Suất Giá Buồng Kiểu Châu Âu (Ep=European Plan): Là Suất Giá Chỉ Bao Gồm Buồng Ngủ, Không Có Các Bữa Ăn


1.2.2 Về phía khách sạn:

- Nắm được số lượng khách vào một thời điểm cụ thể trong tương lai

- Hình dung được khối lượng công việc trong tương lai để tiến hành bố trí nhân sự , phân công công việc và tổ chức hoạt động của các bộ phận một cách có hiệu quả

- Đưa ra giá buồng phù hợp với từng thời điểm (đông khách hoặc vắng khách)

- Lên kế hoạch đón tiếp, và phục vụ khách một cách chu đáo (phục vụ nước mát, welcome drink, tặng hoa, đặt thư chúc mừng...)

- Chủ động đón tiếp khách và đảm bảo có buồng cho khách vào ngày họ tới

- Tối đa hoá công suất buồng và doanh thu buồng.

- Thiết lập được chính sách kinh doanh, tiếp thị có hiệu quả mà không mất nhiều thời gian, kinh phí

- Kịp thời bổ sung các dịch vụ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 186 trang tài liệu này.

- Thoả mãn nhu cầu của khách

- Dự báo công suất sử dụng buồng (Room occupancy)

Nghiệp vụ lễ tân - Trường CĐN Đà Lạt - 6

Total rooms sold

Room occupancy = x 100%

Total rooms available

Trong đó :

- Total rooms sold: Số phòng bán được.

- Total rooms available: Tổng số phòng có khả năng cho thuê .

2. Các loại buồng

2.1 Các hạng buồng

2.1.1. Tiêu chí phân hạng buồng:

- Vị trí, kiến trúc và diện tích buồng

- Vị trí không gian so với cảnh quan bên ngoài

- Dịch vụ bổ sung tại buồng

- Trang thiết bị tiện nghi trong buồng

2.1.2. Mục đích của việc phân hạng buồng:

- Giúp cho nhân viên bán buồng phân biệt được sự khác nhau về buồng và các dịch vụ bổ sung giữa các hạng buồng khi tiếp nhận yêu cầu đặt buồng.


- Giúp cho nhân viên bán buồng tư vấn cho khách chọn loại buồng thích hợp và làm tăng lợi nhuận cho khách sạn bằng cách khuyến khích khách sử dụng buồng có giá cao hơn so với loại buồng ban đầu khách định đặt.

2.1.3. Các hạng buồng:

* Buồng tiêu chuẩn (STD: Standard):

- Có trang thiết bị cơ bản tương ứng với cấp hạng của khách sạn đó

- Diện tích buồng thường nhỏ nhất trong tất cả các hạng buồng và có mức giá tối thiểu của cấp hạng khách sạn đó

- Có vị trí không thuận lợi, ít có cảnh quan đẹp bên ngoài và gần các khu vực công cộng như: thang máy, căng tin,v.v...

* Buồng cao cấp (SUP: Superior):

- Có trang thiết bị tiện nghi hơn, các dịch vụ bổ sung được cung cấp tại buồng

- Có tầm nhìn khá đẹp

* Buồng sang trọng (DLX: Deluxe):

- Có trang thiết bị đầy đủ, hiện đại; đồ nội thất sang trọng hơn.

- Có một số khác biệt như: bồn tắm rộng hơn, đặt nhiều quà tặng như: giỏ hoa, trái cây, kẹo sô cô la, rượu nhẹ hoặc có các phương tiện cho khách thương gia

- Được bố trí ở những nơi nhìn ra cảnh quan đẹp

* Buồng đặc biệt / Buồng Suite (Ste):

- Có đầy đủ tiện nghi cao cấp, gồm hai phòng trở lên thường có một phòng ngủ và khu vực dành để tiếp khách

- Thường giành cho đối tượng khách sang trọng và được bố trí ở những tầng cao

- Được chia làm nhiều kiểu như: buồng Suite hạng sang, buồng Suite hạng nhất, buồng Suite đặc biệt

* Buồng Suite đặc biệt (Presidential Suite):

- Chiếm tỉ lệ rất ít, trong khách sạn thường chỉ có 1-2 buồng giành cho các khách VIP như các quan chức nhà nước, những nguyên thủ quốc gia, các quan chức cao cấp nước ngoài,v.v...

- Cách đặt tên của buồng đặc biệt mang tính đặc trưng riêng của loại buồng này so với các loại buồng khác.

- Khách ở buồng này được phục vụ ăn sáng tại buồng hoặc ở sảnh thuộc tầng giành cho khách VIP .

- Trang thiết bị trong buồng vào loại tối tân nhất, ngoài ra còn có tủ rượu, hoa tươi, trái cây miễn phí tại buồng


2.2 Các loại buồng

2.2.1. Buồng đơn (SGL: Single room):

- Diện tích buồng là 9 m2, trong đó diện tích phòng vệ sinh là 4 m2

- Trang thiết bị phục vụ cho 1 khách

2.2.2. Buồng đôi (DBL: Double room):

- Diện tích buồng là 18 m2, trong đó diện tích phòng vệ sinh là 4 m2

- Trang thiết bị phục vụ cho 2 khách

2.2.3. Buồng hai giường đôi (Double-double room):

- Buồng giành cho 4 người ngủ, được gọi là buồng bốn hay buồng gia đình

- Trang thiết bị phục vụ cho 4 khách

2.2.4. Buồng hai giường đơn (TWN: Twin room):

- Diện tích buồng là 18 m2, trong đó diện tích phòng vệ sinh là 4 m2

- Trang thiết bị phục vụ cho 2 khách

2.2.5. Buồng ba giường (TPL: Triple room):

- Diện tích tổng thể (phòng ngủ + phòng vệ sinh) là 28 m2

- Trang thiết bị giống buồng đôi nhưng có một số vật dụng cần bổ sung thêm cho 3 khách ở.

2.2.6. Buồng Suite (Ste):

- Diện tích tổng thể tối thiểu (một phòng ngủ + một phòng khách) là 30 m2

2.2.7. Buồng căn hộ (Apt: Apartment):

- Diện tích tổng thể tối thiểu là 42m2

- Có phòng khách, phòng ngủ, phòng vệ sinh, bếp cở nhỏ với đầy đủ trang thiết bị phục vụ cho việc sinh hoạt gia đình.

- Phục vụ cho khách đi du lịch gia đình và thường được bố trí ở các tầng cao của khách sạn.

2.3 Các loại giường

2.3.1. Giường hoàng đế (K: King-size bed):

- Là giường giành cho một hoặc hai người, có kích thước trung bình: 1.8m x 2.2m

2.3.2. Giường nữ hoàng (Q: Queen-size bed):

- Là giường giành cho một hoặc hai người, có kích thước trung bình: 1.8m x 2.0m

2.3.3. Giường đơn (S: Single bed):

- Là giường giành cho một người, có kích thước trung bình: 1.0m x 1.9m


2.3.4. Giường đôi (D: Double bed):

- Là giường giành cho một hoặc hai người, có kích thước trung bình : 1.35m x 1.9m

2.3.5. Giường phụ (Extra bed):

- Là giường (thường là giường đơn) được đặt thêm trong buồng khách khi khách yêu cầu và khách phải trả thêm một khoản tiền

2.3.6. Giường cũi cho trẻ em (Baby cot):

- Là giường giành cho trẻ em hay cũi trẻ nhỏ

- Miễn phí cho khách đang lưu trú tại khách sạn

3. Các loại mức giá buồng

3.1 Các suất giá lưu trú

3.1.1 Suất giá buồng kiểu Châu Âu (EP=European Plan): Là suất giá chỉ bao gồm buồng ngủ, không có các bữa ăn

3.1.2. Suất giá buồng lục địa (CP=Continental Plan): Là suất giá bao gồm buồng ngủ và một bữa ăn sáng

3.1.3. Suất giá buồng kiểu Mỹ sửa đổi (MAP=Modified American Plan / Half Board): Là suất giá bao gồm buồng ngủ và hai bữa ăn trong ngày: bữa sáng và bữa trưa hoặc bữa sáng và bữa tối - còn được gọi là “suất giá bán phần”

3.1.4. Suất giá buồng kiểu Mỹ (AP=American Plan/Full Board): Là suất giá bao gồm buồng ngủ và 3 bữa ăn chính trong ngày (trọn gói)

3.2 Các mức giá buồng cụ thể (44)

3.2.1. Giá "chuẩn" Giá công bố (Rack rate):

- Mức giá buồng cao nhất được in ở các tập gấp chào bán cho khách hàng hoặc để quảng cáo.

- Giá này bao gồm thuế giá trị gia tăng+ phí dịch vụ

- Giá được quy định do ban giám đốc

- Giá này được áp dụng theo mùa (cao điểm và thấp điểm)

- Vào mùa cao điểm, khi tỷ lệ buồng được thuê ở mức cao nhất thì khách sạn sẽ áp dụng giá công bố này để bán cho khách.


3.2.2. Giá liên kết (Corporate rate):

- Mức giá đặc biệt dành cho khách hàng là các doanh nhân.

- Mức giá đã được thoả thuận trực tiếp giữa lãnh đạo khách sạn với văn phòng du lịch của công ty liên kết.

- Khách sạn chấp thuận cung cấp cho đối tượng này loại buồng hạng sang nhưng chỉ tính giá loại buồng tiêu chuẩn

3.2.3. Giá cho nhóm / đoàn du lịch (Group / Tour rate):

- Mức giá đặt biệt dành cho các nhóm hoặc đoàn du lịch.

- Mức giá này được lãnh đạo khách sạn và nhân viên điều hành tour du lịch hoặc đại lý đặt buồng thoả thuận trước.

- Lãnh đạo khách sạn quyết định mức giá theo số lượng buồng đặt nhiều hay ít, thời gian ( khi đông hay vắng khách.v.v.)

- Giá thấp hơn giá công bố

Khách sạn thường trả cho đại lý du lịch đã đặt buồng một tỷ lệ hoa hồng nhất định.

3.2.4. Giá khấu trừ (Discounted rate):

- Ngoài những khoản giảm giá dành cho các hãng du lịch và nhân viên các hãng hàng không, các khách sạn còn dành những mức giá đặc biệt hoặc mức giá khuyến khích để thúc đẩy việc kinh doanh

* Ví dụ: Khách sạn có thể đưa ra mức giá “hai cho một”; “ở 3 đêm tính tiền 2 đêm” hay “thuê 4 buồng tặng một buồng”

- Giá bất thường được sử dụng để nâng cao hiệu suất sử dụng buồng trong thời kỳ vắng khách như các kỳ nghỉ cuối tuần. Những mức giá này thường chỉ áp dụng trong một thời gian ngắn và thường bao gồm cả bữa ăn sáng.

3.2.5. Giá theo mùa (Seasonal rate):

- Mức giá này cho phép tính trọn gói bao gồm tiền buồng, tiền ăn và các phương tiện giải trí theo mùa trong các dịp lễ hội lớn, ví dụ như Tết hay vào mùa đông, trời rét.

3.2.6. Giá dành cho trẻ em (Children’s rate):

- Giá dành cho trẻ em thường áp dụng cho việc tính giá buồng của cả bố và mẹ.

- Nếu trẻ em trên 12 tuổi thì phải tính thêm giá của một giường phụ. Còn dưới mức tuổi đó được xem như miễn phí khi ở chung buồng với bố mẹ.

- Mục đích của chính sách giá này nhằm khuyến khích cả gia đình đi du lịch và lưu trú tại khách sạn.


3.2.7. Giá nửa ngày (Day- use rate):

- Giá mà khách sạn tính nửa giá cho các đối tượng khách có nhu cầu thuê buồng không trọn ngày. Ví dụ: từ 12 giờ trưa đến 6 giờ tối

3.3 Thuế và phí dịch vụ

3.3.1. Giải thích cách viết giá buồng:

- Các mức giá được niêm yết có thể là giá tịnh, nghĩa là thuế của chính phủ (thuế giá trị gia tăng -VAT) và phí dịch vụ đã nằm trong giá buồng.

- Giá có ký hiệu “++”, có nghĩa là sẽ phải cộng thêm thuế (10%) và phí phục vụ (5%) vào giá buồng

3.3.2. Cách tính giá buồng “++”:

- Phí phục vụ = Giá buồng x 5%

- VAT= (Giá buồng + Phí phục vụ) x 10%

- Số tiền buồng khách phải thanh toán = Giá buồng+VAT+Phí phục vụ

4. Các nguồn đặt buồng

4.1. Các khách đơn lẻ (Individual guests)

- Thường là khách gọi điện, gởi thư, thư điện tử đến khách sạn trực tiếp yêu cầu đặt buồng

4.2. Nhóm du lịch theo đoàn (Tour groups)

- Thường là khách với số lượng nhất định

- Những cuộc đặt buồng này thường là hợp đồng chính thức và chiếm một số lượng buồng ngủ nhất định mỗi tuần tại khách sạn

- Hợp đồng loại này thường được ký trước cho cả năm

4.3. Trung tâm lữ hành/Đại lý du lịch (Tour operator / Travel agents):

- Thường đặt buồng cho khách đi du lịch theo đoàn (GIT-Group Inclusive Tour)

- Cũng đặt buồng cho khách du lịch tự do (FIT-Free Independent Traveler), nhất là đối với khách nước ngoài.

4.4. Công ty có hợp đồng (Corporate business):

- Thường là những hợp đồng, thỏa thuận với một mức giá đặc biệt cho một số lượng buồng nhất định trong mỗi đêm, mỗi tuần

- Phổ biến đối với những công ty thường xuyên cần một số lượng buồng nhất định tại khách sạn.


4.5. Các cuộc đặt buồng liên thông khách sạn (Property to property reservations): (47)

- Thường là giữa các khách sạn trong cùng một tập đoàn

- Áp dụng cho những khách có nhu cầu đặt buồng cho chuyến đi tiếp ở một khách sạn khác trong tập đoàn từ khách sạn họ đang lưu trú.

4.6. Các tổ chức hoạt động xã hội / chuyên ngành /nhà tổ chức hội nghị (Societies/Special activity groups/Conference organizers):

- Thường là các cuộc đặt buồng theo nhóm với các yêu cầu đặc biệt (ví dụ: đặt buồng họp kèm theo yêu cầu về buồng ngủ)

- Hợp đồng loại này thường được ký trước ít nhất là một năm hoặc hơn cho những hội nghị lớn (hơn 1000 đại biểu)

4.7. Hãng hàng không (Airlines):

- Thường ký một hợp đồng đặc biệt với khách sạn để cung cấp chỗ ở cho các phi hành đoàn giữa các chuyến bay

- Hợp đồng loại này gồm một số lượng buồng nhất định cho mỗi đêm/mỗi tuần và thường được giảm giá đáng kể

4.8. Trung tâm đặt buồng (Central Booking Office)/ Văn phòng đặt buồng trung tâm (Central Reservation Office):

- Xử lý các đặt buồng cho tất cả các khách sạn trong chuỗi/tập đoàn

- Các yêu cầu đặt buồng được liên hệ trực tiếp đến số điện thoại đặt buồng đã chỉ định tại nhiều địa điểm mà chỉ phải tính cước như gọi nội vùng, hoặc số điện thoại miễn phí vì công ty khách sạn sẽ thanh toán chi phí cho cuộc gọi khách hàng.

4. 9. Hệ thống phân phối toàn cầu (GDS-Global Distribution System):

- Do các hãng hàng không sở hữu, khởi đầu là từ các bộ phận bán vé

- Các khách sạn phải đăng ký với hệ thống và tải các buồng trống vào hệ thống máy tính để khách hàng có thể mua được số buồng theo yêu cầu

4.10 Hệ thống phân phối toàn cầu (GDS-Global Distribution System):

Các thương hiệu đang hoạt động của hệ thống phân phối toàn cầu: Gallileo, Sabre, Apollo, Amadeus, Worldspan, System One.

4.11 Internet / Mạng website:


- Cho phép khách hàng kiểm tra các buồng trống của khách sạn cùng với các mức giá và thực hiện việc đặt buồng trực tuyến bằng cách truy cập vào trang web của khách sạn.

- Thông qua các trang web của mình các đại lý du lịch trung gian thường cung cấp miễn phí một danh sách các khách sạn hoặc giới thiệu giảm giá cho các khách sạn. Khi khách hàng truy cập vào trang web đó để đặt buồng, khách sạn phải cung cấp một khoản hoa hồng cho các đại lý du lịch này.

4.12 Các đại lý đặt buồng của khách sạn (Hotel Reservations Agencies):

- Có vai trò tương tự như trung tâm đặt buồng nhưng nó đại diện cho các khách sạn nhỏ hoặc nhóm khách sạn nhỏ (ví dụ: Utell- www.utell.com)

4.13 Các văn phòng du lịch (Tourist Offices):

- Thường đặt buồng cho khách tham quan những điểm du lịch nhất định (thành phố hoặc khu nghỉ mát)

- Có giá trị nhất định đối với khách sạn nhỏ, khách sạn độc lập

5. Các phương pháp tiếp nhận yêu cầu đặt buồng

5.1 Gặp trực tiếp (In person):

- Tiếp nhận yêu cầu đặt buồng theo hình thức đối mặt (tại quầy lễ tân)

- Thông tin trao đổi có sự thỏa thuận, tương tác

- Hình thức đặt buồng này thường phổ biến với khách vãng lai và khách đơn lẻ

- Yêu cầu nhân viên lễ tân cần có khả năng giao tiếp tốt tạo ấn tượng tốt cho khách khách đồng ý đặt buồng

5.2 Qua điện thoại (By telephone):

- Tiếp nhận yêu cầu đặt buồng qua điện thoại (thường do nhân viên đặt buồng phụ

trách)


- Thông tin trao đổi có sự thỏa thuận, tương tác

- Yêu cầu nhân viên đặt buồng/lễ tân cần có khả năng giao tiếp qua điện thoại hiệu

quả tạo ấn tượng tốt cho khách khách đồng ý đặt buồng

5.3 Bằng văn bản (Written):

5.3.1 Qua thư (Letter):

- Đây là hình thức đặt buồng rất phổ biến với các đoàn khách du lịch, khách đi theo nhóm và khách của các cuộc hội nghị

Xem tất cả 186 trang.

Ngày đăng: 26/01/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí