Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam: Tự nhiên và nữ giới trong văn xuôi nữ Việt Nam đương đại nhìn từ nữ quyền luận sinh thái - 2


các phương pháp nghiên cứu trên:

- Thao tác phân tích, tổng hợp: Nhằm phân tích những đặc điểm tương hợp về thân phận nữ giới và tự nhiên trong văn xuôi nữ Việt Nam đương đại từ đó khái quát thành những đặc trưng làm nên diện mạo chung diễn ngôn nữ quyền sinh thái.

- Thao tác thống kê: Sẽ dùng để thống kê một số biểu tượng, hình ảnh, chi tiết nghệ thuật quan trọng xuất hiện trong các tác phẩm nhằm làm rò những biểu hiện của diễn ngôn nữ quyền sinh thái trong sáng tác của từng tác giả cụ thể.

6. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài

- Về lý luận: Từ sau năm 1986 đến nay, văn học Việt Nam đã hòa mình trong xu thế toàn cầu hóa, không ngừng giao lưu, tiếp nhận những lý thuyết phê bình mới mẻ, nhân văn và ứng dụng tinh chọn có hiệu quả như: thi pháp học, tự sự học, hậu hiện đại, hậu thực dân, nữ quyền luận, sinh thái học... Tuy nhiên, phê bình nữ quyền sinh thái vẫn còn là mảng đề tài còn khuyết thiếu. Đề tài sẽ góp phần hệ thống hoá những vấn đề lý luận và phê bình nữ quyền sinh thái như nguồn gốc, đặc trưng và sự ảnh hưởng của nó đến diễn ngôn văn học ở Việt Nam.

- Về mặt thực tiễn: Vận dụng lý thuyết phê bình nữ quyền sinh thái chúng tôi kiến giải những đặc trưng tiêu biểu trong văn xuôi nữ đương đại Việt Nam qua những biểu hiện:

+ Sự tương đồng giữa “nữ giới” và “tự nhiên” về vẻ đẹp, sức sống, sức đề kháng, vị thế của “tự nhiên” và “nữ giới” trong văn xuôi nữ Việt Nam đương đại.

+ Tái thiết quan niệm mới về tự nhiên, mối quan hệ giữa “tự nhiên” và “nữ giới” thông qua giải cấu trúc “nhân loại trung tâm” từ đó xác lập chuẩn tắc đạo đức mới của con người đối với tự nhiên và của nam giới đối với nữ giới.

+ Khẳng định vai trò quan trọng của văn bản nghệ thuật đối với sự thức tỉnh của con người trong việc tàn phá, xâm lấn môi sinh, tình trạng bất bình đẳng giới cũng như sự sinh tồn và phát triển của nhân loại.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 268 trang tài liệu này.

7. Cấu trúc đề tài

Ngoài các phần: Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Phụ lục, luận án gồm 4 chương chính:

Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam: Tự nhiên và nữ giới trong văn xuôi nữ Việt Nam đương đại nhìn từ nữ quyền luận sinh thái - 2

Chương 1. Nữ quyền sinh thái và tiềm năng nghiên cứu nữ quyền sinh thái trong văn học nữ Việt Nam đương đại: Chương này nhằm giới thiệu quá trình hình thành cũng như những đặc trưng của nữ quyền sinh thái. Qua đó, dẫn nhập phê bình nữ quyền sinh thái như là một cách tiếp cận mới, có tính hậu hiện đại đối với văn học bởi


khả năng tham dự vào câu chuyện mang tính toàn cầu của nó qua việc nó khơi gợi cảm giác tổn thương của nữ giới và tự nhiên, từ đó đánh thức khát vọng tái lập một thế giới sinh tồn hài hòa và phát triển bền vững.

Chương 2. Vấn đề “nữ quyền” và vấn đề “sinh thái” trong sáng tác của tác giả nữ Việt Nam: một cái nhìn lịch đại: Chương này nhằm nghiên cứu vấn đề “nữ quyền” và vấn đề “sinh thái” trong sáng tác của tác giả nữ Việt Nam được từ góc nhìn lịch đại nhằm làm cơ sở để chúng tôi đánh giá, nhìn nhận ý thức nữ quyền sinh thái trong văn học Việt Nam đương đại được triển khai ở các chương sau.

Chương 3. “Tự nhiên” và “nữ giới” qua ý thức nghệ thuật và góc nhìn của chủ thể nữ trong văn xuôi nữ Việt Nam đương đại: Chương này nhằm khảo cứu những tác phẩm văn xuôi nữ Việt Nam thời kỳ đương đại, từ đó tiến hành định giá các phương diện biểu hiện của nữ quyền sinh thái qua mối quan hệ của “nữ giới” và “tự nhiên”.

Chương 4. “Tự nhiên” và “nữ giới” qua phương thức tổ chức trần thuật mang thiên tính nữ trong văn xuôi Việt Nam đương đại: Chương này nhằm tìm hiểu cách biểu đạt thế giới của các nhà văn nữ đương đại, hay cách tổ chức ngôn ngữ, giọng điệu của họ để tạo lập cho mình một phương thức chuyển tải cảm quan nữ quyền sinh thái riêng biệt.


CHƯƠNG 1

NỮ QUYỀN SINH THÁI VÀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU NỮ QUYỀN SINH THÁI TRONG VĂN HỌC NỮ VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI

1.1. Nữ quyền sinh thái và tiềm năng của phê bình nữ quyền sinh thái trong nghiên cứu văn học

1.1.1. Thuật ngữ nữ quyền sinh thái và chủ nghĩa nữ quyền sinh thái

Sự ra đời của nữ quyền sinh thái được xem là bước ngoặt lớn của chủ nghĩa nữ quyền. Phong trào chính trị – xã hội này ra đời ở phương Tây cuối thập niên 70, nở rộ mạnh mẽ từ khoảng những năm 80 và phát triển thành cao trào vào thập niên 90 của thế kỷ XX. Nội dung trào lưu đề cập đến sự liên kết nữ quyền với những vấn đề sinh thái tự nhiên, đặc biệt là cặp quan hệ thống trị và bị trị song song: nam giới – nữ giới, văn hoá – tự nhiên.

Thuật ngữ nữ quyền sinh thái (ecofeminism) là một thuật ngữ được kết hợp giữa nữ quyền luận (feminism) và sinh thái học (ecology) được viết một cách đầy đủ là "ecological feminism”. Sinh thái học nghiên cứu về sự phụ thuộc lẫn nhau và kết nối của tất cả các chuỗi sự sống trên trái đất. Nữ quyền là một phong trào đấu tranh chính trị – xã hội và bình đẳng giáo dục của phụ nữ với nam giới. Sinh thái lo sợ về những hoạt động của con người đang phá hủy khả năng tồn tại của hệ sinh thái toàn cầu. Nữ quyền lo lắng với cách mà phụ nữ đã và đang phụ thuộc vào đàn ông. Thuyết nữ quyền sinh thái cho rằng hai vấn đề này về bản chất là tương đồng và kết nối với nhau. Nữ quyền sinh thái như tên gọi của nó chỉ đơn giản là sản phẩm kết hợp của phong trào giải phóng phụ nữ và phong trào bảo vệ sinh thái. Nữ quyền sinh thái có thể được định nghĩa là một hệ thống giá trị, một phong trào xã hội, nhận thức và thực tiễn xem chủ nghĩa môi trường và mối quan hệ giữa phụ nữ và tự nhiên là nền tảng cho sự phân tích và ý nghĩa thực tiễn của nó.

Thuật ngữ này đã được Francoise d'Eaubonne giới thiệu trong cuốn sách của bà viết vào năm 1974 – Chủ nghĩa nữ quyền hay là chết (Le Féminisme ou la Mort, Paris: P Horay, 1974) nhằm mô tả các phong trào và triết lý liên kết nữ quyền với sinh thái. Sự liên kết này nhằm xoá bỏ mọi hình thức bất công xã hội đặc biệt là sự bất công đối với phụ nữ và môi trường. Việc giới thiệu thuật ngữ nữ quyền sinh thái như là một cách để Francoise d'Eaubonne gây chú ý đến tiềm năng của phụ nữ trong cuộc cách mạng sinh thái.

Không giống như các lý thuyết hậu hiện đại, thuyết nữ quyền sinh thái không bắt nguồn từ một công thức lý thuyết đơn lẻ nào, thuật ngữ chủ nghĩa nữ quyền sinh thái được


các nhà nữ quyền sinh thái sử dụng như tên của một loạt các quan điểm khác nhau để khám phá các kết nối phụ nữ và để phát triển các triết lý nữ quyền và môi trường dựa trên những hiểu biết này. Các kết nối này thực sự cần thiết cho chủ nghĩa nữ quyền, chủ nghĩa môi trường. Cheryll Glotfelty cho rằng chủ nghĩa nữ quyền sinh thái là một diễn ngôn lý thuyết “nối kết sự áp bức phụ nữ và sự thống trị thiên nhiên” (Glotfelty, C., 1996). “Nữ quyền sinh thái là một nhánh của nữ quyền khảo sát các kết nối giữa phụ nữ và thiên nhiên” (Miles, K., 2012).

Chủ nghĩa nữ quyền sinh thái có hai cách gọi: Chủ nghĩa nữ quyền sinh thái (The feminism of ecology) hoặc sinh thái học chủ nghĩa nữ quyền (The ecology of feminism). Nó vừa là một thuật ngữ chỉ một trào lưu chính trị – xã hội (Phong trào biểu tình của nữ giới ở những thập niên 70, 80 chống lại thảm họa môi trường và sự hủy hoại sinh thái đang tái diễn, xuất hiện đồng thời với làn sóng nữ quyền thứ hai) vừa để chỉ một học thuật, một triết lý về những nguyên lý cơ bản của sự bình đẳng giới nên nó vừa mang tính chất lý thuyết vừa mang tính thực hành: “Chủ nghĩa nữ quyền sinh thái là một phong trào hoạt động và học thuật nhìn thấy mối liên hệ quan trọng giữa sự thống trị tự nhiên và sự bóc lột phụ nữ” (Eaton, H., and Lorentzen, A. L., 2003); “Chủ nghĩa nữ quyền sinh thái là một phong trào nhìn thấy mối liên hệ giữa sự bóc lột và suy thoái của thế giới tự nhiên và sự phụ thuộc và áp bức của phụ nữ. Nó xuất hiện vào giữa những năm 1970 cùng với chủ nghĩa nữ quyền ở làn sóng thứ hai và phong trào xanh” (Mellor, M., 1997). Như vậy, chủ nghĩa nữ quyền sinh thái là sự kết nối của lý thuyết (các diễn ngôn về phụ nữ và diễn ngôn về môi trường) và kết nối thực hành (phong trào đấu tranh bình đẳng giới và phòng trào đấu tranh bảo vệ mội trường), đó điều là những hoạt động chống lại các dạng bất công trong xã hội.

Các nhà nữ quyền sinh thái đều cho rằng mối quan hệ về sự thống trị giữa con người và thiên nhiên (được hình thành bởi khoa học hiện đại từ thế kỷ 16) và mối quan hệ bóc lột giữa đàn ông và phụ nữ là những mối quan hệ chiếm ưu thế trong hầu hết các xã hội gia trưởng, ngay cả những xã hội công nghiệp hiện đại và có mối liên quan chặt chẽ với nhau. Nó là hệ quả của chủ nghĩa nhân loại trung tâm và tư tưởng nhị nguyên. Chủ nghĩa nữ quyền sinh thái sử dụng các nguyên lý nữ quyền cơ bản của sự bình đẳng giữa các giới, giải cấu trúc chủ nghĩa nhân loại trung tâm dựa trên quan điểm tôn trọng sự phát triển tự nhiên, và kết nối toàn diện, hợp tác và bình đẳng: “Chủ nghĩa nữ quyền sinh thái lập luận rằng cuộc chiến cho sự sống còn của sinh thái về bản chất hòa quyện với cuộc chiến giải phóng phụ nữ và giành những hình thái công bằng xã hội khác” (Thornber, K., 2011).


Qua một số luận điểm nêu trên ta thấy rằng chủ nghĩa nữ quyền sinh thái được hiểu khái quát là hệ thống các quan điểm về mối liên hệ mật thiết và sự tương đồng giữa sự thống trị phụ nữ với sự thống trị thiên nhiên – kết quả của nền văn hoá phụ quyền hình thành từ thời nguyên thuỷ và phát triển đến đỉnh cao trong chủ nghĩa nhị nguyên, nỗ lực xây dựng một cơ cấu xã hội công bằng, phản đối các hình thức phân biệt. Đang trong quá trình hoàn thiện và chưa có sự thống nhất về hệ thống lý thuyết, nhưng nó đã làm dấy lên những trào lưu chính trị – xã hội góp phần lật đổ những giá trị truyền thống của nhân loại về sự chinh phục cũng như thống trị tự nhiên và nữ giới từ trước đến nay. Cân bằng tự nhiên cũng đảm bảo cho cân bằng xã hội nên sự tích hợp giữa vấn đề môi trường sinh thái và vấn đề nữ quyền là sự tất yếu xuất phát từ mối liên hệ nội tại giữa giới nữ và giới tự nhiên. Tư tưởng cốt lòi của chủ nghĩa nữ quyền sinh thái là phê phán chủ nghĩa nhị nguyên, chủ nghĩa nhân loại trung tâm, chủ nghĩa nam giới trung tâm, khẳng định vai trò quan trọng của phụ nữ trong việc duy trì sự phát triển bền vững, cải thiện môi trường và giảm áp lực khai thác lên môi trường tự nhiên. Từ đó lý thuyết này phản tỉnh về nguy cơ sinh thái cũng như những áp lực của giới nữ trong bối cảnh đương đại, thúc đẩy sự công bằng không chỉ với tự nhiên mà còn với cả những người đang nâng đỡ bảo vệ cho tự nhiên. Đó là sự kết hợp tương tác không tách rời nhau giữa tự nhiên và nữ giới để nhân loại bền vững và ổn định.

1.1.2. Các trường phái của chủ nghĩa nữ quyền sinh thái

Chủ nghĩa nữ quyền sinh thái văn hóa (Cultural Ecofeminism)

Đây là một nhánh của chủ nghĩa nữ quyền sinh thái, với các đại diện tiêu biểu như: Starhawk, Riane Eisler và Carol J. Adams. Trong lịch sử, chuỗi đầu tiên của chủ nghĩa sinh thái là chủ nghĩa nữ quyền văn hóa (đôi khi được gọi là chủ nghĩa nữ quyền triệt để hoặc tâm linh), được phát triển vào đầu những năm 1970. Một số nhà nữ quyền sinh thái văn hóa cho rằng phụ nữ gần gũi với thiên nhiên hơn nam giới. Sự gắn kết giữa phụ nữ và môi trường được lý giải từ vai trò giới (ví dụ: người nuôi dưỡng, chăm sóc gia đình, người có vai trò cung cấp thực phẩm) và sinh học của họ (ví dụ: kinh nguyệt, mang thai và cho con bú). Họ tin rằng vai trò giới cũng như sự đặc biệt trong cấu trúc sinh học, cho phép phụ nữ nhạy cảm hơn với sự tôn nghiêm và suy thoái của môi trường và sự mẫn cảm này cần được xã hội đánh giá cao khi nó thiết lập một kết nối trực tiếp với thế giới tự nhiên mà con người phải cùng tồn tại.

Chủ nghĩa nữ quyền sinh thái xã hội (social ecofeminism)

Guttman đã chỉ ra chủ nghĩa nữ quyền sinh thái xã hội được coi là phiên bản “chân thực nhất” của chủ nghĩa nữ quyền sinh thái vì "sự bác bỏ tính phân đôi tự nhiên – văn


hóa" (Guttman, N., 2002, tr.42). Chủ nghĩa nữ quyền sinh thái xã hội đi ngược lại với các quan điểm của các nhà nữ quyền sinh thái văn hóa. Họ đặc biệt chỉ trích và phê phán những gì được coi bản chất luận (essentialism) tức là thuộc tính có sẵn ở sự vật nào đó. Việc quan niệm mọi thực thể đều có một tập hợp các thuộc tính cần thiết cho danh tính và chức năng của nó của chủ nghĩa thiết yếu thực sự nguy hiểm vì nó tập hợp tất cả phụ nữ vào một loại và thực thi các quy tắc xã hội mà nữ quyền đang cố gắng phá vỡ và quan điểm này cũng đánh đồng phụ nữ với thiên nhiên. Chính vì thế, quan điểm thiết yếu của một số nhà nữ quyền sinh thái như là sự củng cố và gia tăng sự thống trị và chuẩn mực gia trưởng. Chủ nghĩa nữ quyền sinh thái xã hội cũng phê phán tính chất phổ quát (universality) trong những tuyên bố trước đây về phụ nữ và tự nhiên. Các nhà nữ quyền sinh thái xã hội cho rằng không có bản chất thiết yếu (sinh học, tự nhiên, bẩm sinh) của phụ nữ, thay vào đó, bản sắc của phụ nữ được đánh giá theo cấu trúc lịch sử – xã hội thông qua sự tương tác của đa dạng chủng tộc/sắc tộc, giai cấp, khuynh hướng tình dục, tuổi tác, khả năng, tình trạng hôn nhân và các yếu tố địa lý (kiến tạo xã hội).

Chủ nghĩa nữ quyền sinh thái duy vật (Materialist Ecofeminism)

Các nhà nữ quyền sinh thái duy vật có quan điểm kết nối một số thể chế như lao động, quyền lực và tài sản là nguồn gốc của sự thống trị đối với phụ nữ và thiên nhiên. Có những kết nối được thực hiện giữa các chủ thể này vì các giá trị của sản xuất và tái sản xuất. Quan điểm này của chủ nghĩa nữ quyền sinh thái duy vật cũng có thể được xem như là chủ nghĩa nữ quyền sinh thái xã hội (social feminism); Chủ nghĩa nữ quyền sinh thái xã hội chủ nghĩa (socialist ecofeminism); Chủ nghĩa nữ quyền sinh thái mácxít (Marxist ecofeminism). Chủ nghĩa nữ quyền sinh thái duy vật tìm cách loại bỏ hệ thống phân cấp xã hội có lợi cho việc sản xuất hàng hóa (do nam giới thống trị), Carolyn Merchant cho rằng: "chủ nghĩa nữ quyền sinh thái xã hội chủ trương giải phóng phụ nữ thông qua các hệ thống phân cấp kinh tế và xã hội biến mọi khía cạnh của cuộc sống thành một xã hội thị trường” (Merchant, C., 2005, tr.193). Một số nhà nữ quyền sinh thái xã hội duy vật cũng cho rằng các mối quan hệ tự nhiên của phụ nữ vừa được xây dựng về mặt xã hội vừa có khuynh hướng sinh học: “sinh học của phụ nữ (cơ thể, khả năng sinh sản) đã đóng một vai trò quan trọng trong lịch sử áp bức phụ nữ nhưng nó không phải là định mệnh. Thay vào đó, chúng ta nên thấy được tầm quan trọng của mối quan hệ xã hội và chính trị dẫn đến sự áp bức phụ nữ và thiên nhiên” (Buckingham, S., 2015). Vì vậy, có thể nói chủ nghĩa nữ quyền sinh thái duy vật là một nhánh trung gian giữa nữ quyền sinh thái văn hóa và nữ quyền sinh thái xã hội.


Chủ nghĩa nữ quyền sinh thái cấp tiến (Radical Ecofeminism)

Chủ nghĩa nữ quyền sinh thái cấp tiến có nguồn gốc từ chủ nghĩa nữ quyền cấp tiến. Các nhà sinh thái nữ quyền cấp tiến cho rằng xã hội gia trưởng thống trị đánh đồng thiên nhiên và phụ nữ để làm mất giá trị của cả hai. Họ cũng chủ trương mô tả sự vượt trội của chức năng sinh sản, tập trung vào mối quan hệ, chăm sóc và yêu văn hóa của phụ nữ. Họ sử dụng khái niệm gia trưởng để giải thích các vấn đề của phụ nữ và chế độ phụ hệ đó cũng là công cụ phân tích lý thuyết quan trọng nhất của chủ nghĩa nữ quyền sinh thái, mặt khác họ quan niệm xã hội loài người không phải là trung tâm, mà chỉ là một yếu tố của một cộng đồng sống lớn hơn với các yếu tố tự nhiên, động vật, thực vật, hệ sinh thái, cảnh quan, hành tinh nói chung, có các quyền tương tự để phát triển như con người.

Ngoài ra, còn nhiều phân nhánh khác của chủ nghĩa nữ quyền sinh thái như: chủ nghĩa nữ quyền sinh thái ăn chay, chủ nghĩa nữ quyền sinh thái đồng tính, chủ nghĩa nữ quyền sinh thái thổ dân, chủ nghĩa nữ quyền sinh thái tinh thần... Dù có nhiều trường phái tư tưởng và nhiều xu hướng khác nhau, cũng có sự tương phản và đụng độ luôn xuất hiện giữa những nhà nữ quyền sinh thái, nhưng chủ nghĩa nữ quyền sinh thái vẫn không ngừng phát triển và nó luôn mang một giá trị cốt lòi đó là sự cứu rỗi hiệu quả của hệ sinh thái theo quan điểm của người phụ nữ. Tư tưởng cơ bản của chủ nghĩa nữ quyền sinh thái là sử dụng khái niệm gia trưởng (patriarchy) để giải thích các vấn đề của phụ nữ và chế độ phụ hệ. Nó phê phán chế độ phụ quyền, ca ngợi bản chất nữ tính (nhưng không theo chủ nghĩa bản chất), phản đối các quan niệm dẫn đến sự bóc lột, thống trị, bất công. Đối với các nhà sinh thái học, sự thống trị phụ nữ và thiên nhiên về cơ bản được gắn vào hệ tư tưởng. Để khắc phục điều này, người ta cần cơ cấu lại và đánh giá lại các giá trị văn hóa gia trưởng chính, thúc đẩy sự bình đẳng, không đối ngẫu và các hình thức tổ chức không phân cấp để đưa ra các hình thức xã hội mới.

1.1.3. Đặc trưng của chủ nghĩa nữ quyền sinh thái

1.1.3.1. Đặc trưng kết nối giữa nữ giới và tự nhiên

Mặc dù có sự khác biệt, song sinh thái học và nữ quyền luận có sự kết nối với nhau. Mối tương quan giữa tự nhiên và phụ nữ này được coi là xương sống của chủ nghĩa nữ quyền sinh thái: “Có những mối liên hệ quan trọng giữa sự thống trị phụ nữ và sự thống trị tự nhiên, một sự hiểu biết về vấn đề nữ quyền, chủ nghĩa môi trường và triết học môi trường” (Warren, K. J., 1987), trù hoạch chính của nó là vạch ra những yếu tố kết nối giữa thiên nhiên và phụ nữ đồng thời phá hủy những yếu tố có hại cho cả hai. Dưới đây, chúng tôi phân tích một số kết nối có tính chất kết hợp, bổ sung hoặc hỗ trợ lẫn nhau trong quá


trình phân tích bản chất thống trị song hành phụ nữ và tự nhiên. Việc vạch rò những kết nối này giúp xác định phạm vi và sự đa dạng của các mối quan hệ sinh thái đối với nữ quyền.

Kết nối các hình thức thống trị (Experiential Connections)

Xã hội phương Tây được cấu trúc bởi một mối quan hệ thống trị, việc áp bức phụ nữ cũng như cưỡng đoạt tự nhiên đều dựa trên logic chung của sự thống trị này. Nếu sự thống trị tự nhiên đề cập đến sự phụ thuộc phi lý của thế giới phi nhân loại vào con người thì sự thống trị phụ nữ đề cập đến sự phụ thuộc vô lý của nữ giới vào nam giới. Ở cấp độ khái niệm, tư duy phân cấp giá trị và thuyết nhị nguyên đã tạo nên sự vượt trội của văn hóa so với tự nhiên, của con người so với động vật cũng như sự vượt trội của đàn ông so với phụ nữ. Các nhà nữ quyền sinh thái tin rằng sự thống trị tự nhiên đã dẫn đến một loạt các vấn đề về khủng hoảng môi trường, tuyệt chủng loài, sự biến mất của môi trường sống, phá rừng, sa mạc hóa, ô nhiễm không khí, nước, cạn kiệt tài nguyên, khí hậu và thay đổi khí quyển... họ cũng đồng ý rằng mối quan hệ thống trị của nam giới đối với nữ giới là một đặc điểm xã hội thể hiện ở nhiều lĩnh vực và theo những đặc trưng văn hóa đã dẫn đến các hệ quả như: bạo lực gia đình, hiếp dâm, bất bình đẳng pháp lý, bất bình đẳng kinh tế... Từ đó khẳng định có mối liên kết giữa các hệ thống thống trị khác nhau này:

Có thể chứng minh rằng chủ nghĩa phân biệt giới tính (sexism), phân biệt chủng tộc (racism), và chủ nghĩa tự nhiên hay sự áp bức của tự nhiên (naturism) có mối quan hệ với nhau và chúng đều củng cố hệ thống áp bức. Thay vì là một phong trào, "một vấn đề", chủ nghĩa nữ quyền sinh thái quan niệm rằng việc giải phóng tất cả các nhóm bị áp bức phải được giải quyết đồng thời. (Gaard, G., 1993, tr.5).

Grate Gaard cũng mô tả chủ nghĩa nữ quyền sinh thái không chỉ dựa vào sự nhận biết các mối liên hệ giữa việc lợi dụng tự nhiên và đè nén phụ nữ trong những xã hội nam quyền mà cả trong nhận thức rằng hai hình thức thống trị này được gắn với bóc lột giai cấp, chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa thực dân mới. Trên thực tế, tất cả các hệ thống thống trị bao gồm chủ nghĩa tự nhiên, chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, chủ nghĩa phân biệt giới tính, chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa thực dân,... đều dựa trên cùng một logic thống trị xuất phát từ tư tưởng nhị nguyên và chủ nghĩa nhân loại trung tâm: “Chủ nghĩa nữ quyền sinh thái không chỉ dựa vào sự nhận biết các mối liên hệ giữa việc lợi dụng tự nhiên và việc đè nén phụ nữ trong những xã hội nam quyền mà cả trong nhận thức rằng hai hình thái thống trị này được gắn với bóc lột giai cấp, chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa thực dân mới” (Gaard, G., tr.1). Daniel Pérez Marina trong Anthropocentrism and Androcentrism – An Ecofeminist

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/06/2022