Các Nguồn Phát Sinh Nguy Cơ Gây Suy Thoái Môi Trường Từ Quá Trình Lưu Kho Và Bốc Xếp Hàng Hóa Chất Độc Hại Tại Nhóm Cảng Biển Phía Bắc

94


trường và phòng ngừa sự cố còn thấp, số lượt phương tiện được cơ quan cảng vụ hàng hải kiểm tra và phát hiện khiếm khuyết còn ít so với thực tế, các đơn vị ứng phó sự cố lúng túng trong việc triển khai ứng phó với các sự cố hóa chất.

- Thiếu các quy định, tiêu chuẩn hướng dẫn chuyên ngành an toàn về vận chuyển, bốc xếp và lưu giữ hàng nguy hiểm bằng đường biển: Tại các cảng quốc tế phải áp dụng hướng dẫn của IMDG Code, tuy nhiên do thiếu các quy định kỹ thuật ở cấp quốc gia (QCVN chuyên ngành) về an toàn, vận chuyển, bốc xếp và lưu giữ, thiếu nguồn nhân lực có chuyên môn nên việc áp dụng chưa đầy đủ. Điều này thể hiện thông qua việc tỷ lệ các bến cảng có quy trình chi tiết về an toàn và phòng ngừa sự cố trong hoạt động lưu kho và bốc xếp hàng HNS còn ít và việc cung cấp thông tin chi tiết về hàng HNS giữa các bên trong quá trình vận chuyển (chủ hàng, chủ tàu với bên xếp dỡ và lưu kho) còn chưa đồng bộ và đầy đủ.

- Sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý còn yếu: Việc kiểm soát hàng nguy hiển tại các cảng biển còn chưa hiệu quả một phần là do thiếu sự phối hợp giữa Cảng vụ Hàng hải, cơ quan quản lý môi trường địa phương, cơ quan quản lý an toàn hóa chất. Điều này thể hiện qua việc rất nhiều chủ bến cảng không biết bến cảng của mình thuộc đối tượng phải lập kế hoạch ứng phó sự cố hóa chất và chưa được các cơ quan quản lý nhà nước hướng dẫn, nhắc nhở trong các đợt kiểm tra.

- Nguồn tài chính: Việc đầu tư cơ sở hạ tầng bảo vệ môi trường, phòng ngừa và ứng phó sự cố trong hoạt động hàng hải đòi hỏi nguồn kinh phí rất lớn. Trong khi đó tại các cảng biển Việt Nam nguồn kinh phí cho hoạt động bảo vệ môi trường còn khá hạn chế chưa đáp ứng yêu cầu của công tác bảo vệ môi trường. Tỷ lệ các bến cảng được trang bị đầy đủ các trang thiết bị và hệ thống bảo vệ môi trường, ứng phó sự cố môi trường còn thấp.

c) Cơ hội

- Hợp tác quốc tế: Hoạt động hàng hải là hoạt động mang tính quốc tế do vậy việc tham gia các công ước quốc tế về hàng hải và hợp tác song phương, đa phương trong lĩnh vực này là xu hướng ngày một gia tăng. Việc tham gia các công ước quốc tế và hợp tác quốc tế sẽ là cơ hội cho Việt Nam nâng cao năng lực về quản lý môi trường và ứng phó sự cố môi trường trong hoạt động hàng hải.

- Sự phát triển của công nghệ: Sự phát triển của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ tự động hóa giúp cho quá trình bốc xếp và lưu giữ hàng hóa tại cảng biển được

95


nhanh chóng và an toàn. Việc áp dụng công nghệ hiện đại vào quá trình kiểm soát ô nhiễm và phòng ngừa, ứng phó sự cố cũng giúp cho việc quản lý môi trường biển được hiệu quả.

d) Thách thức

- Sự phát triển của hệ thống cảng biển và gia tăng về khối lượng hàng hóa trên thế giới đòi hỏi hệ thống cảng biển khu vực phía Bắc phải phát triển rất nhanh để đáp ứng sự gia tăng nhu cầu vận chuyển hàng hóa bằng đường biển của Việt Nam và các nước. Việc gia tăng khối lượng hàng hóa qua cảng biển nói chung và hàng hóa chất độc hại nói riêng sẽ làm gia tăng nguy cơ gây suy thoái môi trường từ quá trình bốc xếp và lưu giữ hàng hóa chất độc hại tại các cảng biển.

- Các yêu cầu về bảo vệ môi trường trong hoạt động hàng hải của IMO ngày càng cao dẫn đến kinh phí đầu tư cho hoạt động bảo vệ môi trường, phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường của cảng biển sẽ nhiều hơn.

3.2. Các nguồn phát sinh nguy cơ gây suy thoái môi trường từ quá trình lưu kho và bốc xếp hàng hóa chất độc hại tại nhóm cảng biển phía Bắc

3.2.1. Nguyên nhân phát sinh các nguy cơ gây suy thoái môi trường từ hoạt động lưu kho và bốc xếp hàng hóa chất độc hại từ nhóm cảng biển phía Bắc

Áp dụng phương pháp Danh mục kiểm tra và Phân tích sơ bộ sự cố để xác định các nguyên nhân trực tiếp và nguyên nhân ban đầu, từ đó phân nhóm các nguyên nhân phát sinh các nguy cơ gây sự cố từ quá trình lưu kho và bốc xếp hàng hóa chất độc hại (HNS) từ hoạt động của cảng biển.


Bảng 3.8.

Các nguyên nhân phát sinh nguy cơ gây suy thoái môi trường từ hoạt động lưu kho và bốc xếp hàng HNS tại

cảng biển


Loại hàng hóa HNS

Các nguy cơ trong quá trình bốc xếp, lưu kho tại cảng

Các loại sự cố

Nguy cơ gây suy thoái môi trường

Nguyên nhân ban đầu

- Dầu mỏ và các sản phẩm dầu mỏ

- Các hóa chất thuộc nhóm dễ cháy hoặc có thể tạo ra chất dễ cháy

- Hàng hóa phản ứng với nhau

- Hàng hóa phản ứng với các yếu tố môi trường

- Hàng hóa tiếp xúc với nguồn nhiệt do va chạm hay nguồn nhiệt trực tiếp

- Cháy nổ nhỏ không ứng cứu kịp thời gây bùng phát lớn

- Cháy nổ trong quá trình lưu giữ trên tàu

- Cháy nổ trong quá trình bốc xếp

- Cháy nổ trong quá trình lưu giữ

Chất độc hại là sản phẩm của quá trình cháy hoặc/và hóa chất bị bốc hơi phát tán vào môi trường không khí hoặc/và theo nước chữa cháy vào môi trường nước, ngầm vào đất.

Cháy nổ làm phát tán chất độc hại vào môi trường, gây thiệt hại về tài sản, sức khỏe con người, đình trệ hoạt động kinh tế xã hội

- Điều kiện An toàn hàng hải không đảm bảo

- Không có hoặc quy trình không đảm bảo an toàn trong bảo quản, xếp dỡ hàng hóa

- Các trang thiết bị bốc xếp, lưu giữ không đảm bảo quy chuẩn

- Công nhân vận hành không có kiến thức hoặc không thực hiện đúng quy trình an toàn.

- Điều kiện thời tiết khắc nghiệt (nắng nóng, sét đánh)

- Các điều kiện phòng cháy chữa cháy không đảm bảo yêu cầu

- Năng lực PCCC kém.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 202 trang tài liệu này.

Nguy cơ gây suy thoái môi trường từ quá trình lưu kho và bốc xếp hàng hóa chất độc tại nhóm cảng biển phía Bắc Việt Nam - 14



Loại hàng hóa HNS

Các nguy cơ trong quá trình bốc xếp, lưu kho tại cảng

Các loại sự cố

Nguy cơ gây suy thoái môi trường

Nguyên nhân ban đầu

Dầu mỏ và các sản phẩm của dầu mỏ

- Tàu bị va chạm hay mắc cạn

- Cháy nổ trên tàu gây bục vỡ két chứa

- Các thiết bị bơm chuyển bị hư hỏng (bơm, van, đường ống)

- Thiết bị lưu chứa bị quá tải hay bị sự cố gây rò rỉ

- Hỗn hợp dầu, nước nhiễm dầu không được bơm chuyển lên bờ

- Sự cố rò rỉ nhỏ

- Tràn dầu từ tàu vận chuyển

- Tràn dầu trong quá trình bơm chuyển

- Tràn dầu từ kho lưu giữ

- Bơm xả hỗn hợp dầu, nước nhiễm dầu từ tàu ra môi trường

Chất độc hại phát tán vào môi trường nước hoặc/và ngấm vào đất

Tràn dầu vào môi trường

- Điều kiện an toàn hàng hải không đảm bảo

- Các thiết bị bơm chuyển không đảm bảo tiêu chuẩn, không được kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ

- Thiết bị cảnh bảo quá tải không có hoặc hoạt động không hiệu quả

- Hệ thống lưu chứa không đảm bảo tiêu chuẩn an toàn hoặc không được kiểm tra, đánh giá an toàn kịp thời.

- Hạ tầng cơ sở khu vực lưu chứa không đảm bảo an toàn

- Công nhân vận hành không có kiến thức hoặc không thực hiện đúng quy trình an toàn.

- Không có hệ thống tiếp nhận chất thải từ tàu hoặc hệ thống không đáp ứng yêu cầu

- Các điều kiện phòng ngừa và ứng phó tràn dầu



Loại hàng hóa HNS

Các nguy cơ trong quá trình bốc xếp, lưu kho tại cảng

Các loại sự cố

Nguy cơ gây suy thoái môi trường

Nguyên nhân ban đầu


không được phát hiện, khăc phục kịp thời gây sự cố lớn



không đảm bảo yêu cầu

- Năng lực ứng phó tràn dầu kém.

Các hàng hóa có tính chất ăn mòn, ôxy hóa, và độc hại

- Các nguy cơ tương tự đối với sự cố cháy nổ và tràn dầu

- Rò rỉ hóa chất trong quá trình đóng, mở gói hàng không thực hiện đúng quy tắc an toàn

- Nước thải từ quá trình vệ sinh thiết bị vận chuyển, bao gói không được xử lý

- Sự cố trên tàu vận chuyển

- Sự cố trong quá trình bốc xếp

- Sự cố trong quá trình lưu giữ, đóng, mở gói

Chất độc hại có thể phát tán vào không khí, vào môi trường nước hay môi trường đất.

Phát tán hóa chất độc hại vào môi trường, gây nguy hiểm đến sức khỏe của con người trong khu vực

- Các nguyên nhân tương tự sự cố tràn dầu

- Không có hệ thống xử lý nước thải vệ sinh thiết bị, phương tiện

- Không có thiết bị và kế hoạch ứng phó sự cố hóa chất.

- Công nhân không được đào tạo về hàng nguy hiểm và ứng phó sự cố hóa chất.


3.2.2. Phân nhóm nguồn phát sinh nguy cơ gây suy thoái môi trường từ hoạt động lưu kho và bốc xếp hàng hóa chất độc hại từ nhóm cảng biển phía Bắc

Căn cứ các nguyên nhân phát sinh nguy cơ gây suy thoái môi trường và đặc điểm của các nguyên nhân có thể phân nhóm các nguồn phát sinh các nguy cơ trong hoạt động lưu kho và bốc xếp hàng hóa chất độc hại tại cảng biển như sau:

Bảng 3.9.

Phân nhóm các nguồn phát sinh nguy cơ trong hoạt động lưu kho và bốc xếp hàng HNS tại cảng biển


Nguồn, hoạt động

Các nguy cơ tai nạn

Nguy cơ gây suy thoái môi trường

I. Cơ sở hạ tầng bến cảng



Đảm bảo an toàn Hàng hải

Tàu đâm va/ mắc cạn

Tàu va chạm vào cầu cảng

Tràn dầu, đổ tràn hóa chất, phát tán khí độc,

cháy nổ phát tán khí độc

Hệ thống kho chứa, bến bãi

Sụt lún nền móng, hư hỏng

kết cấu công trình làm hàng hóa bị rò rỉ, hư hại

Tràn dầu, đổ tràn hóa

chất độc, phát tán khí độc hại

Hệ thống hạ tầng BVMT và phòng ngừa và ƯPSC

Chất thải là HNS rò rỉ không được thu gom

Không ngăn chặn kịp thời

các sự cố trong quá trình hoạt động

Chất thải xâm nhập vào môi trường

Gia tăng mức nghiêm trọng của sự cố

II. Công nghệ, phương tiện thiết bị xếp dỡ, lưu giữ



Công nghệ, thiết bị xếp dỡ

Rò rỉ tại van, bơm, vỡ đường ống, đứt cáp cẩu hàng hóa, va chạm trong quá trình bốc

xếp…

Tràn dầu, đổ tràn hóa chất, phát tán khí độc, cháy nổ phát tán khí độc

Công nghệ, thiết bị lưu giữ

Đổ tràn trong quá trình lưu chứa, rò rỉ, đổ vỡ do hư hỏng thiết bị lưu chứa hay thiết bị cảnh báo…

III. Quy mô, loại hình hoạt động cảng



Loại hình bốc xếp tại cảng

Các hình thức xếp dỡ (hàng lỏng chở xô, hàng đóng gói, hàng rời) sẽ quyết định có

thể xảy ra tai nạn nào

Tràn dầu, đổ tràn hóa chất, phát tán khí độc, cháy nổ phát tán khí độc

Loại và quy mô 1 lần bốc xếp

hoặc khối lượng lưu giữ lớn nhất tại một thời điểm

Các loại hàng HNS và khối lượng hàng sẽ quyết định có thể xảy ra tại nạn nào


Nguồn, hoạt động

Các nguy cơ tai nạn

Nguy cơ gây suy thoái môi trường

Hoạt động xử lý hàng hóa tại cảng

Các hoạt động đóng, rút hàng, vệ sinh container sẽ gia tăng khả năng xảy ra tai nạn tại cảng như như hỏng bao bì, thùng chứa, chất thải từ quá trình vệ sinh

Rơi vãi, đổ tràn, cháy nổ, chất thải nguy hại

IV. Hoạt động quản lý



Quản lý lưu kho, bốc xếp

hàng HNS

Có thể gây tai nạn nếu không có quy trình bốc xếp an toàn

Rò rỉ, rơi vãi, đổ tràn, phát tán khí độc, cháy nổ phát tán khí độc, chất gây

ô nhiễm


Hoạt động ngăn ngừa và ứng phó sự cố

Không giảm thiểu được sự

cố phát sinh, không chủ động trong ứng cứu

Gia tăng nguy cơ và thiệt hại về môi trường

Hoạt động của công nhân

Dễ phát sinh tai nạn nếu không được tập huấn kỹ năng an toàn

Không ứng phó kịp thời với sự cố

Rò rỉ, rơi vãi, đổ tràn, phát tán khí độc, cháy nổ phát tán khí độc, chất gây ô nhiễm

Quản lý hàng hóa

Dễ xảy ra sai sót, nhầm lẫn trong quá trình bốc xếp và

lưu kho nếu hệ thống quản lý không đồng bộ

Gia tăng nguy cơ gây sự cố trong hoạt động bốc xếp, lưu giữ

3.3. Xây dựng và áp dụng bộ tiêu chí đánh giá nguy cơ gây suy thoái môi trường từ quá trình lưu kho và bốc xếp hàng HNS tại nhóm cảng biển phía Bắc

3.3.1. Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá nguy cơ gây suy thoái môi trường từ quá trình lưu kho và bốc xếp hàng HNS tại cảng biển

3.3.1.1. Xác định các tiêu chí

1/ Xác định tiêu chí nguy cơ gây suy thoái

Căn cứ vào các nhóm nguồn phát sinh nguy cơ đã xác định được, 4 tiêu chí nguy cơ gây suy thoái được thiết lập bao gồm:

- Tiêu chí số 1: Sự an toàn và sự sẵn sàng đáp ứng của hệ thống cơ sở hạ tầng bến cảng đối với các nguy cơ gây suy thoái từ quá trình lưu kho và bốc xếp hàng HNS tại các cảng biển (gọi tắt là tiêu chí Cơ sở hạ tầng của bến cảng).

Tiêu chí này đánh giá (1) sự an toàn của hệ thống cơ sở hạ tầng của bến cảng phục vụ cho hoạt động bốc xếp và lưu giữ hàng hóa chất độc hại như hệ thống cầu cảng, luồng


và khu nước trước bến cảng, hệ thống kho chứa, bến bãi; (2) sự sẵng sàng đáp ứng của hệ thống bảo vệ môi trường và phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường tại cảng như hệ thống thu gom, tiếp nhận, lưu giữ, xử lý chất thải tại cảng, hệ thống phòng cháy chữa cháy, trang thiết bị ứng phó sự cố tràn dầu, hóa chất.

Tiêu chí Cơ sở hạ tầng của cảng được đánh giá thông qua 4 chỉ tiêu bao gồm:

(1) Đảm bảo an toàn hàng hải: Đánh giá chất lượng hệ thống dịch vụ đảm bảo an toàn hàng hải của từng khu vực cảng biển qua các nội dung quản lý vận hành, bảo trì hệ thống đèn biển, đăng tiêu độc lập; quản lý vận hành, bảo trì hệ thống luồng hàng hải công cộng; khảo sát công bố thông báo hàng hải đối với luồng hàng hải công cộng; dịch vụ đột xuất bảo đảm an toàn hàng hải.

(2) Sự an toàn của hạ tầng bến cảng: Đánh giá chất lượng, khả năng khai thác bình thường của kết cấu hạ tầng bến cảng, bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, phòng ngừa ô nhiễm môi trường trong quá trình khai thác kết cấu hạ tầng bến cảng.

(3) Sự đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn của hệ thống kho chứa, bến bãi: Đánh giá các yêu cầu về thiết kế, kết cấu, quy hoạch phù hợp với yêu cầu lưu giữ từng loại hàng hóa chất độc hại.

(4) Sự đầy đủ của hệ thống bảo vệ môi trường và phòng ngừa, ứng phó sự cố phù hợp với loại hình hoạt động của cảng: Đánh giá chất lượng và khả năng đáp ứng yêu cầu của hệ thống, phương tiện, trang thiết bị phục vụ công tác tiếp nhận, thu gom và xử lý chất thải phát sinh từ hoạt động của cảng và từ tàu; hệ thống, phương tiện, trang thiết bị phục vụ phòng ngừa và ứng phó sự cố xảy ra trong hoạt động của cảng.

- Tiêu chí số 2: Công nghệ bốc xếp, lưu kho và sự an toàn của các phương tiện, trang thiết bị phục vụ công tác lưu kho, bốc xếp và vận chuyển nội bộ hàng HNS tại các cảng biển (Gọi tắt là tiêu chí Công nghệ, phương tiện, thiết bị).

Mỗi phương thức vận chuyển hàng hóa có công nghệ bốc xếp và lưu giữ khác nhau, mỗi công nghệ bốc xếp, lưu giữ sẽ đi cùng các phương tiện, trang thiết bị khác nhau và có độ an toàn khác nhau. Các trang thiết bị phục vụ công tác lưu kho, bốc xếp hàng hóa chất độc hại đều có các yêu cầu về an toàn trong quá trình chế tạo, lắp đặt và vận hành để đảm bảo hạn chế thấp nhất các tại nạn xảy ra trong quá trình vận hành như rơi vỡ, bục kiện hàng làm rò rỉ, phát tán hàng hóa ra ngoài là nguồn phát sinh có nguy cơ

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/10/2022