Hình 3.6. Sơ đồ quy trình xếp dỡ và lưu kho hàng rời tại cảng biển
Các cảng hàng rời và hàng bao kiện không có quy định cụ thể về thời gian lưu hàng HNS tại cảng, tại cảng Hoàng Diệu thời gian lưu giữ lưu huỳnh rời của một chuyến hàng tại bến giao động từ 7 đến 15 ngày.
Bảng 3.4.Hiện trạng bốc xếp và lưu kho hàng HNS tại cảng tổng hợp
Tên bến cảng | Loại hàng | Bốc xếp | Lưu kho | |
1 | Bến cảng Hoàng Diệu | Hàng rời | Gầu ngoạm Công suất : 120.000 tấn/năm | Lưu trên bãi ngoài trời |
2 | Bến cảng Đoạn xá | Container, lỏng, Bao | Cẩu chân đế, xe nâng, đầu kéo Hàng lỏng bơm trực tiếp từ tàu lên phương tiện (ô tô, salan) Công suất : 150.000 TEUs/năm Hàng lỏng : 130.000 tấn/năm Hàng rời : 28.000 tấn/năm | Container lưu bãi ngoài trời, khu riêng Hàng bao chuyển trực tiếp lên phương tiện Đóng rút, vệ sinh container |
3 | Bến cảng Cửa Cấm | Hàng lỏng, bao | Cẩu chân đế, xe nâng, đầu kéo Hệ thống đường ống (bơm trực tiếp từ phương tiện về nhà máy) Hàng rời : 350.000 tấn/năm Hàng lỏng : 500 tấn/năm | Hàng bao chuyển trực tiếp lên phương tiện Không lưu chứa hàng lỏng |
Có thể bạn quan tâm!
- Các Phương Pháp Sử Dụng Để Thu Thập, Phân Tích, Đánh Giá Và Tổng Hợp Thông Tin, Số Liệu
- Bảng So Sánh Mức Độ Quan Trọng Của Từng Cặp Tiêu Chí
- Thực Trạng Công Tác Quản Lý Môi Trường Và Các Tác Động Tới Môi Trường Của Hoạt Động Vận Chuyển, Xếp Dỡ Và Lưu Kho Hàng Hóa Chất Độc Hại Tại
- Các Nguồn Phát Sinh Chất Thải Liên Quan Đến Hoạt Động Lưu Kho Và Bốc Xếp Hàng Hns Tại Nhóm Cảng Biển Phía Bắc
- Các Nguồn Phát Sinh Nguy Cơ Gây Suy Thoái Môi Trường Từ Quá Trình Lưu Kho Và Bốc Xếp Hàng Hóa Chất Độc Hại Tại Nhóm Cảng Biển Phía Bắc
- Xác Định Trọng Số Và Thang Điểm Đánh Giá Các Tiêu Chí
Xem toàn bộ 202 trang tài liệu này.
Tên bến cảng | Loại hàng | Bốc xếp | Lưu kho | |
4 | Bến cảng DAP | Hàng lỏng, rời, bao | Cần trục băng tải, Cần trục gầu ngoạm, xe tải | Chuyển trực tiếp về kho chứa trong nhà máy. |
Từ thực trạng hoạt động lưu kho và bốc xếp hàng HNS tại nhóm cảng biển phía Bắc cho thấy:
- Hàng HNS thông qua nhóm cảng biển phía Bắc chủ yếu được vận chuyển dưới dạng hàng lỏng chở xô và hàng container, khối lượng hàng HNS dạng rời không đáng kể. Đây cũng là xu thế chung trong vận chuyển hàng HNS trên thế giới do yêu cầu an toàn trong quá trình vận chuyển.
- Khối lượng hàng HNS thông qua cảng biển phía Bắc tập trung chủ yếu ở các bến cảng tại Hải Phòng và Quảng Ninh chiếm trên 99% và các bến cảng có hoạt động bốc xếp hàng HNS cũng tập trung nhiều nhất tại khu vực này (29/30 bến). Do vậy, khu vực cảng biển Hải Phòng – Quảng Ninh sẽ là khu vực chịu nhiều áp lực về suy thoái môi trường liên quan đến hoạt động vận chuyển hàng HNS qua cảng biển.
- Các cảng chuyên dụng hàng lỏng chở xô đều được đầu tư hệ thống trang thiết bị đồng bộ, đạt tiêu chuẩn và vận hành theo quy trình an toàn nghiêm ngặt, công nhân được đào tạo, tập huấn đầy đủ.
- Các cảng container đều có khu vực riêng để lưu giữ hàng HNS nhưng không tách biệt với các hàng hóa khác. Mức độ chuyên dụng của các phương tiện bốc xếp và vận chuyển nội bộ, quy trình quản lý hàng HNS có sự khác nhau giữa các bến cảng.
- Các bến hàng tổng hợp và hàng rời đều là các bến được xây dựng từ rất lâu hoặc chỉ phục vụ cho hoạt động nội bộ của nhà máy, hàng HNS chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng lượng hàng hóa và không thường xuyên nên không được quan tâm chú ý nhiều về trang thiết bị bốc xếp, vận chuyển cũng như lưu giữ.
3.1.2. Sự cố và các nguồn thải liên quan đến quá trình bốc xếp và lưu kho hàng hóa chất độc hại tại nhóm cảng biển phía Bắc Việt Nam
3.1.2.1. Các sự cố liên quan đến quá trình bốc xếp và lưu kho hàng hóa chất độc hại tại nhóm cảng biển phía Bắc Việt Nam
Theo báo cáo thống kê tai nạn hàng hải của Cục Hàng hải Việt Nam công bố từ năm 2011 đến 2020, từ năm 2010 đến năm 2019 khu vực cảng biển phía Bắc ghi nhận gần 100 vụ tai nạn hàng hải.
Bảng 3.5.
Thống kê phân loại các vụ tai nạn hàng hải tại nhóm cảng phía bắc từ năm 2010 đến 2019
Các dạng tai nạn | Số vụ | Liên quan đến HNS | Sự cố về môi trường | Mức độ nghiêm trọng | |||||
Tràn dầu | Cháy nổ | Phát tán HC | Rất nghiêm trọng | Nghiêm trọng | Ít nghiêm trọng | ||||
1 | Tai nạn đâm va giữa các phương tiện | 56 | 0 | 12 | 0 | 0 | 0 | 4 | 8 |
2 | Tai nạn đâm va giữa phương tiện với kết cấu hạ tầng | 15 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 |
3 | Tai nạn trong quá trình bốc xếp hàng hóa | 7 | 7 | 1 | 5 | 1 | 1 | 3 | 3 |
4 | Tai nạn do mắc cạn | 13 | 0 | 1 | 0 | 0 | 0 | 0 | 1 |
5 | Hoạt động của tàu | 4 | 2 | 0 | 4 | 0 | 0 | 1 | 3 |
Như vậy, tại khu vực cảng biển phía Bắc xảy trung bình 1 vụ/năm các tai nạn liên quan đến hàng HNS, trong đó chủ yếu là cháy nổ trong quá trình bốc xếp hàng hóa tại cảng.
Một số vụ tai nạn không có ghi nhận xảy ra sự cố môi trường nhưng qua đánh giá về quy mô và tính chất cho thấy có nguy cơ xảy ra sự cố môi trường. Cụ thể 13 vụ có nguy cơ tràn dầu, 3 vụ có nguy cơ phát tán hóa chất. Các vụ tai nạn này không xảy ra sự cố môi
trường là do quá trình ứng phó diễn ra kịp thời và vị trí bị hư hại không liên quan trực tiếp đến hàng HNS.
Chi tiết các sự cố xảy ra đối với từng cảng biển khu vực phía Bắc từ năm 2010 đến năm 2019 được thể hiện trong biểu đồ Hình 3.7
60
56
50
40
34
30
20
Tổng số vụ tai nạn
Tràn dầu Cháy nổ
phát tán hóa chất
10 6 5
7
4
0
1
3 1 0 0
2 0 0 0
0
Cảng biển Cảng biển Hải Cảng biển
Quảng Ninh Phòng Thái Bình
Cảng biển
Nam Định
Hình 3.7. Biểu đồ chi tiết các sự cố đối với từng khu vực cảng thuộc nhóm cảng phía Bắc từ năm 2010 đến năm 2019
Qua số liệu trên cho thấy các tại nạn hàng hải gây sự cố môi trường tại nhóm cảng biển phía Bắc chủ yếu xảy ra tại cảng biển Quảng Ninh (11 vụ) trong đó 3 vụ liên quan đến hàng HNS và cảng biển Hải Phòng (12 vụ), trong đó 5 vụ liên quan đến hàng HNS, khu vực cảng biển Thái Bình (01 vụ liên quan đến hàng HNS) và Nam Định không có ghi nhận. Điều này phù hợp với thực tế số lượng bến cảng có hoạt động bốc xếp hàng HNS tại khu vực Thái Bình (1 bến), Nam Định (0 bến).
Tuy nhiên, số liệu trên chỉ ghi nhận các tai nạn trong quá trình bốc xếp hàng hóa, không ghi nhận các tai nạn trong quá trình lưu kho hàng HNS. Thống kê của các cơ quan chức năng về PCCC và bảo vệ môi trường cũng không ghi nhận các sự cố trong quá trình lưu kho hàng HNS, qua điều tra khảo sát tại các cảng biển cũng chỉ ghi nhận một số tai nạn nhỏ không gây thiệt hại về sức khỏe và môi trường. Như vậy, số liệu thống kê chỉ thể hiện các vụ tại nạn quy mô lớn, có sự tham gia của các cơ quan chức năng, còn những tại nạn nhỏ, hậu quả ít nghiêm trọng tự các bến cảng ứng phó được không được thống kê.
Phân tích một số sự cố đã xảy để xác định những nguy cơ gây suy thoái môi trường và nguyên nhân liên quan đến hàng HNS tại cảng biển khu vực phía Bắc.
Bảng 3.6. Một số sự cố liên quan đến hàng HNS tại cảng biển khu vực phía Bắc
Thời gian | 19/11/2014 tại Cảng Cửa Cấm (Hải Phòng) |
Cấp sự cố | Cấp địa phương |
Loại sự cố | Tràn đổ hóa chất |
Loại và lượng hàng hóa bị sự cố | 300 tấn hóa chất Linear ankyl benzen (LAB) Hóa chất thì LAB có mức độc hại thấp, chỉ có khả năng gây kích ứng mắt và da, có điểm bắt cháy ở nhiệt độ 1300C, có khả năng gây ô nhiễm nước mặt, nước ngầm và đất nếu xâm nhập một lượng lớn |
Nguyên nhân | Vỡ đường ống dẫn hóa chất từ cảng về nhà máy Do đường ống bằng kim loại được sử dụng từ nhiều năm trước (năm 1995) và đặt ngầm dưới đất không được bảo dưỡng, đánh giá an toàn định kỳ nên bị hư hỏng, việc đặt ngầm đường ống cũng làm cho sự cố không được phát hiện kịp thời để hạn chế phát tán hóa chất. |
Công tác phòng ngừa và ứng cứu sự cố | Cảng Cửa Cấm không có kế hoạch ứng phó sự cố hóa chất nên không triển khai các biện pháp ứng cứu ban đầu mà phải chờ lực lượng chuyên nghiệp đến ứng cứu. Trong quá trình bơm chuyển hóa chất không giám sát hệ thống bơm nên không kịp thời phát hiện ra sự cố ngay khi đường ống bị vỡ. |
Thiệt hại | Do hóa chất đổ tràn có tính chất gần giống với dầu và xảy ra trong kênh nhỏ, yếu tố thời tiết thuận lợi nên công tác ứng cứu của lực lượng chuyên nghiệp không gặp khó khăn. Không có số liệu cụ thể về chất lượng nước và khối lượng đất phải đem đi xử lý. Tuy nhiên, căn cứ vào hiện trạng các thành phần môi trường tại khu vực xảy ra sự cố thì khu vực môi trường đất bị ảnh hưởng là đất công nghiệp, môi trường nước mặt là kênh thoát nước mặt của thành phố và giao thông thủy, do vậy hậu quả do sự cố gây ra là ít nghiêm trọng. |
Thời gian | 27/11/2015 Tại Cảng Nam Hải (Hải Phòng) |
Cấp sự cố | Cấp địa phương |
Loại sự cố | Cháy hóa chất |
Loại và lượng hàng hóa bị sự cố | 01 container trong 20 container chứa phospho bị cháy Phospho vàng là hóa chất có khả năng tự bốc cháy khi tiếp xúc với không khí và hình thành các giọt mù axít. Các giọt mù này sẽ theo gió khuếch tán vào khí quyển ở dạng đám khói rất độc hại với sức khỏe con người qua đường hô hấp, gây kích ứng, co thắt phế quản, gây choáng váng và buồn nôn. |
Nguyên nhân | Va chạm trong quá trình xếp dỡ container chứa hóa chất - (1) các thùng phuy chứa phốt pho vàng được xếp trực tiếp lên mặt sàn container, không được lót bằng giá kê bằng gỗ (pallet), giữa các thùng phuy không có chèn lót (đệm) bằng các loại vật liệu mềm để tránh va đập, xô lệch. - (2) Cần cẩu chân đế không phải là cẩu giàn chuyên dụng bốc xếp contaner nên khi nhấc container lên từ một vị trí trên cầu cảng, cần cẩu phải xoay đi một góc về phía hầm hàng, đồng thời phải nâng hạ cần và thay đổi dây cáp cẩu làm cho container cũng sẽ bị xoay theo quán tính. Khi container còn đang xoay đã đưa vào vị trí đặt dẫn đến sự va đập vào các container khác gần vị trí đó. - (3) Khi phát hiện thấy hiện tượng va đập thuyền viên tàu Contship Ace chủ quan không có biện pháp kiểm tra thích hợp cho nên không phát hiện thấy vết thủng trên vỏ container. Thuyền phó 2 tàu Contship Ace chỉ phát hiện khi có đám khói bốc lên từ hầm hàng số 2, ngay sau đó khói bốc lên dữ dội từ container. |
Công tác phòng ngừa | - Công tác kiểm tra an toàn hàng hóa trước khi xếp dỡ được thực hiện đúng quy trình; |
- Cảng Nam Hải chưa xây dựng kế hoạch hay biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất theo quy định; - Cảng Nam Hải chưa có hướng dẫn và quy trình riêng về bốc xếp hàng nguy hiểm tại cảng; - Công nhân bốc xếp chưa được đào tạo về bốc xếp hàng nguy hiểm; - Phương tiện bốc xếp không phải loại chuyên dụng xếp dỡ container nên nguy cơ xảy ra sự cố cao hơn; - Thông tin về hàng hóa bốc xếp không cung cấp đủ cho những người tham gia bốc xếp. - Công tác phối hợp tổ chức ứng phó được thực hiện tốt, kịp thời; - Đơn vị ứng phó chuyên nghiệp (cảng sát PCCC) chưa có kinh nghiệm ứng phó sự cố hóa chất nên không đủ thiết bị bảo vệ cá nhân phù hợp; - Thông tin về hàng hóa bị cháy không được cung cấp kịp thời nên lực lượng chữa cháy không chủ động được phương án chữa cháy. | |
Thiệt hại | Hậu quả làm toàn bộ khu cảng và khu vực lân cận rộng khoảng 5km2 chìm trong đám khói mù, làm 52 chiến sỹ trong số 300 chiến sỹ công an làm nhiệm vụ phải nhập viện điều trị về rối loạn hô hấp. Không có báo cáo về ảnh hưởng đến sức khỏe của những đối tượng khác và chất lượng môi trường xung quanh. |
3/ Vụ cháy tàu chở 900 tấn xăng dầu tại cảng K99 (Hải Phòng) | |
Thời gian | 10/3/2018 tại Cảng K99 (Hải Phòng) |
Cấp sự cố | Cấp địa phương |
Loại sự cố | Cháy xăng dầu và có nguy cơ tràn dầu |
Loại và lượng hàng hóa bị sự cố | 300 tấn trong số 900 tấn xăng A92 Xăng là một chất lỏng dễ cháy có nguồn gốc từ dầu mỏ, được sử dụng chủ yếu làm nhiên liệu trong hầu hết các động cơ đốt trong. Xăng chứa nhiều chất gây ô nhiễm môi trường như lưu huỳnh, hydrocacbon thơm, hydrocacbon nặng và các chất phụ gia. Khi bị tràn ra môi trường sẽ gây |
ô nhiễm, ảnh hưởng đến đời sống sinh vật trên cạn và dưới nước. Sản phẩm cháy của xăng dầu như SO2, CO, CxHy cũng là chất gây ô nhiễm không khí và độc hại với sức khỏe con người. | |
Nguyên nhân | Cháy nổ trong quá trình bơm chuyển xăng từ tàu lên bồn chứa Do hỗn hợp hơi xăng A92 trong hầm tàu bị rò rỉ qua khe hở của nắp hầm hàng gặp tia lửa ma sát do va chạm cơ khí trên mặt hầm hàng đã bắt cháy và xông ngược và hầm hàng gây nổ hỗn hợp hơi xăng với hỗn hợp không khí dẫn đến sự cố cháy nổ của tàu. |
Công tác phòng ngừa và ứng cứu sự cố | - Thuyên viên tàu Hải Hà 18 trong quá trình khai thác, vận hành không thường xuyên theo dõi, kiểm tra phát hiện kịp thời các hiện tượng bất thường, các nguy cơ cháy nổ để có biện pháp phòng chống cháy nổ một cách hữu hiệu. - Trong quá trình làm hàng tại cảng tàu không bố trí dây chữa cháy (fireline) theo quy định đến khi xảy ra cháy các lực lượng chữa cháy gặp khó khăn trong công tác đảm bảo an toàn cháy nổ. - Công tác tập huấn, huấn luyện ứng phó sự cố cháy nổ cho thuyền viên không được thực hiện đầy đủ dẫn đến bị động trong việc chữa cháy khi tàu gặp sự cố. - Cảng K99 và lực lượng chữa cháy không đủ trang thiết bị chữa cháy trên sông nên gặp khó khăn trong quá trình chữa cháy. |
Thiệt hại | Sự cố được đánh giá ở mức nghiêm trọng nếu không ứng phó kịp thời có thể dẫn đến thảm họa quốc gia vì trên tàu cũng còn 600 m3 xăng nếu bị tràn ra môi trường và khu vực cháy rất gần các kho xăng dầu với quy mô 80.000 m3 có khoảng cách đến nhà dân từ 50 đến 100m. Sự cố không có thiệt về con người, không xảy ra sự cố tràn dầu, gần 300 m3 xăng A92 bị cháy phát tán chất ô nhiễm vào không khí và gần 7 tấn hóa chất chữa cháy theo nước chữa cháy tràn xuống nước không có đánh giá cụ thể về ảnh hưởng. |