Tổng Quan Về Công Ty Tnhh Mtv Phúc Hưng Fnc - Việt Nam.


- Mức khấu hao TSCĐ tăng lên so với số đã trích trong năm, số chênh lệch khấu hao tăng sẽ được ghi nợ TK chi phí và ghi có TK khấu hao.

- Mức khấu hao TSCĐHH giảm so với số đã trích trong năm, số chênh lệch khấu hao tăng sẽ được ghi nợ TK 214 (chi tiết với TK cấp 2 phù hợp) và ghi có các TK chi phí.

(Sơ đồ hạch toán được trình bày trong phụ lục 3)

e) Kế toán sửa chữa TSCĐ

Trong quá trình sử dụng, TSCĐ bị hao mòn và hư hỏng từng bộ phận do nhiều nguyên nhân khác nhau. Để đảm bảo cho TSCĐ hoạt động bình thường trong suốt thời gian sử dụng, các doanh nghiệp phải tiến hành bảo dưỡng, sửa chữa TSCĐ khi bị hư hỏng.

Sửa chữa TSCĐ bao gồm sửa chữa thường xuyên và sửa chữa lớn TSCĐ. Nhiệm vụ của kế toán là tổng hơp tất cả các chứng từ liên quan, kiểm tra tính hợp pháp, phân loại theo tính chất của từng loại hình sửa chữa để lựa chọn phương thức ghi nhận và phân bổ chi phí sửa chữa TSCĐ phù hợp.

Kế toán sửa chữa thường xuyên TSCĐ

Sửa chữa thường xuyên là những sửa chữa nhỏ có tính chất bảo dưỡng, thay thế những bộ phận nhỏ của TSCĐ. Chi phí sửa chữa thường xuyên có giá trị thấp hơn so với tổng chi phí phát sinh trong kỳ của doanh nghiệp, thời gian sửa chữa thường ngắn nên kế toán sẽ tập hợp trực tiếp vào chi phí hoạt động của các bộ phận sử dụng tài sản.

- Nếu việc sửa chữa do doanh nghiệp tự làm, chi phí sửa chữa được tập hợp như sau: kế toán ghi tăng các khoản chi phí liên quan vào các TK 627 - chi phí sản xuất chung, TK 641 - chi phí sản xuất kinh doanh, TK 642 - chi phí quản lý doanh nghiệp và ghi giảm các tài khoản thanh toán cùng các tài khoản liên quan khác TK 111, 112, 152, 214, 334…

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

- Trường hợp phát sinh chi phí sửa chữa thường xuyên TSCĐ theo phương thức giao ngoài, kế toán ghi nợ các khoản chi phí liên quan vào TK 627, 641, 642…


Kế toán tài sản cố định tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Phúc Hưng FNC - Việt Nam - 7

ghi tăng thuế GTGT được khấu trừ vào TK 133 và ghi giảm tài khoản thanh toán và tài khoản liên quan khác TK 111, 112, 331…

Kế toán sửa chữa lớn TSCĐ

Sửa chữa lớn TSCĐ bao gồm sửa chữa lớn TSCĐ không mang tính chất nâng cấp và sửa chữa lớn TSCĐ có tính nâng cấp.

Để kế toán các nghiệp vụ liên quan đến loại sửa chữa này, kế toán doanh nghiệp sử dụng TK 2413: sửa chữa lớn TSCĐ, để phản ánh chi phí sửa chữa lớn TSCĐ và tình hình quyết toán chi phí sửa chữa lớn TSCĐ.

(Sơ đồ hạch toán được trình bày trong phụ lục 4)

1.2.2.3. Trình bày thông tin TSCĐ trên báo cáo tài chính

Báo cáo tài chính dùng để cung cấp thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền của một doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu quản lý của chủ doanh nghiệp, cơ quan nhà nước và nhu cầu hữu ích của những người sử dụng trong việc đưa ra các quyết định kinh tế. Ngoài các thông tin này, doanh nghiệp còn phải cung cấp các thông tin khác trong “Bản thuyết minh Báo cáo tài chính” nhằm giải trình thêm về các chỉ tiêu đã phản ánh trên các Báo cáo tài chính tổng hợp và các chính sách kế toán đã áp dụng để ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, lập và trình bày Báo cáo tài chính.

Đối với TSCĐ, trên các BCTC phải trình bày các thông tin bắt buộc sau đây:

- Trên Bảng Cân đối kế toán: Căn cứ vào sổ kế toán tổng hợp; Căn cứ vào sổ, thẻ kế toán chi tiết hoặc Bảng tổng hợp chi tiết; và Bảng cân đối kế toán năm trước mục Tài sản cố định để ghi nhận thông tin về TSCĐ trên Bảng Cân đối kế toán. Mục TSCĐ với mã số 220: Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ giá trị còn lại (Nguyên giá trừ giá trị hao mòn lũy kế) của các loại tài sản cố định tại thời điểm báo cáo. Với TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình phản ánh đầy đủ thông tin 2 chỉ tiêu Nguyên giá và Giá trị hao mòn lũy kế tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào 2 chỉ tiêu này là số dư Nợ TK 211, 213 và số dư Có TK 2141, 2143 được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (...).


- Trên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Với luồng tiền từ hoạt động kinh doanh được lập theo phương pháp trực tiếp thì thông tin về tiền thu từ hoạt động thanh lý, nhượng bán TSCĐ được trình bày trên mục Tiền thu từ bán hàng, cung cấp dịch vụ và doanh thu khác (Mã số 01). Với luồng tiền từ hoạt động đầu tư thì thông tin về tiền chi mua sắm, xây dựng TSCĐ được phản ánh tại mục “Tiền chi mua sắm, xây dựng TSCĐ và các tài sản dài hạn khác” (Mã số 21) ghi theo số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…). Cũng với hoạt động đầu tư thì số tiền thuần thu được từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ được phản ánh vào mục “Tiền thu thanh lý, nhượng bán TSCĐ và các tài sản dài hạn khác” (Mã số 22). Theo phương pháp gián tiếp thì ngoài các nội dung trên thì tại phần 2 mục I: Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh, trình bày thêm khấu hao TSCĐ và BĐSĐT.

- Trên Thuyết minh Báo cáo Tài chính: Bản thuyết minh BCTC phần TSCĐ, doanh nghiệp phải trình bày nguyên tắc ghi nhận và phương pháp khấu hao TSCĐ Thông tin bổ sung phản ánh tình hình biến động tăng giảm cho các khoản mục trong Bảng cân đối kế toán được trình bày tại phần V mục 08 - Tăng giảm TSCĐ trên Thuyết minh Báo cáo Tài chính.


CHƯƠNG 2.

THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TSCĐ TẠI CÔNG TY TNHH MTV PHÚC HƯNG FNC - VIỆT NAM

2.1. Tổng quan về Công ty TNHH MTV Phúc Hưng FNC - Việt Nam.

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty

Công ty TNHH MTV Phúc Hưng FNC - Việt Nam được thành lập ngày 26/11/2013 tại Hà Nam với mã số doanh nghiệp 0700653188 được cấp bởi Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hà Nam. Công ty có tư cách pháp nhân đầy đủ theo quy định của pháp luật, có con dấu riêng, độc lập về tài sản, có tài khoản riêng theo quy định của pháp luật, có điều lệ tổ chức và hoạt động. Công ty chịu trách nhiệm tài chính với khoản nợ, chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh, hạch toán kinh tế độc lập và tự chủ về tài chính.

Tên công ty: Công ty TNHH MTV Phúc Hưng FNC - Việt Nam. Tên Tiếng Anh: PHÚC HƯNG FNC - VIETNAM CO.,LTD

Trụ sở chính: Thôn Mỹ Hưng, Xã Nhân Mỹ, Huyện Lý Nhân, Tỉnh Hà Nam. Mã số thuế: 0700653188

Loại hình pháp lý: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Tên người đại diện theo pháp luật: Kim Hea Young

Vốn điều lệ: 20.000.000.000 (Hai mươi tỷ đồng)

Ngành nghề kinh doanh chính: Sản xuất hàng may mặc xuất khẩu.

Sau 7 năm hoạt động trong lĩnh vực may mặc, công ty đã và đang xây dựng được thương hiệu riêng của mình, có lượng khách ổn định và ngày càng hoàn thiện, phát triển hơn. Từ ngày thành lập, công ty luôn cố gắng cải thiện, nâng cao chất lượng sản phẩm của mình để đáp ứng yêu cầu ngày càng khắt khe của các thị trường khó tính. Hiện nay các sản phẩm của công ty chủ yếu được xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc, một phần nhỏ được tiêu thụ ở thị trường Việt Nam. Trong thời gian tới, công ty sẽ không ngừng cập nhập các công nghệ sản xuất mới, nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm và mở rộng thị trường rộng khắp hơn.


2.1.2. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh

Công ty sản xuất kinh doanh chủ yếu là hàng may mặc xuất khẩu. Sản phẩm của công ty bao gồm rất nhiều mã hàng với nhiều kích thước và kiểu dáng khác nhau. Các mặt hàng chủ yếu bao gồm: áo sơ mi, áo jacket, quần âu, quần áo bảo hộ lao động…phục vụ cho xuất khẩu và tiêu dùng trong nước theo 2 hình thức:

- Sản xuất hàng xuất khẩu: Đây là hình thức chiếm 70% sản phẩm của công ty. Căn cứ vào hợp đồng tiêu thụ sản phẩm đã ký với khách hàng. Công ty tự tổ chức và xuất sản phẩm cho khách hàng theo hợp đồng.

- Sản xuất hàng nội địa: Thực hiện toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh từ đầu vào sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm phục vụ nhu cầu trong nước.

Ngoài việc sản xuất các mặt hàng may mặc xuất khẩu và tiêu dùng nội địa thì công ty còn sản xuất các loại hàng dệt khác; bán buôn vải, hàng may sẵn, giày dép; bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy móc; bán lẻ vải, len, sợi, chỉ khâu và hàng dệt khác trong các cửa hàng chuyên doanh; bán lẻ hàng may mặc, giày dép, hàng da và giả da trong các cửa hàng chuyên doanh...

Quy trình sản xuất bên trong nhà máy được chia thành 6 công đoạn chính: Chuẩn bị nguyên vật liệu - Cắt - May - Kiểm tra - Dây chuyền sản xuất - Hoàn thiện và đóng gói. Toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất được chuyên môn hoá, mỗi công đoạn tạo ra bán thành phẩm đều có bộ phận kiểm tra các thông số kỹ thuật rôi mới được chuyển sang công đoạn sau. Nếu sản phẩm đạt tiêu chuẩn thì mới gọi là thành phẩm và mới được nhập kho.

Vải, nguyên phụ liệu may mặc là các nguyên vật liệu chủ yếu trong quá trình sản xuất. Toàn bộ nguyên vật liệu này của công ty được nhập khẩu từ Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản.

Có được những thành công nhất định như ngày hôm nay, không chỉ là sự cố gắng của bộ phận quản lý, đường lối phát triển đúng đắn của lãnh đạo công ty mà còn có sự nỗ lực của toàn thể công nhân viên của công ty. Dù vậy, trong thị trường may mặc cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay thì công ty còn gặp không ít khó khăn trong chặng đường dài phát triển sắp tới:


- Là một công ty may mặc nên nguồn nguyên liệu là một yếu tố chính quyết định đến quá trình sản xuất. Nguồn nguyên liệu hoàn toàn nhập khẩu cùng với giá nguyên liệu lên xuống thất thường là nguyên nhân gây ảnh hưởng đến năng suất, doanh thu của công ty.

- Công ty mới thành lập nên còn nhiều khó khăn trong việc tìm đối tác làm ăn, mở rộng thị trường.

Với sự nỗ lực của toàn công ty cùng với những chính sách phát triển hợp lý, hy vọng trong thời gian tới công ty sẽ có sự phát triển mạnh mẽ hơn nữa, ngày càng khẳng định được chất lượng sản phẩm và mở rộng được thị trường tiêu thụ rộng khắp hơn.

2.1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý

Quản lý


Phòng hành chính, nhân sự


Phòng Quản lý chất lượng, kỹ thuật


Bộ phận kho Phòng kế toán

Bộ phận sản xuất

Giám đốc

Mô hình tổ chức bộ máy của Công ty được thể hiện qua sơ đồ sau:


Hình 2.1: Mô hình quản lý công ty

(Nguồn: Công ty TNHH MTV Phúc Hưng FNC - Việt Nam)

Giám đốc: Giám đốc là người điều hành, chỉ đạo mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty và chịu trách nhiệm về việc điều hành và quản lý mọi hoạt động SXKD của công ty.


Quản lý: Là người chịu trách nhiệm về các hoạt động sản xuất kinh doanh trực tiếp của công ty.

Phòng hành chính nhân sự: là bộ phận tham mưu, giúp việc cho giám đốc trong việc quản lý tổ chức, quản lý nhân sự, tuyển dụng và sử dụng lao động trong Công ty, quản lý các công việc hành chính hàng ngày của Công ty.

Phòng quản lý chất lượng, kỹ thuật: là phòng nghiệp vụ thực hiện chức năng tham mưu, giúp việc cho Giám đốc Công ty trong các lĩnh vực công tác nghiệm thu sản phẩm; kiểm tra, giám sát sự tuân thủ các quy định, quy trình kỹ thuật nhằm đảm bảo chất lượng, quy cách, quy định đối với mọi sản phẩm.

Bộ phận kho: Tổ chức việc nhận hàng, xuất hàng, kiểm kê hàng hóa, bảo quản hàng hóa trong các kho hàng.

Phòng kế toán: thực hiện công tác kế toán, thống kê tài chính của Công ty.

Bộ phận sản xuất: theo dõi tình hình về sản xuất của công ty, đảm bảo các yếu tố về kỹ thuật, các hoạt động xuất nhập khẩu, các hoạt động nghiên cứu để đổi mới sản phẩm, hoạt động đánh giá chất lượng sản phẩm, hoạt động vận chuyển sản phẩm đến với khách hàng, hoạt động quản lý sản phẩm theo đúng chất lượng,…

2.1.4. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán

2.1.4.1. Tổ chức bộ máy kế toán

Công ty tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức tập trung, chịu sự điều hành và chỉ đao trực tiếp của kế toán trưởng. Toàn bộ công tác kế toán trong DN được tiến hành tập trung tại phòng kế toán. Các bộ phận khác không tổ chức kế toán riêng mà chỉ bố trí nhân sự làm nhiệm vụ thu nhận, kiểm tra chứng từ, ghi chép sổ sách phục vụ cho nhu cầu quản lý SXKD của bộ phận đó. Sau đó, chuyển chứng từ về phòng kế toán để xử lý, tiến hành công tác kế toán. Hình thức ghi chép này đảm bảo sự tập trung, thống nhất và chặt chẽ trong công tác kế toán.


Bộ máy kế toán của Công ty được thể hiện qua sơ đồ sau:


Kế toán trưởng

Kế toán tổng hợp

Kế toán thanh toán

Kế toán thuế

Kế toán nguyên vật liệu, hàng hóa

Kế toán công nợ

Thủ quỹ

Hình 2.2: Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty

(Nguồn: Công ty TNHH MTV Phúc Hưng FNC - Việt Nam)

Mỗi bộ phận trong bộ máy kế toán có chức năng và nhiệm vụ với sự phân công lao động, kế toán trong bộ máy kế toán. Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận kế toán cụ thể như sau:

Kế toán trưởng: phụ trách chung hoạt động của phòng. Là người chịu trách nhiệm trước giám đốc và Nhà nước về công tác tài chính kế toán của Công ty.

Kế toán tổng hợp: chịu trách nhiệm tập hợp và phân bổ các số liệu phản ánh trên bảng chi tiết của kế toán phần hành để ghi sổ tổng hợp, tính giá thành và lập các báo cáo tài chính theo quy định.

Kế toán thanh toán: là người chịu trách nhiệm viết phiếu thu, phiếu chi trên cơ sở chứng từ gốc hợp lệ để thủ quỹ căn cứ thu, chi tiền mặt. Tính lương và thực hiện các khoản trích theo lương trả cho cán bộ công nhân viên.

Kế toán thuế:có nhiệm vụ kê khai thuế và các khoản nộp cho nhà nước

Kế toán nguyên vật liệu, hàng hóa: chịu trách nhiệm theo dõi và lập báo cáo tình hình tăng giảm tồn kho nguyên vật liệu và thành phẩm hàng hóa.

Kế toán công nợ: chịu trách nhiệm lập, theo dõi các khoản công nợ phải thu, phải trả, tạm ứng, và các hoạt động liên quan tới Ngân hàng. Lập bảng theo dõi công nợ, bù trừ công nợ, đối chiếu công nợ,...

Thủ quỹ: chịu trách nhiệm quản lý thu chi tiền mặt vào sổ quỹ hàng tháng, báo cáo thu chi theo yêu cầu của lãnh đạo, quản lý công văn đi, đến.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/10/2022