Kế Hoạch Phòng Ngừa Và Ứng Phó Sự Cố Hóa Chất Tại Cảng Biển


Bảng 3.21. Căn cứ xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố của cảng



STT


Hàng hóa thông qua cảng


Kế hoạch

ƯPSC tràn dầu

Kế hoạch/ phương án phòng ngừa

và ứng phó hóa chất


Phương án chữa cháy


Cơ sở pháp lý

1

Xăng dầu

Xây dựng cho phương tiện cập cảng, hàng hóa

thông qua và lưu giữ tại cảng

không

Phương án chữa cháy tại cơ sở

- Quyết định 02/2013/QĐ –

TTg ngày 14/1/2013

- Nghị định số 113/2017/NĐ-

CP ngày 9/10/2017

- Nghị định số 79/2014/NĐ-

CP ngày 31/7/2014

2

Khí LPG hóa lỏng

Chỉ xây dựng cho phương tiện cập cảng

Xây dựng cho hàng hóa qua cảng và lưu

giữ

Phương án chữa cháy tại cơ sở

3

Hóa chất chở xô (khí, lỏng, rắn)

Chỉ xây dựng cho phương tiện cập cảng

Xây dựng cho hàng hóa qua cảng và lưu

giữ

Phương án chữa cháy tại cơ sở

4

Hàng hóa chất bao gói (container)

Chỉ xây dựng cho phương tiện cập cảng

Xây dựng cho hàng hóa qua cảng và lưu

giữ

Phương án chữa cháy tại cơ sở

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 202 trang tài liệu này.

Nguy cơ gây suy thoái môi trường từ quá trình lưu kho và bốc xếp hàng hóa chất độc tại nhóm cảng biển phía Bắc Việt Nam - 19

Theo kết quả điều tra, khảo sát tại mục 3.1, tất cả các cảng được khảo sát đều đã xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu và phương án chữa cháy của cơ sở được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và đa số chưa xây dựng kế hoạch/phương án phòng ngừa và ứng phó sự cố hóa chất (trừ các cảng xuất nhập hóa chất chuyên dụng). Do vậy, trong nghiên cứu này sẽ chỉ đề xuất hướng dẫn xây dựng Kế hoạch/phương án phòng ngừa và ứng phó sự cố hóa chất căn cứ vào Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 9/10/2017 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật hóa chất và Thông tư 32/2017/TT-BCT ngày 28/12/2017 quy định cụ thể và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật hóa chất và Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật hóa chất.

3.4.3.2. Kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố hóa chất tại cảng biển

Nội dung chính của kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố hóa chất tại cảng biển bao gồm các nội dung sau:

a) Thông tin liên quan đến hoạt động bốc xếp và lưu kho hàng hóa chất tại cảng


Cần liệt kê và mô tả chi tiết các thông tin về quy mô của cảng (công suất, diện tích, địa điểm, các hạng mục công trình chính); quy trình công nghệ có liên quan đến hàng hóa chất; danh mục các nhóm hàng hóa chất theo IMO và dự kiến khối lượng thông qua cảng (mô tả cụ thể từng nhóm hóa chất nếu có đủ thông tin); Mô tả hình thức bảo quản hàng hóa và các tiêu chuẩn về hình thức bảo quản hành hóa thông qua cảng (bao gói, bồn chứa, container..); các phương tiện, hệ thống vận chuyển nội bộ hàng hóa; Mô tả điều kiện địa hình, khí hậu, hệ thống giao thông, hệ thống thoát nước khu vực xung quanh bến cảng; lập bản danh sách các công trình công nghiệp, quân sự, khu dân cư, hành chính, thương mại, các công trình tôn giáo, các khu vực nhạy cảm về môi trường trong phạm vi 1000 m bao quanh bến cảng.

b) Dự báo nguy cơ, tình huống xảy ra sự cố

- Dự báo các điểm nguy cơ: Mô tả các điểm nguy cơ trong hoạt động bốc xếp, lưu kho hàng hóa chất tại cảng bao gồm: Vị trí cầu cảng, vị trí bãi chứa hàng, vị trí kho CSF, vị trí trên đường ống dẫn...và số lượng người lao động tại các vị trí đó.

- Dự báo các tình huống sự cố điển hình tại các điểm nguy cơ: Căn cứ vào hoạt động bốc xếp và lưu kho hàng hóa chất để dự báo cáo tình huống điển hình có thể xảy ra với mức quy mô lớn nhất về khối lượng hàng hóa, phạm vi tác động, mức độ thiệt hại trong điều kiện sự cố không được kiểm soát.

c) Các giải pháp phòng ngừa

Kế hoạch kiểm soát rủi ro tại các vị trí có nguy cơ xảy ra sự cố là kế hoạch nội bộ của cơ sở nhằm kiểm tra định kỳ và đảm bảo an toàn đối với các công trình, thiết bị tại các vị trí có nguy cơ xảy ra sự cố, bao gồm các nội dung sau:

- Các biện pháp quản lý: bao gồm các biện pháp như ban hành quy định phân công trách nhiệm, quy trình hoạt động liên quan đến hàng nguy hiểm, biển báo, giám sát…

- Các biện pháp kỹ thuật: Kế hoạch kiểm định, bảo trì, bảo dưỡng thiết bị công nghệ, thiết kế máy móc, thiết bị, xây dựng kho, bồn chứa hàng nguy hiểm

- Kế hoạch kiểm tra, giám sát các nguồn nguy cơ xảy ra sự cố; Kế hoạch kiểm tra thường xuyên, đột xuất; trách nhiệm của người kiểm tra, nội dung kiểm tra, giám sát.

d) Kế hoạch ứng phó sự cố hóa chất


- Phương án thông báo về tình hình vị trí và phạm vi sự cố tới người lãnh đạo có trách nhiệm;

- Kế hoạch ứng phó đối với các tình huống đã dự báo.

- Kế hoạch phối hợp các lực lượng bên trong và bên ngoài tham gia ứng phó sự cố hóa chất.

- Kế hoạch sơ tán người và tài sản

e) Chuẩn bị năng lực ứng phó sự cố hóa chất

- Năng lực quản lý: Các bộ phận chức năng và cá nhân phụ trách công tác phòng ngừa và ứng phó sự cố tại cảng.

- Nhân lực tại cảng: Đối tượng tham gia ứng phó sự cố và chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận trong công tác ứng phó.

- Năng lực về cơ sở vật chất, trang thiết bị: Bao gồm hệ thống thông tin liên lạc; hệ thống cảnh báo sự cố; thiết bị chuyên dụng ứng phó, khắc phục sự cố; các trang thiết bị bảo hộ lao động cho người ứng phó; các thiết bị y tế phục vụ sơ cứu tại chỗ và cấp cứu cơ động; các thiết bị hỗ trợ khác…

f) Phương án khắc phục hậu quản sự cố hóa chất

- Giải pháp kỹ thuật khắc phục hậu quả sự cố hóa chất.

- Phương án bồi thường thiệt hại do sự cố hóa chất gây ra.

g) Kế hoạch đào tạo và tập huấn về các nội dung phòng ngừa, ứng phó sự cố

- Kế hoạch và nội dung đào tạo về an toàn đối với hàng nguy hiểm

- Kế hoạch và nội dung đào tạo và diễn tập ứng phó sự cố

h) Báo cáo kết quả ứng phó sự cố

Báo cáo kết quả ứng phó sự cố và điều tra sự cố cần xác định nguyên nhân sự cố, từ đó bổ sung, sửa chữa các thiếu sót trong thiết bị, công nghệ hoặc các thao tác vận hành.


3.4.3.3. Quy trình và tổ chức lực lượng ứng phó sự cố hóa chất tại cảng biển


Bất kỳ ai

Phát hiện và thông báo sự cố

rò rỉ hóa chất






Xác minh thông tin


Phụ trách sản xuất

Dừng hoạt động xếp dỡ






Báo cáo sự cố


Đội ứng cứu

tại chỗ của đơn vị


Đánh giá sự cố









Sự cố nằm trong khả

năng ứng phó của bến cảng


Sự cố vượt khả năng ứng phó của bến cảng










Đội ứng cứu tại chỗ của đơn vị



Chỉ đạo, Hướng dẫn xử lý sự cố tại chỗ


Báo động, yêu cầu di tản, thông báo đến đơn vị PCCC&CNCH và các đơn vị liên quan



Đội ứng cứu tại chỗ của đơn vị








Đội ứng cứu tại chỗ của đơn vị


Triển khai xử lý sự cố tại chỗ


Hướng dẫn thoát hiểm và sơ cứu y tế


Đội ứng cứu tại chỗ của đơn vị









Đội ứng cứu tại chỗ của đơn vị



Kết thúc và báo cáo sự cố


Phối hợp với đơn vị PCCC và đơn vị liên quan triển khai ứng cứu


Đội ứng cứu tại chỗ của đơn vị và các đơn vị ứng

cứu bên ngoài








Sự cố cấp sơ sở


Thu gom chất đổ tràn, làm sạch môi trường


Lãnh đạo đơn vị và các cơ quan chức năng








Điều tra nguyên nhân và khắc phục hậu quả

sự cố



Báo cáo sự cố


Sự cố cấp địa phương và Quốc gia


Hình 3.14. Quy trình ứng phó sự cố hóa chất tại cảng biển

Bảng 3.22. Nội dung, trách nhiệm ứng phó sự cố hóa chất tại cảng


Nội dung

Trách nhiệm thực hiện

Công việc thực hiện

Phát hiện, xác minh

và thông

Bất kì cá nhân nào phát hiện sự cố phải báo ngay cho người phụ trách tại

Người phụ trách hiện trường ra lệnh dừng ngay các công việc có liên quan và xung quanh khu vực sự cố, thông báo sự cố đến lãnh

đạo cảng và bộ phận thường trực ứng phó sự


Nội dung

Trách nhiệm thực hiện

Công việc thực hiện

tin sự cố

hiện trường

cố của cảng.

Xử lý ban đầu sự cố

Người phụ trách hiện trường, công nhân tham gia xếp dỡ và các bộ phận liên quan có mặt tại hiện trường

Di chuyển kiện hàng, phương tiện bị sự cố ra khu vực trống hoặc di chuyển các hàng hóa khác ra khỏi khu vực sự cố để tránh quá trình cháy nổ lan rộng, Di chuyển những người không liên quan ra khỏi khu vực sự cố.

Đánh giá nhanh sự cố và thông báo sự cố

Đội trưởng đội ƯPSC của bến cảng

Đánh giá nhanh quy mô của sự cố để xác định tình huống xảy ra sự cố, phân cấp sự cố, nếu quy mô sự cố vượt khả năng ứng phó của Cảng phải báo ngay đơn vị ƯPSC chuyên nghiệp của địa phương và BCH PCTT& TKCN địa phương cấp tỉnh.

Ứng phó sự cố

Cơ quan chỉ huy ứng phó theo phân cấp, các đơn vị ứng phó chuyên nghiệp, đơn vị ứng phó tại bến càng

Tùy theo tình huống xảy ra sự cố và cấp sự cố đã xác định ở bước 3 các đơn vị phụ trách ứng phó sẽ triển khai các biện pháp nghiệp vụ để ứng phó sự cố một cách nhanh chóng và hiệu quả theo tứng tình huống đã lên kịch bản sẵn.

Làm sạch và phục hồi môi trường

Đơn vị ứng phó theo phân cấp, đơn vị khai thác cảng và các đơn vị chức năng có liên quan

Triển khai các biện pháp đánh giá và khắc phục thiết hại do sự cố gây ra như thiệt hại về con người, hàng hóa và môi trường sinh thái.

Điều tra sự cố khắc phục hậu

quả

Đơn vị khai thác cảng và các đơn vị có chức năng liên quan

Điều tra nguyên nhân gây ra sự cố và đánh giá tính hiệu quả của quá trình ứng phó sự cố.

Tổng kết, báo cáo sự cố

Đơn vị khai thác cảng và các đơn vị có chức năng liên quan

Tổng kết, đánh giá những ưu điểm và hạn chế cần khắc phục của công tác phòng ngừa và ứng phó sự cố.


Cấp Quốc gia


UBQG PCTT&TKCN

Văn phòng thường trực

Cấp địa phương

Văn phòng thường trực

Cấp cơ sở


BCH

ƯPSC của Bến cảng

Chỉ huy hiện trường/trưởng ca SX

Chỉ đạo, báo cáo

Đội ứng phó của bến

Phối hợp

BCH

PCTT&TKCN tỉnh/TP

Lực lượng huy động

AT&MT

Kỹ thuật

Các phòng có liên quan

Lực lượng trợ giúp Cảng vụ Hàng hải Cảnh sát PCCC TKCN Trung tâm ƯPSCTD 2


Lực lượng trợ giúp Cảng vụ Hàng hải

Cảnh sát PCCC&TKCN


Trung tâm ƯPSCTD Đơn vị dịch vụ ƯPSC

Đơn vị thu gom chất thải


Đơn vị y tế/cấp cứu Công an khu vực

Lực lượng hỗ trợ Các bến xung quanh

Các phương tiện tại chỗ

Hình 3 15 Sơ đồ tổ chức ứng phó sự cố hóa chất tại bến cảng Bảng 3 23 3

Hình 3 15 Sơ đồ tổ chức ứng phó sự cố hóa chất tại bến cảng Bảng 3 23 4

Hình 3.15. Sơ đồ tổ chức ứng phó sự cố hóa chất tại bến cảng

Bảng 3.23. Phân công trách nhiệm hành động ứng phó sự cố tại cảng


Số TT

Bộ phận

Trách nhiệm

I

Cấp chỉ đạo


1

Ban chỉ huy ƯPSC

(Đơn vị quản lý và khai thác bến cảng)

Chỉ huy hoạt động ứng cứu sự cố cấp cơ sở, thông báo sự cố đến các đơn vị liên quan khi cần thiết

3

Trưởng Ban chỉ huy (Giám đốc đơn vị)

Chỉ huy chung cao nhất ứng phó sự cố cấp cơ sở

4

Phó Ban chỉ huy (Phó GĐ đơn vị)

Hỗ trợ trưởng ban chi huy, trực tiếp chỉ đạo bộ phận được phân công, Thay thế Trưởng Ban khi có yêu cầu

5

Phó ban chỉ huy (Trưởng phòng ATMT)

Tham mưu cho BCH trong quá trình chỉ huy ứng phó. Thay thế Trưởng Ban khi có yêu cầu

6

Các bộ phận hỗ trợ (các phòng ban có liên quan trong đơn vị)

Thực hiện trách nhiệm theo phân công nhiệm vụ


Số TT

Bộ phận

Trách nhiệm

II

Cấp ứng phó trực tiếp


1

Chỉ huy hiện trường (Trưởng ca/bộ

phận sản suất)

Chỉ huy trực tiếp ứng cứu tại hiện trường

2

Phó chỉ huy hiện trường (phó ca/bộ

phận sản suất)

Hỗ trợ chỉ huy trưởng, thay thế Chi huy

trưởng hiện trường khi có yêu cầu

3

Thành viên ứng cứu hiện trường

(vận hành viên tại hiện trường)

Trực tiếp tham gia ứng cứu theo sự chỉ

huy của Chỉ huy hiện trường

4

Đội ứng phó cơ sở (những thành viên có trong QĐ thành lập đội ứng

cứu sự cố của Đơn vị)

Trực tiếp tham gia ứng cứu theo sự chỉ huy của Chỉ huy hiện trường

5

Bảo vệ vòng ngoài (đội bảo vệ)

Sơ tàn người, bảo đảm an ninh trật tự

Tiểu kết chương 3:

Hoạt động bốc xếp và lưu giữ hàng hóa chất độc hại tại nhóm cảng biển phía Bắc Việt Nam có nguy cơ gây suy thoái môi trường và trên thực tế đã xảy ra một số sự cố đe dọa đến sức khỏe con người, môi trường và kinh tế xã hội. Lượng hàng nguy hiểm thông qua nhóm cảng biển phía Bắc Việt Nam có xu hướng gia tăng theo từng năm. Môi trường nước khu vực cảng biển tại khu vực Hải Phòng, Quảng Ninh đã có dấu hiệu suy thoái, khu vực cửa sông Bạc Đằng có tải lượng các chất ô nhiễm vượt quá khả năng chịu tải của môi trường rất cao dẫn đến nguy cơ ô nhiễm bởi các chất dinh dưỡng là rất lớn. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu đánh giá cụ thể tải lượng các chất ô nhiễm của hoạt động cảng biển nói chung và hoạt động lưu kho và bốc xếp hàng HNS tại cảng biển nói riêng.

Công tác bảo vệ môi trường, phòng ngừa và ứng phó sự cố đối với hàng nguy hiểm nói chung và hàng hóa chất độc hại nói riêng tại nhóm cảng biển phía Bắc có những thuận lợi, cũng như nhiều cơ hội để cải thiện và nâng cao. Tuy nhiên, nhiều hạn chế cần khắc phục đồng thời những thách thức cũng xuất hiện cần phải vượt qua,

Để đánh giá nguy cơ gây suy thoái môi trường từ quá trình bốc xếp và lưu kho hàng hóa chất độc hại tại cảng biển các tiêu chí đánh giá được xây dựng và áp dụng tại nhóm cảng biển phía Bắc từ đó các giải pháp được đề xuất góp phần giúp các bến cảng chủ động trong công tác phòng ngừa và ứng phó sự cố trong quá trình lưu kho và bốc xếp hàng nguy hiểm tại cảng.



1. Kết luận

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ


Nhóm cảng biển phía Bắc Việt Nam là một trong 2 nhóm cảng biển lớn nhất cả nước về số lượng cầu cảng và lượng hàng hóa thông qua cảng, trong đó tập trung chủ yếu tại cảng biển Quảng Ninh và Hải Phòng. Khu vực ven biển từ Quảng Ninh đến Nam Định có giá trị sinh thái cao và cảnh quan môi trường biển luôn chịu tác động tiêu cực từ hoạt các hoạt động hàng hải trong khu vực. Hoạt động lưu kho và bốc xếp hàng hóa chất độc hại chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ trong hoạt động xếp dỡ hàng hóa tại cảng biển nhưng các mối nguy hiểm trong hoạt động này là rất lớn. Các mối nguy hiểm này tạo ra những nguy cơ gây thiệt hại lớn về con người, môi trường và kinh tế xã hội. Các nguy cơ gây suy thoái môi trường từ hoạt động lưu kho và bốc xếp hàng hóa chất độc hại tại cảng biển bao gồm cháy nổ, tràn dầu, phát tán hóa chất độc hại và sự kết hợp của các nguy cơ với nhau. Trên thực tế trong những năm gần đây đã xảy ra một số vụ tai nạn hàng hải dẫn đến sự cố cháy nổ, tràn dầu và phát tán hóa chất gây đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe con người, môi trường và kinh tế xã hội trong khu vực. Các hoạt động quản lý của cơ quan chức năng và kiểm soát hàng hóa của các cảng biển cũng đã được triển khai thực hiện, tuy nhiên bên cạnh những hiệu quả đạt được thì những hạn chế và thách thức đối với công tác quản lý và kiểm soát hoạt động lưu kho và bốc xếp hàng HNS tại cảng biển cần được nhận diện và giảm thiểu.

Để đánh giá nguy cơ gây suy thoái môi trường từ quá trình lưu kho và bốc xếp hàng HNS tại nhóm cảng biển phía Bắc, bộ tiêu chí đánh giá nguy cơ gây suy thoái môi trường của các hoạt động này được đề xuất trên cơ sở xác định các nguồn/hoạt động phát sinh các mối nguy và đối tượng có thể bị tác động bởi các mối nguy đó. Sử dụng các phương pháp đánh giá rủi ro, đánh giá nguy cơ để phân cấp mức nguy cơ gây suy thoái môi trường. Bộ tiêu chí đánh giá nguy cơ suy thoái môi trường từ quá trình lưu kho và bốc xếp hàng hóa chất độc hại tại cảng biển được xây dựng bao gồm 4 tiêu chí nguy cơ gây suy thoái được chia thành 14 chỉ tiêu cụ thể và 2 tiêu chí mức độ gây suy thoái môi trường với 5 chỉ tiêu. Mỗi tiêu chí nguy cơ gây suy thoái được xác định trọng số và các chỉ tiêu đánh giá theo thang điểm rủi ro. Kết quả áp dụng thử nghiệm tại 30 bến cảng biển có hoạt động lưu kho và bốc xếp hàng HNS tại nhóm cảng biển phía Bắc cho thấy có 6 bến cảng có nguy cơ gây suy thoái môi trường cao, 24 bến cảng có nguy cơ gây suy thoái

Xem tất cả 202 trang.

Ngày đăng: 17/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí