Vai Trò Của Lập Luận Trong Văn Bản Phê Bình Văn Học


nhạc cho lời văn. Mỗi một so sánh đem đến cho người đọc chân dung một tác giả với đặc điểm nổi bật trong phong cách của họ.

So sánh văn bản phê bình của Vũ Ngọc Phan với công trình của các nhà phê bình như Lê Tràng Kiều, Lưu Trọng Lư, Hoài Thanh - Hoài Chân, ta có:

- Bài Hàn Mặc Tử (trong Nhà văn hiện đại) có tổng số câu là 57, số lượt so sánh là 3, tỉ lệ là 5%;

- Bài Xuân Diệu (trong Nhà văn hiện đại) có tổng số câu là 86, số lượt so sánh là 5, tỉ lệ là 5.8 %

Như thế, trong Nhà văn hiện đại, cứ 17 đến 19 câu thì có một lượt tác giả dùng so sánh.

Tỉ lệ này trong Thơ mới Nguyễn Vỹ của Lê Tràng Kiều là 6,6%, tức 15 câu thì có một lần nhà phê bình diễn đạt bằng so sánh.

Lưu Trọng Lư trong Đọc Thơ Thơ thì tỉ lệ là 4% nghĩa là 22 câu mới có một câu so sánh.

Tỉ lệ trong Thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh - Hoài Chân qua hai bài Hàn Mặc Tử Thế Lữ là 7% (8/1113 câu) và 9% (6/66 câu), tức từ 11 đến 14 câu, nhà phê bình sử dụng một lần diễn đạt bằng hình ảnh so sánh.

Qua các số liệu trên, có thể thấy việc sử dụng phép so sánh của Vũ Ngọc Phan không phải là nhiều so với những nhà phê bình khác. Tuy nhiên, trong bất cứ loại văn bản nào, khi đánh giá phép tu từ so sánh, người ta chủ yếu nhìn nhận giá trị biểu hiện của các hình ảnh được người viết sử dụng. Ví dụ: “Thật ra nếu ngũ quan bị kích thích, thi nhân chứa chan tình cảm mà phát ra lời thơ, thì trong trí tưởng tượng, những cái vô hình cũng hoá ra hữu hình: thơ cũng có thể ví như những thỏi nước đá mát lạnh và cảm đến não cân người ta, còn nhạc có thể ví như một thứ rượu mùi, tuy ngọt, tuy đậm đà, thơm tho, mà có thể làm người ta say tuý luý” (t.2, tr.717).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.


Đặt những câu văn có cấu trúc so sánh của Thi nhân Việt Nam Nhà văn hiện đại bên cạnh nhau, chúng tôi nhận thấy, đa số cấu trúc so sánh trong Thi nhân Việt Nam giống như cấu trúc chuẩn trên, trật tự các yếu tố so sánh được giữ nguyên. Vũ Ngọc Phan lại chú trọng các câu văn có cấu trúc so sánh khuyết hay đảo trật tự, một số yếu tố được lược bỏ và các yếu tố, không tuân theo quy luật thông thường, chẳng hạn:

Ngôn ngữ phê bình văn học trong Nhà văn hiện đại của Vũ Ngọc Phan - 11

- Thật là những dòng ghê gớm, những dòng tưởng như sắp gây ra án mạng dưới mắt người đọc.

- Xác thịt ông bị cắn rứt quá, nên hình như ông đã cố gắng sống vớt vát lại cho nhiều hơn trong cái phần hồn.

Hầu hết yếu tố được so sánh đều bị lược bỏ. Câu văn trở nên mạnh mẽ, thuyết phục.

Tuy nhiên, cũng có những câu văn so sánh đầy đủ các yếu tố thì ngược lại, lời văn phê bình lại êm đềm, nhẹ nhàng, ví dụ: “Lời thơ trong sáng êm như ru còn ý thơ nhẹ nhàng, man mác toả ra như mây khói. Mà cảm động, huyền diệu biết bao. Tình tứ đến thế là cùng, cảm động đến thế là cùng. Một người mang bệnh rất đau đớn mà có một tâm thần thư thái, bình tĩnh như thế, thật cũng lạ” (t.2, tr.713).

Tìm một cách diễn đạt mới cho phép so sánh là một sự sáng tạo, nhưng không phải là sở trường của các nhà phê bình. Người ta ưa những cách diễn đạt dễ hiểu, những cấu trúc gọn ghẽ, rò ràng, những giải thích cặn kẽ, tỉ mỉ hơn là những rắc rối, cầu kì. Vì thế, ngay trong cấu trúc so sánh, các yếu tố ít bị đảo trật tự mà thường được mở rộng. Nhà phê bình thường sử dụng thêm phần thuyết minh miêu tả sau cái được so sánh: “Cái lối văn nhẹ nhàng, kín đáo và xinh tươi trên này thật là lối văn đặc biệt của Thạch Lam, lối văn rất hợp với những truyện tâm tình”.


Phương pháp so sánh quả là đắc dụng trong lời văn phê bình. Hình ảnh so sánh phong phú nhưng rất gần gũi, thân quen, dễ hiểu. Cấu trúc đa dạng kết hợp với lối nói hình tượng đã cuốn hút độc giả thế giới nghệ thuật cú pháp

- tạo nên tính đặc sắc cho Nhà văn hiện đại của Vũ Ngọc Phan.

3.2. Lập luận trong Nhà văn hiện đại

3.2.1. Vai trò của lập luận trong văn bản phê bình văn học

Phê bình văn học chủ yếu tác động vào nhận thức của người đọc. Thế mạnh của loại văn bản này là ở các thao tác suy lí. Nó thuyết phục người đọc bằng các quan điểm, nhận xét, bình luận, đánh giá có cơ sở lí luận và có dẫn chứng từ thực tế văn học. Và như thế, lập luận là yếu tố đóng vai trò hết sức quan trọng trong văn bản phê bình. Thậm chí, có thể khẳng định, bài phê bình có giá trị hay không, có thuyết phục độc giả hay không, phụ thuộc phần lớn ở khả năng lập luận của người viết.

Bài phê bình bao giờ cũng nêu lên một vấn đề cần trao đổi. Vấn đề đó có thể là sự nghiệp của một nhà văn, một tác phẩm mới ra đời, một quan niệm được phát biểu... Tầm vóc, qui mô của vấn đề có thể khác nhau, nhưng yêu cầu giải quyết vấn đề thì phải giống nhau: người viết trình bày chủ kiến của mình, dựa vào sức mạnh của các luận điểm lí thuyết và thực tiễn.

Tính chất lập luận của bài phê bình thể hiện ở cách cấu tạo câu văn, cách tổ chức đoạn văn cũng như cấu trúc và giọng điệu văn bản. Do vậy, nghiên cứu lập luận trong văn bản phê bình văn học không bao giờ được tách rời các đơn vị cơ bản đó.

Về thao tác, lập luận trong văn bản phê bình không ra ngoài mấy kiểu quen thuộc: qui nạp, diễn dịch, hỗn hợp; và các thao tác đó thường được vận dụng tối đa trong việc phân tích, giải thích, chứng minh, bình luận. Cách triển khai vấn đề, lối phân tích dẫn chứng, kiểu sắp xếp luận cứ ở mỗi nhà phê bình


có thể khác nhau, song, một khi đã thực hiện thao tác lập luận, người viết không thể ra ngoài các qui luật của tư duy.

Mức độ "đậm nhạt" của lập luận trong bài phê bình của các tác giả dĩ nhiên không giống nhau. Có người thiên về cảm nhận cái hay, cái đẹp của văn chương và nói cho hết ấn tượng chủ quan của mình, có người nhân viết phê bình mà thỏa sức liên tưởng đến bao nhiêu chuyện, từ chuyên văn đến chuyện đời, lại có người mượn văn để nói về mình... Những loại văn phê bình như thế thường thiên về biểu cảm hơn là lập luận. Ngược lại, có người hễ cầm bút viết phê bình là biện luận, bắt bẻ, tranh cãi, khen chê quyết liệt. Vũ Ngọc Phan thuộc hàng ngũ những nhà phê bình kiểu này. Nhà văn hiện đại, do vậy cũng là bộ sách thể hiện rất rò khả năng lập luận của tác giả.

Như đã nói ở trên, lập luận gắn với nhiều cấp độ ngôn từ trong văn bản. Tuy nhiên, trong khuôn khổ của luận văn, chúng tôi sẽ tập trung khảo sát tính chất lập luận của Nhà văn hiện đại quan hai đơn vị: câu và đoạn.

3.2.2. Đặc điểm của lập luận trong Nhà văn hiện đại

3.2.2.1. Lập luận ở đơn vị câu

Câu trong văn bản phê bình văn học có nhiều chức năng, mà một trong những chức năng quan trọng là đơn vị của lập luận.

Tư duy suy lí của con người có thể được biểu hiện bằng nhiều hình thức, trong đó có hình thức câu. Sở dĩ như vậy, vì câu có thể có nhiều vế, nội dung của các vế có thể quan hệ với nhau theo kiểu nhân - quả, điều kiện - kết quả, quan hệ tương đồng, quan hệ tương phản... Bản thân nội dung của một câu hoàn toàn đã có tính lập lập luận, ví dụ:

"Cái điều ta cho là phải, ta cứ việc làm, nhưng dự luận ta đã coi là tầm thường, không đáng kể, ta còn quan tâm đến làm gì nữa? (NVHĐ, t2, tr.34).

Câu văn trên thuộc bài viết về Hoài Thanh và Thi nhân Việt Nam. Vấn đề Vũ Ngọc Phan muốn bàn ở đây dĩ nhiên thuộc phạm trù văn chương, thế


nhưng, câu văn lập luận như trên không khác gì đề cập đến cái lí chung của đời sống, những vấn đề có tính phổ quát, đúng với mọi lĩnh vực, mọi thời đại.

Có khi, nhà phê bình đã suy từ lôgic đời sống để nhận thức về lôgic của văn chương nghệ thuật, và câu văn diễn tả quá trình ấy là câu văn có tính lập luận rò rệt:

"Sinh hoạt thay đổi, nguồn hứng và sự diễn tả tư tưởng cùng tính tình cũng thay đổi theo; rồi do đó, ta có những thơ mà ngày nay ta gọi là "thơ mới" (t.1, tr.76).

Khi lập luận thể hiện ở đơn vị câu, người viết phải dùng hình thức câu thích hợp. Khảo sát Nhà văn hiện đại, chúng tôi nhận thấy, ở đơn vị lập luận này, câu đơn được sử dụng rất ít, mà chủ yếu là câu ghép chính phụ hoặc câu phức. Điều này hoàn toàn dễ hiểu. Câu đơn là loại câu chỉ có một nòng cốt C

- V, nếu thành phần câu có phát triển thì cũng chỉ dừng lại ở qui mô của cụm từ, không đủ để tạo thành hạt nhân thông báo, không đủ xây dựng đơn vị lập luận. Ngược lại câu ghép chính phụ hoặc câu phức cho phép người viết xác lập quan hệ các luận cứ thông qua các cụm C - V được phát triển. Giữa các cụm C - V đó, thường có các quan hệ từ thể hiện mục đích lập luận của tác giả. Chẳng hạn:

- "Văn phạm đặt ra là cốt giữ cho câu văn được đúng mẹo luật, được sáng suốt, được hay, chứ không phải văn phạm đặt ra để làm cho câu văn lôi thôi, rườm rà" (t.1, tr.211).

- "Phần đông các nhà tiểu thuyết Việt Nam phỏng theo lối Tây, nên dù có đặc sắc về quan sát, về văn thể, nhưng trong sự phô diễn vẫn chưa có được cái màu Việt Nam, cái màu của quê hương xứ sở, như những tiểu thuyết Ả Rập hay tiểu thuyết Nhật Bản" (t.1, tr.253).


- "Không thể nào đứng vào phương diện tả thực mà phê bình câu văn trên này, vì nó là một câu về tâm tưởng, không phải tả một cảnh hiển nhiên" (t.1, tr.164).

Trong câu, để gia tăng tính lập luận, Vũ Ngọc Phan thường sử dụng hình thức nghi vấn. Hình thức này khiến cho câu văn có màu sắc đối thoại kiểu tranh biện, và vì thế, thái độ khẳng định của người viết về điều mình cho là chân lí hay phủ nhận điều mình cho trái với lẽ phải cũng trở nên hùng hồn, mãnh liệt hơn:

- "Xem như bài thơ trên đó truyền lại đủ chứng rằng Chinh phụ ngâm khúc bấy lâu nay ta vẫn truyền là bà Đoàn Thị Điểm diễn Nôm, dễ thường không phải, mà chính là cụ Phan Huy Ích diễn ra đó chăng?" (t.1, tr.70).

- "Kể ra với cái lối thi cử thời xưa, một người có cái giọng văn chua chát như Trần Kế Xương mà đỗ được Tú tài thì cũng là khá đấy, còn không đỗ được Tú tài như Victor Hugo thì sao?" (t.1, tr.294).

- "Cái phương pháp phê bình của Nguyễn Văn Tố là một phương pháp phê bình căn cứ vào sách vở, chứ không phải lối phê bình vu vơ. Nhưng một điều tôi cần phải nói ra đây là ngay cái bản cổ năm 1866 kia có thật đúng với nguyên bản của Ôn Như Hầu không ?" (t.1, tr.308).

Quan phân tích trên, có thể thấy, trong Nhà văn hiện đại, Vũ Ngọc Phan đã sử dụng câu làm đơn vị lập luận. Cùng với đoạn văn, câu đã góp phần đảm nhiệm chức năng lập luận cho văn bản phê bình của Vũ Ngọc Phan.

3.2.2.2. Lập luận ở đoạn văn

So với câu, đoạn văn là đơn vị lập luận quan trong hơn. Sở dĩ như vậy là bởi, thông thường, để có một lập luận, người nói/viết phải tổ chức các tiền đề. Mà mỗi tiền để chỉ có thể được biểu thị bằng câu. Cho nên, muốn có một lập luận chứng minh hay giải thích, qui nạp hay diễn dịch, người ta phải tổ chức thành các đoạn văn.


Trong Nhà văn hiện đại, lập luận bằng đoạn văn cũng phổ biến hơn so với lập luận chỉ trong phạm vi một câu. Ở đây, ta bắt gặp hầu hết các thao tác, các kiểu lập luận thường thấy trong tư duy suy lí.

Bằng quan sát, có thể thầy, văn bản phê bình trong Nhà văn hiện đại được tổ chức khác mạch lạc, sáng sủa. Các đoạn văn thường rất gọn, khúc triết. Có những đoạn văn đặc biệt (chỉ có một câu), giữ chức năng gắn kết các đoạn khác trong bài. Có những đoạn văn khá dài, trình bày nhiều thông tin, nhưng cấu tạo theo kiểu song hành, ít màu sắc lập luận. Bên cạnh đó, phần lớn là các đoạn văn mà giữa các câu thường gắn kết với nhau bằng các phương tiện ngôn ngữ, nội dung của chúng chụm vào một chủ đề, sắc thái lập luận hết sức rò nét. Căn cứ vào các kiểu lập luận, có thể chia các đoạn này thành các tiểu loại:

a) Đoạn văn diễn dịch

Đây là kiểu lập luận đi từ trừu tượng đến chi tiết, từ khái quát đến cụ thể. Đoạn văn lập luận diễn dịch phải có câu chủ để đặt ở đầu, các câu sau triển khai nội dung câu chủ đề. Trong Nhà văn hiện đại, ta gặp loại đoạn văn lập luận diễn dịch có khi rất đúng phép tắc, có khi biến hóa chút ít nhưng vẫn không mất màu sắc của kiểu lập luận này. Ví dụ:

- "Những câu ai oán nhất trong bài thơ trên này là những câu chữ cổ nhất, như câu: "Năm năm Ô thước bắc cầu Ngân giang", "Giữa đường sinh tử, đoạn tràng chia hai" và câu "Anh vui non nước tuyền đài". Thật là gần như cái giọng gọi hồn, thật là gần như tiếng khóc đám ma. Thơ của Tương Phố lắm khi lời rất sáo, nhưng nhờ âm điệu du dương mà gây được cảm tưởng man mác, cho nên, muốn thưởng thức thơ của bà, cần phải ngâm lên mới được. Bài trên này chính là một bài như thế: mới đọc thấy tầm thường, nhưng ngâm lên thì cực hay, bao nhiêu những tình ý sầu não đều nổi cả lên trong các điệu" (t.1, tr.166).


- "Về truyện ngắn, Khái Hưng viết tuyệt hay. Người ta thấy phần nhiều truyện ngắn của ông lại có vẻ linh hoạt và cảm người đọc hơn cả truyện dài của ông. Truyện ngắn của Thạch Lam và Đỗ Đức Thu ngả về mặt sầu cảm và kín đáo bao nhiêu thì truyện ngắn của Khái Hưng vui tươi và rộng mở thế ấy, nhưng không phải cái vui thật quá như những truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan đâu. Ngay ở những truyện buồn của Khái Hưng, người ta cũng chỉ thấy một thứ buồn man mác, không bao giờ là cái buồn ủ rũ như ở những truyện của Thạch Lam" (t.2, tr.206).

Qua tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy, kiểu đoạn văn diễn dịch trong Nhà văn hiện đại không những nhiều về số lượng mà còn rất sắc sảo về lập luận. Một khi câu chủ để đã được đặt ra, hiện diện ở đầu đoạn văn, áp lực lập luận sẽ trở nên rò rệt hơn. Mỗi câu xuất hiện tiếp đó sẽ buộc phải gắn với chủ đề, dù triển khai khía cạnh nào thì cũng không được rời vấn đề đã được cố định ở câu đầu đoạn. Điều đó khiến cho tư duy người viết luôn luôn đảm bảo sự chặt chẽ cần thiết.

b) Đoạn văn qui nạp

Nếu diễn dịch đi từ tổng quát đến cụ thể, thì ngược lại, qui nạp là lối lập luận đi từ chi tiết đến tổng thể, từ cụ thể đến khái quát. Với cách lập luận này, câu chủ đề bao giờ cũng nằm ở cuối đoạn văn.

Trong Nhà văn hiện đại, số đoạn văn lập luận theo lối qui nạp chiếm số lượng không nhiều như kiểu diễn dịch, nhưng xuất hiện nhiều hơn kiểu tổng - phân - hợp. Ta có thể gặp các kiểu đoạn văn qui nạp trong công trình của Vũ Ngọc Phan như sau:

- "Ở Châu Âu, các nhà triết học thường hay dùng những chữ rất tầm thường mà cho những nghĩa riêng, có khi cùng một chữ mà mỗi nhà triết học cho những nghĩa khác nhau, cho nên, nhiều khi muốn hiểu học thuyết của một

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/07/2022