Không Gian Đồng Hiện Trung Tâm Thần Thiêng Và Ngoại Vi Thế Tục


lỡ người tiên, Mặc áo lá cây, Ba ông tiên (Liêu trai chí dị). Tiên cảnh thường ẩn trong đảo, núi sâu, vực thẳm, dưới giếng nước… Những không gian ấy sẽ mở ra những ngôi làng, tòa lâu đài, căn nhà… là nơi tiên ở. Nơi đây cũng tách biệt với không gian sống thực của con người, chỉ mở ra cho những ai có mối duyên kì ngộ. Nhân vật đến với tiên cảnh sẽ được thần tiên phò trợ để có tình duyên hạnh phúc, tương lai tươi sáng. Trong truyện Thăm người ở ẩn chốn thiên thai (Tiễn đăng tân thoại), không gian có sự đồng hiện của thực giới và đào nguyên - thiên thai. Không gian này cũng có sự thoát tục như không gian tiên giới. Chàng Từ Dật đi vào núi Thiên thai để hái thuốc. Chàng đi men theo bờ suối, gặp hang động và đi đến một ngôi làng của người dân sống từ thời Tống. Ngôi làng yên bình, con người hiền hòa và đôn hậu. Họ đã sống hơn trăm tuổi, không biết đến tình hình thế sự đương thời. Chốn đào nguyên mang lại cho nhân vật cảm xúc bình yên thoát tục nhưng khi nhân vật tìm cách quay lại chốn ấy lần nữa thì không còn dấu vết. Truyền kì Trung Hoa cũng có sự đồng hiện không gian trần thế và không gian thủy phủ trong nhiều truyện khác nhau. Trong Tiệc mừng dưới thủy cung (Tiễn đăng tân thoại), lòng biển được miêu tả là một nơi vô cùng rực rỡ, tráng lệ; nhiều thủy thần vừa oai nghiêm lẫm liệt vừa ưa chuộng thơ ca. Trong Miền phúc địa đất Tam Sơn (Tiễn đăng tân thoại), không gian giếng sâu mở ra miền phúc địa, giúp nhân vật xóa bỏ mọi khổ đau. Nhiều truyện truyền kì Trung Hoa có sự đồng hiện không gian còi trần và không gian còi âm. Trong truyện Oan nghiệt trường văn (Liêu trai chí dị), một vị thần còi âm đã nói “Ở còi tăm tối còn trọng đức hạnh hơn cả văn học” (Bồ Tùng Linh, 2008, tr.598). Trong truyện Nối giấc kê vàng (Liêu trai chí dị), chốn âm phủ được miêu tả là nơi có cung điện trang nghiêm, những kẻ tham lam chốn hạ giới bị trừng phạt nặng nề. Trong truyện Ba ngày làm Diêm Vương (Liêu trai chí dị), Lý Bá Ngôn vốn có tính cương trực, được cử đi làm Diêm Vương ba ngày. Khi xét xử, ông gặp người quen, định thiên vị đôi chút thì nóc điện bùng cháy. Một viên thư lại nhắc ông dẹp bỏ hết tư tình. Ông nghe theo, quả nhiên lửa tắt. Như vậy, âm phủ là nơi mô phỏng thế giới của loài người nhưng hoàn thiện hơn. Biểu tượng âm phủ trong truyền kì Việt Nam và Trung Hoa thể hiện ước mơ công lý và ẩn chứa bài học “khuyến thiện trừng ác”.


Nhìn chung, sự đồng hiện không gian các còi trong truyền kì Việt Nam và Trung Hoa chủ yếu là sự đồng hiện không gian thiên giới và hạ giới, hạ giới và tiên giới, hạ giới và thủy giới, hạ giới và âm giới. Thiên giới và tiên giới là khoảng không gian tuyệt đẹp, tồn tại vĩnh hằng. Đó là nơi ở của thần tiên. Con người hạ giới muốn lên thiên giới, tiên giới thì phải có một vị thần dẫn đường, phải tu tâm dưỡng tính để trở thành một vị thần nơi thiên giới hoặc có mối duyên kì ngộ. Là một quốc gia thuộc văn hóa sông nước, các biểu tượng của thủy giới rất quen thuộc với người Việt bao đời nay như hồ, đầm, sông, biển… Không gian sông nước gắn với cuộc sống của con người. Đó là nguồn sống của con người. Trong tâm thức con người, không gian thủy phủ là nơi con người có thể tìm lại người thân đã mất, nên duyên và có thể quay về với cuộc sống trần tục. Theo quan niệm của người Việt, ở tầng “địa” còn có nhiều thế giới khác bên cạnh trần thế. Trong đó, đối lập với thế giới người sống là thế giới của người chết. Âm giới thể hiện khát vọng muốn giải thoát khỏi những bất công, phiền muộn của đời sống, giải thoát khỏi nỗi ám ảnh khủng khiếp về cái chết. Âm phủ được miêu tả là khoảng không gian dưới thấp, với mô hình như hạ giới nhưng việc thưởng phạt công minh hơn. Nhân vật xuống địa ngục rồi bị giao nhiệm vụ, bị thử thách, được thưởng, bị trừng phạt. Âm phủ bộc lộ ước mơ của con người về công lý, về sự “ở hiền gặp lành”, “ở ác gặp ác”. Âm giới được miêu tả rất ít trong thần thoại nhưng lại xuất hiện với tần số dày đặc trong truyền kì. Điều này chứng tỏ khát vọng tìm hiểu của con người về cái chết luôn tồn tại ám ảnh trong tâm thức con người trung đại.

Trong mỗi tác phẩm truyền kì thường chứa đựng nhiều không gian khác nhau: thiên giới, địa giới, thủy giới, tiên giới, âm giới… Không gian đồng hiện đa thế giới khiến cho nhân vật được tự do đi lại, di chuyển từ thế giới này sang thế giới khác. Không gian được mở rộng này làm cho phạm vi phản ánh của tác phẩm được kéo giãn. Tác phẩm là sự pha trộn của cao thượng và thấp hèn, thần tiên và ma quỷ… Không gian đồng hiện này còn thể hiện cảm quan của nhân vật về trần thế. Con người dù sống trên mặt đất nhưng tin rằng vẫn còn tồn tại nhiều dạng không gian khác – nơi mà con người có thể gần gũi với thần linh… Với không gian đồng hiện đa thế giới, tác giả đưa nhân vật đến với những thế giới khác để có thể tìm kiếm hạnh phúc thực


sự. Không gian này còn có tính chất khuyến thiện trừng ác bởi có những dạng không gian phán xét tội lỗi của con người.

4.2.2. Không gian đồng hiện trung tâm thần thiêng và ngoại vi thế tục

Trong công trình Bàn về nguồn gốc của các tôn giáo, nhà nghiên cứu M.Eliade đề cập đến sự linh hiển, đến tính thiêng bộc lộ ở nhiều trình độ vũ trụ khác nhau như còi trời, nước, đất… Trong đó, cái linh hiển là kết quả của sự tách rời đối tượng ra khỏi những sự vật, hiện tượng xung quanh; nó không còn là một vật đơn giản phàm tục. Cụ thể hơn, “tất cả những gì khác thường, đơn biệt, mới mẻ, hoàn hảo hay kì quái, đều trở thành một thùng chứa cho những sức mạnh ma thuật, tôn giáo hay tùy theo hoàn cảnh, trở thành một đối tượng tôn vinh hay sợ hãi, căn cứ vào cảm thức hai mặt mà cái thiêng liêng gây ra” (Eliade, 2018, tr.40). Theo nhà nghiên cứu M. Eliade, “cái thiêng về chất lượng khác với cái tục, tuy nhiên nó có thể biểu thị bằng mọi cách ở mọi nơi trong thời gian phàm tục” (Eliade, 2018, tr.59). Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Thị Kim Ngân, trong công trình Folklore và văn học viết: Nghiên cứu từ góc độ dịch chuyển không gian trong truyện cổ tích và truyện truyền kỳ, không gian trong truyện truyền kì được phân chia thành hai trục đối lập. Theo trục dọc, không gian được phân chia tầng bậc và sắp xếp các vị trí khác biệt cho con người dựa trên tiêu chuẩn hành xử theo mô hình Nho gia. Theo trục ngang, không gian của truyện truyền kì được phân chia thành các trung tâm thần thiêng trong sự kết nối với ngoại vi thế tục. Trung tâm thần thiêng ở đây là những địa điểm đặc biệt mà ở đó con người có thể xâm nhập vào các thế giới kì ảo và các lực lượng siêu nhiên có thể xâm nhập vào thế giới trần tục.

Trong thần thoại Việt Nam, sự đồng hiện của trung tâm thần thiêng và ngoại vi thế tục thể hiện trong truyện Cực lạc với núi Côn Lôn kết nối hạ giới và thiên giới, truyện Nữ thần Vàng với ngọn núi nơi con người có thể gặp được thần linh, truyện Diêm Vương với chợ Mạnh Ma – nơi người và ma cùng buôn bán… Trong thần thoại Trung Hoa, sự đồng hiện của trung tâm thần thiêng và ngoại vi thế tục cũng thể hiện rò nhất ở sự xuất hiện núi vũ trụ giữa không gian sống của con người. Trong truyện về Phục Hy, Toại Nhân; núi Côn Luân, núi Đăng Bao, núi Triệu Sơn… là những trung tâm thần thiêng – nơi con người có thể đi đến chỗ ở của thần linh. Trong truyện

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 271 trang tài liệu này.


về Nữ Oa, núi Bất Chu trở thành cây trụ để chống trời. Bên cạnh hình tượng núi vũ trụ, thần thoại Trung Hoa còn có hình tượng sông Ngân Hà (trong truyện về Ngưu Lang, Chức Nữ) nối liền trời và đất. Về sau, trời đã kéo dòng sông này lên trời để ngăn cản sự gặp nhau của Ngưu Lang, Chức Nữ… Nhìn chung, trong thần thoại Việt Nam và Trung Hoa, sự đồng hiện của trung tâm thần thiêng và ngoại vi thế tục thể hiện ở sự đồng hiện các trung tâm thần thiêng tự nhiên và không gian sống của con người. Các ngọn núi là các trung tâm thần thiêng chủ yếu kết nối hạ giới và thượng giới, là nơi con người có thể xâm nhập vào thế giới của thần linh.

Ngôn ngữ và Văn học Việt Nam: Truyền kì Việt Nam thời trung đại từ góc nhìn huyền thoại (đối chiếu với truyền kì Trung Hoa thời trung đại) - 20

Theo khảo sát của chúng tôi, trung tâm thần thiêng trong truyền kì Việt Nam và Trung Hoa bao gồm đền, miếu, am, hang động, núi, rừng, nhà hoang, bến sông, gò đất, mộ… Trong truyền kì Việt Nam, 59/104 truyện đề cập đến các địa điểm này. Trong truyền kì Trung Hoa, tỉ lệ là 49/118. Trong truyền kì Việt Nam, sự đồng hiện trung tâm thần thiêng và ngoại vi thế tục thể hiện rò nhất ở sự xuất hiện các công trình thờ phụng giữa không gian sống của con người. Khi hình tượng các trung tâm thần thiêng của tự nhiên dần dần biến mất, thần và người dần dần cách biệt; các công trình thờ phụng có thể giúp con người thiết lập mối liên hệ với thần linh. Ở đó, thần linh cũng có thể hiển linh để có thể vận hành, phò trợ thế giới và con người. Đền là “nơi thờ thần thánh hoặc những nhân vật lịch sử được tôn sùng như thần thánh” (Hoàng Phê, 2004, tr.310), là “nơi người trần, thần linh, những linh hồn đã khuất có dịp chuyện trò, truyền tải những thông điệp của các thế lực thần thánh, linh hồn từ quá khứ hoặc tương lai cho hậu thế” (Nguyễn Thị Kim Ngân, 2017, tr.116). Miếu là đền nhỏ hoặc là “nơi thờ thần thánh hoặc những nhân vật được thần thánh hóa” (Hoàng Phê, 2004, tr.632). Chùa là “công trình được cất lên, làm nơi thờ Phật” (Hoàng Phê, 2004, tr.181).

Truyền kì Việt Nam đề cập đến các công trình thờ phụng như đền, miếu, chùa… trong nhiều truyện. Trong Truyện hai thần hiếu đễ (Thánh Tông di thảo), Tử Khanh vì đêm tối lỡ đường nên phải trú tạm ở một ngôi miếu giữa đồng. Nửa đêm, chàng gặp được nhiều thần. Các thần cùng nhau uống rượu, ngâm thơ. Trong đó có một thần là anh trai của Tử Khanh. Thần này đã tiết lộ cho em biết về số mệnh. Trong truyện Xem tướng xương (Vân nang tiểu sử), cha của quan đô đốc vì hiếm con nên cầu tự ở


chùa làng. Đêm ấy, ông nằm mơ thấy trời cho ông một đứa con. Tỉnh dậy, ông thấy vợ đã sinh con. Trong truyện Thần nữ (Vân nang tiểu sử), ba anh em họ Đỗ đi học phương xa. Một hôm, đang ngồi học, họ thấy một cô gái đẹp ăn mặc theo kiểu người trong cung. Nàng khuyên các chàng trai bỏ bút nghiên để theo việc đao cung sẽ lập được công lớn. Anh em họ Đỗ nghe theo, lập công và được phong quan. Họ đã lập đền thờ cô gái ấy để cảm tạ. Trong truyện Xem khẩu khí biết hành trạng (Vân nang tiểu sử), Nguyễn Hữu Cầu giỏi đối đáp, có sức khỏe như thần, lại dũng mãnh nên được mọi người gọi là Hạng Vò nước Nam. Ông được nhân dân thờ làm thần ở vùng Đồ Sơn. Tháng 8 hằng năm, vùng mở hội tế lễ, tổ chức chọi trâu để ca ngợi sự dũng mãnh của ông. Trong Truyện yêu nữ Châu Mai (Thánh Tông di thảo), đền thờ ngư nhân rất thiêng, thường làm hại dân. Trong Truyện Lệ Nương (Truyền kì mạn lục), hai người phụ nữ đến động Hồ Công làm lễ tế tự. Sau đó, một người sinh con trai, một người sinh con gái và họ cho kết duyên với nhau. Trong Chuyện tướng Dạ Xoa (Truyền kì mạn lục), Dĩ Thành cứu nhiều người, luôn lo lắng cho dân dù chàng đã là quan của Thượng Đế. Nhà họ Lê đã lập miếu để thờ Dĩ Thành. Người làng đến khấn vái kêu cầu cũng đều ứng nghiệm. Truyện Chuyện ở đền Hạng Vương (Truyền kì mạn lục) kể về đền Hạng Vương rất linh ứng. Trong Chuyện cây gạo (Truyền kì mạn lục), hồn ma Trần Trung Ngộ và Nhị Khanh thường hiện ra bắt người ta phải khẩn cầu lễ vái. Cho đến một ngày không thể chịu đựng được nữa, người dân đào mả, phá quan tài của Trần Trung Ngộ, Nhị Khanh rồi thả hài cốt xuống sông. Trên bờ sông ấy có một cái chùa, chùa có cây gạo đã sống hơn một trăm năm. Linh hồn của hai người bèn nương tựa vào cây gạo ấy tiếp tục làm yêu quái. Hễ ai đụng đến cành lá cây gạo thì dao gãy, rìu mẻ, không thể nào chặt đi được. Cho đến khi một vị đạo nhân nhờ các vị thần linh phù trợ thì ma quỷ mới bị tiêu diệt. Đạo nhân họp làng, lập một đàn tràng cúng tế, viết ba đạo bùa: đóng vào cây gạo, thả xuống sông, đốt giữa trời. Mây gió đùng đùng nổi lên, sóng đánh cuồn cuộn, cây gạo bị nhổ bật, cành cây gãy nát và bị tước như tước đay. Trên không trung có tiếng roi vọt và kêu khóc. Mọi người nhìn lên thấy 6, 7 trăm lính gông trói hai người giải đi. Trong Chuyện đối tụng ở Long Cung (Truyền kì mạn lục), huyện Vĩnh Lại có nhiều giống thủy tộc. Ven sông, người ta lập cả chục đền thờ. Người dân thường cầu đảo xin mưa nắng. Vì thế, những đền


thờ này khói hương nghi ngút, ai ai cũng kính sợ. Như vậy, không phải công trình thờ phụng nào cũng có thể phò trợ cho cuộc sống yên ổn, đủ đầy của người dân. Bởi vì, sức mạnh và thiện lương của đền, miếu… phụ thuộc vào các lực lượng siêu nhiên ẩn chứa trong đó. Tuy nhiên, nhìn chung các công trình thờ phụng luôn ẩn chứa những vị thần có năng lực siêu nhiên, luôn khiến con người phải kính sợ.

Truyền kì Trung Hoa cũng tồn tại sự đồng hiện trung tâm thần thiêng và ngoại vi thế tục thông qua sự xuất hiện của các công trình thờ phụng giữa không gian sống của con người. Truyền kì Trung Hoa cũng nhiều lần đề cập đến các công trình thờ phụng như miếu trong Truyện linh ứng (Đường đại truyền kỳ), Động Thân Dương (Tiễn đăng tân thoại), Hóa quạ lấy vợ thần (Liêu trai chí dị); chùa trong Anh đào thanh y (Đường đại truyền kỳ), Chiếc đèn mẫu đơn (Tiễn đăng tân thoại), Chức Tư pháp ở điện Thái Hư (Tiễn đăng tân thoại), Chức Xá nhân tu văn (Tiễn đăng tân thoại); am trong Miền phúc địa ở Tam Sơn (Tiễn đăng tân thoại)… Truyền kì Trung Hoa vẫn đề cập đến các thế lực siêu nhiên ẩn vào những công trình thờ phụng để nhũng nhiễu dân lành như ngôi miếu của mãng xà trong Ngôi miếu hoang ở Vĩnh Châu (Tiễn đăng tân thoại)… Tuy nhiên, nhìn chung cái nhìn của nhân vật đối với các công trình thờ phụng trong truyền kì Trung Hoa là cái nhìn kính sợ, biết ơn đối với nơi đã diễn ra sự linh hiển của thần linh.

Trong thần thoại của Việt Nam và Trung Hoa, các công trình thờ phụng rất ít được đề cập. Tuy nhiên, trong truyền kì Việt Nam và Trung Hoa, các công trình thờ phụng như đền, miếu… được đề cập rất nhiều lần. Điều này cho thấy các công trình thờ phụng có ý nghĩa đặc biệt trong tâm linh con người trung đại.

Trong truyền kì Việt Nam và Trung Hoa, mỗi tác phẩm thường có sự đồng hiện của trung tâm thần thiêng và ngoại vi thế tục. Hình thái, ý nghĩa của các loại không gian này mang tính chất khác hẳn với hình thái, ý nghĩa của trung tâm, ngoại vi xét về địa lí. Điều này cho thấy bề sâu nội tâm nhân vật. Bên cạnh không gian ngoại vi thế tục – nơi con người làm ăn, sinh sống – thì còn có những không gian là trung tâm thần thiêng – nơi tâm thức con người luôn kính sợ và khao khát tìm về. Trung tâm thần thiêng là nơi thờ phụng – nơi con người có thể thỉnh cầu hoặc thậm chí có thể


có cơ hội được gặp gỡ thần linh – nơi con người có thể được lực lượng siêu nhiên thấu hiểu và phò trợ. Dạng không gian này rất gần gũi với tâm thức mỗi người.

4.3. Thời gian huyền thoại trong truyền kì Việt Nam thời trung đại

Theo nhiều nhà nghiên cứu, thời gian huyền thoại cũng có sự đồng hiện của nhiều thành phần thời gian khác nhau. Nhà nghiên cứu M.Eliade cho rằng thời gian không đồng nhất, bởi vì có những khoảng thời gian thiêng thật sự khác biệt so với phần thời gian còn lại. Thời gian thiêng là khoảng thời gian có “sự linh hiển hoặc xuất hiện của thần linh để cho thời điểm đó hóa thành linh thiêng và được tôn thờ bởi hiệu quả của việc lặp lại nó và do vậy được lặp lại đến vô cùng” (Eliade, 2018, tr.422). Theo nhà nghiên cứu E.B.Tylor, người nguyên thủy muốn giải thích toàn bộ thế giới. Vì vậy, trong huyền thoại, quá khứ đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với hiện tại và tương lai “nguyên nhân của tất cả các hiện tượng trong thế giới vật chất là những quyết định của thần, huyền thoại có thể tập hợp, thậm chí được coi như sự cung cấp một giải thích khuôn mẫu của tất cả các hiện tượng” (Vickery, 1966, tr.9). Như vậy, thời gian huyền thoại vừa có sự đồng hiện đồng đại của thời gian thiêng và thời gian phàm tục, vừa có sự đồng hiện của quá khứ đối với hiện tại và tương lai.

Chúng tôi đã khảo sát thời gian huyền thoại trong thần thoại Việt Nam và các tác phẩm truyền kì tiêu biểu của Việt Nam, Trung Hoa. Chúng tôi nhận thấy truyện truyền kì kế thừa sự đồng hiện thời gian trong thần thoại. Đó là sự đồng hiện thời gian đồng đại; sự đồng hiện thời gian lịch đại; sự đồng hiện thời gian các còi: còi trần – còi tiên, còi thực – còi mộng... Một truyện truyền kì có thể có nhiều kiểu đồng hiện thời gian. Ở đây, chúng tôi tìm hiểu hai dạng thời gian huyền thoại tiêu biểu nhất của truyền kì là thời gian đồng hiện đồng đại và thời gian đồng hiện lịch đại. Trong truyền kì, sự đồng hiện này có sự cải biến so với trong thần thoại để phù hợp với ý nghĩa mà tác phẩm văn học muốn truyền tải.

4.3.1. Thời gian đồng hiện đồng đại

Theo nhà nghiên cứu J.G.Frazer, huyền thoại phát sinh không phải là cố gắng của người nguyên thủy nhằm giải thích nhận thức mà huyền thoại là sự lặp đi lặp lại của lễ thức đã mất từ lâu. Trong các nghi lễ, các sự kiện huyền thoại về quá khứ thiêng liêng đã được tái tạo lại. Ông cho rằng có sự thống nhất nội tại giữa huyền thoại và


nghi lễ. Nhà nghiên cứu B.Malinowski cho rằng mối quan hệ của huyền thoại và nghi lễ là mối quan hệ của lời nói và hành động, lí thuyết và thực hành. Theo B.Malinowski, huyền thoại trong các xã hội cổ đại (tức là nơi nó vẫn chưa bị coi là tàn dư) không chỉ mang ý nghĩa lí thuyết, không chỉ là phương tiện hiểu biết khoa học hoặc tiền khoa học về thế giới xung quanh mà nó còn thực thi chức năng thực hành để nâng đỡ bảo trì các truyền thống và tính liên tục của văn hóa bộ lạc nhờ hướng tới hiện thực siêu nhiên của các sự kiện tiền sử. Huyền thoại giải mã tư duy, củng cố đạo lí, đưa ra các quy tắc ứng xử, chuẩn nhận các nghi lễ, hợp lí hóa và biện minh cho các thiết chế xã hội…. Hiện thực của huyền thoại bắt nguồn từ các sự kiện của thời kì tiền sử nhưng đối với thổ dân nó vẫn là hiện thực tâm lí nhờ việc tái tạo huyền thoại trong nghi lễ và nhờ ý nghĩa ma thuật của nghi lễ. Nhà nghiên cứu M.Eliade khẳng định nhờ có nghi lễ mà thời kì thanh khiết thiêng liêng của huyền thoại được khôi phục. Nghi lễ duy trì trật tự xã hội ở trạng thái viên mãn, không bị hao mòn. Nhìn chung, nghi lễ giúp huyền thoại hướng tới trạng thái cân bằng, yên ổn do tái liên kết với thiên nhiên, với xã hội theo từng giai đoạn. Vì thế, nhà nghiên cứu này cho rằng có những khoảng thời gian thiêng có tính chất khác hẳn với khoảng thời gian còn lại, đó là thời gian thiêng. Trong tâm thức của con người, thời gian có sự đồng hiện của thời gian thiêng và thời gian trần tục. Thời gian thế tục là thời gian vật lí, thời gian lịch sử… gắn liền với cuộc sống con người. Trong thần thoại, thời gian thiêng là những khoảnh khắc thần linh sáng tạo; hoặc con người có thể liên thông với lực lượng siêu nhiên như thời gian trong nghi lễ.

Thần thoại Việt Nam có sự đồng hiện của thời gian thiêng và thời gian trần tục. Nơi đó, con người vừa sống và trải nghiệm thời gian vật lí vừa trải nghiệm thời gian thiêng. Một số truyện đề cập thời gian thiêng – thời gian khởi nguyên với công cuộc sáng tạo vĩ đại của các thần: thần Trụ trời xây cột chống trời, trời tạo ra con người… Bên cạnh đó, nhiều truyện đề cập đến nghi lễ khẳng định sự tôn kính, biết ơn của con người đối với thần linh như trong truyện Truyện thần đất bị đánh, Thần nước, Thần tài, Nữ thần lúa, mo Đẻ đất đẻ nước… Thần thoại Trung Quốc cũng đề cập nhiều đến thời gian thiêng – thời gian khởi nguyên khi kể về thần Bàn Cổ tách rời trời, đất; hóa thân thành sông núi cỏ cây… Thần thoại Trung Quốc kể về nhiều nghi lễ như việc

Xem tất cả 271 trang.

Ngày đăng: 10/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí