Nhóm Các Qui Định S&d Dành Cho Các Nước Đang Và Kém Phát Triển Thể Hiện Ở Sự Cho Phép Các Nước Này Có Sự Linh Hoạt Khi Chấp Nhận Các Nghĩa Vụ Theo

đang và kém phát triển sẽ được hưởng chế độ miễn thuế nhập khẩu ( thuế suất bằng 0) hoặc hưởng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi. Hệ thống GSP sẽ được áp dụng khi các nước khi các nước phát triển nhập khẩu các sản phẩm công nghiệp và một số sản phẩm nông nghiệp từ các nước đang và kém phát triển.Nếu được hưởng GSP, hàng hoá các nước này có khả năng cạnh tranh khi thâm nhập vào thị trường các nước phát triển. Tuy nhiên, vị hệ thống này là các biện pháp có tính đơn phương do các nước phát triển đưa ra nên bị các nước phát triển đưa ra một số điều kiện để hạn chế. Ví dụ như, các nước phát triển qui định hàng nhập khẩu phải theo một số lượng nhất định trong hạn ngạch mới được hưởng GSP. Các nước đang phát triển đã trở nên có khả năng cạnh tranh hoặc đã chuyển sang giai đoạn phát triển cao hơn sẽ không được hưởng GSP nữa. Bên cạnh đó, một số nước phát triển cũng đã sử dụng hệ thống GSP như một vũ khí chính trị để đối phó với các nước.

Thứ hai, những đối ưu đãi hơn đối với các nước kém phát triển nhất. Qui định này của WTO được thông qua tại Hội nghị Bộ trưởng của WTO vào năm 1997 với tên gọi là “ Những sáng kiến hội nhập dành cho sự phát triển thương mại của những nước kém phát triển nhất. Sáng kiến này cho phép tất cả các loại hàng hoá của các nước kém phát triển nhất được nhập khẩu vào các nước thành viên WTO trên cơ sở miễn thuế hoặc không bị giới hạn bởi những qui định có tính hạn chế khác. Hệ thống GSP sẽ phải dành cho các nước kém phát triển nhất những ưu đãi cao hơn mức ưu đãi dành cho các nước đang phát triển. Những hạn chế như hạn ngạch hay tính cạnh tranh cao hơn của một nước sẽ không áp dụng với những nước kém phát triển nhất.

b) Các biện pháp ưu tiên trong đàm phán thương mại về cắt giảm và loại bỏ thuế MFN.

WTO cũng đưa ra các qui định kêu gọi các nước phát triển phải dành ưu tiên cao hơn cho các nước đang và kém phát triển trong đàm phán thương mại về cắt giảm thuế, thậm chí xoá bỏ thuế MFN đối với sản phẩm có tiềm

năng xuất khẩu của các nước này, cùng như xoá bỏ các biện pháp phi thuế quan cản trở về buôn bán các sản phẩm đó. Các qui định này được nêu ra trong phần IV điều XXXVII của Hiệp định GATT. Phần VI của hiệp định GATT cũng đưa ra các qui định khuyến khích các nước đang phát triển thực hiện các biện pháp ưu tiên trong đàm phán về cắt giảm và loại bỏ thuế nói trên đối với các sản phẩm nhập khẩu từ các nước đang phát triển khác.

1.1.3.2. Nhóm các qui định S&D dành cho các nước đang và kém phát triển thể hiện ở sự cho phép các nước này có sự linh hoạt khi chấp nhận các nghĩa vụ theo các hiệp định của WTO

a) Cho phép sự linh hoạt trong việc chấp nhận các nghĩa vụ bắt buộc theo các hiệp định của WTO

Trong lĩnh vực thương mại dịch vụ, điều XIX Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (GATS) đã cho phép các nước đang phát triển có những linh hoạt nhất định để mở của ít ngành dịch vụ hơn hoặc tự do hoá ít loại hình giao dịch hơn trong đàm phán thương mại. Điều XIX cũng thừa nhận rằng, khả năng mở cửa thị trường mà các nước đang phát triển đưa ra có thể phải tuân theo những điều kiện nhằm mục đích đẩy mạnh khả năng của các ngành dịch vụ trong nước và khả năng chuyển giao công nghệ thông qua thương mại.

Trong lĩnh vực thương mại hàng hoá, Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT) qui định rằng các cuộc đàm phán về cắt giảm thuế quan và các rào cản thương mại khác phải được thực hiện trên cơ sở có đi có lại. Tuy nhiên, các nước đang và kém phát triển không cần thiết phải có sự đóng góp vào các cuộc đàm phán thương mại ( dưới hình thức cắt giảm thuế và ràng buộc thuế) nếu những đóng góp như vậy không phù hợp với nhu cầu tài chính, phát triển và thương mại của họ. Những qui tắc trong phần VI của GATT còn qui định rằng, những đóng góp mà các nước đang và kém phát

triển cần phải thực hiện phải phù hợp với giai đoạn phát triển của họ. Do vậy trong vòng đàm phán Uruguay, các nước đang phát triển đã giảm thuế thấp hơn mức mà các thành viên phát triển áp dụng. Ngoài ra, phần VI này cũng đưa ra các qui định kêu gọi giảm thuế chung trên cả biểu thuế trên cơ sở phần trăm sẽ không áp dụng với các nước đang và kém phát triển. Điều này có nghĩa là nguyên tắc có đi có lại sẽ không áp dụng với các nước đang và kém phát triển.

b) Cho phép được hưởng một thời gian quá độ để tạo điều kiện cho các nước đang và kém phát triển chuẩn bị.

Hiệp định về xác định trị giá tính thuế hải quan (ACV) cho phép các nước đang và kém phát triển có thể hoãn áp dụng Hiệp định này trong 5 năm (nghĩa là chỉ phải áp dụng hiệp định này kể từ 01/01/2000). Ngoài ra nếu hết thời hạn năm năm này, các nước đang và kém phát triển có thể yêu cầu thêm 3 năm quá độ nữa đối với nghĩa vụ phải áp dụng phương pháp tính toán như hiệp định này yêu cầu.

Hiệp định TRIPs qui định các nước đang phát triển chỉ phải thực thi nghĩa vụ điều chỉnh pháp luật của nước mình cho phù hợp với các qui định của hiệp định TRIPs từ 01/01/2000, còn các nước kém phát triển nhất sẽ áp dụng kể từ 01/01/2006. Trong lĩnh vực bảo hộ sáng chế về các sản phẩm công nghệ, các nước đang phát triển được hưởng một thời gian kéo dài cho đến ngày 01/01/2005. Riêng đối với dược phẩm, việc thực thi các qui định của Hiệp định TRIPs về bảo hộ sáng chế sẽ được kéo dài đến ngày 01/01/2016 [25].

1.1.3.3. Nhóm các qui định về hỗ trợ kỹ thuật.


WTO cũng đưa ra các qui định kêu gọi các thành viên phát triển phải cố gắng cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho các nước đang và kém phát triển nhằm giúp họ hoàn thiện hệ thống pháp luật, thể chế và nâng cao năng lực thực thi

các nghĩa vụ, các cam kết của họ trong các hiệp định của WTO. Thực hiện các qui định trên, Ban thư kí WTO thường xuyên tổ chức các chương trình đào tạo và tập huấn cho các cán bộ đàm phán của các nước đang phát triển để giúp họ làm quen với hệ thống WTO và nâng cao kỹ năng đàm phán. Ban thư ký WTO cũng đã phối hợp với Chính phủ các nước và tổ chức khác như UNDP, UNCTAD… trong việc cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho các nước đang và kém phát triển. Đặc biệt, để có thể trợ giúp kĩ thuật cho các nước đang và kém phát triển trong việc tham gia vào quá trình tranh tụng tại cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO, WTO đã thành lập trung tâm Tư vấn Luật. Trung tâm này có mục tiêu là đem lại cơ hội cho các nước đang và kém phát triển sử dụng hệ thống giải quyết tranh chấp của WTO thông qua việc cung cấp các dịch vụ tư vấn, đào tạo và hướng dẫn nắm bắt và vận dụng các qui định của WTO. Các nước kém phát triển sẽ được miễn phí trong một số giờ tư vấn nhất định, còn đối với các nước đang phát triển sẽ được hưởng mức phí giảm hơn.‌

1.2. TÌNH HÌNH NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM TRƯỚC KHI GIA NHẬP WTO

1.2.1. Giai đoạn trước 1975


Sau chiến tranh thế giới thứ 2, Mỹ đã thi hành chính sách bao vây thương mại đối với các nước XHCN bằng đạo luật “an ninh chung”, Mĩ buộc các nước Tây Âu thực hiện chính sách phân biệt đối xử trong quan hệ ngoại thương với các nước XHCN. Trong bối cảnh như vậy, hoạt động buôn bán của Việt Nam với các nước bên ngoài chủ yếu nhằm vào các nước trong phe XHCN.

Sau khi hoà bình lập lại, ngoại thương Việt Nam có một bước chuyển rất cơ bản, Miền Bắc phải thực hiện hai nhiệm vụ: khôi phục và phát triển kinh tế chi viện cho Miền Nam. Ngoại thương thời kì này là hậu cần cho sản xuất đời sống chién đấu. Các hoạt động XK diễn ra không nhiều, các hoạt

động ngoại thương chủ yếu là NK. Trong các hoạt động nhập khẩu, việc dùng ngoại tệ của nhà nước trao đổi buôn bán hàng hoá rất ít. NK thực chất là sự tiếp nhận viện trợ của các nước bên ngoài.

Về đặc điểm chung, Ngoại thương Việt Nam giai đoạn này có 4 nét cơ bản. Thứ nhất, Nhà nước độc quyền trong các hoạt động ngoại thương. Trước năm 1957, nhà nước đã dần dần hạn chế vai trò của tư nhân trong các hoạt động ngoại thương và đi tới xoá bỏ hoàn toàn ngoại thương của tư nhân vào năm 1960. Kể từ năm 1960 mọi hoạt động ngoại thương đều do nhà nước độc quyền. Trong điều lệ quản lí ngoại thương số 512 của TTg- CP ra ngày 16/4/1955 điều 1 có qui định “Tự do nội thương, quản lí ngoại thương, bảo hộ thương nghiệp chính đáng dựa trên cơ sở bình đẳng hai bên cùng có lợi mà phát triển buôn bán giữa nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hoà và các nước trên thế giới”. Để thực hiện triệt để đường lối này nhà nước đã tiến hành một loạt các hoạt động cải tạo công thương nghiệp. Trong vòng 5 năm sau, Nhà nước đã nắm toàn bộ các hoạt động ngoại thương. Nếu như trong năm 1955 ngoại thương quốc doanh chiếm 77% tư doanh chiếm 23% thì cho đến năm 1960 quốc doanh đã chiếm 100% [3, tr.8]. Thứ 2 Cơ chế XNK chủ yếu là vay nợ và viện trợ. Các hoạt động ngoại thương được thực hiện thông qua 3 hình thức là: Hiệp định , nghị định thư, trao đổi công hàm và qui ước.

Trong vòng 20 năm, Miền Bắc thường xuyên nhập siêu vì XK không đủ thanh toán cho các khoản nhập khẩu. Cán cân thanh toán XNK ngày càng mất cân đối nghiêm trọng. Đặc điểm thứ 3, nhà nước bao cấp cho các hoạt động ngoại thương. Việc “bao cấp” này được thực hiện trên cái gọi là “bù chênh lệch ngoại thương”. Cơ chế bù chênh lệch ngoại thương là cơ chế đặc trưng cho nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung nhằm điều tiết các quan hệ kinh tế. Một trong những luận điểm kinh tế học XHCN thời kì đó là không thừa nhận giá trị thị trường, càng không thừa nhận giá trên thị trường TBCN. Giá

hàng XNK phải được qui định căn cứ trên nhu cầu và lợi ích của nền kinh tế quốc dân.

Về cơ cấu tổ chức của ngành ngoại thương, ngày 2/4/1958 trong kỳ họp khoá 8 quốc hội đã qui định chia Bộ Thương Nghiệp thành 2 bộ là Bộ Ngoại thương và Bộ Nội thương.

Sơ đồ bộ máy Bộ Ngoại Thương


Bảng 2: Thống kê XNK từ năm 1955-1975

Đơn vị 1000 Rúp/%


Năm

XK

NK

Tổng KN

Nhập siêu

Tỉ lệXK/NK

1955

6149

66687

72863

60853

9

1957

36895

90474

127333

63615

40

1959

60576

86441

147217

26065

70

1960

71100

116500

187600

45400

61

1962

81000

135000

216000

54000

60

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.

Ngoại thương Việt Nam nhìn lại 1 năm sau khi gia nhập WTO và những giải pháp kiến nghị trong thời gian tới - 4


1964

97100

137400

234500

40300

70

1966

67800

370900

438700

303100

18

1968

42900

465500

508400

422600

9

1970

47700

425700

473400

378000

11

1972

40700

362500

403200

321800

11

1974

110700

694900

805600

584200

16

1975

129700

784400

914400

654700

16.5

Nguồn: Ngoại thương Việt Nam 1945-1955, Tạp chí thương mại 1995, số 9, kỳ 2, tr 4

1.2.2. Giai đoạn 1975-1985


Lúc này đất nước đã thống nhất, Bắc Nam sum họp chúng ta có điều kiện và khả năng khai thác có hiệu quả tiềm năng của đất nước( đất đai, rừng biển, khí hậu, tài nguyên..) để đẩy mạnh XK, phát triển du lịch các dịch vụ ngoại tệ, phát triển ngoại thương mở rộng hợp tác kinh tế khoa học kỹ thuật với nước ngoài, thu hút vốn và kĩ thuật nước ngoài. Nhưng bên cạnh những thuận lợi mới, chúng ta cũng đứng trước những khó khăn gay gắt bắt nguồn từ trình độ phát triển kinh tế của cả nước còn thấp, cơ sở hạ tầng lạc hậu, kinh tế hàng hoá chưa phát triển, chưa có tích luỹ trong nội bộ nền kinh tế, phụ thuộc nặng nề vào bên ngoài. Mặt khác, chiến tranh triền miên đã kéo nền kinh tế nước nhà tụt hậu lại nhiều năm so với các nước khác đồng thời cũng gây ra những vết thương xã hội phải rất lâu mới có thể hàn gắn được. Trước tình hình đó, Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần IV (1976) đã nhấn mạnh tính tất yếu khách quan và tầm quan trọng của hoạt động Kinh tế đối ngoại, đặc điểm là ngoại thương đối với nền kinh tế nước ta từ sản xuất nhỏ đi lên

CNXH. Công tác XNK vì vậy là một bộ phận rất quan trọng trong toàn bộ hoạt động kinh tế nước ta [10]. Phù hợp với xu hướng đó năm 1977 nước ta gia nhập Ngân hàng đầu tư quốc tế và ngân hàng Hợp tác quốc tế thuộc hội đồng tương trợ kinh tế. Cùng với chủ trương đó, ngành ngoại thương đã vượt qua khó khăn để tiếp tục phát triển. Dưới đây là kết quả hoạt động XNK giai đoạn 1976-1985.

Kim ngạch XK trong giai đoạn này tăng dần qua các năm. Tỷ lệ tăng trưởng bình quân 10 năm (1976-1985) của XK tăng cao hơn tỷ lệ tăng của tổng kim ngạch buôn bán 2 chiều của ngoại thương. Tuy vậy cán cân thương mại quốc tế luôn nhập siêu và nhập siêu có xu hướng gia tăng. Trong giai đoạn này, cơ chế quản lí tập trung bao cấp đã ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động ngoại thương, đặc biệt là XK và phát triển hàng XK. Nhằm khắc phục tình trạng trì trệ của nền kinh tế, Hội nghị ban chấp hành TƯ Đảng lần 6 (khoá IV) đã đề ra một số biện pháp cải biến cơ chế quản lí hoạt động ngoại thương, đặc biệt là quản lí XK. Tuy nhiên độc quyền ngoại thương vẫn là nguyên tắc chỉ đạo mọi hoạt động ngoại thương trong giai đoạn này (xem bảng 3).


Bảng 3: Kim ngạch XNK Việt Nam 1976-1985

Đơn vị : triệu rúp


Năm

Tổng KN

XK

NK

Cán cân TM

Trị giá

XK/NK(%)

1976

1226.8

222.7

1004.1

-881.4

22.2

1977

1540.9

322.5

1218.4

-815.9

28.3

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/05/2022