thuế chống bán phá giá cao nên hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam XK sang thị trường này phải nộp hàng triệu USD tiền thuế mỗi năm.
Trong bối cảnh thị trường trong nước và quốc tế hiện nay, việc hoàn thành kế hoạch XK đề ra trong năm 2008 là một nhiệm vụ khó khăn. Kinh tế thế giới đang tăng trưởng chậm lại, đồng USD suy yếu, giá cả hàng hoá đầu vào tăng cao. Trong nước lại vừa trải qua một đợt lạnh kéo dài và sắp tới có thể là hạn hán, nên ảnh hưởng tới kết quả sản xuất nông lâm thuỷ sản. Bên cạnh đó thì nguy cơ suy thoái của nền kinh tế Hoa Kỳ tiềm ẩn nhiều khó khăn đối với XK Việt Nam. Nừu kinh tế Hoa Kỳ rơi vào tình trạng suy thoái, kéo theo, sức mua thị trường giảm, nhu cầu nhập khẩu hàng hoá cũng sẽ giảm theo, ảnh hưởng rất lớn đến XK của Việt Nam vào thị trường này.
2.5. NGHIÊN CỨU TRUNG QUỐC MỘT NĂM SAU GIA NHẬP WTO
2.5.1. Tình hình Trung Quốc 1 năm sau gia nhập WTO
Sau hơn 15 năm đàm phán, ngày 10/11/2001 tại Doha (Quata) hội nghị lần thứ 4 cấp Bộ trưởng các nứơc thành viên WTO đã nhất trí thông qua “ Quyết định về việc Trung Quốc gia nhập tổ chức TMTG”. Với quyết định này, TQ đã trở thành thành viên thứ 144 của WTO.
Sau năm đầu tiên gia nhập WTO, nền kinh tế TQ đã xuất hiện những dấu hiệu tốt đẹp, đa số các chỉ tiêu đều cao hơn so với dự tính ban đầu. Kinh tế tiếp tục tăng trưởng nhanh, GDP năm 2002 tăng 8% so với năm 2001. Nhằm thực hiện các cam kết của WTO, nhiều qui định cụ thể về thuế quan và quản lí hạn ngạch XNK đã được triển khai. TQ đã sửa đổi và bãi bỏ một loạt các qui định không phù hợp với nguyên tắc của WTO và ban hành một loạt các qui định mới về thương mại, dịch vụ , quyền tác giả và đầu tư. Để đảm bảo tính minh bạch, chính phủ TQ đã thành lập cục tư vấn thông tin thuộc bộ kinh tế và mậu dịch đối ngoại.Cục này có nhiệm vụ cung cấp thông tin về thương mại dịch vụ, các qui định pháp qui và các giải pháp cơ bản về bản
quyền, cơ chế quản lí ngoại hối trong buôn bán quốc tế. Cùng với đà tăng trưởng ấy, ngành ngoại thương TQ tiếp tục tăng trưởng, cơ cấu hàng hoá XK được cải thiện. Với mức tăng trưởng vào loại cao nhất thế giới (38% năm 2003), theo dự đoán, TQ có thể sẽ vượt Mĩ vào năm 2010. Năm 2002, tổng giá trị XNK của TQ đạt 620,79 tỉ USD tăng 21.8% so với năm 2001, trong đó XK đạt 325.27 tỉ USD tăng 22.3%, NK đạt 295.22 tỉ USD tăng 21.2%. Xuất siêu 30.35 tỉ USD tăng 34,6%. Năm 2003, tổng kim ngạch XNK đạt tới
851.21 tỉ USD tăng 27,1% so với năm 2002, trong đó XK là 438,37 tỉ USD tăng 34.6%, đứng thứ 4 thế giới sau Mĩ, Đức, Nhật Bản [11, tr.32]. Hàng hoá XK của TQ đã bắt đầu trở thành mối đe doạ cạnh tranh với nhiều nền kinh tế, trong đó có Mĩ. TQ là một trong ba nước XK lớn nhất vào Mĩ. Thặng dư thương mại với Mĩ năm 2003 ước đạt 120 tỉ USD so với 102 tỉ USD vào năm 2002. Chính vì vậy, ở Mĩ đã xuất hiện nhiều ý kiến chỉ trích cho rằng hàng hoá NK từ TQ đã làm hơn 2 triệu người Mĩ thất nghiệp. Khoảng 1/5 số vụ kiện chống bán phá giá mà các công ty Mĩ tiến hành là nhằm vào hàng hoá của TQ. Trong hàng hoá XK của TQ đã xuất hiện những mặt hàng công nghệ cao về điện tử viễn thông. Trong 9 tháng đầu năm 2003, kim ngạch XK hàng điện cơ đạt 156.44 tỉ USD tăng 41% và XK sản phẩm kĩ thuật cao đạt 73,33 tỉ USD tăng 58.2% [11, tr.32]. Với kim ngạch XNK tăng mạnh năm 2003, TQ đã chiếm vị trí thứ 4 thế giới về XK, thứ 6 về NK. Các chuyên gia kinh tế cho rằng WTO đã và đang làm thay đổi sâu sắc mô hình tăng trưởng ngoại thương của TQ.
Có thể bạn quan tâm!
- Những Thành Tựu Đạt Được So Với Trước Khi Gia Nhập Wto
- Sức Cạnh Tranh Của Các Doanh Nghiệp Ngoại Thương Còn Hạn Chế
- Cơ Cấu Hàng Của Việt Nam Phù Hợp Với Thị Trường
- Chiến Lược Phát Triển Ngoại Thương Việt Nam Thời Kì 2001-2010, Tầm Nhìn 2020
- Nâng Cao Hiệu Quả Của Công Tác Xúc Tiến Thương Mại ( Xttm)
- Ngoại thương Việt Nam nhìn lại 1 năm sau khi gia nhập WTO và những giải pháp kiến nghị trong thời gian tới - 13
Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.
Bên cạnh đó thì đầu tư và tiêu dùng của TQ cũng tăng mạnh. TQ trở thành một trong những điểm đầu tư có sức hút mạnh nhất. Sau khi TQ gia nhập WTO, các công ty xuyên quốc gia nổi tiếng thế giới đã tính tới yếu tố TQ trong việc hoạch định chiến lược toàn cầu, điều chỉnh chiến lược và sách lược kinh doanh ở TQ, đưa TQ vào mạng lưới kinh doanh toàn cầu. Năm 2002, TQ đã thu hút được 34171 dự án với tổng số vốn cam kết là 82770 triệu
USD, tăng 19.62% so với năm 2001 [11, tr.33]. Đầu tư nước ngoài đổ vào TQ với khối lượng lớn có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với viẹc duy trì tốc độ tăng trưởng cao và thúc đẩy quá trình điều chỉnh cơ cấu kinh tế của TQ.
Tuy đạt được thành công lớn trong những năm đầu gia nhập WTO nhưng nền kinh tế TQ vẫn còn vấp phải một số vấn đề. Thứ nhất, nền kinh tế phát triển quá nóng ảnh hưởng tới sự phát triển của nền kinh tế thế giới. Kinh tế TQ là một nền kinh tế mở, năng động và đi lên chủ yếu nhờ đầu tư trực tiếp nước ngoài, dùng thị trường và vốn bên ngoài để phát triển tạo nên XK và động lực ngoại thương. Động lực ấy không chỉ tạo điều kiện cho TQ mà còn cho các nước khác trên thế giới như Mĩ, Châu Á và các nước thuộc khu vực Châu á phát triển. Theo Ngân hàng thế giới (World bank), XK của các nước Đông Nam á sang TQ dư khoảng 5.9 tỉ USD năm 1985 đã tăng lên 90 tỉ USD năm 2002 [11, tr.36]. Có người cho rằng TQ là một trong những chỗ dựa của các thị trường Nhật, Đài Loan. Hong Kong…Khi các nền kinh tế đang bấp bênh và đồng đô la chao đảo thì đồng nhân dân tệ lại chốt với đồng USD tạo nên sự an tâm với các nước XK sang Mĩ. Với nền kinh tế mở cửa hội nhập như TQ, hiện tượng kinh tế nóng lên sẽ làm cho tốc độ tăng trưởng chậm lại và có nguy cơ dẫn đến khủng hoảng và từ đó sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến nhiều nền kinh tế ở Châu Á Thái Bình Dương. Thứ 2, hoạt động mậu dịch nổi lên nhiều vấn đề đáng lo ngại. Sản lượng tăng lên trong khi giá cả lại giảm xuống là một trong những xu hướng phát triển của nhiều mặt hàng XK. Năm 2002, giá các mặt hàng XK của TQ giảm phổ biến. Tình hình này đã vấp phải chính sách bảo hộ mậu dịch của một số nước và đã làm gia tăng các vụ kiện chống bán phá giá đối với nhiều mặt hàng XK của TQ. Không ít doanh nghiệp ngoại thương của TQ phát triển với qui mô lớn nhưng kém hiệu quả và áp dụng biện pháp giảm giá để tạo sức cạnh tranh, lợi nhuận thu về chủ yếu dựa vào các khoản hoàn thuế. Các doanh nghiệp vùng duyên hải Đông Nam TQ dành nhiều thắng lợi trong XK, còn ở miền Tây tình hình không mấy tốt đẹp. Trong
10 tháng đầu năm 2003, hàng XK của 10 tỉnh thành miền Đông chiếm tới 91% tổng khối lượng XK của cả nước.Chính khả năng đổi mới kém, chất lượng lao động thấp, trình độ kĩ thuật giản đơn đã gây trở ngại trong việc nâng cao vị trí của TQ trong phân công lao động quốc tế. Thứ 3, sau thời kì mở của gia nhập WTO, trong ngành tài chính đã diễn ra sự cạnh tranh quyết liệt. Các ngân hàng TQ đang đứng trước tình trạng bức xúc vì các ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài chiếm ưu thế hơn hẳn về sản phẩm dịch vụ và khả năng thâm nhập thị trường. Điều này đã trở thành nguy cơ thực sự đối với các ngân hàng thươmg mại của TQ.
2.5.2. Bài học rút ra cho ngoại thương Việt Nam
TQ và Việt Nam có nhiều điểm tương đồng về chính trị, kinh tế và văn hoá. Việc nghiên cứu thực tế đàm phán gia nhập WTO và những năm đầu gia nhập WTO của TQ có thể đem lại những bài học kinh nghiệm hữu ích cho kinh tế Việt Nam nói chung và ngành ngoại thương nói riêng. Những bài học chủ yếu đó là:
Thứ nhất, phải làm tốt việc phổ biến kiến thức về WTO, đặc biệt là các qui định của WTO. Việc nắm vững các nguyên tắc và yêu cầu của WTO cần được xem là điều kiện tiên quyết. TQ đã xuất bản hàng chục cuốn sách, hàng trăm công trình nghiên cứu và hội thảo giới thiệu về WTO về các nguyên tắc, thể chế, tính minh bạch, sự không phân biệt đối xử, nguyên tắc tối huệ quốc, đối xử quốc gia, chống bán phá giá…
Thứ hai, chúng ta có thể nhận thấy nguyên nhân khiến tình hình TQ năm 2002 phát triển tốt là do chính phủ hoàn thiện một bước và thực hiện chế độ hoàn thuế XK, cải thiện môi trường sản xuất kinh doanh của các xí nghiệp và quan trọng hơn là yếu tố linh hoạt của thị trường cùng sức bật mới cua TQ sau khi gia nhập WTO. Cùng với việc mở cửa đối ngoại, việc làm sống lại các ngành nghề trong nước cũng hết sức quan trọng giúp TQ thực sự trở thành
“công xưởng của thế giới”. TQ đã nhận thức được rằng chỉ có tăng cường hoàn thiện hơn nữa môi trường thị trường trong nước, hình thành cơ chế cạnh tranh có lợi thì các doanh nghiệp TQ mới có thể thực sự mạnh lên, ứng phó được với những thách thức khi gia nhập WTO.
Thứ ba, một trong những kinh nghiệm lớn nhất của TQ là việc xây dựng chiến lược từng ngành hàng để đối phó với sức ép cạnh tranh quốc tế khi mở cửa thị trường. Theo đại sứ Việt Nam tại TQ Trần Văn Luật, TQ rất thành công trong việc xây dựng và thực hiện mô hình hoá từng mặt hàng để giúp doanh nghiệp đứng vững sau khi TQ gia nhập WTO. Từ rất lâu trước khi vào WTO, TQ đã xác định 8 vấn đề sống còn với doanh nghiệp, trong đó vấn đề mô hình hoá từng ngành hàng, thay đổi công nghệ, đào tạo cán bộ quản lý được đặt lên hàng đầu.
Thứ tư, TQ đã thích ứng với luật chơi quốc tế nhằm bảo vệ chính mình trong các vụ tranh chấp chống bán phá giá hàng XK, biện pháp bảo hộ nhập khẩu. Chống bán phá giá là một công cụ bảo hộ mậu dịch đã trở thành một trong những vũ khí pháp luật được các thành viên WTO sử dụng nhiều nhất. Để tránh hoặc giảm bớt vào các vụ kiện như TQ, cần phải nắm bắt được năng lực sản xuất hàng hoá của đối phương, nắm bắt đựơc tình hình thị trường, giá cả để từ đó quyết định mức độ, qui mô giá cả XNK.
CHƯƠNG 3
KIẾN NGHỊ MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI
3.1. QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC VỀ PHÁT TRIỂN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
Theo quyết định số 156/2006/QĐ- TTg ngày 30/6/2006, mục tiêu tổng quát về phát triển XNK giai đoạn 2006-2010 đã xác định: “ phát triển xuất khẩu với tốc độ tăng trưởng cao và bền vững, đẩy mạnh đầu tư phát triển sản xuất các mặt hàng XK có lợi thế cạnh tranh có khả năng chiếm lĩnh thị phần đáng kể trên thị trường thế giới. Chuyển dịch cơ cấu XK theo hướng đẩy mạnh XK các mặt hàng có giá trị gia tăng cao; sản phẩm chế biến, chế tạo, sản phẩm có hàm lượng công nghệ và chất xám cao, giảm dần tỷ trọng hàng XK thô, đẩy mạnh XK dịch vụ.
Trong bối cảnh quốc tế như vậy, căn cứ vào đường lối, Đảng ta đã đề ra chiến lược phát triển kinh tế xã hội và phát triển ngành ngoại thương Việt Nam giai đoạn 2001- 2010 như sau:
- Tiếp tục mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại theo hướng đa phương hoá, đa dạng hoá, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế theo lộ trình phù hợp với điều kiện của nước ta và đảm bảo thực hiện những cam kết trong quan hệ song phương và đa phương AFTA, APEC, hiệp định thương mại Việt Mĩ…
- Nhà nước có chinh sách khuyến khích mạnh mẽ mọi thành phần kinh tế tham gia sản xuất, kinh doanh XNK hàng hoá và dịch vụ. Nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển mạnh những sản phẩm hàng hoá dịch vụ có khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế, giảm mạnh xuất khẩu hàng thô và
sơ chế, tăng nhanh tỷ trọng hàng chế biến tỷ lệ nội địa hoá trong sản phẩm, nâng dần tỷ trọng hàng có hàm lượng trí tuệ và công nghệ cao. Xây dựng các quĩ hỗ trợ XK, nhất là đối với hàng nông sản. Khuyến khích sử dụng thiết bị hàng hoá sản xuất trong nước, tăng nhanh kim ngạch XK, tiến tới cân bằng kim ngạch xuất- nhập. Thực hiện chính sách bảo hộ có chọn lọc, có thời hạn đối với sản phẩm sản xuất trong nước.
- Đẩy mạnh các lĩnh vực dịch vụ thu ngoại tệ : du lịch, xuất khẩu lao động, vận tải bưu chính viễn thông tài chính tiền tệ dịch vụ kĩ thuật tư vấn thu hút kiều hối.
- Chủ động và tích cực thâm nhập thị trường quốc tế. Chú trọng thị trường các trung tâm kinh tế thế giới, duy trì và mở rộng thị trường quen thuộc, tranh thủ mọi cơ hội mở rộng thị trường mới.
- Đẩy mạnh hoạt động tiếp thị, xúc tiến thương mại, thông tin thị trường bằng nhiều phương tiện và tổ chức thích hợp kể cả các cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài. Khuyến khích các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước tham gia các hoạt động môi giới, khai thác thị trường.
3.2. CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM (GIAI ĐOẠN 2001-2010) TẦM NHÌN 2020
3.2.1. Các loại hình chiến lược ngoại thương
3.2.1.1. Chiến lược xuất khẩu sản phẩm thô
Chiến lược này dựa chủ yếu vào việc sử dụng rộng rãi các nguồn tài nguyên có sẵn và các điều kiện thuận lợi trong nước về các sản phẩm nông nghiệp và khai khoáng. Chiến lược này còn được thực hiện trong điều kiện sản xuất còn thấp, đặc biệt là trình độ của ngành công nghiệp và khả năng tích luỹ vốn của nền kinh tế còn bị hạn chế. Chiến lược XK sản phẩm thô tạo điều kiện phát triển kinh tế theo chiều rộng, xuất hiện nhu cầu thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Sự phát triển các thị trường sản phẩm sơ khai sẽ dẫn đến tăng
nguồn vốn đầu tư nước ngoài và tích luỹ trong nước, đồng thời giải quyết công ăn việc làm, tăng lượng lao động lành nghề, mở rộng qui mô của nền kinh tế. Hơn thế nữa, chiến lược phát triển sản phẩm thô cũng tạo ra sự thay đổi về cơ cấu kinh tế, góp phần tạo nguồn vốn ban đầu cho công nghiệp hoá.Tuy nhiên áp dụng chiến lược này còn gặp phải nhiều trở ngại. Thứ nhất là do cung cầu sản phẩm thô trên thị trường không ổn định. Cung sản phẩm thô biển đổi là do việc sản xuất các sản phẩm này chủ yếu là từ ngành nông nghiệp và khai khoáng. Do đó, kết quả sản lượng phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố thời tiết khí hậu thuận lợi thí sản lượng cao, ngược lại thi cung lại giảm mạnh. Cầu sản phẩm thô cũng là một yếu tố dễ biến động do xu hướng tiêu dùng lương thực, thực phẩm cơ bản tăng chậm hơn so với mức tăng thu nhập. Hơn nữa, khoa học công nghệ phát triển hiện đại đã tạo ra rất nhiều nguyên vật liệu thay thế nhân tạo làm nhu cầu về sản phẩm thô giảm đáng kể. Thứ 2, mức giá sản phẩm thô có xu hướng giảm so với hàng công nghệ. Cung cầu và giá của sản phẩm thô biến động làm thu nhập từ việc XK các sản phẩm này không ổn định. Các quốc gia đã tìm các khắc phục những hạn chế này bằng cách thành lập các tổ chức (OPEC, ICO…)
3.2.1.2. Chiến lược sản xuất thay thế hàng nhập khẩu
Chiến lược này đã được hầu hết các nước phát triển hiện nay theo đuổi trong thế kỉ 19. Trong những năm 1960, sản xuất thay thế nhập khẩu đã trở thành chiến lược phát triển kinh tế chủ đạo. Chiến lược này đã được hầu hết các nước phát triển hiện nay theo đuổi trong thế kỉ 19. Trong những năm 1960, sản xuất thay thế nhập khẩu đã trở thành chiến lược phát triển kinh tế chủ đạo.
Về nội dung, chiến lược này có 3 điểm cơ bản. Thứ nhất là xác định số lượng và chủng loại hàng hoá phải nhập khẩu trong 1 năm. Thứ hai, lập phương án để tôt chức sản xuất đáp ứng đại bộ phận nhu cầu về hàng hoá và