo thủy triều.

2

6

Tiêu chí số 6 : Tiêu chí về mức độ nhạy cảm môi trường; khả năng gây thiệt hại đến sức khỏe con người, các hệ sinh thái, các hoạt động kinh tế xã hội (C6)

6.1

Chỉ tiêu 16: mức độ nhạy cảm môi trường (I16)

Bến cảng Hoàng Diệu nằm tại vị trí hạ nguồn sông Cấm, đoạn sông Cấm này có độ rộng trung bình 400m, độ sâu trung bình 7m, tốc độ dòng chảy 0,7m/s như vậy mức độ nhạy cảm môi được xếp loại “Khả năng phát tán, trao đổi vật chất gây ô nhiễm cao”.

4

6.2.

Chỉ tiêu 17:

Theo thông tư 26/2016/TT-BTNMT thì khu vực

4


STT

Tiêu chí/chỉ tiêu

Phân tích nguy cơ

Điển/mức đánh giá


Khả năng gây thiệt hại đến sức khỏe con người (I17)

hoạt động hàng hải xếp vào mức gây thiệt hại cao nhất. Mặt khác Bến cảng Hoàng Diệu nằm tại khu vực trung tâm thành phố Hải Phòng nên nguy cơ ảnh hưởng đến


6.2.

Chỉ tiêu 18: khả năng gây thiệt hại đến các hệ sinh thái (I18)

Bến cảng Hoàng Diệu thuộc ô đánh giá không có các hệ sinh thái nhạy cảm.

1

6.3

Chỉ tiêu 19. khả năng gây thiệt hại đến các hoạt động kinh tế xã hội (I19)

Cảng Hải Phòng là cảng biển loại 1A do vậy có hoạt động kinh tế xã hội rất sôi động như giao thông thủy, bộ, công nghiệp.

4

Kết quả phân tích đánh giá các tiêu chí nguy cơ gây suy thoái môi trường tại bến cảng Hoàng Diệu cho thấy nguyên nhân bến cảng Hoàng Diệu có mức nguy cơ gây suy thoái môi trường là “Nguy cơ gây suy thoái cao” là do các nguyên nhân sau:

- Bến cảng không có kho chứa hàng HNS đáp ứng yêu cầu. Bãi chứa hàng HNS không được che chắn, bao quây đảm bảo an toàn, không có các trang thiết bị ứng phó sự cố hóa chất phù hợp.

- Công nghệ lưu kho và bốc xếp không phù hợp với loại hàng hóa, gây nguy cơ thất thoát trong quá trình bốc xếp cũng như khi gặp điều kiện bất lợi về thời tiết trong quá trình lưu giữ.

- Khối lượng hàng HNS bốc xếp, lưu giữ tại một thơi điểm lớn nhưng không có quy trình quản lý hàng hóa và kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố hóa chất.

- Vị trí bến cảng Hoàng Diệu nằm sau trong sông Cấm, tại khu vực Trung tâm của thành phố Hải Phòng, nơi có hoạt động kinh tế xã hội và giao thông rất đông đúc.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/10/2022