Về yêu cầu minh bạch hoá, Việt Nam cam kết ngay từ đầu sẽ công bố dự thảo các văn bản qui phạm pháp luật do Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và Chính phủ ban hành để lấy ý kiến nhân dân. Thời hạn cho việc góp ý sửa đổi tối thiểu là 60 ngày. Việt Nam cũng cam kết sẽ cho đăng công khai các văn bản pháp luật trên.
Về các nội dung khác liên quan đến cam kết đa phương, về thuế XK Việt Nam chỉ cam kết sẽ giảm thuế XK với phế liệu kim loại đen và màu theo lộ trình, không cam kết về thuế XK với các sản phẩm khác. Việt Nam cũng cam kết ràng buộc với toàn bộ Biểu thuế NK hiện hành gồm 10,600 dòng. Trong toàn bộ Biểu cam kết, Việt Nam sẽ cắt giảm thuế với khoảng 3800 dòng thuế; ràng buộc ở mức thuế hiện hành với 3700 dòng; ràng buộc ở mức thuế trần cao hơn mức hiện hành với 3170 dòng. Mức thuế bình quân toàn biểu được giảm từ mức hiện hành 17.4% xuống còn 13.4% thực hiện dần trong 5-7 năm. Mức thuế bình quân đối với hàng nông sản giảm từ mức hiện hành 23.5% xuống còn 20.9% thực hiện trong 5-7 năm. Với hàng công nghiệp từ 16.8% xuống còn 12.6% thực hiện chủ yếu trong vòng 3-5 năm [4, lời mở đầu]ư. Cụ thể sẽ có khoảng hơn 1/3 số dòng thuế sẽ phải cắt giảm, chủ yếu là các dòng có thuế suất trên 20%. Các mặt hàng trọng yếu nhạy cảm với nền kinh tế như nông sản, xi măng, sắt thép, vật liệu xây dựng, ôtô, xe máy vẫn duy trì được mức bảo hộ nhất định [18, tr.6]. Những ngành có mức giảm thuế nhiều nhất bao gồm: dệt may, cá và sản phẩm từ cá, gỗ và giấy, hàng chế tạo khác, máy móc và thiết bị điện tử.Việt Nam đạt được mức thuế trần cao hơn mức thuế đang áp dụng với nhóm hàng xăng dầu, hoá chất và phương tiện vận tải. Việt Nam cũng cam kết cắt giảm thuế theo một số hiệp định tự do theo ngành của WTO giảm thuế xuống 0% hoặc mức thấp nhất. Đây là hiệp định tự nguyện của WTO nhưng các nước mới gia nhập phải tham gia một số ngành. Ngành mà Việt Nam cam kết tham gia là sản phẩm công nghệ thông
tin, dệt may và thiết bị y tế. Về hạn ngạch thuế quan, Việt Nam bảo lưu quyền áp dụng với đường, trứng gia cầm, lá thuốc lá và muối.
1.3.2.2. Về thương mại dịch vụ
Trong cam kết cụ thể về dịch vụ, Việt Nam đã cam kết một loạt các dịch vụ. Trong một số trường hợp Việt Nam giữ quyền hạn chế tham gia của các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài.
Về cam kết mở cửa thị trường dịch vụ, Việt Nam cam kết đủ 11 ngành dịch vụ, tính theo phân ngành khoảng 110 (trong BTA Việt Nam- Hoa Kỳ chỉ 8 ngành và 65 phân ngành).
Về mức độ cam kết, thoả thuận WTO đi xa hơn BTA với Việt Nam – Hoa Kỳ nhưng không nhiều. Với hầu hết các ngành dịch vụ, trong đó có những ngành nhạy cảm như bảo hiểm, phân phối, du lịch… Việt Nam giữ được mức độ cam kết gần như trong BTA Việt Nam- Hoa Kỳ. Riêng viễn thông ngân hàng và chứng khoán, để sớm kết thúc đàm phán, Việt Nam đã có một số bước tiến nhưng nhìn chung không đi quá xa với hiện trạng và đều phù hợp với định hướng phát triển đã được phê duyệt cho các ngành này. Ngoài ra công ty nước ngoài tuy được phép đưa cán bộ quản lí vào làm việc tại Việt Nam nhưng ít nhất 20% cán bộ quản lí của công ty phải là người Việt Nam.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM SAU 1 NĂM GIA NHẬP WTO
2.1.THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XNK VIỆT NAM 1 NĂM SAU GIA NHẬP WTO
2.1.1. Hoạt động xuất khẩu
Năm 2007 là năm có ý nghĩa rất quan trọng trong việc thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006-2010 và chiến lược phát triển kinh tế- xã hội 10 năm 2001-2010. Đây là năm đối với hoạt động thương mại nước ta được hưởng qui chế thành viên của WTO, điều này tạo cơ hội cho hàng hoá Việt Nam tiếp cận với nhiều thị trường hơn với mức thuế suất thấp hơn với một số mặt hàng… Là cơ hội góp phần gia tăng kim ngạch XK. Sau một năm trở thành thành viên của WTO, XK hàng hoá của Việt Nam đạt được kết quả quan trọng, vượt kế hoạch đề ra, thị trường XK được mở rộng cả ở thị trường truyền thống và các thị trường mới có nhiều tiềm năng. Giá trị XK hàng hoá của Việt Nam năm 2007 ước đạt 48,34 tỷ USD tương đương 67,4% GDP, tăng 20.5% so với năm 2006. Bình quân một tháng XK đạt được hơn 4 tỉ USD, mức cao nhất từ trước đến nay [9; tr.11]. Tuy mức tăng XK thấp hơn năm 2006 nhưng tổng kim ngạch XK hàng hoá năm 2007 đạt mức cao nhất từ trước đến nay.
Tổng kim ngạch XK hàng hoá năm 2007 đã gấp 20 lần năm 1990, gấp 8,8 lần năm 1995, và 3.3 lần năm 2000. Tỷ lệ giữa kim ngạch XK so với GDP của Việt Nam đạt ở mức khá cao tăng nhiều so với các năm trước đây. Mức
này của Việt Nam được coi là cao so với mức tỉ lệ chung 22% của thế giới, là một trong những mức cao nhất trong nhóm các nước ASEAN (Xem bảng 6)
Bảng 6: Kim ngạch XK 1990-2007
Đơn vị : Triệu USD
Tổng KNXK | Năm | Tổng KNXK | |
1990 | 2404 | 2003 | 20149.3 |
1995 | 54489 | 2004 | 26485 |
2000 | 14482.7 | 2005 | 32419.9 |
2001 | 15029.2 | 2006 | 39826 |
2002 | 16485 | 2007 | 48340 |
Có thể bạn quan tâm!
- Phần Trăm Các Dòng Thuế Quan Được Cam Kết Trước Và Sau Các Cuộc Đàm Phán Từ 1986- 1994
- Nhóm Các Qui Định S&d Dành Cho Các Nước Đang Và Kém Phát Triển Thể Hiện Ở Sự Cho Phép Các Nước Này Có Sự Linh Hoạt Khi Chấp Nhận Các Nghĩa Vụ Theo
- Các Cam Kết Của Việt Nam Khi Gia Nhập Wto Về Lĩnh Vực Ngoại Thương
- Những Thành Tựu Đạt Được So Với Trước Khi Gia Nhập Wto
- Sức Cạnh Tranh Của Các Doanh Nghiệp Ngoại Thương Còn Hạn Chế
- Cơ Cấu Hàng Của Việt Nam Phù Hợp Với Thị Trường
Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.
Nguồn: Tạp chí Kinh tế phát triển số tháng 1/ 2008 Tr.12
Năm 2007, tuy XK chưa có sự đột phá nhưng phần lớn các mục tiêu XK các mặt hàng chủ lực đều hoàn thành kế hoạch đề ra, kim ngạch XK các mặt hàng đều tăng cả về giá trị lẫn sản lượng. Năm 2007, các mặt hàng có tốc độ tăng kim ngạch XK lớn hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế cả nước 8,5% gồm có: Gạo,cà phê, hạt điều, hạt tiêu, dệt may, hàng thuỷ sản, giày dép, hàng điện tử và linh kiện điện tử, đồ gỗ, dây điện và cáp điện. Sản phẩm nhựa và túi xách va li, ô dù. Số mặt hàng có tốc độ tăng kim ngạch XK gấp hơn 2 lần so với tốc độ tăng trưởng kinh tế chỉ có 7 mặt hàng: Cà phê (29,4%), hạt tiêu (82.8%), dệt may (28.5%), đồ gỗ (29.4%), dây và cáp điện (41.9%), sản phẩm nhựa (45.8%), túi xách vali ôdù (29.2%) [9, tr.12].
Trong các mặt hàng XK chủ lực của Việt Nam năm 2007 có 15 mặt hàng có kim ngạch XK lớn: dầu thô, hàng dệt may, giày dép, thuỷ sản, đồ gỗ, hàng điện tử và linh kiện điện tử, cơ khí, cà phê, gạo,cao su, dây điện và cáp điện, than đá, thủ công mĩ nghệ, sản phẩm nhựa, túi xách và vali, hạt điều. Giá trị kim ngạch XK 15 loại mặt hàng này đạt 37.39 tỷ USD chiếm trên 77.9% tổng kim ngạch XK cả nước. Năm 2007, Việt Nam có 10 mặt hàng XK đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD, tăng một mặt hàng so với năm 2006 [9, trg. 7].
Bảng 7: Kim ngạch các mặt hàng XK chủ lực năm 2007
Đơn vị Tỷ USD
Kim ngạch | Mặt hàng | Kim ngạch | |
Dầu thô | 8.45 | Hàng điện tử | 2.2 |
Dệt may | 7.7 | Sản phẩm cơ khí | 2.2 |
Hàng giày dép | 3.9 | Cà phê | 1.82 |
Thuỷ sản | 3.75 | Gạo | 1.48 |
Đồ gỗ | 2.34 | Cao su | 1.42 |
Nguồn: Bộ Công Thương- Tạp chí Kinh tế- Thương mại Ngoại thương số
01/2008 trang 39
Năm 2007 là năm đầu tiên khu vực 100% vốn trong nước đạt tăng trưởng hiếm they, tiếp tục đạt kết quả cao (cả về qui mô và tốc độ tăng kim ngạch XK). Khu vực doanh nghiệp FDI năm 2007 đạt kim ngạch XK khoảng 27,75 tỷ USD (kể cả dầu thô) chiếm tỷ trọng 57.8% tổng kim ngạch XK cả nước, tăng 20.5% so với năm 2006. Doanh nghiệp vốn trong nước chỉ đạt 20,25 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 42.2% tổng kim ngạch và tăng 20.6% so với năm 2006 [27]. Cũng theo Bộ Công Thương, nhóm các địa phương là các trung tâm kinh tế lớn vẫn tiếp tục ở tốp dẫn đầu. Bình Dương vượt 5 tỷ USD tăng 27.5% so với năm 2006, Hà Nội vượt 4 tỷ USD, Tp. Hồ Chí Minh vẫn tiếp tục dẫn đầu với tổng kim ngạch (không kể dầu thô) là hơn 6 tỷ USD [9, tr. 12].
Về thị trường XK, trong năm qua ngành ngoại thương Việt Nam đã không ngừng tận dụng cơ hội để mở rộng hơn nữa thị trường các nước là thành viên WTO. Cụ thể như sau:
Khu vực thị trường Châu Á- Thái Bình Dương: Dự kiến kim ngạch XK cả năm đạt 24.5 tỷ USD, tăng 17% so với năm 2006, chủ yếu là do tăng XK các nhóm hàng nông sản và mặt hàng dây điện và cáp điện. Tuy tỷ trọng
của khu vực này trong tổng kim ngạch XK vẫn lớn nhất nhưng có xu hướng giảm dần, từ 52.4% năm 2006 xuống 51.04% năm 2007 [9, tr.13]. Trong đó tỷ trọng thị trường TQ, Nhật Bản, ASEAN một thị trường rất gần về mặt địa lí với Việt Nam lại có xu hướng giữ nguyên hoặc giảm. Các sản phẩm chính sang thị trường này gồm có: Dầu thô, sản phẩm gỗ, giầy dép, hải sản và sản phẩm nhựa.
Khu vực thị trường Châu Âu: Dự kiến năm 2007, kim ngạch XK đạt
9.52 tỷ USD tăng 20% so với năm 2006, chủ yếu là các mặt hàng dệt may, thuỷ sản, cao su tự nhiên, đồ gỗ, cà phê, sản phẩm nhựa và đồ thủ công mĩ nghệ [9, tr.13]. Các mặt hàng xe đạp và giầy mũ da tiếp tục gặp khó khăn do EU áp thuế chống bán phá giá.
Khu vực thị trường Châu Mĩ: Dự kiến năm 2007 đạt kim ngạch XK là
11.66 tỷ USD tăng 29% so với năm 2006 [9, tr.13]. XK hàng hoá vào thị trường Hoa Kỳ vẫn tiếp tục tăng trong đó hàng dệt may, hàng thuỷ sản, giày dép, sản phẩm gỗ, cà phê vẫn là những mặt hàng có mức tăng trưởng khá cao. Khu vực thị trường Châu Phi- Tây Á và Nam Á: Năm 2007 dự kiến XK đạt
1.82 tỷ USD, tăng 23% so với năm 2006, thị trường có mức tăng trưởng khá cao ở khu vực này gồm: Các tiểu Vương quốc ả rập thống nhất, Thổ Nhĩ Kì và Israel [9, tr.13]. Riêng các thị trường Co-oet, Iracq, Pakistan tình hình chính trị không ổn định nên khả năng XK của Việt Nam còn hạn chế.
Nhìn vào XK trong năm vừa qua có thể rút ra một số đánh giá như sau:
- Mặc dù trong năm 2007, năm đầu tiên Việt Nam gia nhập WTO, XK chưa có đột phá song đã tăng trưởng vượt mức kế hoạch đề ra (17.4%).
- Kim ngạch XK các mặt hàng XK chủ lực đạt tốc độ tăng trưởng cao. Mặc dù trong năm XK gặp nhiều áp lực cạnh tranh và các rào cản thương mại nhưng nhiều mặt hàng XK chủ lực đã sớm thích ứng và đạt kim ngạch XK cao hơn nhiều so với mục tiêu đề ra.
- Cơ cấu hàng XK tiếp tục chuyển biến tích cực. Bên cạnh các mặt hàng có khối lượng và kim ngạch tăng thì xuất hiện thêm nhiều mặt hàng mới, so với năm 2006 có thêm 1 mặt hàng XK trên 1 tỷ USD đưa số mặt hàng có kim ngạch XK lớn hơn 1 tỷ lên con số 10. Trong số các mặt hàng XK chủ lực có những mặt hàng có kim ngạch XK xếp thứ hạng cao so với các nước XK trên thế giới, có khả năng ảnh hưởng tới thị trường thế giới như: gạo, cà phê, cao su, hạt tiêu, điều, chè.
- Với việc mở cửa thị trường theo lộ trình cam kết trong WTO, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài biết tận dụng thời cơ và thể hiện sự vượt trội khả năng cạnh tranh của mình so với các doanh nghịêp trong nước. Tốc độ tăng trưởng kim ngạch XK của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vẫn tiếp tục tăng cao hơn so với các doanh nghiệp trong nước. Đây là động lực quan trọng đối với tăng trưởng XK của cả nước.
- So với năm 2006 thị trường XK hàng hoá dịch vụ tiếp tục được mở rộng cả ở thị trường truyền thống và thị trường mới có tiềm năng. Riêng thị trường TQ và ASEAN có xu hướng giảm là điều rất đáng được quan tâm, do chúng ta chưa tận dụng được các cơ hội từ khu mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) và khu mậu dịch tư do ASEAN- TQ (ACFTA).
2.1.2. Hoạt động nhập Khẩu
Kim ngạch NK năm 2007 của Việt Nam ước đạt 57 tỷ USD, tăng 27% so với năm 2006. Trong đó kim ngạch NK của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài NK 21 tỷ USD, chiếm 36.8% tổng kim ngạch NK và tăng 27.3% so với năm 2006. Kim ngạch NK của các doanh nghịêp 100% vốn trong nước ước đạt 36 tỷ USD chiếm 63.2% tổng kim ngạch NK cả nước, tăng 27.2% so với năm 2006. Các mặt hàng NK chủ yếu là máy móc thiết bị và nguyên, nhiên vật liệu chiếm tỷ trọng trên 90% tổng kim ngạch NK, riêng NK hàng hoá phục vụ cho tiêu dùng cá nhân chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ ( Tỷ lệ