Các Nguồn Phát Sinh Chất Thải Liên Quan Đến Hoạt Động Lưu Kho Và Bốc Xếp Hàng Hns Tại Nhóm Cảng Biển Phía Bắc


3.1.2.2. Các nguồn phát sinh chất thải liên quan đến hoạt động lưu kho và bốc xếp hàng HNS tại nhóm cảng biển phía Bắc

Bên cạnh các sự cố phát tán hóa chất độc hại vào môi trường hoạt động bốc xếp và lưu kho hàng hóa chất độc hại tại cảng biển cũng phát sinh một lượng chất thải là hàng hóa bị rò rỉ, rơi vãi trong quá trình làm hàng, các bao bì chứa hàng hóa, nước thải từ quá trình vệ sinh phương tiện bốc xếp, vỏ thùng, container chứa hàng hóa chất tại cảng. Những loại chất thải này nếu không được quản lý tốt cũng sẽ là nguồn chất ô nhiễm gây suy thoái môi trường khu vực cảng biển. Theo kết quả khảo sát tại Dự án Đánh giá khả năng đáp ứng các yêu cầu về công tác thu gom, xử lý chất thải tại các cảng biển việt nam khi tham gia các phụ lục 3,4,5,6 của công ước marpol năm 2015” cho thấy trung bình các cảng biển khu vực Hải Phòng – Quảng Ninh phát sinh từ 1,3 tấn/tháng đến 4,5 tấn/tháng

chất thải nguy hại trong đó chủ yếu là dầu thải, chất thải nhiễm dầu, bao bì dính chất thải nguy hại và 15m3/ngày – 30 m3/ngày nước thải công nghiệp với thành phần chủ yếu là dẫu mỡ, chất rắn lơ lửng…

3.1.3. Thực trạng môi trường tại nhóm cảng biển phía bắc

Hiện tại chưa có nghiên cứu nào đánh giá mức độ đóng góp cụ thể của hoạt động cảng biển nói chung và hoạt động lưu kho và bốc xếp hàng hóa chất độc hại tại nhóm cảng biển phía Bắc vào sự suy thoái môi trường khu vực ven biển. Chất lượng môi trường ven biển chịu tác động tổng hợp của nhiều nguồn như từ các cửa sông, công nghiệp, sinh hoạt, nông nghiệp, giao thông… Tuy nhiên, qua kết quả được công bố trong các công trình nghiên cứu về chất lượng môi trường khu vực ven biển phía Bắc và báo cáo hiện trạng môi trường các tỉnh thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Nam Định giai đoan 2016- 2020 có thể đưa ra một số đánh giá về thực trạng môi trường tại khu vực cảng biển thuộc nhóm cảng biển phía Bắc như sau:

* Chất lượng môi trường không khí

Môi trường không khí bên trong bến và tại các tuyến giao thông gần khu vực cảng Cái Lân, cảng Diêm Điền và Cảng Hải Thịnh chưa có dấu hiệu bị ô nhiễm bởi bụi, tiếng ồn và các khí CO, SO2, NO2 [47, 78-80].

Tại khu vực cảng Hải Phòng môi trường không khí tại vị trí bên trong khu vực bến cảng chưa có dấu hiệu ô nhiễm bụi, tiếng ồn và các khí CO, SO2, NO2 [47], các nút giao thông đường bộ gần khu vực cổng các bến cảng tại một số thời điểm bị ô nhiễm bụi


và tiếng ồn. Đặc biệt tại khu vực Ngã 3 Đình Vũ Phường Đông Hải 2, Quận Hải An có chỉ tiêu AQI từ năm 2016 đến 2017 đều ở mức màu cam (mức kém), năm 2018 ở mức màu tím (mức rất xấu) và năm 2019 ở mức màu nâu (mức nguy hại)[81].

* Chất lượng môi trường nước

Chất lượng môi trường nước tại khu vực cảng biển Quảng Ninh - Hải Phòng giai đoạn 2015 – 2020 có dấu hiệu bị ô nhiễm do chất hữu cơ, TSS, dầu mỡ, coliform. Cụ thể:

4

Tại Quảng Ninh hàm lượng Dầu mỡ tại Cảng B12, vượt giới hạn cho phép từ 1,1 - 1,4 lần theo QCVN 10:2008/BTNMT, tại Cửa Lục (gần cảng B12 và Cảng Cái Lân) giá trị coliform vượt 15,4 lần vào mùa khô và vượt GHCP là 6,1 lần vào mùa mưa, hàm lượng NH + vượt ngưỡng cho phép từ 1,1 – 2,8 lần GHCP của QCVN10-MT:2015/BTNMT đối với vùng bảo tồn thủy sinh, BTNMT cột vùng NTTS [78].

Tại Hải Phòng chất lượng nước sông Bạch Đằng (khu vực cảng Hải Phòng và vùng cửa sông) hàm lượng dầu mỡ, amoni, nitrit, phosphat và TSS, Cu, Zn đã vượt quá tiêu chuẩn môi trường QCVN 08-MT:2015/BTNMT (cột B1) và QCVN 10-MT:2015/BTNMT (đối với nước nuôi trồng thủy sản). Mặt khác theo dự báo tải lượng các chất ô nhiễm này hàng năm thải vào sông Bạch Đằng vượt quá khả năng chịu tải của môi trường rất cao dẫn đến nguy cơ ô nhiễm bởi các chất dinh dưỡng là rất lớn [82].

Nước ven biển khu vực tỉnh Thái Bình tại khu vực cửa Diêm Điền (gần cảng Diêm Điền và Cảng xăng dầu Hải Hà) bị ô nhiễm bởi 02 thông số là TSS và Coliform so với quy chuẩn QCVN 10-MT:2015/BTNMT chưa có dấu hiệu ô nhiễm dầu mỡ và KLN [79]. Tại Cảng Hải Thịnh kết quả quan trắc định kỳ hàng năm chất lượng nước mặt

Sông Ninh Cơ (khu vực hạ lưu) với QCVN 08-MT:2015/BTNMT (cột A2) cho thấy, một số thông số như COD, BOD5, TSS vượt quy chuẩn tại tất cả các vị trí. Ngoài ra, một số vị trí bị ô nhiễm cục bộ, không thường xuyên bởi các thông số Amoni, nitrat, nitrit, photphat, coliform, tổng dầu mỡ, phenol. Tuy nhiên, diễn biến chất lượng nước giai đoạn 2016-2019 cho thấy chất lượng nước đang tốt dần lên[80].

* Chất lượng môi trường trầm tích

Tại vùng cửa sông Bạch Đằng (khu vực cảng Hải Phòng) hàm lượng dầu mỡ trong trầm tích đều thấp hơn ngưỡng giới hạn cho phép theo QCVN 43:2012/BTNMT, tuy nhiên hàm lượng các kim loại nặng trong trầm tích khá cao, ngoài Cd và Zn các khi loại như Pb, As, Hg, Cu đều cao hơn tiêu chuẩn trầm tích của Canada nhưng so với QCVN 43:2012/BTNMT thì các kim loại trên vẫn nằm trong giới hạn cho phép. Ngoài ra trong

88


trầm tích ven biển khu vực ven biển Hải Phòng đã có sự xuất hiện của các hợp chất hydrocacbon thơm đa vòng (PAHs) có nguồn gốc từ đốt cháy và xăng dầu dao động từ 48,51 µg/kg khô đến 365,52 µg/kg[82].

Tại các khu vực Cửa Lục (Cảng Cái Lân, Cảng B12), cửa Diêm Điền (cảng Hải Hà) chất lượng trầm tích đều chưa có dấu hiệu ô nhiễm bởi dầu mỡ, KLN [78-80].

Từ các kết quả đã được nghiên cứu về thực trạng chất lượng môi trường tại khu vực nhóm cảng biển phía Bắc cho thấy, tại cụm cảng Hải Phòng – Quảng Ninh chất lượng môi trường đang phải chịu sức ép rất lớn từ các hoạt động kinh tế xã hội và đang bị suy thoái, có dấu hiệu ô nhiễm bởi một số thông số như bụi (môi trường không khí), hàm lượng dầu mỡ, amoni, nitrit, phosphat và TSS, coliform (môi trường nước), KLN, hợp chất đa vòng (trầm tích). Các nguồn phát thải chất ô nhiễm vào môi trường khu vực cảng biển Hải Phòng – Quảng Ninh rất đa dang bao gồm: sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp, giao thông…trong đó hoạt động hàng hải đóng góp một tỷ lệ không nhỏ các chất gây ô nhiễm cho môi trường khu vực.

Tại khu vực cảng biển Thái Bình – Nam Định, chất lượng môi trường không chịu nhiều sức ép của các hoạt động kinh tế xã hội như khu vực Hải Phòng – Quảng Ninh và mức độ suy thoái, ô nhiễm chưa cao. Điều này, phù hợp với sự phát triển của các nguồn phát thải chất gây ô nhiễm trong đó có hoạt động hàng hải tại khu vực Thái Bình – Nam Định chưa nhiều.

3.1.4. Thực trạng công tác quản lý môi trường trong quá trình lưu kho và bốc xếp hàng hóa chất độc hại tại nhóm cảng biển phía bắc Việt Nam

3.1.4.1. Thực trạng bảo vệ môi trường tại các bến cảng bốc xếp và lưu kho hàng HNS

Qua khảo sát tại các bến có hoạt động bốc xếp và lưu kho thuộc nhóm cảng biển phía Bắc cho thấy các cảng tương đối quan tâm đến công tác bảo vệ môi trường, phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường, các bến cảng cơ bản đáp ứng yêu cầu về công tác bảo vệ môi trường và phòng ngừa, ứng phó sự cố theo quy định của pháp luật Việt Nam. Tổng hợp sự tuân thủ công tác bảo vệ môi trường tại các bến có bốc xếp hàng hóa chất độc hại tại nhóm cảng biển phía Bắc được thể hiện trong Bảng 3.7.


Bảng 3.7. Tổng hợp sự tuân thủ công tác bảo vệ môi trường tại các bến cảng


Hồ sơ môi trường

Nhân lực QLMT, hạ tầng hệ thống quản lý chất thải

Trang thiết bị, nhân lực phòng ngừa và ƯPSCMT

ĐTM

30/30

100%

Nhân sự QLMT

5/30

17%

Trang thiết bị PCCC

30/30

100%

Xác nhận hoàn thành công trình BVMT

25/30

80%

Hệ thống xử lý nước thải công nghiệp

27/30

90%

Trang thiết bị ƯPSCTD

10/10

100%

Giấy phép xả nước thải

28/30

90%

Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt

10/30

30%

Trang thiết bị ƯPSC hóa chất

2/20

10%

Kế hoạch/PA PCCC

30/30

100%

Hệ thống quản lý chất thải rắn thông thường

30/30

100%

Đội ứng phó sự cố tại cơ sở

30/30

100%

Kế hoạch

ƯPSCTD

30/30

100%

Hệ thống quản lý CTNH

30/30

100%

Ký hợp đồng dịch vụ ƯPSC TD

30/30

100%

Kế hoạch/BP phòng ngừa và ƯPSC Hóa chất

2/20

10%

Hệ thống tiếp nhận chất thải từ tàu

17/30

57%



Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 202 trang tài liệu này.

Nguy cơ gây suy thoái môi trường từ quá trình lưu kho và bốc xếp hàng hóa chất độc tại nhóm cảng biển phía Bắc Việt Nam - 13

Một số cảng còn thiếu hồ sơ môi trường theo quy định do mới đi vào hoạt động hay do sự thay đổi quy định của pháp luật. Tại hầu hết các cảng bốc xếp hàng hóa chất độc hại (trừ cảng xăng dầu) đều chưa có kế hoạch hay biện pháp phòng ngừa và ứng phó sự cố hóa chất theo quy định của Luật Hóa chất là do các bến chưa xác định được mình có thuộc đối tượng phải lập hay không và chưa có hướng dẫn, yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành do vậy hệ thống trang thiết bị phòng ngừa và ứng phó sự cố hóa chất cũng chưa được đầu từ đầy đủ.

Tất cả các bến cảng đều có phòng hay bộ phận về an toàn và môi trường, có cán bộ phụ trách về an toàn và môi trường. Tuy nhiên, chỉ có 5/30 bến cán bộ phụ trách an toàn và môi trường có chuyên môn về môi trường và an toàn (có bằng cấp từ Cao đẳng trở lên chuyên ngành môi trường, an toàn lao động), còn lại chỉ được tập huấn hoặc tự đào tạo.

Tại các bến cảng đều có hệ thống xử lý nước thải sản xuất (nước thải vệ sinh phương tiện xếp dỡ, vệ sinh container), 2 bến khí hóa lỏng không phát sinh nước thải sản xuất, 1 bến không có hệ thống xử lý. Ngoài các bến có hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt, các bến còn lại nước thải sinh hoạt chỉ được xử lý qua bể phốt và ga lắng chưa đảm bảo đạt QCVN.


Tại nhóm cảng biển phía Bắc chỉ cảng Cái Lân có hệ thống tiếp nhận chất thải nhiễm dầu từ tàu biển, tuy nhiên chưa đi vào hoạt động vì thiếu thủ tục pháp lý. Một số bến liên kết với đơn vị có chức năng thu gom chất thải từ tàu và niêm yết bảng giá dịch vụ. Hệ thống trang thiết bị phòng cháy chữa cháy và ứng phó sự cố tràn dầu tại các bến đều đáp ứng yêu cầu.

3.1.4.2. Thực trạng quản lý chất thải phát sinh trong hoạt động bốc xếp và lưu kho hàng hóa chất độc hại nhóm cảng biển phía Bắc Việt Nam

- Quản lý chất thải phát sinh từ hoạt động trên cảng

Các bến cảng có hoạt động vệ sinh phương tiện xếp dỡ và/hoặc vệ sinh container đều có hệ thống thu gom và xử lý nước thải phát sinh từ công đoạn này. Hệ thống xử lý nước thải chủ yếu là các bể tách dầu, bể lắng, lọc không có công đoạn xử lý hóa chất và vi sinh. Do thành phần nước thải vệ sinh container rất phức tạp và không ổn định (phụ thuộc vào loại hàng đóng trong container) nên hiệu quả xử lý nước thải không đảm bảo ổn định chất lượng nước sau xử lý. Các bến cảng đều tiến hành giám sát chất lượng nước thải định kỳ và báo cáo cho cơ quan chức năng theo quy định.

Chất thải rắn và chất thải nguy hại phát sinh từ quá trình xếp dỡ hàng trên cảng đều được phân loại thành 3 loại là chất thải nguy hại, chất thải tái chế và chất thải còn lại. Các bến cảng đều có đội công nhân vệ sinh môi trường, công nhân phụ trách thu gom, phân loại chất thải của từng phân xưởng, có hệ thống lưu giữ chất thải tại các phân xưởng và khu chứa chất thải chung. Chất thải nguy hại quản lý theo từng mã, được thống kê và chuyển giao cho đơn vị có đủ điều kiện về quản lý chất thải nguy hại. Chất thải thông thường được chuyển giao cho đơn vị dịch vụ thu gom đem đi tái chế và xử lý theo quy định. Các bến cảng đều đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại và định kỳ báo cáo công tác quản lý chất thải nguy hại tới cơ quan chức năng.

- Quản lý chất thải thu gom từ tàu

Tại nhóm cảng biển phía Bắc chưa có bến cảng nào có khả năng tự tổ chức thu gom và xử lý nước thải nhiễm dầu, cặn dầu từ tàu biển và hỗn hợp chứa chất độc hại từ tàu biển. Một số bến liên kế với đơn vị dịch vụ thu gom và niêm yết công khai giá dịch vụ, các bến còn lại chỉ hỗ trợ các tàu liên hệ với các đơn vị dịch vụ thu gom khi có yêu cầu từ chủ tàu. Tại khu vực phía Bắc có một số đơn vị được cấp phép cung cấp dịch vụ thu gom nước thải nhiễm dầu và cặn dầu từ tàu biển.

91


Các tàu vào cảng biển khu vực phía Bắc thường không tiến hành vệ sinh tàu và chuyển giao chất thải tại đây hoặc tự liên hệ với đơn vị vệ sinh tàu biển mà không thông qua đơn vị khai thác bến và cơ quan quản lý.

Tại các bến tiếp nhận hàng lỏng chở xô, chưa cảng nào có hệ thống kiểm soát xả chất hữu cơ dễ bay hơi từ tàu. Các tàu tự kiểm soát việc xả các chất hữu cơ dễ bay hơi thông qua hệ thống sẵn có trên tàu.

3.1.4.3. Thực trạng quản lý của các cơ quan chức năng

Theo chức năng, Cảng vụ Hàng hải là cơ quan quản lý, kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các quy định về quản lý hàng hải tại cảng biển, trong đó có quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động bốc xếp, lưu giữ hàng HNS tại cảng biển. Cảng vụ hàng hải tiếp nhận bản khai hàng nguy hiểm (theo mẫu) của tàu đến và rời cảng cùng bảng kê chung (theo mẫu) và lưu tại Cảng vụ. Hiện tại cảng vụ hàng hải không thống kê số lượng hàng hóa và phân loại riêng các tàu có chở hàng nguy hiểm để tiến hành kiểm tra theo dõi quá trình cập, rời cảng cũng như quá trình bốc xếp hàng nguy hiểm tại cầu cảng.

Đối với các tàu có vận chuyển hàng hóa chất độc hại ra vào khu vực cảng biển, Cảng vụ thực hiện kiểm soát thông qua chức năng kiểm tra nhà nước cảng biển đối với tàu biển nước ngoài, kiểm tra an toàn đối với tàu biển Việt Nam. Theo thống kê của Cục Hàng hải Việt Nam số lượng tàu nước ngoài được tiến hành kiểm tra nhà nước cảng biển tại Việt Nam trong những năm gần đây chỉ chiếm khoảng 2%, số lượt tàu biển Việt Nam được kiểm tra an toàn chiếm khoảng 5 - 7% và tăng dần theo từng năm. Số tàu phát hiện có khiếm khuyết trên tổng số tàu được kiểm tra cũng còn khá thấp, chỉ từ 1 – 2%. Nguyên nhân là do số lượng sỹ quan kiểm tra tàu biển còn hạn chế và chưa được đào tạo, tập huấn các kỹ năng, kiến thức chuyên ngành một cách bài bản về kiểm tra tàu biển [4].

Đối với các bến cảng, công tác kiểm soát hàng hóa chất độc hại là sự kết hợp giữa Cảng vụ và các cơ quan chức năng khác.

- Cảng vụ có chức năng kiểm tra điều kiện khai thác cảng biển.

- Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy (PCCC) kiểm tra công tác phòng cháy chữa cháy.

- Chính quyền địa phương kiểm tra công tác bảo vệ môi trường và phòng ngừa sự cố, tràn dầu, hóa chất.

92


Tuy nhiên, do thiếu cơ sở pháp lý liên quan đến kiểm soát hàng hóa chất độc hại tại các bến cảng nên chỉ tại các cảng chuyên dụng xuất nhập xăng dầu, khí hóa lỏng công tác kiểm tra giám sát của các đơn vị chức năng có nội dung liên quan đến công tác bảo vệ môi trường, phòng ngừa và ứng phó đối với hàng nguy hiểm, còn đối với các bến hàng rời và hàng container nội dung kiểm tra, giám sát cũng giống như quy trình kiểm tra các bến cảng thông thường khác.

Theo khảo sát tại các bến cảng khu vực phía Bắc hàng năm ít nhất có 1 lượt cơ quan chức năng đến kiểm tra, giám sát, tuyên truyền việc tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, phòng ngừa và ứng phó sự cố trong hoạt động của cảng.

3.1.4.4. Đánh giá công tác bảo vệ môi trường và phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trong quá trình lưu kho và bốc xếp hàng hóa chất độc hại tại nhóm cảng biển phía bắc Việt Nam.

a) Điểm mạnh

- Nhận thức chung về bảo vệ môi trường biển: Công tác bảo vệ môi trường nói chung và bảo vệ môi trường biển nói riêng đã và đang được Đảng và Nhà nước quan tâm, chú trọng và đầu tư. Các mục tiêu về bảo vệ môi trường được lồng ghép cụ thể trong các chủ trương, đường lối phát triển đất nước của Đảng, các Chiến lược, chính sách, quy hoạch phát triển ngành và địa phương. Việc hội nhập và hợp tác quốc tế ngày càng sâu rộng trong lĩnh vực hàng hải cũng góp phần nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường trong hoạt động hàng hải tại Việt Nam. Theo kết quả khảo sát của Đề án “Phát triển cảng xanh tại Việt Nam” năm 2019 của Cục Hàng hải Việt Nam cho thấy 40/55 (73%) doanh nghiệp khai thác cảng đã tìm hiểu hoặc biết về cảng xanh thân thiện môi trường, 100% đơn vị ủng hộ Việt Nam phát triển cảng xanh thân thiện môi trường, 32/55 (58%) đơn vị sẵn sàng triển khai thí điểm mô hình cảng xanh thân thiện môi trường. Kết quả này cho thấy nhận thức về bảo vệ môi trường trong quá trình hoạt động tại cảng biển là rất tốt.

- Hệ thống luật pháp: Các quy định về bảo vệ môi trường trong quá trình vận chuyển và lưu giữ hóa chất độc hại được thể hiện đầy đủ trong các luật, bộ luật: Luật bảo vệ môi trường, Luật Hóa chất, Bộ luật Hàng hải, Luật phòng cháy và chữa cháy và các văn bản hướng dẫn thi hành. Việt Nam cũng ban hành các quy chế và kế hoạch quốc gia về ứng phó sự cố tràn dầu, Quy chế ứng phó sự cố hóa chất, Kế hoạch thực hiện nhiệm

93


vụ về giám sát, đánh giá rủi ro, khắc phục và giải quyết hậu quả sự cố tràn dầu, hóa chất độc trên biển giai đoạn 2018-2020.

Việt Nam cũng là thành viên của Tổ chức hàng hải quốc tế (IMO) và tham gia trên 20 công ước quốc tế về lĩnh vực hàng hải, trong đó có nhiều Công ước liên quan đến bảo vệ môi trường trong vận chuyển hàng hóa bằng đường biển nói chung và vận chuyển hàng nguy hiểm nói riêng…ngoài ra Việt Nam cũng đã ký kết các thỏa thuận song phương với các quốc gia lân cận về phối hợp ứng phó các sự cố hàng hải trên biển. Đây là cơ sở thuận lợi trong việc kiểm soát quá trình vận chuyển và lưu giữ hàng hóa chất độc hại tại cảng biển Việt Nam.

- Bộ máy quản lý: Hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước về quản lý giao thông vận tải, bảo vệ môi trường và an toàn hóa chất đã được hoàn thiện từ trung ương đến các địa phương và các ngành có liên quan, tại các đơn vị khai thác cảng cũng đã có bộ phận an toàn và môi trường. Các cơ quan giám sát sự tuân thủ cũng được tổ chức hoàn thiện và hoạt động ngày càng chuyên nghiệp hơn.

- Khoa học công nghệ: Công nghệ hiện đại trong vận chuyển, xếp dỡ và lưu giữ hàng hóa đang được áp dụng mạnh mẽ tại các cảng biển Việt Nam. Các cảng biển đều áp dụng công nghệ thông tin và tự động hóa cao trong hoạt động bốc xếp, lưu giữ hàng hóa tại bến. Điều này sẽ giúp cho việc kiểm soát hàng hóa chất độc hại được chặt chẽ và giảm thiểu các nguy cơ.

b) Điểm yếu

- Cơ sở hạ tầng về bảo vệ môi trường yếu kém: Phần lớn các cảng biển của Việt Nam đều có quy mô nhỏ so với một số nước trong khu vực. Do đặc điểm quản lý và khai thác cảng biển tại Việt Nam, cảng biển bao gồm nhiều bến cảng do các đơn vị khác nhau đầu tư, quản lý và khai thác nên các cơ sở hạ tầng về bảo vệ môi trường ít được đầu tư đồng bộ như hệ thống tiếp nhận chất thải từ tàu, cơ sở hạ tầng ứng phó sự cố môi trường, hệ thống kiểm soát ô nhiễm từ tàu, hệ thống xử lý chất thải từ hoạt động cảng biển…

- Thiếu nguồn nhân lực: Tại hầu hết các cảng biển, cơ quan quản lý nhà nước về hàng hải đều thiếu nhân lực có chuyên môn về an toàn và môi trường, đặc biệt là chuyên môn về quản lý hàng nguy hiểm và hóa chất độc hại theo yêu cầu của IMDG Code. Các đơn vị ứng phó sự cố thiếu nhân lực có chuyên môn về ứng phó sự cố liên quan đến hóa chất độc. Điều này thể hiện thông qua tỷ lệ các bến cảng đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/10/2022