Ngôn ngữ và Văn học Việt Nam: Truyền kì Việt Nam thời trung đại từ góc nhìn huyền thoại (đối chiếu với truyền kì Trung Hoa thời trung đại) - 10


về không gian và thời gian. Các câu chuyện cổ tích đều bắt đầu bằng cụm từ “Ngày xửa, ngày xưa…”. Nhiều truyện cổ tích có sự tham gia của các vị thần hoặc ông bụt, bà tiên… có phép thuật cao cường như các vị thần trong thần thoại. Sự xuất hiện của các nhân vật này sẽ kéo theo hàng loạt sự kiện kì ảo làm cho câu chuyện hấp dẫn, kì ảo; công lí sẽ được thực thi. Trong truyện cổ tích Tấm Cám, bụt đã nhiều lần hiện lên để bảo vệ Tấm trước khi nàng biết tự bảo vệ mình. Một số truyện có kết cấu mở và mang tính suy nguyên luận như kết cấu của thần thoại. Truyện cổ tích Việt Nam có nhiều truyện có nhan đề bắt đầu bằng từ “sự tích”: Sự tích chim hít cô, Sự tích đá Vọng phu… giải thích sự xuất hiện của các sự vật, hiện tượng tự nhiên.

Tư duy huyền thoại chi phối mạnh mẽ xã hội cổ sơ – thời kì hoàng kim cho sự xuất hiện của văn học dân gian. Thần thoại, truyền thuyết, sử thi anh hùng, cổ tích không chỉ thể hiện tín ngưỡng vạn vật hữu linh, tín ngưỡng vật tổ… của người nguyên thủy mà còn kế thừa nhiều đặc điểm về thi pháp mang tính chất suy nguyên luận về vũ trụ của huyền thoại.

2.4.2. Văn học viết

Sự kế thừa huyền thoại trong văn học Việt Nam có mức độ, đặc điểm khác nhau theo từng giai đoạn lịch sử. Sự kế thừa huyền thoại trong văn học viết khác với trong văn học dân gian. Trong văn học dân gian, ý thức huyền thoại giữ vai trò chủ đạo. Về sau, khi tư duy huyền thoại không còn giữ vị trí thống trị trong xã hội thì văn học cũng bắt đầu hành trình thực hiện những nhiệm vụ nghệ thuật của mình. Các nhà văn tạo nên tác phẩm văn học không chỉ thể hiện những vấn đề của cá nhân và xã hội mà còn thể hiện cá tính nghệ thuật của một người cầm bút. Trong văn học viết, càng ngày, sự tái hiện huyền thoại càng nghiêng về việc tái tạo các cấu trúc thần thoại. Trong văn học trung đại Việt Nam, các thể loại kế thừa huyền thoại nhiều nhất là các truyện “thần linh, quái dị, anh tú” và truyện truyền kì. Trong đó, truyện “thần linh, quái dị, anh tú” đã:

ghi chép các truyện thần kì, hoang đường mà chính sử thường không chép, nhưng lại chép với tinh thần “thực lục” của nhà làm sử. Chính đề tài bắt buộc nhà sáng tác phải tưởng tượng, bất kể có tự giác hay không, và cách “thực lục”


nhiều khi đòi hỏi tác giả phải hư cấu ra người kể, người chứng kiến làm cho truyện có sức thuyết phục (Trần Đình Sử, 2005, tr.285, 286).

Các truyện “thần linh, quái dị, anh tú” trong văn học trung đại Việt Nam bắt đầu với Việt điện u linh của Lý Tế Xuyên, ra đời vào thế kỉ XIII – XIV. Sách ghi chép truyện về các thần thông minh, chính trực, được phong tặng danh hiệu, được cầu cúng do có công đức dương phò âm trợ đối với đất nước. Thiền uyển tập anh là tác phẩm ra đời vào giữa thế kỉ XIV kể về các nhà sư xếp theo thế hệ. Nhiều mô típ thần kì được sử dụng như mô típ sinh hạ thần kì, tu tập thần kì, quy tịch thần kì… Lĩnh Nam chích quái của Trần Thế Pháp, ra đời vào khoảng thế kỉ XV. Tác phẩm này thu thập được nhiều truyện kì lạ về cội nguồn dân tộc, anh hùng dân tộc, thần thiêng sông núi, chiến công của các vị tiền nhân… như các truyện Rùa vàng, Họ Hồng Bàng, Phù Đổng Thiên Vương, Sơn Tinh, Thủy Tinh… Tập Lĩnh Nam chích quái sử dụng nhiều mô típ thần kì như mô típ nằm mộng, mô típ hóa phép, mô típ kết duyên kì lạ… Như vậy, các tác phẩm “thần linh, quái dị, anh tú” không chỉ kế thừa tư duy huyền thoại mà còn kế thừa thi pháp huyền thoại.

Bên cạnh các truyện “thần linh, quái dị, anh tú”, truyện truyền kì cũng đã kế thừa sâu sắc kho tàng huyền thoại. Truyền kì là một thể văn sử dụng nhiều yếu tố hoang đường, kì ảo như thần, tiên, ma quỷ, yêu tinh… Các tác phẩm truyền kì tiêu biểu của Việt Nam là Truyền kì mạn lục, Thánh Tông di thảo, Truyền kì tân phả, Truyện kí trích lục, Vân Cát thần nữ cổ lục… Trong đó, Truyền kì mạn lục là đỉnh cao của thể loại truyền kì Việt Nam thời trung đại. Truyền kì kế thừa tư duy huyền thoại như niềm tin vạn vật hữu linh, sự đồng nhất logic và cảm xúc… Điều này thể hiện tập trung trong thế giới nhân vật của truyền kì. Nhân vật của truyền kì là sự huyền thoại hóa các nhân vật tín ngưỡng, tôn giáo, lịch sử với thái độ trân trọng, ngợi ca. Truyền kì còn huyền thoại hóa các biểu tượng vốn từ vô thức tập thể của nhân loại như thần, yêu ma, nước, đêm, người phụ nữ với những khổ nạn… Truyền kì chứa đựng nhiều mô típ thần kì như mô típ hiển linh, lên thiên đình, xuống địa phủ, lạc vào còi tiên, ra đời thần kì, nằm mộng, biến hình, chinh phục cái chết, kết duyên kì lạ… Trong truyền kì, thời gian và không gian mang tính chất tâm linh, hư ảo, đồng hiện

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 271 trang tài liệu này.


các còi, các chiều kích… Bên cạnh không gian, thời gian lịch sử; truyền kì còn có không gian, thời gian đồng hiện, vĩnh hằng của huyền thoại.

Ngôn ngữ và Văn học Việt Nam: Truyền kì Việt Nam thời trung đại từ góc nhìn huyền thoại (đối chiếu với truyền kì Trung Hoa thời trung đại) - 10

Đầu thế kỉ XX, đặc biệt là trong giai đoạn 1930 – 1945, văn học Việt Nam chứng kiến sự bùng nổ của các tác phẩm văn học thuộc nhiều trào lưu khác nhau. Trong đó, nhiều truyện ngắn, tiểu thuyết có yếu tố kì ảo ra đời như truyện ngắn Giật mình tỉnh dậy, Bóng người trong sương mù, Lan rừng (Nhất Linh); Thần hổ, Ai hát giữa rừng khuya (Tchya); Báo oán, Trên đỉnh non Tản, Xác ngọc lam, Rượu bệnh, Lửa nến trong tranh, Loạn âm (Nguyễn Tuân); Một truyện ghê gớm, Tiếng hú ban đêm, Một đêm trăng, Ma xuống thang gác, Trại Bồ Tùng Linh (Thế Lữ); Làng, Ngậm ngải tìm trầm (Thanh Tịnh)… tiểu thuyết như Vàng và máu (Thế Lữ); Tiêu sơn tráng sĩ (Khái Hưng)… Các tác phẩm này còn được gọi là truyện kì ảo, truyện kinh dị, truyện đường rừng… Nhà nghiên cứu Nguyễn Huệ Chi đã gọi các tác phẩm này là “phỏng truyền kì”, là “những truyện ngắn và cá biệt một đôi truyện vừa có sự tham gia đậm nét của yếu tố kì ảo dùng lại mô típ truyện truyền kì quá khứ” (Nguyễn Huệ Chi, 2009c, tr.5). Các nhà văn đã dựa trên niềm tin của con người về vạn vật hữu linh, về ma quỷ... để sáng tạo nên những nhân vật kì ảo như ma, yêu tinh, người có thể biến hình thành vật... Khác với các tác phẩm truyền kì, tác phẩm phỏng truyền kì không còn sự phê phán yêu ma quỷ quái mà chỉ có sự ca ngợi cái đẹp siêu thoát của những hồn ma, những cuộc tình người – ma như trong Trại Bồ Tùng Linh (Thế Lữ)... Các tác giả còn dùng hình ảnh ma để bộc lộ những suy tư, trăn trở về con người như trong Ngậm ngải tìm trầm (Thanh Tịnh)... Đặc biệt, sự giải huyền thoại đã bắt đầu manh nha với những lí lẽ khoa học giải thích cho những hiện tượng ma quái như trong Vàng và máu (Thế Lữ)... Như vậy, sự kế thừa huyền thoại trong một số truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam trong những năm 1930 – 1945 thiên về nghệ thuật hơn là về tư duy. Các yếu tố nhân vật, mô típ, không gian, thời gian nghệ thuật từ huyền thoại được chuyển hóa vào tác phẩm văn học để tạo nên một hình thức nghệ thuật mới mẻ.

Trong văn học Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975, tác phẩm văn học tập trung phản ánh cuộc chiến chống giặc ngoại xâm và công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa. Văn học là tiếng nói động viên kịp thời công cuộc chiến đấu và sản xuất. Ở cả hai miền Nam Bắc, sự kế thừa huyền thoại chỉ chiếm vị trí khiêm tốn với các tác phẩm


như truyện dài Chùa Đàn (Nguyễn Tuân); tập truyện Trăng ma lầu Việt (tập 2, Quách Tấn); tập truyện Kim Ba chí dị (Kim Ba); tập truyện Tân liêu trai, truyện dài Còi âm nơi quán Cây Dương (Bình Nguyên Lộc); tiểu thuyết Đám ma nhà mệ Hoát, truyện ngắn Đám cưới hai u hồn (Vũ Bằng)... Với các yếu tố huyền thoại, kì ảo; các truyện này thể hiện sự đề cao cái đẹp, cái thiện và thể hiện tình yêu đất nước một cách kín đáo.

Theo thời gian, sự kế thừa huyền thoại càng nghiêng về tính nghệ thuật, thi pháp. Từ năm 1986 đến nay, văn học Việt Nam hướng về cảm hứng đời tư, thế sự; các yếu tố huyền thoại di chuyển vào tác phẩm văn học để tạo nên sự đa nghĩa, đa chiều; đặc biệt thể hiện tập trung ở truyện ngắn và tiểu thuyết. Theo nhiều nhà nghiên cứu, sự chú ý đến thần thoại trong toàn bộ văn học thế kỉ XX bộc lộ trong ba dạng cơ bản. Một là sự tăng cường sử dụng các hình tượng và cốt truyện của thần thoại. Hai là xuất hiện tâm thế sáng tạo nên những huyền thoại mang đậm dấu ấn của tác giả. Ba là sáng tác những tác phẩm kiểu như “tiểu thuyết – huyền thoại” (roman-mythe) và các loại tương tự: “kịch – huyền thoại”, “trường ca – huyền thoại”… Tiêu biểu cho dạng thức thứ ba là tiểu thuyết của J.Joyce và T.Mann. Trong tiểu thuyết Ulysses của J.Joyce, cốt truyện sử thi huyền thoại của Odyssée trở thành phương tiện điều chỉnh chất liệu nghệ thuật hỗn độn. Ở tiểu thuyết của T.Mann như Joseph và anh em... cốt truyện thường được rút ra từ Kinh Thánh và được đưa ra như một thần thoại được lịch sử hóa hoặc một truyền thuyết lịch sử được huyền thoại hóa. Dạng thức thứ nhất và thứ hai của sự huyền thoại hóa rất phổ biến trong văn học hiện đại Việt Nam. Dạng thứ nhất – việc tăng cường sử dụng các hình tượng và cốt truyện thần thoại, thể hiện trong các tác phẩm như Con gái thủy thần, tập truyện Những ngọn gió Hua Tát (Nguyễn Huy Thiệp), Gióng (Lê Minh Hà), Giàn thiêu (Vò Thị Hảo), Đức Phật, nàng Savitri và tôi (Hồ Anh Thái), Mẫu thượng ngàn (Nguyễn Xuân Khánh)... Dạng thứ hai – sáng tạo nên những huyền thoại mang đậm dấu ấn của tác giả, thể hiện trong các tác phẩm như Lời nguyền hai trăm năm (Khôi Vũ), Nguyệt kiếp (Vò Thị Hảo), Phiên chợ Giát (Nguyễn Minh Châu), Thiên sứ (Phạm Thị Hoài), Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh)... Ngoài thần thoại, huyền thoại bám sâu vào các cơ tầng văn hóa như nghi lễ, tín ngưỡng, vô thức tập thể... nên khi được tái sinh vào tác phẩm văn học


sẽ ở nhiều dạng thức khác nhau như đề tài, biểu tượng, nhân vật, mô típ, không gian, thời gian... Sự hòa nhập các yếu tố huyền thoại vào tác phẩm văn học luôn gắn liền với sự sáng tạo của tác giả. Tuy nhiên, sự chuyển hóa của các yếu tố huyền thoại vào trong các tác phẩm văn học Việt Nam, đặc biệt là truyện ngắn, tiểu thuyết từ 1986 đến nay, còn có xu hướng giải huyền thoại. Đó là sự nhận thức lại nhân vật, sự kiện

- từng được kính sợ – với những suy tư, tình cảm rất người. Truyện Gióng (Lê Minh Hà) đề cập sự cô đơn của một người anh hùng sau khi đại thắng. Trong Nguyệt kiếp (Vò Thị Hảo) là những hồn ma – người lính luôn nhắc nhở về những mất mát thảm khốc bởi chiến tranh... Nhìn chung, yếu tố huyền thoại trong các tác phẩm văn học Việt Nam sau 1986 giúp nhà văn, người đọc tiếp cận, lí giải những hiện tượng phức tạp trong cuộc sống hiện thực, trong ý thức, vô thức của con người. Đặc biệt, khi khoa học tưởng chừng như đã soi sáng tất cả các hiện tượng, con người vẫn luôn cần huyền thoại để lí giải sự chông chênh, phức tạp của tâm lí con người khi đối diện với xã hội và với bản thân mình.

Trong bài viết Truyền thống hiếu kì trong tiểu thuyết Trung Quốc, nhà nghiên cứu Nguyễn Thị Bích Hải khẳng định “thị hiếu thẩm mĩ của tiểu thuyết Trung Quốc nổi bật lên ba chữ “hiếu” (thích, chuộng) (tam hiếu, hay có thể gọi là “thị hiếu bộ ba”), đó là: hiếu sự, hiếu sử và hiếu kì” (Nguyễn Thị Bích Hải, 2007, tr.77). Thật vậy, hiếu kì là một đặc điểm xuyên suốt văn học Trung Quốc, đặc biệt là tiểu thuyết Trung Quốc từ lúc manh nha đến nay. Trong văn học dân gian, thần thoại và tiểu thuyết Trung Hoa là những thể loại chứa đựng các yếu tố huyền thoại nhiều nhất. Các thần thoại tiêu biểu của Trung Hoa là những câu chuyện về Nữ Oa luyện đá vá trời, chim tinh vệ lấp biển, Khoa Phụ đuổi theo mặt trời, Ngưu Lang Chức Nữ… Mặc dù các thần thoại này không thể hiện rò nguồn gốc và phả hệ của các vị thần như thần thoại Ấn Độ, Hy Lạp nhưng đã thể hiện sự gắn bó của con người và tự nhiên; cái đẹp hồn nhiên, chất phác, mộc mạc của con người nguyên thủy. Truyền thuyết Trung Hoa kể về những nhân vật, sự kiện gần gũi hơn với con người. Tiêu biểu nhất là các truyền thuyết về vua Nghiêu, vua Thuấn, vua Vũ… Đó là những nhân vật có thật trong lịch sử đã được tô điểm thành huyền thoại.


Văn học viết thời trung đại của Trung Hoa thường được chia theo triều đại. Văn học Tiên Tần - thường được coi như là khởi nguyên của văn học viết Trung Hoa - đã có những trang viết trong sách của Trang Tử thể hiện sự tưởng tượng bay bổng diệu kì. Thời Lục triều có nhiều tác phẩm chí quái, chí nhân mà tiêu biểu nhất là các tác phẩm được tập hợp trong Sưu thần ký. Lỗ Tấn từng nhận định rằng đến đời Đường, văn nhân Trung Hoa mới có ý thức viết tiểu thuyết. Thật vậy, tiểu thuyết truyền kì ở đời Đường đã khẳng định vai trò thể loại bằng cả số lượng và giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm. Các truyền kì Đường xây dựng hệ thống nhân vật bao gồm nhiều thành phần trong xã hội; hệ thống sự kiện, tình tiết li kì. Đến thời Tống Nguyên, thoại bản được phổ biến rộng rãi. Các thoại nhân dựa vào thoại bản để kể chuyện. Vì thế, thoại bản được xây dựng bằng nhiều tình tiết kì lạ; sự sắp xếp các sự kiện thật li kì, éo le để tạo nên sự hấp dẫn, cuốn hút cho người nghe. Rồi có những văn nhân dựa vào thoại bản để biên soạn lại thành một loại là “nghĩ thoại bản” (mô phỏng theo các thoại bản). Theo dịch giả Phạm Thị Hảo, các tác phẩm “nghĩ thoại bản” tiêu biểu nhất và có ý nghĩa đặt cơ sở cho tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc là Tam ngôn (Phùng Mộng Long), Nhị phách (Lăng Mộng Sơ). Khảo sát các tác phẩm này, chúng tôi nhận thấy bên cạnh sự xuất hiện của các nhân vật thần linh, yêu ma quỷ quái là những nhân vật bình phàm như vua quan, nông dân, thư sinh, ca nữ… Có thể các nhân vật này không có nguồn gốc phi phàm, không biết đằng vân giá vũ nhưng lại có những cuộc kì ngộ, kì tình, kì tài, kì mưu… hiếm thấy trong cuộc sống đời thường. Đến thời Minh Thanh, kế thừa những tác phẩm trước đó, tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc đạt đến trình độ mẫu mực. Yếu tố huyền thoại xâm nhập vào nhiều tác phẩm tiểu thuyết thời kì này. Trong Tây du kí (Ngô Thừa Ân), bên cạnh các nhân vật trần tục là vô vàn các thần linh, yêu ma quỷ quái… Trong Hồng lâu mộng (Tào Tuyết Cần), hai nhân vật chính Giả Bảo Ngọc và Lâm Đại Ngọc ở hạ giới thoát thai từ hòn đá (trong thần thoại Nữ Oa luyện đá vá trời) và cây Giáng châu chốn thượng giới… Thậm chí, tiểu thuyết lịch sử như Tam quốc chí diễn nghĩa (La Quán Trung) cũng không thiếu những điềm triệu, tiên tri, những nghi lễ huyền thoại như cầu gió, cầu mưa… Đặc biệt, các tiểu thuyết truyền kì như Tiễn đăng tân thoại (Cù Hựu), Liêu trai chí dị (Bồ Tùng Linh) thể hiện một cách tập trung quan niệm mang màu sắc huyền thoại về hiện thực và con


người, sử dụng những thủ pháp nghệ thuật huyền thoại. Liêu trai chí dị (Bồ Tùng Linh) được các nhà nghiên cứu đánh giá “thuộc thể truyện ngắn. Thường là với lời văn điêu luyện, hình thức ngắn gọn, tác giả diễn đạt được một nội dung lớn” (Sở nghiên cứu văn học thuộc Viện Khoa học xã hội Trung Quốc, 1997, tr.608), “trực tiếp kế thừa tiểu thuyết chí quái đời Ngụy Tấn – Nam Bắc Triều và truyền kì đời đường với tinh thần sáng tạo cao” (Trần Xuân Đề, 2003, tr.210). Tiểu thuyết truyền kì Trung Hoa đã có sự ảnh hưởng đến văn học nhiều nước khác như Việt Nam, Hàn Quốc… tạo nên thể loại chung mang tính khu vực.

Văn học hiện đại Trung Hoa vẫn kế thừa dòng văn học huyền thoại trước đó. Đặc biệt, sau năm 1979 (sau Cách mạng văn hóa), các nhà văn có điều kiện tìm tòi những vùng hiện thực mới, những cách thể nghiệm mới trong văn chương. Các tác phẩm của Mỹ La tinh như Trăm năm cô đơn (Gabriel Garcia Marquez), các tác phẩm của Yasunary Kawabata (Nhật Bản)… du nhập vào Trung Quốc góp thêm nhiều cách nhìn nhận cuộc sống, kĩ thuật viết mới lạ. Dòng văn học tầm căn ở Trung Quốc đã tìm về với huyền thoại, với văn hóa dân gian, lịch sử Trung Quốc… Các tác phẩm tiêu biểu là Phế đô, Hoài niệm sói (Giả Bình Ao); Gót sen ba tấc, Roi thần, Âm dương bát quái (Phùng Ký Tài); Từ điển Mã Kiều (Hàn Thiếu Công); Châu chấu đỏ, Củ cải đỏ trong suốt, Hoan lạc (Mạc Ngôn); Hồ điệp (Vương Mông); Linh sơn (Cao Hành Kiện)… Các tác phẩm này không chỉ nhìn con người từ góc nhìn xã hội mà còn từ góc nhìn văn hóa; lĩnh hội nét đẹp của con người nguyên thủy; tìm kiếm ngọn nguồn sức mạnh của sinh mệnh. Tác phẩm của dòng văn học tầm căn sử dụng nhiều thủ pháp nghệ thuật huyền ảo như xây dựng sự kiện, không gian, thời gian kì ảo…

Nhiều nhà nghiên cứu đã nói về vai trò quan trọng của huyền thoại đối với con người hiện đại. Trong công trình Myth and literature – Contemporary theory and practice (Thần thoại và văn học - Lý thuyết và thực hành đương đại), nhà nghiên cứu J.Campbell đã phản đối các nhà huyền thoại duy lí, ông cho rằng huyền thoại là sự vĩnh cửu, không chỉ đơn giản là một sự chiếm hữu nguyên thủy. Không có cái gì có thể thay thế được huyền thoại. Khảo sát các tác phẩm văn học tiêu biểu của Việt Nam và Trung Hoa, chúng tôi nhận thấy các yếu tố huyền thoại không chỉ tồn tại ở các tác phẩm văn học dân gian mà còn ở các tác phẩm văn học viết. Các tác phẩm văn học -


sử dụng yếu tố huyền thoại – đã tạo nên một dòng riêng, âm thầm chảy trong suốt lịch sử văn học.

Xem tất cả 271 trang.

Ngày đăng: 10/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí