1630 | 326.8 | 1303.2 | -976.4 | 25.1 | |
1979 | 1846.6 | 320.5 | 1526.1 | -1205.6 | 21 |
1980 | 1652.8 | 338.6 | 1314.2 | -975.6 | 25.8 |
1981 | 1783.4 | 401.2 | 1382.2 | -981 | 29 |
1982 | 1998.8 | 526.6 | 1472.2 | -945.6 | 35.8 |
1983 | 2143.2 | 616.5 | 1526.7 | -910.2 | 40.4 |
1984 | 2394.6 | 649.6 | 1745 | -1095.4 | 37.2 |
1985 | 2555.9 | 698.5 | 1857.4 | -1158.9 | 37.6 |
Tổng | 18773 | 4423.5 | 14349.5 | -9926 | 30.8 |
Có thể bạn quan tâm!
- Ngoại thương Việt Nam nhìn lại 1 năm sau khi gia nhập WTO và những giải pháp kiến nghị trong thời gian tới - 2
- Phần Trăm Các Dòng Thuế Quan Được Cam Kết Trước Và Sau Các Cuộc Đàm Phán Từ 1986- 1994
- Nhóm Các Qui Định S&d Dành Cho Các Nước Đang Và Kém Phát Triển Thể Hiện Ở Sự Cho Phép Các Nước Này Có Sự Linh Hoạt Khi Chấp Nhận Các Nghĩa Vụ Theo
- Thực Trạng Hoạt Động Xnk Việt Nam 1 Năm Sau Gia Nhập Wto
- Những Thành Tựu Đạt Được So Với Trước Khi Gia Nhập Wto
- Sức Cạnh Tranh Của Các Doanh Nghiệp Ngoại Thương Còn Hạn Chế
Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.
Nguồn Niên giám thống kê- sách giáo trình KTNT trang 193
1.2.3. Giai đoạn 1986- cuối năm 2006
Công cuộc đổi mới, mở cửa nền kinh tế được Đảng Cộng Sản Việt Nam khởi xướng từ Hội Nghị TW Đảng lần 6 (khoá IV) họp 12/1986 . Từ đó đến nay, đất nước ta thực sự có những biến đổi sâu sắc. Hoạt động ngoại thương có những bước tiến vượt bậc. Nhờ thực hiện những chính sách mở cửa, đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ KTĐN đến nay Việt Nam đã tham gia kí kết các hiệp định thương mại song và đa phương, góp phần không nhỏ nhằm thúc đẩy sự phát triển của ngoại thương.
Giai đoạn 1986-2000
Bảng 4: Kim ngạch XNK 1986- 2000
Đơn vị triệu USD
Tổng KN | XK | NK | Cán cân Thương Mại |
Trị Giá | NK/XK(%) |
29444.2 | 789.1 | 2155.1 | -1366 | 33.6 | |
1987 | 3309.2 | 854.2 | 2455.1 | -1600.9 | 34.8 |
1988 | 3795.1 | 1038.4 | 2756.7 | -1718.3 | 37.6 |
1989 | 4511.8 | 1946 | 2565.8 | -619.8 | 75.8 |
1990 | 5156.4 | 2404 | 2752.4 | -348.4 | 87.3 |
1991 | 4425.2 | 2087.1 | 2338.1 | -251 | 89.3 |
1992 | 5121.4 | 2580.7 | 2540.7 | +40 | 101.5 |
1993 | 6909.2 | 2985.2 | 3924 | -978.8 | 76 |
1994 | 9880.1 | 4054.3 | 5825.8 | -1771.5 | 69.6 |
1995 | 13604.3 | 5448.9 | 8155.4 | -2706.5 | 66.8 |
1996 | 18400 | 7256 | 11140 | -3888 | 65.1 |
1997 | 20777 | 9185 | 11592 | -2407 | 79.2 |
1998 | 20888 | 9361 | 11527 | -2166 | 81.2 |
1999 | 23162 | 11540 | 11622 | -82 | 99.3 |
2000 | 29500 | 14300 | 15200 | -900 | 94 |
Tổng | 198884 | 75830 | 96550 | -20764 | 72.74 |
Nguồn: niên giám thống kê 1995-2000, NXB thống kê HN 2000
Nhìn chung trong giai đoạn này tốc độ tăng trưởng XK luôn cao hơn so với tốc độ tăng trưởng của GDP và của tổng KN XNK và kim ngạch NK. Trong giai đoạn này, kim ngạch XK tăng 18 lần, trong khi đó kim ngạch XNK và kim ngạch NK chỉ tăng tương ứng là 10 lần và 7 lần. Về cán cân thương mại, tình trạng nhập siêu vẫn vẫn kéo dài trong giai đoạn này với đỉnh điểm là năm 1996, sau đó giảm dần ở các năm tiếp theo.
b. Giai đoạn 2001-2006
Đây là giai đoạn 5 năm đầu thực hiện chiến lược phát triển XK của Việt Nam thời kì 2001-2010. Có thể nói đây là giai đoạn chứng kiến nhiều biến động lớn về kinh tế, chính trị, xã hội trên qui mô toàn thế giới. Đối với ngành ngoại thương nước ta, giai đoạn này, tốc độ tăng trưởng kim ngạch XNK trung bình đạt 17.48%/năm đã thể hiện những nỗ lực và quyết tâm lớn của Chính Phủ, các bộ ngành và các doanh nghiệp Việt Nam.
Bảng 5: Kim ngạch XNK 2002-2005
Đơn vị:triệu USD
Tổng KN | XK | NK | Cán cân thương mại | ||
Trị giá | XK/NK(%) | ||||
2001 | 31247.1 | 15029.2 | 16117.9 | -1188.7 | 92.7 |
2002 | 36451.7 | 16706.1 | 19745.6 | -3039.5 | 84.6 |
2003 | 45405.1 | 20149.3 | 25255.8 | -5106.5 | 79.8 |
2004 | 58458.1 | 26504.2 | 31953.9 | -5449 | 82.9 |
2005 | 69144 | 32233 | 36881 | -4648 | 87.4 |
Tổng | 240706 | 110621.8 | 129954.2 | -19431.7 | 85.48 |
Nguồn: Bộ Thương Mại, Niên giám thống kê 1995-1999 NXB Thống kê HN 200, báo cáo thường niên của bộ thương mại.
Nhìn chung trong giai đoạn này ngoại thương Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn.
* Qui mô và tốc độ tăng trưởng của XK đã được mở rộng, và tăng trưởng ở mức cao. Hầu hết các mục tiêu được đặt ra cho 5 năm đầu đều được hoàn thiện, một số mặt hàng còn vượt ở mức độ cao.
* Cơ cấu hàng hoá XK đã chuyển dịch tích cực theo hướng tăng dần tỉ trọng nhóm hàng chế biến, chế tại những mặt hàng có công nghệ và chất xám cao, giảm dần XK hàng thô; nhiều mặt hàng xuất đã mở rộng qui mô sản xuất
gia tăng giá trị hàng xuất khẩu như dệt may, giày dép, nông sản….Nhiều mặt hàng mới có tốc độ tăng trưởng cao đang đã và sẽ là những hạt nhân quan trọng trong cơ cấu XK hàng hoá của Việt Nam trong những năm tới như sản phẩm dầu thô, điện tử và linh kện máy tinh, sản phẩm nhựa…
* Công tác hoạt động Xúc tiến thương mại và phát triển thị trường XK đạt được nhiều thành tựu quan trọng vừa mở ra những thị trường mới vừa thâm nhập khai thác tốt hơn những thị trường đang có. Giai đoạn 2001-2005 Việt Nam đã mở rộng thêm 20 thị trường mới, kí kết các hiệp định cụ thể
* Công tác huy động các nguồn đầu tư và vốn đặc biệt là vốn đầu tư trực tiếp vào Việt Nam đã tạo ra nguồn lực vật chất đáng kể góp phần quan trọng làm tăng qui mô SX- XK hàng hoá của Việt Nam. Tuy vậy, bên cạnh những thành tựu đạt được thì giai đoạn này ngoại thương Việt Nam vẫn tồn tại những hạn chế như sau:
* Qui mô XK vẫn còn nhỏ bé, kim ngạch bình quân XK trên đầu người vẫn còn thấp so với các nước trong khu vực và trên thế giới.
* NK tuy đã đáp ứng được yêu cầu cơ bản của nền kinh tế nhưng thị trường vốn vẫn tập trung chủ yếu từ Châu á. Nhập siêu vẫn còn cao và kéo dài.
* XK tăng trưởng nhanh nhưng chưa vững chắc và rất dễ bị tổn thương bởi các cú sốc từ bên ngoài như sự biến đổi giá cả trên thị trường thế giới hay sự xuất hiện các rào cản TM mới của các nước.
* Cơ cấu mặt hàng XK chưa hợp lí, thể hiện trên cả 3 phương diện. Thứ nhất, chủng loại hàng còn đơn điệu, chậm xuất hiện các mặt hàng mới có đóng góp đáng kể cho kim ngạch XK.Thứ 2, các mặt hàng XK có giá trị gia tăng còn thấp. Thứ 3, Quá trình chuyển dịch cơ cấu mặt hàng XK theo hướng CNH diễn ra chậm và chưa có giải pháp cụ thể và triệt để.
* Khả năng nắm bắt chủ động những cơ hội thuận lợi để khai thác và thâm nhập thị trường XK còn nhiều hạn chế, chưa tận dụng được lợi ích từ các hiệp định TM song và đa phương, giữa các nước và khu vực với VN để
khai thác hết tiềm năng của các thị trường lớn như Trung Quốc, EU, Hoa Kì….
* Năng lực cạnh tranh còn yếu kém ở cả 3 cấp độ (nền kinh tế, doanh nghiệp và mặt hàng). Trong đó hạn chế từ phía doanh nghiệp chuyển biến khá chậm, đại bộ phận có qui mô nhỏ bé, yếu về năng lực, kém về kiến thức và kinh doang TMQT, phần lớn doanh nghiệp không có chiến lược ngoại thương lâu dài, mức độ thụ động cao.
* Công tác quản lí của các mạng lưới đại diện, đặc biệt thương mại ở nước ngoài còn yếu kém, chưa thực sự hỗ trợ tốt cho hoạt động XK, các chương trình xúc tiến ngoại thương diễn ra nhỏ lẻ, rời rạc hiệu quả chưa cao.
* Công tác xúc tiến và thông tin TM dự báo thị trường nói chung chưa đáp ứng được đòi hỏi của công tác quản lí nhà nước và hỗ trợ doanh nghiệp ngoại thương. Công tác phổ biến hướng dẫn các doanh nghiệp và địa phương chuẩn bị thực hiện các cam kết mở cửa thị trường còn nhiều hạn chế, khả năng khai thác những cơ hội thị trường còn hạn chế, thiếu tính chủ động.
Nhìn chung, ngoại thương Việt Nam sau những biến cố thăng trầm của lịch sử đã tiến những bước dài, phát triển vượt bậc. Vào thời điểm năm 2006, ngành ngoại thương với những thế mạnh vượt trội và quá trình chuẩn bị lâu dài đã sẵn sàng cho việc gia nhập tổ chức TMQT, WTO.
1.3. CÁC CAM KẾT CỦA VIỆT NAM KHI GIA NHẬP WTO VỀ LĨNH VỰC NGOẠI THƯƠNG
1.3.1. Quá trình gia nhập WTO của Việt Nam
Gia nhập WTO là một trong những cơ hội to lớn cho nền kinh tế Việt Nam. Năm 1993, Việt Nam trở thành quan sát viên của TCTMTG [14, tr.59]. Tháng 8-1996 Việt Nam cung cấp cho WTO Bị vong lục về chế độ ngoại thương của Việt Nam. Tháng 7/1998, Việt Nam tiến hành phiên họp đa phương đầu tiên với Ban công tác về minh bạch hoá các chính sách kinh tế
thương mại. Tháng 12/1998 họp đa phương lần thứ hai, tháng 7/1999 họp đa phương lần thứ ba và tháng 11/2000 họp phiên đa phương lần thứ tư. Bốn phiên này tập trung vào trả lời các câu hỏi các thành viên của Ban công tác về minh bạch hoá chính sách kinh tế thương mại. Đoàn đàm phán của Chính phủ Việt Nam đã phải trả lời 1700 câu hỏi [14, tr.59]. Kết thúc phiên họp, Ban công tác của WTO đã công nhận Việt Nam cơ bản kết thúc quá trình minh bạch hoá chính sách và chuyển sang giai đoạn đàm phán mở cửa thị trường.
Sau khi cung cấp bản chào đầu tiên về hàng hoá và dịch vụ, chúng ta đã tiến hành phiên đa phương thứ năm (4-2002), là phiên đầu tiên đàm phán mở cửa thị trường. Chúng ta phải cung cấp cho Ban thư kí WTO một loạt các tài liệu như bản tóm hiện trạng về chính sách thương kinh tế thương mại (F/S); thông báo về chính sách hỗ trợ trong nước và trợ cấp xuất khẩu nông nghiệp (ACC4); thông báo về chính sách hỗ trợ công nghiệp; thông báo về hoạt động của các doanh nghiệp trong nước, bảy chương trình hành động thực hiện Hiệp định về sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại (TRIMS), thực hiện Hiệp định về xác định trị giá hải quan (CVA), thực hiện Hiệp định về kiểm dịch động thực vật (SPS), thực hiện hiệp định về hàng rào kĩ thuật liên quan thương mại (TBT), thực hiện hiệp định về thủ tục cấp giấy phép nhập khẩu (IL), thực hiện chính sách giá (lộ trình bãi bỏ chính sách 2 giá - dual prices); chương trình xây dựng pháp luật; lộ trình cắt giảm hàng rào phi thuế quan. Cùng với đàm phán đa phương trong quá trình gia nhập WTO chúng ta cũng đã tiến hành đàm phán song phương với hơn 10 nước và vùng lãnh thổ thành viên của WTO. Cuộc đàm phán của chúng ta diễn ra trong điều kiện thế giới có nhiều thay đổi phức tạp và khó lường. Vòng đàm phán Doha mới đã được phát động và theo lịch trình sẽ kết thúc vào năm 2005. Đây là sức ép rất lớn với Việt Nam, trong khi nền kinh tế của chúng ta vẫn đang trong tình trạng kém phát triển, doanh nghiệp nhỏ chiếm đa số, sức cạnh tranh còn thấp. Hai mốc quan trọng trong đàm phán song phương của Việt Nam đó là:
10/2004 kết thúc đàm phán với EU đối tác lớn nhất, 5/2004 kết thúc đàm phán với Hoa Kì, đối tác cuối cùng trong 28 đối tác có yêu cầu đàm phán, 26/10/2006 kết thúc phiên đàm phán song phương cuối cùng, Ban công tác chính thức thông qua toàn bộ hồ sơ gia nhập WTO của Việt Nam. Tổng cộng đã có 14 phiên họp đa phương kể từ tháng 7/1998 đến tháng 10/2006. Ngày 7/11/2006 WTO triệu tập phiên họp đặc biệt của Đại Hội Đồng tại Geneva, chính thức kết nạp Việt Nam vào WTO.
1.3.2. Các cam kết chính của Việt Nam trong lĩnh vực Ngoại thương
1.3.2.1. Cam kết về thương mại hàng hoá
Đối với hầu hết các sản phẩm nông nghiệp và phi nông nghiệp, Việt Nam cam kết ràng buộc về cắt giảm thuế từ 0-35%. Thời gian cắt giảm thuế sẽ kéo dài đến năm 2014, tuỳ thuộc vào từng mặt hàng.[18, tr.5].
Về dệt may, các thành viên WTO sẽ không được áp dụng hạn ngạch dệt may đối với Việt Nam khi vào WTO, riêng trường hợp Việt Nam vi phạm qui định của WTO về trợ cấp bị cấm đối với hàng dệt may thì một số nước có thể có những biện pháp trả đũa nhất định. Ngoài ra các thành viên của WTO cũng không được áp dụng tự vệ đặc biệt đối với hàng dệt may của Việt Nam. Về trợ cấp phi nông nghiệp, Việt Nam đồng ý bãi bỏ hoàn toàn các loại trợ cấp bị cấm theo qui định của WTO như trợ cấp XK, trợ cấp nội địa hoá. Tuy nhiên với các ưu đãi đầu tư dành cho hàng XK đã cấp trước ngày gia nhập WTO, Việt Nam được bảo lưu thời gian quá độ là 5 năm, trừ ngành dệt may.
Về trợ cấp nông nghiệp, Việt Nam cam kết không áp dụng trợ cấp XK đối với hàng nông sản từ thời điểm gia nhập. Tuy nhiên, Việt Nam bảo lưu quyền được hưởng một số qui định riêng của WTO dành cho các nước đang phát triển trong lĩnh vực này.
Về quyền kinh doanh, bao gồm cả quyền XNK hàng hoá, tuân thủ qui định của WTO, Việt Nam đồng ý cho doanh nghiệp và cá nhân nước ngoài
được quyền XNK hàng hoá như người Việt Nam kể từ khi gia nhập, trừ các mặt hàng thuộc danh mục thương mại nhà nước như: xăng dầu, thuốc lá điếu, xì gà, băng hình đĩa, và một số mặt hàng nhạy cảm khác mà Việt Nam chỉ cho phép sau một thời gian chuyển đổi như: gạo, dược phẩm. Việt Nam đồng ý cho các cá nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam được đăng kí quyền XNK tại Việt Nam. Quyến XK chỉ là quyền đứng tên trên tờ khai hải quan để làm thủ tục XNK. Trong mọi trường hợp cá nhân và doanh nghiệp nước ngoài không được tự động tham gia vào hệ thống phân phối trong nước. Các cam kết về quyền kinh doanh sẽ không ảnh hưởng tới quyền của Việt Nam trong việc đưa ra các qui định dịch vụ phân phối, đặc biệt là với các sản phẩm nhạy cảm.
Về thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia các thành viên WTO đồng ý cho Việt Nam thời gian chuyển đổi không quá 3 năm để điều chỉnh thuế này cho phù hợp với qui định của WTO.
Về phía doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp thương mại nhà nước, cam kết của Việt Nam trong lĩnh vực này là Nhà nước sẽ không can thiệp trực tiếp hay gían tiếp vào hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhà nước với tư cách là một cổ đông được can thiệp bình đẳng vào hoạt động của doanh nghiệp cũng như các cổ đông khác.Việt Nam cũng đồng ý cách hiểu mua sắm của doanh nghiệp nhà nước không phải là mua sắm chính phủ.
Về một số biện pháp hạn chế nhập khẩu,Việt Nam đồng ý cho nhập khẩu xe máy phân khối lớn không muộn hơn ngày 31/5/2007. Với thuốc lá điếu, xì gà, Việt Nam đồng ý cho bỏ biện pháp cấm nhập khẩu từ thời điểm gia nhập. Tuy nhiên sẽ chỉ có một doanh nghiệp nhà nước được quyền nhập. Mức thuế nhập khẩu mà Việt Nam đàm phán được cho hai mặt hàng này là rất cao. Với ôtô cũ, Việt Nam cho nhập khẩu các loại xe đã qua sử dụng không quá 5 năm.