Sơ Đồ Dự Báo Đất Nông Nghiệp Bị Hạn Hán Vụ Hè Thu Đến Năm 2035 Tại Huyện Quảng Điền (Hình Ảnh Bản Đồ Được Thu Nhỏ Từ Tỷ Lệ 1:25.000)

Hè Thu sẽ giảm, người dân sẽ chỉ sản xuất được 1 vụ Đông Xuân, đặc biệt các xã vùng đồi cát ven biển của huyện không chủ động được nước tưới cho sản xuất nông nghiệp và hạn xảy ra ở giữa vụ (vào tháng 6, tháng 7 cao điểm) nên có ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả sản xuất nông nghiệp của người dân.

b. Dự báo ảnh hưởng của hạn hán đến sử dụng đất nông nghiệp trong vụ Hè Thu năm 2030

Kết quả nội suy giá trị khô hạn SPI vụ Hè Thu theo kịch bản RCP 4.5 được thể hiện ở hình 3.24 và bảng 3.27.


Hình 3 23 Sơ đồ dự báo đất nông nghiệp bị hạn hán vụ Hè Thu đến năm 2035 1

Hình 3.23. Sơ đồ dự báo đất nông nghiệp bị hạn hán vụ Hè Thu đến năm 2035 tại huyện Quảng Điền (Hình ảnh Bản đồ được thu nhỏ từ tỷ lệ 1:25.000)

Bảng 3.27. Diện tích đất nông nghiệp bị hạn hán vụ Hè Thu năm 2035 tại huyện Quảng Điền


Phân cấp mức hạn

Diện tích (ha)

Cơ cấu (%)

Hạn nặng

874,33

12,73

Hạn trung bình

1.591,73

23,17

Hạn nhẹ

1.588,66

23,13

Không hạn

2.814,15

40,97

Tổng

6.868,87

100

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 203 trang tài liệu này.

(Nguồn: Xử lý số liệu từ bản đồ dự báo hạn hán huyện Quảng Điền năm 2035)

Qua bảng 3.27 và hình 3.24 cho thấy, kết quả dự báo diện tích đất bị hạn trong vụ Hè Thu đến năm 2035 từ hạn nặng đến hạn nhẹ và trung bình lần lượt chiếm 12,73%, 23,13% và 23,17%. Trong đó, vùng không hạn có diện tích là 2814,15ha (40,97%). Kết quả mô phỏng nguy cơ hạn hán đối với đất nông nghiệp vụ Hè Thu tại huyện Quảng Điền năm 2035 theo kịch bản RCP 4.5 được thể hiện ở hình 3.19 và bảng 3.28.

Bảng 3.28. Dự báo diện tích đất nông nghiệp bị ảnh hưởng bởi hạn hán trong vụ Hè Thu tại huyện Quảng Điền đến năm 2035



Mức độ hạn hán

Hạn nhẹ

Hạn trung bình

Hạn nặng

Không hạn


Tổng

Đất trồng lúa

Diện tích (ha)

1.047,56

963,70

103,55

2.385,45

4.500,26

Cơ cấu (%)

23,28

21,41

2,30

53,01

100,00

Đất trồng cây hàng năm khác

Diện tích (ha)

206,49

406,00

61,18

395,95

1.069,62

Cơ cấu (%)

19,36

38,06

5,73

36,85

100,00

Đất lâm nghiệp

Diện tích (ha)

334,61

222,03

709,60

32,75

1.298,99

Cơ cấu (%)

26,17

17,37

55,51

0,95

100,00

Tổng

1.588,66

1.591,73

874,33

2.814,15

6.868,87

(Nguồn: Xử lý số liệu từ bản đồ dự báo hạn hán huyện Quảng Điền năm 2035)


Hình 3 24 Sơ đồ dự báo hạn hán ảnh hưởng đến đất nông nghiệp trong vụ 2

Hình 3.24. Sơ đồ dự báo hạn hán ảnh hưởng đến đất nông nghiệp trong vụ Hè Thu tại huyện Quảng Điền, tỉnh TT Huế: (a) Đất trồng lúa; (b) Đất trồng cây hàng năm khác; (c) Đất lâm nghiệp (Hình ảnh Bản đồ được thu nhỏ từ tỷ lệ 1:25.000)

Qua bảng 3.28 và hình 3.25 cho thấy, mức độ hạn hán ảnh hưởng đến đất tất cả các loại hình sử dụng đất nông nghiệp của huyện. Tổng diện tích đất nông nghiệp bị hạn hán của cả huyện là 4054,72ha, trong đó, diện tích đất trồng lúa bị hạn hán dự báo là 2114,81ha, chiếm 46,99% diện tích đất nông nghiệp của huyện. Diện tích đất trồng cây hàng năm khác bị hạn dự báo là 673,67ha, chiếm 63,15% diện tích đất nông nghiệp. Diện tích đất lâm nghiệp dự báo bị ảnh hưởng là 1266,24ha, chiếm hơn 90% diện tích đất nông nghiệp. Mức độ hạn nặng dự báo sẽ xuất hiện trên một phần rất lớn diện tích đất lâm nghiệp (709,60ha), tiếp đến là đất trồng cây hàng năm khác (61,18ha) và đất trồng lúa (103,55 ha). Các bản đồ hạn hán từng loại đất nông nghiệp trong vụ Hè Thu thể hiện lần lượt ở hình 3.20. Bên cạnh việc dự báo hạn hán tác động đến từng loại đất nông nghiệp của huyện thì kết quả nghiên cứu còn dự báo đất nông nghiệp bị hạn hán ở từng đơn vị hành chính của huyện, kết quả thể hiện ở bảng 3.29.

Bảng 3.29. Dự báo diện tích các loại đất nông nghiệp chính bị ảnh hưởng bởi hạn hán tại huyện Quảng Điền đến năm 2035



TT


Xã/Thị trấn

Dự báo diện tích đất nông nghiệp bị hạn hán (ha)

Hạn nhẹ

Hạn trung bình

Hạn nặng

Không hạn

1

Quảng An

150,80

78,77

71,79

337,86

2

Quảng Công

25,13

322,03

105,68

0,00

3

Quảng Lợi

348,49

281,60

72,06

419,65

4

Quảng Ngạn

26,47

347,92

121,13

0,00

5

Quảng Phước

104,41

39,93

71,79

114,32

6

Quảng Phú

78,28

7,11

71,79

510,19

7

Quảng Thái

245,15

284,44

72,58

46,88

8

Quảng Thành

186,78

106,21

71,79

171,86

9

Quảng Thọ

16,31

6,77

71,79

470,40

10

Quảng Vinh

224,96

85,46

72,12

638,79

11

Sịa

181,84

31,52

71,83

104,21


Tổng

1.588,66

1.591,73

874,33

2.814,15

(Nguồn: Xử lý số liệu từ bản đồ dự báo hạn hán huyện Quảng Điền năm 2035)

Qua bảng 3.29 cho thấy trong giai đoạn 2016 – 2035, dự đoán hạn hán diễn ra trên toàn bộ địa bàn huyện và nếu xảy ra hiện tượng hạn hán thì toàn huyện Quảng Điền sẽ ở mức độ hạn hán là từ hạn nhẹ đến trung bình. Hạn hán trung bình chủ yếu tập trung ở các xã Quảng Công, Quảng Lợi, Quảng Ngạn, Quảng Thái và Quảng Thành. Trong đó các xã có diện tích đất dự báo bị hạn nặng cao nhất là xã Quảng Ngạn và Quảng Công với diện tích lần lượt là 121,13ha và 105,68ha. Như vậy, so với diện tích hiện trạng hạn hán 2015, thì diện tích đất nông nghiệp dự báo chịu ảnh hưởng của hạn nặng năm 2035 tăng 12,73%, hạn trung bình giảm 23,17%, hạn nhẹ tăng 23,13%; diện tích đất nông nghiệp dự báo không chịu ảnh hưởng của hạn giảm 40,97% của huyện.

3.4. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP THÍCH ỨNG VỚI NGẬP LỤT VÀ HẠN HÁN TẠI HUYỆN QUẢNG ĐIỀN, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

3.4.1. Quan điểm đề xuất các giải pháp sử dụng đất nông nghiệp thích ứng với ngập lụt và hạn hán

3.4.1.1. Quan điểm sử dụng đất nông nghiệp bền vững

Để bảo đảm cho sự phát triển của tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung và huyện Quảng Điền nói riêng bền vững cả về kinh tế, xã hội và môi trường thì việc sử dụng đất nông nghiệp bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu mà cụ thể tình hình ngập lụt và hạn hán đang là vấn đề được quan tâm hiện nay, do đó việc sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện cần được thực hiện theo hướng sau:

- Tận dụng triệt để các nguồn lực thuận lợi, khai thác lợi thế so sánh về khoa học, kỹ thuật, đất đai, lao động để phát triển cây trồng, vật nuôi có tỷ suất hàng hóa cao, tăng sức cạnh tranh và hướng tới xuất khẩu.

- Áp dụng phương thức sản xuất nông lâm kết hợp, lựa chọn các loại hình sử dụng đất thích hợp, đa dạng hóa sản phẩm, thích ứng biến đổi khí hậu, thâm canh sản xuất bền vững.

- Nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông - lâm nghiệp trên cơ sở thực hiện đa dạng hóa cây trồng vật nuôi, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với sinh thái và bảo vệ môi trường.

- Phát triển nông - lâm nghiệp một cách toàn diện gắn với việc xóa đói giảm nghèo, giữ gìn ổn định chính trị, an ninh quấc phòng và phát huy nền văn hóa truyền thống của các dân tộc, không ngừng nâng cao vai trò nguồn lực của con người.

- Phát triển kinh tế nông nghiệp trên cơ sở áp dụng khoa học, công nghệ vào sản

xuất.

- Nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ở địa phương phải gắn liền với

định hướng phát triển kinh tế của cả vùng và cả nước.

3.4.1.2. Quan điểm sử dụng đất nông nghiệp thích ứng với ngập lụt

(i) Quy hoạch mùa vụ sản xuất và giống cây trồng thích hợp với từng khu vực trong vùng nhằm tránh lũ chính vụ

Ðể bố trí mùa vụ canh tác hợp lý cần nắm bắt duợc quy luật mưa, lũ, úng ngập xảy ra theo thời gian từ đó bố trí cây trồng và mùa vụ hợp lý. Thực tế nhiều dịa phương ở các tỉnh ven biển Miền Trung đã bỏ vụ mùa, thay vào đó là vụ Hè Thu. Tuy nhiên vụ này cần tránh lũ tiểu mãn và lũ sớm vì vậy cần chọn loại giống cây trồng thích hợp.

(ii) Xây dựng phương án dự báo, cảnh báo lũ lụt và xây dựng bản đồ cảnh báo ngập lụt

Việc xây dựng phương án dự báo lũ lụt chính xác có vai trò quan trọng trong việc phòng chống và giảm nhẹ thiên tai. Dựa vào mức cảnh báo lũ lụt của các cơ quan chuyên môn kết hợp với việc xây dựng bản đồ ngập lụt, hệ thống các mốc cảnh báo ngập lụt ở có thể đưa ra các phương án phòng chống hợp lý và kịp thời.

(iii) Quy hoạch phát triển kinh tế phải gắn với xây dựng các phương án phòng tránh lũ lụt

Trong kết quả nghiên cứu của Luận án đã xây dựng các bản đồ ngập lụt cho huyện Quảng Điền. Từ bản đồ này các ban ngành chức năng có thể sử dụng thông tin để lồng ghép vào quy hoạch phát triển kinh tế của địa phương, tránh những vùng thuờng xuyên bị ngập lụt ở mức cao. Bên cạnh đó, cần tập trung hơn nữa đến công tác tuyên truyền, đào tạo nâng cao nhận thức của cộng đồng về những kiến thức liên quan đến giảm thiểu ảnh hưởng của ngập lụt cũng rất quan trọng.

(iv) Xây dựng các đê bao, đê khoanh vùng để bảo vệ các khu dân cư, bảo vệ mùa màng

Ðối với ngập lụt chính vụ thì hệ thống đê điều chống ngập lụt hiện nay vẫn bị nước lũ tràn qua với mực nuớc lũ nội đồng tồn tại khá sâu nên thực tế không những không có tác dụng chống lũ chính vụ mà còn gây thiệt hại nặng hơn. Vì nuớc ngập vùng trũng ngập theo kiểu tự nhiên tràn bờ, tốc dộ dòng chảy dâng từ từ qua mạng luới sông, kênh các cấp. Nuớc tràn vào ồ ạt, nhưng không tháo ra được do bờ đê cản trở, các kênh tiêu chậm, gây thiệt hại nặng vì thời gian ngập kéo dài, và ảnh huởng đến thời gian xuống giống cho vụ kế tiếp.

(v) Xây dựng hệ thống các hồ chứa cắt lũ trên lưu vực sông

Mục tiêu của hồ chứa là trữ nước trong thời gian có mưa lũ lớn để cung cấp nuớc cho thời gian khô hạn. Mặt khác, các hồ chứa còn có tác dụng diều tiết lũ và giảm lũ xuống hạ lưu. Ðây là biện pháp công trình không chỉ đuợc đề cập đến trong “Chiến luợc và chương trình hành động Quốc gia giảm nhẹ thiên tai của Việt Nam” mà còn đuợc nghiên cứu và dề xuất xây dựng trong rất nhiều nghiên cứu mà cụ thể là nghiên cứu “Phát triển và quản lý tài nguyên nuớc quốc gia của 14 lưu vực sông lớn của Việt Nam” do JICA và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện.

Huyện Quảng Điền là vùng hạ lưu của sông Bồ, trên dòng chính của sông Bồ hiện đã có hai đập thủy điện lớn là Thủy điện A Lưới và thủy điện Hương Điền. Hai đập thủy

điện này đã có đóng góp vào điều tiết nước trong mùa khô hạn, tuy nhiên đối với mùa mưa lũ thì trong một số năm như năm 2012, 2014 và 2015, theo thống kê của huyện Quảng Điền thì việc xả lũ từ Thủy điện Hương Điền đã làm hơn 800ha lúa và 100ha hoa màu chủ yếu là lạc, sắn… của bà con nông dân ở các xã: Quảng An, Quảng Thành, Quảng Thọ, Quảng Phước, Quảng Phú và thị trấn Sịa bị ngập úng từ 0,5-1 m dẫn đến hư hỏng, không thu hoạch được, gây thiệt hại đáng kể đến sản xuất nông nghiệp của huyện.

3.4.1.3. Quan điểm sử dụng đất nông nghiệp thích ứng với hạn hán

(i) Chuyển dịch cơ cấu cây trồng

Hiện nay, toàn huyện đã và đang đẩy mạnh tuyên truyền và hỗ trợ nông dân thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đặt biệt chú trọng chuyển đổi những diện tích đất lúa ở những khu vực không chủ động nước sang trồng các loại cây trồng cạn và cho năng suất cao như sắn, lạc, mía.

Khuyến khích người dân nên chuyển đổi sử dụng giống lúa dài ngày (X30 và Y23) sang sử dụng giống trung, ngắn ngày nhưng cho năng suất cao (HT1, BT7, …) nhằm rút ngắn thời gian sinh trưởng, tiết kiệm lượng nước tưới. Việc chuyển đổi từ cây lúa dài ngày sang cây lúa ngắn ngày đem lại hiệu quả cao về năng suất và thu nhập của người dân, do thời gian thu hoạch nhanh không bị hạn vào cuối vụ và lượng nước tưới được đảm bảo cung cấp.Giúp duy trì diện tích đất canh tác quanh năm,thu được hiệu quả từ các cây hoa màu tránh đất bị bỏ hoang mà còn phòng chống hạn có hiệu quả.Trồng các loại cây như sắn, lạc, mía góp phần nâng cao năng suất cho người dân,giảm chi phí trong sản xuất. Góp phần giúp người dân nhận thấy được loại cây trồng phù hợp nhất với địa phương và tình hình hạn hán tại khu vực canh tác đất lúa.

(ii) Giải pháp về thủy lợi

Các xã cần củng cố đội ngũ thủy nông, tổ chức tưới nước tiết kiệm, tu bổ sữa chữa nạo vét kênh mương nhằm tiết kiệm nước tưới. Các xã, phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nên rà soát diện tích sản xuất, tình hình nước tưới, khảo sát các vị trí có nguồn nước để xây dựng phương án chống hạn cụ thể trên địa bàn huyện Quảng Điền.

Sử dụng các biện pháp thu trữ nước như đắp đập, xây bể trữ nước, tạo hồ trữ nước trên cát. Các biện pháp chống hạn hán, như nạo vét khơi thông dòng chảy hệ thống kênh mương thủy lợi, hướng dẫn nông dân áp dụng phương pháp tưới phun mưa, nhỏ giọt trong sản xuất để tiết kiệm nguồn nước, gieo trồng các cây chịu hạn; tổ chức đào giếng, ao hồ dự trữ nước sinh hoạt cho người dân.

3.4.2. Đề xuất các giải pháp sử dụng đất nông nghiệp thích ứng với ngập lụt và hạn hán theo từng loại hình sử dụng đất

3.4.2.1. Thích ứng với điều kiện ngập lụt

Đối với đất trồng lúa bị ngập lụt thì mô hình sử dụng đất phù hợp là Mô hình chọn tạo giống lúa để thích ứng với BĐKH và an ninh lương thực. Mô hình được tiến

hành từ năm 2006 với sự tài trợ của Dự án Bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học cộng đồng (CBDC). Mô hình này tập trung nâng cao năng lực cho nông dân về chọn giống, cải thiện giống lúa và sản xuất trao đổi hạt giống phục vụ sản xuất ở cộng đồng bằng cách huấn luyện thiết lập các tổ giống cộng đồng, tổ chức các mô hình trình diễn quy trình sản xuất giống.

Đối với đất trồng hàng năm khác (như các loại rau màu) thì đề xuất mô hình trồng rau trên nền đất được tôn cao: để có được một chỗ cao có thể tránh được ngập, mỗi năm, người dân chuyên chở đất từ nơi khác về để nâng cao dần vạt đất ở và trồng rau. Kết quả tạo thành một giồng đất cao. Sản xuất rau của người dân chủ yếu được thực hiện trong mùa mưa ít với 2 vụ chính đông xuân (có mưa) và hè thu (gần như không có mưa, nắng nóng). Trong mùa mưa lũ vẫn có thể canh tác bình thường với chất lượng rau khá tốt và cho thu nhập cao hơn gấp 3-4 lần so với những vụ khác trong năm (vụ không ngập) vì tại thời điểm đó, rau khan hiếm nên giá tăng cao.

Đối với nuôi trồng thủy sản thì con nước là rất quan trọng do vậy để hạn chế những rủi ro mang lại khi đến mùa ngập lụt thì Mô hình lách vụ trong nuôi trồng thủy sản là một trong những mô hình đem lại hiệu quả cao , hạn chế những tác động của BĐKH. Trong đó, các yếu tố độ mặn và nhiệt độ đóng vai trò quan trọng. Với đặc điểm thời tiết tại Quảng Điền là thường xuyên xảy ra ngập lụt vào mùa mưa. Điều này khiến độ mặn và nhiệt độ trong nước giảm. Ngập lụt còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến vụ nuôi. Do đó, phương thức nuôi lách vụ là một trong những mô hình được xem là phù hợp để điều chỉnh mùa vụ nuôi. Nuôi lách vụ là phương thức nuôi khôn khéo điều chỉnh mùa vụ (lựa chọn thời điểm thả giống, chính vụ và thu hoạch) cho phù hợp để tránh đi những bất lợi của thời tiết hay môi trường hay một yếu tố bất lợi nào khác.

3.4.2.2. Thích ứng với điều kiện hạn hán

Đối với đất trồng lúa bị hạn hán thì áp dụng mô hình canh tác lúa thông minh của nhà nước với mục đích là giảm lượng giống, giảm sử dụng phân đạm, theo dõi nước trong ruộng bằng kỹ thuật dùng công cụ đặt giữa ruộng để biết độ ẩm trong đất, từ đó tưới thêm nước hoặc rút nước hợp lý. Bên cạnh đó nhà nước và địa phương cần quan tâm đến quy hoạch tưới tiêu hợp lý, xây dựng đồng ruộng có khả năng tăng cường giữ nước trong đất và tuyển lựa được các giống cây trồng có nhiều khả năng chịu hạn.

Đối với đất trồng cây hàng năm khác (như rau màu) bị hạn hán thì các vùng không đủ lượng nước cho sản xuất cần có phương án chuyển từ cơ cấu sản xuất 3 vụ sang 2 vụ, hoặc bố trí dịch chuyển khung thời vụ sản xuất cho phù hợp để tránh hạn; đẩy mạnh chuyển đổi những vùng thiếu nước sang cây trồng cạn ngắn ngày để tăng hiệu quả sản xuất và tiết kiệm nước tưới. Chuyển dịch cơ cấu cây trồng phù hợp nhằm sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn nước; sử dụng các giống chịu hạn, sinh trưởng nhanh, đặc biệt là các giống cây bản địa, các cây họ đậu phù hợp với hệ thống nông nghiệp của vùng và các tỉnh trong vùng. Nghiên cứu chọn tuyển những cây giống khỏe chịu khô hạn; các cây nông nghiệp ngắn ngày: hành tím, khoai lang, mì (sắn), đậu…

Đối với đất lâm nghiệp: Tăng cường quản lý, bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ ven biển, bao gồm cả rừng ngập mặn, đề xuất phát triển trồng trồng rừng phòng hộ chắn cát bay, cát nhảy để bảo vệ nhà cửa và các cây trồng ngắn ngày (hoa màu), cây ăn quả.

3.4.2.3. Đề xuất các giải pháp sử dụng đất nông nghiệp thích ứng với ngập lụt và hạn hán theo từng vùng

Dựa trên kết quả điều tra thực giải pháp hiện trạng triển khai các giải pháp ứng phó với ngập lụt, hạn hán ở huyện Quảng Điền kết hợp phỏng vấn cán bộ có liên quan từ cấp huyện đến cấp xã, nghiên cứu sinh đã đề xuất một số giải pháp cụ thể theo từng vùng địa lý của huyện. Đối với các xã có các hoạt động trồng trọt tương tự nhau được gộp lại thành một cụm xã. Kết quả phân loại giải pháp theo từng vùng được thể hiện cụ thể trong bảng 3.31.

Bảng 3.31. Giải pháp ứng phó ưu tiên theo từng cụm xã tại huyện Quảng Điền



Vùng


Tên xã


Đặc điểm

Đề xuất giải pháp


Vùng đồng bằng lưu vực sông Bồ

Thị trấn Sịa

- Các xã có địa hình bằng phẳng.

- Đất phù sa chiếm ưu thế, đất có độ phì cao.

- Đã áp dụng một số công nghệ vào sản xuất.

- Là vùng trọng điểm lúa của huyện.

- Đây cũng là vùng có địa hình thấp trũng (có nơi -1,5m).

- Được qui hoạch vào khu đô thị xen trồng lúa, trồng màu.


Lúa hai vụ + rau màu+ cây ăn quả.

Quảng An

Quảng Phước

Quảng Thành

Quảng Thọ

Quảng Phú


Quảng Vinh


Vùng cát đồng nội


Quảng Thái

- Là vùng đồi cát, đất cát chiếm ưu thế (cao 4-10m so với mực nước biển).

- Quy hoạch thủy lợi chưa được phát triển nhiều.

- Chưa khai thác triệt để tiềm năng.

- Ảnh hưởng nhiều của hạn hán đến sản xuất nông nghiệp.


Cải tạo đất hàng năm, trồng cây ăn quả, cây ngắn ngày.


Quảng Lợi

Xem tất cả 203 trang.

Ngày đăng: 19/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí