Đồng Nhất Tự Nhiên Và Siêu Nhiên


loại cho tới tận ngày nay, sức sống của huyền thoại vẫn lan tỏa trong văn học viết, trong đời sống xã hội. Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi chủ yếu nghiên cứu huyền thoại tồn tại trong dạng thức thần thoại.

Việc nghiên cứu huyền thoại trong tác phẩm văn học thường đòi hỏi cách tiếp cận hệ thống. Vì các yếu tố huyền thoại đã có một sự di chuyển từ hệ thống huyền thoại sang hệ thống văn học. Chúng tôi trải qua lần lượt ba bước khi tiến hành phân tích huyền thoại trong tác phẩm văn học: xác định các yếu tố huyền thoại trong tác phẩm văn học, phân tích hình thái và chức năng gốc của các yếu tố này trong thần thoại, phân tích hình thái và chức năng của các yếu tố huyền thoại trong tác phẩm văn học. Thông thường, các yếu tố huyền thoại có sự chuyển hóa khi di chuyển từ hệ thống huyền thoại sang hệ thống văn học. Bởi vì hệ thống huyền thoại và hệ thống văn học tuy tương đồng nhưng cũng có nhiều điểm khác biệt. Các yếu tố huyền thoại phải có sự chuyển hóa để có thể tồn tại một cách hòa hợp với các yếu tố khác trong tác phẩm văn học.

Trong quá trình tìm hiểu đề tài Truyền kì Việt Nam thời trung đại từ góc nhìn huyền thoại (đối chiếu với truyền kì Trung Hoa thời trung đại), chúng tôi khảo sát hệ thống huyền thoại chủ yếu là các thần thoại của Việt Nam. Chúng tôi có tham khảo các tác phẩm thần thoại của Trung Hoa và các nước khác trên thế giới. Đối với hệ thống văn học, chúng tôi khảo sát các tác phẩm truyền kì của văn học Việt Nam thời trung đại. Bên cạnh đó, chúng tôi có tham khảo các truyền kì của văn học Trung Hoa. Bên cạnh việc ứng dụng các lí thuyết huyền thoại vào việc phân tích huyền thoại trong các tác phẩm truyền kì; chúng tôi đã sử dụng lí thuyết thi pháp học để chia tách, phân tích các yếu tố huyền thoại trong tác phẩm.

2.2. Tư duy huyền thoại

Huyền thoại có thể được nghiên cứu ở hai bình diện: tư duy huyền thoại và thi pháp huyền thoại. Tư duy là giai đoạn cao của quá trình nhận thức. Tư duy là đi sâu tìm hiểu bản chất và quy luật của các sự vật, hiện tượng mà con người quan tâm. Tìm hiểu tư duy là tìm hiểu đặc trưng cơ bản nhất, ưu việt nhất của loài người. Nhà nghiên cứu E.Morin nhận định tư duy của con người là tư duy phức hợp. Cụ thể, tư duy của con người bao gồm tư duy kinh nghiệm/ logic/ lí tính và tư duy tượng trưng/ huyền


thoại/ ma thuật. Tư duy kinh nghiệm/ logic/ lí tính có sự vượt trội của tính phân biệt, đặc biệt là sự phân biệt hiện thực – tưởng tượng. Trong khi đó, tư duy tượng trưng/ huyền thoại/ ma thuật lại mang đặc điểm có sự vượt trội của tính kết nối, đặc biệt là sự kết nối hiện thực và tưởng tượng.

Nhiều nhà nghiên cứu khác cũng nhấn mạnh sự đặc biệt của tư duy huyền thoại. Nhà nghiên cứu Lê Nguyên Cẩn khẳng định “Huyền thoại là hình thức triết lí đầu tiên của con người đồng thời cũng là hình thức khái quát văn hóa đầu tiên trong tiến trình lịch sử đầu tiên của nhân loại” (Lê Nguyên Cẩn, 2014, tr.90). Nhà nghiên cứu J.Chevalier và A.Gheerbrant thì khẳng định “Dù cho các hệ thống diễn giải có những điểm khác nhau như thế nào nhưng đều có tác dụng hỗ trợ cho việc nhận thức một tầm vóc trong cái thực tại của con người và cho thấy hướng tác động của những chức năng tượng trưng hóa của cái tưởng tượng” (Chevalier và Gheerbrant, 2002, tr.461). Tư duy huyền thoại là sự nhận thức, đi sâu vào bản chất và phát hiện ra tính quy luật của mọi sự vật, hiện tượng của con người thời nguyên thủy. Tư duy huyền thoại là khởi nguyên của các hình thái tư tưởng đã bị phân hóa và phát triển hơn. Tư duy huyền thoại thể hiện bản chất của huyền thoại nói riêng và là cơ sở của các phương thức thể hiện huyền thoại.

Tư duy huyền thoại có sự độc đáo và nhiều nét khác biệt với tư duy của con người hiện đại. Theo chúng tôi, điều đó được tạo nên chủ yếu bởi sự đồng nhất các phạm trù trong tư duy huyền thoại. Bên cạnh đó, tư duy huyền thoại còn được tạo nên bởi sự dung chứa các cổ mẫu – kinh nghiệm tinh thần của loài người. E.Morin nhấn mạnh đặc điểm kết nối hiện thực và tưởng tượng của tư duy huyền thoại. E.M.Melentinsky khẳng định huyền thoại chứa đựng hệ tư tưởng khởi nguyên mang tính nguyên hợp. Ông còn khẳng định rằng “Nếu trong phân tích khoa học có sự tương đồng hoặc một dạng quan hệ khác, thì trong huyền thoại có vẻ như là có sự đồng nhất” (Meletinsky, 2004, tr.218). Nhà nghiên cứu Chu Xuân Diên nhận định: người nguyên thủy chưa phân biệt tách bạch hai phạm trù “con người” và “tự nhiên”, chủ thể - khách thể, vật chất – tinh thần (sự vật và kí hiệu, đồ vật và tên gọi…), đồ vật và các thuộc tính của nó, số ít – số nhiều, bộ phận – toàn thể, vĩ mô – vi mô, tĩnh

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 271 trang tài liệu này.

– động…. Theo nhà nghiên cứu C.G.Jung, thành phần tiêu biểu nhất của huyền thoại


Ngôn ngữ và Văn học Việt Nam: Truyền kì Việt Nam thời trung đại từ góc nhìn huyền thoại (đối chiếu với truyền kì Trung Hoa thời trung đại) - 7

là cổ mẫu. Các cổ mẫu này là vô thức tập thể. Chính vì thế, người nguyên thủy không chỉ hiểu mà còn sống và trải nghiệm huyền thoại.

Chúng tôi đã khảo sát sự đồng nhất của từng cặp phạm trù tiêu biểu trong thần thoại Việt Nam. Đồng thời, chúng tôi cũng tham khảo các thần thoại tiêu biểu nhất của Trung Hoa và một số thần thoại tiêu biểu trên thế giới để có cái nhìn chi tiết, khách quan về tư duy huyền thoại. Chúng tôi phân tích đặc điểm tiêu biểu nhất của tư duy huyền thoại – đó là sự đồng nhất các phạm trù: tự nhiên và siêu nhiên, con người và siêu nhiên, con người và tự nhiên, khởi đầu và nguyên nhân. Bên cạnh đó, chúng tôi đã khảo sát các cổ mẫu tiêu biểu trong thần thoại Việt Nam và Trung Hoa để tìm hiểu những đặc điểm quan trọng nhất của huyền thoại.

2.2.1. Sự đồng nhất các phạm trù

2.2.1.1. Đồng nhất tự nhiên và siêu nhiên

Trong khi phạm trù “tự nhiên” chỉ “tất cả nói chung những gì tồn tại mà không phải do con người mới có” (Hoàng Phê, 2004, tr.1076) thì phạm trù “siêu nhiên” chỉ những gì “vượt ra ngoài, ở bên trên tự nhiên, không thể giải thích bằng các quy luật tự nhiên” (Hoàng Phê, 2004, tr.858).

Trong huyền thoại, phạm trù tự nhiên có sự đồng nhất với siêu nhiên. Biểu hiện đầu tiên của sự đồng nhất tự nhiên và siêu nhiên trong huyền thoại là các sự vật, hiện tượng của tự nhiên đều được thần thánh hóa. Mỗi hiện tượng tự nhiên trong cái nhìn của người nguyên thủy là một thực thể sống động. Tên gọi của các đối tượng này là tên gọi chỉ các hiện tượng tự nhiên. Thực thể tự nhiên này luôn có linh hồn. Người nguyên thủy tiếp tục tách linh hồn của những thực thể tự nhiên này, làm cho nó tiếp tục có sự sống dưới hình dạng một vị thần. Bên cạnh thần trời, thần đất, thần mặt trăng... người nguyên thủy còn thừa nhận sự có mặt của nhiều vị thần khác. Trong thần thoại Việt Nam, thần tồn tại với tư cách là những hiện tượng tự nhiên. Tiêu biểu nhất trong số đó là ông trời sáng tạo ra loài người và vạn vật. Bên cạnh đó, thần thoại Việt Nam còn có thần đất, thần biển, thần sét, thần mưa, thần núi, thần nước, thần gió, thần lửa, thần mặt trời, thần mặt trăng, thần lúa, thần vàng... Mỗi vị thần khi hiển linh có hình dạng khác nhau. Thần biển ở trong hình dạng một con rùa khổng lồ. Khi thần hô hấp, biển sẽ có thủy triều lên hoặc xuống. Các vị thần đều có tiếng nói, suy


nghĩ, tình cảm với những cung bậc hỉ, nộ, ái, ố như con người. Truyện Tu bổ các giống vật kể rằng sau khi tạo ra vạn vật, trời cảm thấy chưa hài lòng với công cuộc sáng tạo của mình vì một số loài vật còn thiếu một phần thân thể. Vì thế, trời sai ba vị thần xuống hạ giới để thông báo rằng vạn vật chưa hoàn thiện thân thể thì lên trời tu bổ. Trong truyện Cường Bạo đại vương, thần Sét được sai xuống trần đánh Cường Bạo. Sau khi bị Cường Bạo lập mưu đánh ngã, thần sét sợ quá chạy vụt lên trời, bỏ quên cả vật bất li thân – búa thần. Trong thần thoại Thần biển, thần biển thường hiện ra để diệt trừ cướp biển, cứu người bị nạn… Các vị thần còn có khả năng biến hóa khôn lường. Trong truyện Thần đất, thần đất vốn có mình rồng nhưng thường hiện ra với hình dạng một cụ già. Trong truyện Thần nước, thần nước cai quản 3600 giống thủy tộc. Thần nước có hình rồng rất lớn. Thần cùng với thuộc hạ như cá, rắn, thuồng luồng vẫn thường hóa thành người để đi trên cạn. Trong truyện Nữ thần lúa, nữ thần lúa hiện ra trong hình hài một cô gái xinh đẹp, dáng người ẻo lả, tính hay hờn dỗi. Thần thoại Trung Quốc kể rằng thần Bàn Cổ là thần sáng tạo ra thế giới, thần Bàn Hồ là thủy tổ của một số dân tộc ở Trung Quốc. Bốn vị thần Phục Hy, Thiếu Hạo, Chuyên Húc, Viêm Đế trông coi bốn phương Đông, Tây, Bắc, Nam. Ngoài ra, thần thoại Trung Quốc còn kể về thần lửa, thần nước, thần mưa, thần biển, thần gió, thần suối, thần sét… dưới sự cai quản của Hoàng Đế trên trời.

Bên cạnh việc thần thánh hóa tự nhiên, sự đồng nhất tự nhiên và siêu nhiên còn thể hiện ở việc “thiêng hóa” sự vật. Những sự vật kì lạ, bí ẩn; những vật liên quan đến thần linh, hoặc là những vật được thầy cúng phù phép sẽ hóa thành thiêng liêng, có sức mạnh huyền bí. Phổ biến nhất là quan niệm nó thuộc về ma quỷ hoặc ma quỷ có thể tác động qua nó. Những bái vật này có thể nhìn, nghe, hiểu, hành động thậm chí còn biết biến hình. Trên thế giới, mọi người đều quen thuộc với tục lệ đeo những mảnh xương, răng, móng vuốt của thú dữ để gia tăng sức mạnh và sự bảo vệ. Những gì có sự liên quan đến thần đều nhận được sự tôn trọng, kính sợ của con người. Trong thần thoại Việt Nam, thần thoại về thần đất có kể về hòn đá Phia Vệ ở Lạng Sơn, núi đất Thổ Sơn ở Chi Lăng còn lưu lại dấu vết của thành được tiên xây… Trong thần thoại Trung Quốc, thần thoại về Nữ Oa kể về việc người dân dựng miếu thờ thần, cầu khấn cho tình duyên, con cái… Những dấu vết mà thần để lại, miếu, tượng thần… trở


nên có sức mạnh huyền bí vì chúng đã thuộc về thần linh, thần linh có thể tác động qua chúng.

Biểu hiện cao độ nhất của sự đồng nhất tự nhiên và siêu nhiên là con người thể hiện mối liên kết với các sự vật, hiện tượng tự nhiên không chỉ theo cách thông thường mà còn bằng các nghi lễ. Nghi lễ thường được hiểu là các hình thức thực hành tôn giáo và tín ngưỡng. Huyền thoại thường được thể hiện bằng ngôn từ, dưới hình thức truyện kể. Tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu thuộc trường phái huyền thoại – nghi lễ, đó là cái nhìn phiến diện, không phản ánh đúng bản chất của huyền thoại. Huyền thoại không chỉ là một hình thức diễn đạt bằng ngôn từ một nội dung nhận thức nào đó, huyền thoại còn là một hành động mang tính chất nghi lễ. Nhiều nhà nghiên cứu như Frazer, Malinowski… đã khẳng định người nguyên thủy thể hiện niềm tin đối với huyền thoại thông qua nghi lễ. Nhà nghiên cứu Blumenberg cũng phủ nhận quan điểm huyền thoại sinh ra để thỏa mãn sự tò mò về trí tuệ “huyền thoại sinh ra để đối phó với sự lo lắng cảm thấy bởi những người đã mạo hiểm từ nơi trú ẩn và an ninh trong khu rừng đến với sự mở rộng và không chắc chắn…” (Vickery, 1966, tr.152). Đối với người nguyên thủy, huyền thoại miêu tả cái siêu nhiên nhưng là cái siêu nhiên được cảm nhận như là hiện thực. Hay nói cách khác, sự đồng nhất logic và cảm xúc dựa trên cơ sở của sự đồng nhất tự nhiên và siêu nhiên. Chính vì vậy, theo nhiều nhà nghiên cứu, huyền thoại là nơi tập hợp của tôn giáo. Đối với Tylor, Frazer, Harrion, Hooke… “tôn giáo là khởi đầu của khoa học và huyền thoại là một phần của tôn giáo miêu tả thế giới, hoặc một phần của tôn giáo kiểm soát thế giới” (Vickery, 1966, tr.2). Đối với Bultmann “huyền thoại là một phần của thế giới quan tôn giáo, nó vĩnh cửu chứ không chỉ nguyên thủy” (Vickery, 1966, tr.2).

Trong thần thoại Việt Nam, nhiều truyện đề cập đến nghi lễ khẳng định sự tôn kính, biết ơn của con người đối với thần linh – chủ nhân của các hiện tượng và sự vật của tự nhiên. Ẩn trong các sự vật, hiện tượng của tự nhiên như trời, đất, nước, vàng, lúa, cây cối, mưa… đều có các vị thần. Các vị thần này có quyền lực vạn năng, có thể giúp con người thay đổi cuộc sống. Con người trong thần thoại có thể cầu xin các vị thần này để con người được thỏa ý nguyện. Trong Truyện thần đất bị đánh, một anh chàng đi kiện trời vì cho rằng trời bất công bắt anh ta nghèo khổ mãi. Trời phải cho


anh ta được giàu có. Anh ta đem tài sản của mình cấp phát cho mọi người. Thương một con người nhân hậu, nhân dân đã làm lễ cầu xin trời cho anh ta sống đến 100 tuổi. Trong một thần thoại khác về thần đất, thần đất thường hiện ra trong hình dáng một cụ già biết hết mọi việc dưới trần gian. Cứ đến 7 ngày cuối năm là thần lên thượng giới để chầu trời. Trong những ngày thần vắng mặt, mặt đất ngừng hoạt động. Đến 30 tháng chạp thần trở về, muôn vật mới bừng tỉnh dậy. Vì vậy, trong khoảng đó, người ta không dám động vào đất của thần. Phải đợi đến mồng 2 đầu năm, sau khi làm lễ động thổ cúng thần đất, người ta mới đào xới hoặc cày bừa. Trong truyện Thần nước, thần nước cai quản tất cả biển, ao, hồ, làm vua của mọi giống thủy tộc. Thần nước chịu mệnh lệnh của Ngọc Hoàng, thường làm mưa cho thế gian. Vì thế, mỗi khi gặp hạn hán, người ta cầu đảo để thần nước làm mưa. Trái lại, khi mưa gió làm lụt lội, người ta xin thần nước đừng làm mưa nữa. Trong truyện Thần tài, đầu năm, các thần sẽ xuống hạ giới, dân gian mang hình thần tài ra sân, dọn gà sống và cá chép để đón thần vào nhà. Vị thần này có hình dáng một ông lão to béo, vẻ mặt hớn hở, cười toét miệng, tay phải cầm quạt phe phẩy, tay trái cầm một cái túi đựng vàng. Trong truyện Nữ thần lúa, mỗi lần gặt xong là trần gian phải làm lễ cúng hồn lúa (cúng thần lúa), có nơi gọi là lễ cúng cơm mới. Các gia đình tự tổ chức lễ cúng cơm mới trong nhà mình. Các làng, các bản cũng phải mở những ngày hội chung để cúng thần lúa. Trong những ngày ấy, mở đầu cho các cuộc tế tự và trò vui, gọi là “rước bông lúa”. Trong mo Đẻ đất đẻ nước của người Mường, hai anh em Da Đan và Da Đét đã gieo hạt giống xuống đất, cầu xin bố (đã mất) giúp cho hạt giống trở thành một cây song để quật chết đoàn quân của kẻ thù. Vừa khấn xong, hạt giống đã mọc thành một cây song cao không biết bao nhiêu trượng, rộng cả bốn vòng ôm. Cũng trong mo này, trong lúc hạn hán, ông Pồng Pêu đã cầu mưa.

Thần thoại Trung Quốc đề cập khá nhiều đến những nghi lễ gắn liền với các vị thần của các hiện tượng, sự vật tự nhiên. Thần thoại Trung Quốc kể về việc thổi xôi đậu đỏ để xua đuổi tà ma quỷ quái; thờ cúng sinh thực khí cho vạn vật sinh sôi, mùa màng bội thu; làm lễ cầu xin nữ thần Hạn Bạt đi về nơi ở của thần để chấm dứt tình trạng hạn hán…


Về sau, con người vẫn thể hiện sự tôn kính đối với lực lượng siêu nhiên thông qua việc nhờ phụng gắn liền với nghi lễ. Thần thoại thường kể về công đức của các vị thần đối với tự nhiên, con người và xã hội; nhân vật được thờ cúng thường là các vị thần. Cái nhìn của con người đối với các vị thần là cái nhìn ngưỡng vọng và biết ơn. Các vị thần đó về sau luôn được con người thờ phụng kính cẩn như thần trời, thần đất, thần nước… Trong quá trình thờ phụng, con người tiến hành những nghi lễ tỏ lòng tôn kính, dâng lễ vật lên thần linh và linh hồn người chết… để tỏ lòng biết ơn, sám hối hoặc khẩn cầu. Trong công trình Luận về các phái của người Trung Hoa và Đằng Ngoài: nghiên cứu về tôn giáo của Trung Hoa và Bắc Việt Nam thế kỉ 18, nhà nghiên cứu A.S.Thecla đã nhận định về sự thờ cúng thần linh tiêu biểu của người Việt bao gồm: các vị thần trời và đất; các vị vua được gọi là thánh; những vị thần được giới quân sự thờ cúng; các vị thần bảo hộ được gọi là thành hoàng; các vị thần bảo hộ; tiên sư; thổ công; vua bếp và các vị thần khác; linh hồn người chết…

Chính vì huyền thoại có sự đồng nhất của tự nhiên và siêu nhiên nên các hiện tượng, sự vật của tự nhiên luôn gắn liền với các vị thần. Sự đồng nhất này thể hiện cao độ bằng niềm tin tuyệt đối của con người vào thần linh. Niềm tin này thể hiện qua những nghi lễ mà con người tiến hành để khẩn cầu các vị thần tự nhiên. Huyền thoại như là tôn giáo nguyên thủy. Người nguyên thủy xem huyền thoại như những lời “sấm truyền” mang tính chất thiêng liêng. Họ không chỉ nghe, kể huyền thoại mà còn trải nghiệm huyền thoại với niềm tin tuyệt đối.

Tư duy huyền thoại có sự đồng nhất phạm trù con người và tự nhiên. Cả hai phạm trù đó có sự đồng nhất với phạm trù siêu nhiên. Trong đó, sự đồng nhất phạm trù tự nhiên và siêu nhiên được thể hiện vô cùng mạnh mẽ. Sự đồng nhất phạm trù con người và siêu nhiên có sự thể hiện trong rất ít truyện thần thoại. Biểu hiện của sự đồng nhất phạm trù con người và siêu nhiên là sự thần thánh hóa những con người cụ thể. Con người có thể được hình dung như những đối tượng mang sức mạnh của các vị thần. Trong truyện Cường Bạo đại vương của thần thoại Việt Nam, anh chàng Cường Bạo đánh lại thần Sét. Trong thần thoại Trung Hoa, chàng Hậu Nghệ có sức khỏe phi thường, có thể bắn rơi cả mặt trời… Sự ưu ái của tư duy huyền thoại đối với sự đồng nhất phạm trù tự nhiên và siêu nhiên cho thấy sự quan tâm của người nguyên


thủy đối với thế giới xung quanh nhiều hơn chính bản thân mình. Họ chưa thể hiện mạnh mẽ mong muốn thần thánh hóa con người để gia tăng quyền lực cho nhân vật hay để tôn vinh các nhân vật tài đức. Tuy nhiên, sự thần thánh hóa nhân vật lại thể hiện mạnh mẽ trong các truyện dân gian về sau như sử thi, truyền thuyết… và trong các tác phẩm văn học viết trung đại, đặc biệt là ở Việt Nam và Trung Hoa.

2.2.1.2. Đồng nhất con người và tự nhiên

Theo cách hiểu thông thường, con người là “động vật tiến hóa nhất, có khả năng nói, tư duy, sáng tạo và sử dụng công cụ trong quá trình lao động xã hội” (Hoàng Phê, 2004, tr.697). Tự nhiên là “tất cả những gì tồn tại mà không phải do con người mới có” (Hoàng Phê, 2004, tr.1076). Con người và tự nhiên có nhiều đặc tính khác nhau. Tuy nhiên, hai phạm trù này lại có sự đồng nhất với nhau trong huyền thoại. Sự đồng nhất con người và tự nhiên là đặc điểm quan trọng nhất trong tư duy huyền thoại.

Sự đồng nhất của con người và tự nhiên xuất phát từ quan niệm vạn vật hữu linh. Con người nguyên thủy quan niệm bản thân mình gồm có hai phần linh hồn và thể xác. Trong đó, “Linh hồn là một hình ảnh phi vật chất của con người, mà về bản chất nó giống như hơi, không khí hay bóng đen. Nó là nguyên nhân của sự sống” (Tylor, 2019, tr.450). Linh hồn có thể rời bỏ thân thể và nhanh chóng đi từ nơi này sang nơi khác. Linh hồn vẫn luôn bộc lộ sức mạnh của nó. Con người có thể thấy nó như một ảo ảnh, một bóng ma nhưng thường là không nhìn thấy được. Nếu có, người ta vẫn có thể nhận ra linh hồn thuộc thân thể nào bởi vì linh hồn vẫn có sự giống nhau với thân thể. Quan niệm về con người có linh hồn đã dẫn tới quan niệm vạn vật đều có linh hồn. Động vật, thực vật cũng có những đặc trưng giống như con người như sống và chết, khỏe mạnh và bệnh tật... Trong tư duy nguyên thủy, con người chưa tách mình ra khỏi tự nhiên nên thường gán cho các khách thể tự nhiên những thuộc tính của mình. Người nguyên thủy cũng gán cho chúng một loại linh hồn giống như con người. Họ tin rằng vạn vật đều có linh hồn, cũng là một cơ thể sống giống như con người. Các loài động vật, thực vật và cả vật thể có thể có suy nghĩ, tình cảm, tính cách như con người. Người có thể biến thành vật và ngược lại. Linh hồn có thể nhập vào thân thể con người, động vật, thực vật thậm chí cả đồ vật để chi phối, tác động đến các sự vật này. Nhà nghiên cứu E.B.Tylor gọi linh hồn nói chung của vạn vật

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/06/2022