Đồng Nhất Khởi Đầu Và Nguyên Nhân


trong tư duy của người nguyên thủy là ma “người nguyên thủy quan niệm rằng tất cả tự nhiên đều mang sự sống, đều chứa đựng những thực thể ma” (Tylor, 2019, tr.659). Như vậy, biểu hiện đầu tiên và tiêu biểu nhất của sự đồng nhất con người và tự nhiên là sự nhân cách hóa tự nhiên “nguyên nhân đầu tiên và chủ yếu của việc biến những sự kiện thuộc kinh nghiệm hằng ngày thành huyền thoại là lòng tin vào sinh khí của toàn bộ tự nhiên – lòng tin này đã đạt tới điểm cao nhất ở sự nhân cách hóa nó” (Tylor, 2000, tr.384).

Khảo sát thần thoại, đặc biệt là thần thoại Việt Nam, chúng tôi nhận thấy biểu hiện tiêu biểu nhất của sự đồng nhất con người – tự nhiên là sự nhân cách hóa các sự vật, hiện tượng tự nhiên. Trong thần thoại Việt Nam, truyện Nữ thần lúa kể rằng hạt lúa đã từng tự tìm đường về nhà. Sau một lần bị một cô gái trách mắng (vì cô chưa dọn dẹp nhà cửa mà lúa đã lũ lượt kéo nhau về nhà), các hạt lúa vô cùng tức giận. Cùng với sự trợ giúp của nữ thần lúa, các hạt lúa đã trở nên nhỏ bé và không tự tìm đường trở về nhà nữa. Từ đó, con người phải vất vả cắt từng bông lúa để mang về nhà. Trong truyện Thần mưa, loài vật nào cũng khao khát vượt vũ môn để hóa rồng... Trong thần thoại Trung Quốc, trâu biết nói tiếng người (thần thoại về Ngưu Lang, Chức Nữ), cú mèo, rùa… cũng biết nói tiếng người (thần thoại về Đại Vũ, Nữ Kiều)… Biểu hiện thứ hai của sự đồng nhất con người – tự nhiên còn thể hiện ở truyền thống thờ vật tổ. Theo E.B.Tylor, ở các nấc thang văn hóa thấp, thường có một chế độ xã hội được biết dưới tên gọi thờ vật tổ. Đó là một bộ lạc tô tem chia thành các thị tộc. Thành viên mỗi thị tộc này thường gắn bó với nhau bằng tên gọi một con vật, cây cối hoặc một vật nào đó. Thông thường, họ sử dụng tên gọi của một con vật. Họ tự gọi tên của mình bằng tên gọi này và thậm chí còn truy tổ tiên của họ từ con vật, cây hoặc vật đó. Thần thoại Việt Nam vẫn ghi lại nguồn gốc con Rồng – cháu Tiên của dân tộc. Trong đó, theo nhiều nhà nghiên cứu thì tiên là biểu tượng thoát thai từ loài chim. Thần thoại Trung Hoa thì kể rằng người Miêu, người Dao ở đất nước họ xem

long cẩu Bàn Hồ là thủy tổ.

Biểu hiện thứ ba của sự đồng nhất con người và tự nhiên là sự suy nguyên luận của thực thể xã hội. Mặc dù loại biểu hiện này không xuất hiện nhiều trong thần thoại nhưng nó được kế thừa, phát huy trong các tác phẩm văn học về sau, đặc biệt là trong


truyện cổ tích, truyện truyền kì. Sự kế thừa này có thể là ý thức hoặc thậm chí là vô thức “Huyền thoại sẽ tạo thành một cấu trúc cơ bản đến kí ức và trí tưởng tượng của một nhà văn thậm chí không cần phải làm cho nó rò ràng” (Monneyron và Thomas, 2002, tr.65). Suy nguyên luận của thực thể xã hội là việc thực hiện chế độ ngoại hôn đối ngẫu, tức là việc kết hôn của một người đàn ông với một người đàn bà và phải khác thị tộc. Đặc biệt, trong huyền thoại “chế độ ngoại hôn thông thường được thể hiện dưới hình thức kết hôn với động vật, có nghĩa là với giống tô tem khác” (Meletinsky, 2004, tr.264). Kiểu kết hôn này rất phổ biến trong thần thoại. Trong thần thoại Việt Nam, truyện Thần nước kể rằng con cháu của thần nước cũng có thể kết duyên với người. Trong truyện Con thần nước lấy chàng đánh cá, con gái vua thủy tề vốn mang lốt cá. Nàng yêu một người con trai ở trần gian rồi mang bệnh tương tư. Nàng đã biến thành người, lên ở hẳn mặt đất kết duyên cùng người nàng yêu. Trong truyện Nữ thần mặt trời và mặt trăng, các nữ thần mặt trời, mặt trăng cùng lấy chồng thuộc loài gấu. Trong thần thoại Trung Hoa, long cẩu Bàn Hồ đã kết duyên cùng con gái của vua. Bàn Hồ đưa vợ về núi Nam Sơn. Hai vợ chồng sống với nhau rất hạnh phúc. Truyện về Phục Hy, Toại Nhân kể rằng cô nương họ Hoa Tư ướm chân vào một vết chân khổng lồ của thần Sét. Về sau, nàng sinh ra Phục Hy. Thần Sét và Phục Hy đều có đầu người mình rồng. Như vậy, việc kết hôn trong các câu chuyện thần thoại không hề có sự phân biệt giữa người và các giống loài khác. Bởi vì, người nguyên thủy quan niệm vạn vật đều có linh hồn như con người. Thậm chí, vạn vật có thể biến hóa để có hình dáng, tư tưởng, tình cảm như con người. Đó là biểu hiện của sự đồng nhất con người và tự nhiên trong tư duy huyền thoại.

Như vậy, quan niệm vạn vật hữu linh là nguyên nhân của sự đồng nhất con người và tự nhiên trong tư duy huyền thoại. Từ đó, người nguyên thủy đã nhân cách hóa mọi sự vật, hiện tượng xung quanh họ. Kí ức nhân loại cũng ghi nhận sự thờ cúng vật tổ. Việc kết hôn khác loài – một biểu hiện của sự đồng nhất con người và tự nhiên trong tư duy huyền thoại cũng trở thành một hiện tượng quen thuộc trong văn học dân gian, văn học viết về sau.


2.2.1.3. Đồng nhất khởi đầu và nguyên nhân

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 271 trang tài liệu này.

Theo cách hiểu thông thường, khởi đầu là “bước vào giai đoạn đầu, bắt đầu (công việc, quá trình, trạng thái tương đối kéo dài)” (Hoàng Phê, 2004, tr.512), nguyên nhân là “hiện tượng làm nảy sinh ra hiện tượng khác, trong quan hệ với hiện tượng khác đó” (Hoàng Phê, 2004, tr.694). Người nguyên thủy không phân biệt các phạm trù khởi đầu và nguyên nhân. Họ không hề cho rằng khởi đầu chỉ là cái bắt đầu. Họ quan niệm cái khởi đầu chính là nguyên nhân của cái có sau, sẽ quy định bản chất của cái có sau. Huyền thoại giải thích trạng thái của thế giới hiện nay bằng những câu chuyện xa xưa. Thời gian đặc trưng nhất của huyền thoại là thời gian khởi nguyên. Theo quan niệm của người nguyên thủy, đó là khoảng thời gian đầu tiên của lịch sử loài người. Thời gian của huyền thoại là thời gian khởi nguyên, thời gian hình thành mọi yếu tố con người, tự nhiên và văn hóa, là thời gian các thần hiện ra và sáng tạo. Trong thời gian này một hoặc nhiều vị thần đã biến hỗn mang thành vũ trụ, hình thành những yếu tố đầu tiên cả về tự nhiên và văn hóa. Chính vì thế, khoảng thời gian này mang tính chất vô cùng thiêng liêng trong tâm thức của con người, chứa đầy sức mạnh của siêu nhiên. Nhà nghiên cứu E.M.Meletinsky đã nhận định:

Đặc điểm quan trọng nhất của huyền thoại, đặc biệt là của huyền thoại nguyên thủy, nằm trong việc quy bản chất của sự vật vào khởi nguồn của chúng: giải thích kết cấu của sự vật cũng có nghĩa là kể xem sự vật được tạo ra như thế nào; mô tả thế giới xung quanh cũng chính là nói về lịch sử sáng tạo ban đầu của nó (Meletinsky, 2004, tr.224).

Ngôn ngữ và Văn học Việt Nam: Truyền kì Việt Nam thời trung đại từ góc nhìn huyền thoại (đối chiếu với truyền kì Trung Hoa thời trung đại) - 8

Thần thoại suy nguyên là thần thoại kể về nguồn gốc hình thành của vũ trụ. Người nguyên thủy không phân biệt cội nguồn và bản chất nghĩa là không phân biệt khởi đầu và nguyên nhân. Vì thế, thần thoại suy nguyên kể về quá trình các vị thần đã sáng tạo ra thế giới như thế nào (cội nguồn, khởi đầu) và khẳng định kết quả sáng tạo của các vị thần là bất biến (bản chất). Sau khi tạo lập vũ trụ, các vị thần tồn tại vĩnh hằng, bảo đảm cho kết quả sáng tạo của mình tồn tại vĩnh viễn.

Khảo sát thần thoại Việt Nam, chúng tôi nhận thấy thần thoại Thần trụ trời, Thần mưa, Thần gió, Thần sông, Thần biển… là thần thoại suy nguyên. Trong truyện Thần trụ trời, thần trụ trời là vị thần đầu tiên hiện ra trong vũ trụ tối tăm, lạnh lẽo.


Thần đứng dậy đầu đội trời, chân đạp đất, đào đất đắp thành một cây cột chống trời. Khi mặt đất, bầu trời đã phân chia rò rệt và vững chãi, thần phá cây cột chống trời. Mỗi hòn đá văng ra biến thành một ngọn núi hoặc một hòn đảo. Đất còn tung tóe mọi nơi thành cồn, đồi, cao nguyên. Chỗ thần đào lên để lấy đất đắp cột nay gọi là biển cả. Sau khi thần trụ trời phân chia trời, đất thì một số thần khác được phân công lên trời hoặc xuống đất để tiếp tục tạo lập thế giới như thần làm sao, thần đào sông, thần tát biển, thần nghiền cát nghiền sỏi, thần trồng cây…

Trong thần thoại Trung Quốc, thần Bàn Cổ sinh ra từ quả trứng vũ trụ. Thần lấy một chiếc rìu lớn và bổ thẳng về phía trước. Quả trứng vũ trụ vỡ tan ra, phân chia thành trời và đất. Sợ trời và đất có thể nhập lại như trước, thần Bàn Cổ bèn lấy đầu đội trời, chân đạp đất suốt một thời gian dài. Khi thần Bàn Cổ chết, toàn thân của thần biến hóa: hơi thở thành gió, mây; đôi mắt biến thành mặt trời, mặt trăng; máu biến thành sông… Thần thoại Trung Quốc còn kể về thần mặt trời, thần mặt trăng, thần mưa, thần sấm chớp, thần biển, thần sông… Những gì các thần tạo ra sẽ tồn tại vĩnh viễn. Các thần cũng tồn tại vĩnh hằng để điều hành vũ trụ.

Như vậy, thần thoại suy nguyên đồng nhất khởi đầu và nguyên nhân. Điều này làm nên chức năng nhận thức và chức năng nghi lễ của thần thoại. Những vị thần có mặt đầu tiên trong vũ trụ sáng tạo một lần và thành quả sáng tạo ấy sẽ tồn tại mãi mãi. Những câu chuyện thần thoại sẽ giải thích cho hầu hết những hiện tượng tự nhiên, xã hội của ngày hôm nay. Các nghi lễ được nảy sinh và duy trì để ghi nhớ công lao của các vị thần. Theo M.Eliade, “huyền thoại nguyên thủy là tôn giáo nhưng huyền thoại hiện đại là thế tục” (Vickery, 1966, tr.2). Huyền thoại nguyên thủy gắn liền với những nghi lễ để suy tôn, ghi nhớ công lao của các vị thần trong quá khứ và duy trì sự kết nối với những con người đã có công sáng tạo.

2.2.2. Sự dung chứa các cổ mẫu

Cổ mẫu hay còn được gọi là nguyên sơ tượng, mẫu gốc, siêu tượng… Cổ mẫu (archétype) là khái niệm do nhà tâm lí học Carl Gustav Jung đề xuất. Cổ mẫu là những biểu tượng chung của nhân loại, đã có từ thời nguyên thủy và tồn tại cho đến ngày nay. Cổ mẫu:


vừa là hình ảnh, vừa là xúc động. Người ta chỉ có thể nói đến siêu tượng khi nào hai khía cạnh đó cùng xuất hiện một lúc. Khi nào chỉ có hình ảnh thì siêu tượng chỉ tương đương với một sự tả cảnh không có âm vang gì. Nhưng khi siêu tượng chứa chất xúc động tâm tình thì hình ảnh trở nên huyền nhiệm (Jung, 2007, tr.142).

Nhiều nhà nghiên cứu đã khẳng định rằng biểu tượng không chỉ là sản phẩm của người nguyên thủy, biểu tượng có vai trò lớn lao trong cuộc sống của mọi thời đại. Theo C.F.Ramuz “tất cả các nền văn minh thực sự là biểu tượng, và thậm chí nên thấy rằng nó chỉ dựa trên các biểu tượng” (Monneyron và Thomas, 2002, tr.69). Theo Monneyron, Thomas các biểu tượng huyền thoại thuộc về vô thức của con người và duy trì mãi mãi về sau “Vô thức vẫn có thể được phát hiện không chỉ trong các sản phẩm văn học cao, mà cả trong văn hóa đại chúng” (Monneyron và Thomas, 2002, tr.69), “biểu tượng đóng vai trò liên kết và tiếp thêm sinh lực cho cá nhân và cộng đồng” (Monneyron và Thomas, 2002, tr.100)…

Biểu tượng thường được hiểu như là một hình ảnh tượng trưng. Tuy nhiên, khi nói về vấn đề biểu tượng trong huyền thoại, mỗi nhà nghiên cứu có một cách tiếp cận khác nhau. Theo E.Morin, kí hiệu và tượng trưng được phân biệt theo kiểu kí hiệu là một chỉ dẫn, trong đó ý tưởng kí hiệu nổi bật lên. Tượng trưng mang ý nghĩa khêu gợi, trong đó ý tưởng tượng trưng vượt trội lên. Vật tượng trưng mang và gợi ra sự hiện hữu và phẩm chất của cái được tượng trưng. Theo L.L.Bruhl, giữa biểu tượng và cái tượng trưng sẽ phải đạt đến một sự tham dự thường xuyên. Khi đó, biểu tượng mới được cảm nhận như chính cá nhân mà nó tượng trưng. Nếu người ta tác động lên biểu tượng của một sự vật, hiện tượng chính là tác động lên sự vật, hiện tượng đó. Kiểu tác động này gọi là luật thông quan. Ông cũng nói rằng người nguyên thủy sống trong một hiện thực kép. Trong đó có hiện thực vô hình nhưng có vô số những cá nhân mà người nguyên thủy cảm nhận được sự hiện diện và gánh chịu tác động từ họ. Nhà nghiên cứu E.Cassirer cho rằng “Huyền thoại được thể hiện một hệ thống biểu tượng biệt lập, được thống nhất bởi tính chất hoạt động và khả năng mô hình hóa thế giới xung quanh” (Meletinsky, 2004, tr.48). Ông xem hoạt động của con người là một hoạt động tinh thần mang tính biểu tượng. Trong đó, sáng tạo huyền thoại là dạng


cổ xưa nhất. Dựa vào biểu tượng, con người đã cấu trúc thế giới tự nhiên và xã hội trên nhiều bình diện như con người, không gian, thời gian… Nhà nghiên cứu M.Eliade cho rằng sự đối lập cái thiêng – cái phàm là nguồn gốc của mọi tôn giáo. Trong đó, các biểu tượng của cái thiêng luôn gắn liền với mọi nghi lễ. Bởi vì, nếu con người tiếp xúc với cái thiêng mà không có sự chuẩn bị của các nghi lễ thì con người sẽ gặp nguy hiểm.

Nhà nghiên cứu C.G.Jung đã tập trung nghiên cứu, liên kết tâm lí học và các ngành khác, khẳng định những yếu tố tiêu biểu nhất của huyền thoại, của vô thức tập thể được gọi là cổ mẫu. Đây là những biểu tượng mang tính khởi đầu, phổ quát và bền vững. Các cổ mẫu tiêu biểu là the innocent (người ngây thơ), everyman (người bình thường), hero (người anh hùng), outlaw (người phá cách), explorer (người khai phá), creator (người sáng tạo), ruler (người kiểm soát), magician (người phi thường), lover (người yêu mến), caregiver (người bảo vệ), jester (người hài hước), sage (người khôn ngoan). Bên cạnh đó, ông còn đề cao sự hiện diện của cổ mẫu shadow (cái bóng), anima/animus (tính nữ/tính nam), persona (mặt nạ) đặc biệt là cổ mẫu water (nước) “nước là một biểu tượng sống động của tâm linh sâu thẳm” (Đào Ngọc Chương, 2009, tr.93). C.G.Jung cho rằng cổ mẫu là những kinh nghiệm tâm linh của nhân loại nên sự hiện diện của các cổ mẫu là không giới hạn.

Trong công trình Phê bình huyền thoại, nhà nghiên cứu Đào Ngọc Chương đã công bố bản dịch của mục Hướng tiếp cận huyền thoại và cổ mẫu trong sách Hướng dẫn các hướng tiếp cận phê bình đối với văn học (A Handbook of Critical Approaches to Literature) xuất bản tại New York năm 1992. Trong đó, các nhà nghiên cứu đã đưa ra một số cổ mẫu (biểu trưng phổ quát) như sau: nước, mặt trời, các màu sắc, đường tròn, rắn, các con số, người nữ, ông già khôn ngoan, khu vườn, cây cối, sa mạc. Bên cạnh dạng cổ mẫu là các hình ảnh, các nhà nghiên cứu còn xác định các cổ mẫu khác như mô típ sự sáng tạo, các cổ mẫu về người anh hùng, các cổ mẫu như là thể loại.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Thị Kim Ngân (bài viết Cổ mẫu trong nghiên cứu truyện kể dân gian) nhận định từ sự hợp nhất các lí thuyết nghiên cứu về cổ mẫu trong tâm lý học phân tích và trong nghiên cứu folklore, các nhà khoa học phân loại hệ thống các cổ mẫu trong truyện kể dân gian thành ba nhóm căn bản, bao gồm:


Cổ mẫu nhân vật: anh hùng (hero), người thông thái (mentor); cuộc chiến giữa cha và con (father - son conflict), thuộc hạ trung thành (loyal retainers), quái thú thân thiện (friendly beast), ma quỷ (devil figure), hay mẹ trái đất (earth mother) … Những cổ mẫu này thường thuộc những truyện kể lâu đời nhất.

Cổ mẫu trạng huống: sự thử thách (quest), nhiệm vụ (task), hành trình (journey), sự khởi đầu (initiation), nghi lễ trưởng thành (ritual), đi về thế giới dưới thấp (fall), cái chết và sự tái sinh (death and rebirth), trận chiến giữa thiện và ác (battle between good and evil)… Những cổ mẫu này là những sự kiện đặc biệt được tái hiện trong nhiều câu chuyện khác nhau.

Cổ mẫu biểu trưng: bóng tối/ánh sáng (light and darkness), ngưỡng cửa (threshold), thiên đường/địa ngục (heaven and hell), giao lộ (crossroads), lâu đài (castle), vũ khí ma thuật (magic weapon), các con số vu thuật (numbers)…

Cổ mẫu là những biểu tượng thể hiện chiều sâu tâm lí của một cộng đồng người, cổ mẫu mang tính chất vĩnh cửu. Thần thoại là những truyện kể giải thích sự hình thành các sự vật, hiện tượng trong vũ trụ. Vì thế, khi khảo sát thần thoại Việt Nam và Trung Hoa, chúng tôi nhận thấy những cổ mẫu xuất hiện nhiều nhất là những cổ mẫu tự nhiên và những cổ mẫu nhân vật.

Thần thoại Việt Nam và Trung Hoa dung chứa các cổ mẫu tự nhiên như mặt trời, mặt trăng, mưa, gió, sấm sét, vì sao, nước, lửa, đất đai, cây… Cổ mẫu mặt trời có ý nghĩa đặc biệt trong tâm thức con người. Mặt trời có quyền năng vô hạn đối với vũ trụ. Nó có thể đem lại sự sống nhưng cũng có thể mang lại sự phá hoại - sự khô hạn. Chúa tể của mặt trời được gọi là trời – vị thần có quyền năng tối thượng chốn thượng giới. Trong thần thoại Việt Nam, truyện Ông Trời kể rằng Trời đã kiến thiết vũ trụ, sáng tạo vạn vật trong đó có việc nặn ra con người. Trong nhiều truyện khác, Trời là vị thần có thể sai khiến tất cả các thần khác. Trong thần thoại Trung Hoa, mặt trời cũng có sự chi phối mạnh mẽ nhất đối với vũ trụ. Chàng Hậu Nghệ đã bắn rơi 9 mặt trời, chỉ còn lại một mặt trời duy nhất để ngăn việc biến vũ trụ thành hỗn mang. Cổ mẫu mặt trời thường gắn với nam thần còn cổ mẫu mặt trăng thường gắn với nữ thần. Điều này xuất phát từ ý niệm mà trăng gợi lên trong cảm xúc con người. Là thiên thể của ban đêm, với ánh sáng dịu nhẹ, trăng gợi lên theo lối ẩn dụ hình ảnh của


cái đẹp thánh thiện. Trong thần thoại Việt Nam và Trung Hoa, cổ mẫu trăng gắn liền với hình ảnh nữ thần hiền dịu như hình ảnh người mẹ.

Sự xuất hiện của các cổ mẫu tự nhiên trong thần thoại dung chứa trong nó sự xuất hiện của cổ mẫu nhân vật. Tiêu biểu nhất cho các cổ mẫu nhân vật là thần. Thần sáng tạo ra vạn vật. Bên cạnh đó, thần còn là chủ nhân thực sự của các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên. Thần không chỉ điều khiển các sự vật, hiện tượng tự nhiên mà còn dòi theo cuộc sống con người để phò trợ và trừng phạt. Các nhà nghiên cứu J. Chevalier, A. Gheerbrant khẳng định thần là “những mẫu gốc của trật tự xã hội” (Chevalier và Gheerbrant; 2002, tr.879). Trong thần thoại Việt Nam và Trung Hoa, mỗi sự vật, hiện tượng trong tự nhiên gắn liền với một vị thần. Cái nhìn của con người đối với các vị thần là cái nhìn ngưỡng vọng. Truyện kể dân gian có thể kể về một số nhân vật cá tính dám chống lại thần linh như Cóc kiện Trời, anh chàng kiện thần đất, Cường Bạo đánh thần Sét (Việt Nam), Hậu Nghệ bắn mặt trời (Trung Hoa)… nhưng nhiều nhân vật trong số ấy cuối cùng cũng không thể có chiến thắng cuối cùng trong một cuộc chiến không cân sức.

Bên cạnh cổ mẫu nhân vật, thần thoại Việt Nam và Trung Hoa còn dung chứa những cổ mẫu khác như sự thử thách, hành trình, sự khởi đầu, những nghi lễ trưởng thành, đi về thế giới dưới thấp, cái chết và sự tái sinh, trận chiến giữa thiện và ác, bóng tối và ánh sáng… Tất cả các cổ mẫu không chỉ tạo nên những câu chuyện thần thoại mà còn khẳng định những yếu tố quan trọng nhất trong kí ức nhân loại. Những yếu tố ấy về sau vẫn được các tác phẩm văn học kế thừa.

2.3. Nghệ thuật huyền thoại

Huyền thoại không chỉ là một kiểu tư duy mà còn là một thể loại văn học. Với tư cách là những câu chuyện mang tính chất khởi đầu, giải thích cho quá trình biến hỗn mang thành vũ trụ; huyền thoại chủ yếu tồn tại bằng các thần thoại. Mặc dù là nghệ thuật không tự giác, thể loại này có những đặc trưng về nghệ thuật mà những đặc trưng này sẽ được kế thừa về sau. Những đặc trưng nghệ thuật này chịu sự chi phối mạnh mẽ của tư duy huyền thoại. Theo Từ điển thuật ngữ văn học, “Thần thoại nào cũng nhào nặn, chi phối và chinh phục các lực lượng tự nhiên ở trong trí tưởng tượng và bằng trí tưởng tượng; thần thoại là tự nhiên và các hình thái xã hội được trí

Xem tất cả 271 trang.

Ngày đăng: 10/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí