Vai Trò Của Bảo Hiểm Hàng Hoá Xnk Chuyên Chở Bằng Đường Biển


trên tàu và nó chính là sự hi sinh quyền lợi của số ít nhằm cứu vãn những tài sản còn lại trong tai nạn. Một tổn thất chung có các đặc trưng như phải là hành động tự nguyện, hữu ý của thuyền viên, thuyền trưởng trên tàu; sự hy sinh phải là đặc biệt, phi thường; sự hy sinh hoặc chi phí phải hợp lý và vì an toàn chung cho tất cả các quyền lợi trong hành trình; tai hoạ phải thực sự xảy ra và nghiêm trọng; mất mát thiệt hại hoặc chi phí phải là hậu quả trực tiếp của hành động tổn thất chung; xảy ra ở trên biển…

Tổn thất chung được chia làm hai bộ phận là hy sinh tổn thất chung và chi phí tổn thất chung.

Hy sinh tổn thất chung: đó là sự hy sinh một phần tài sản để cứu những tài sản còn lại. Ví dụ như tàu bị mắc cạn phải vứt bớt hàng xuống biển để làm nhẹ tàu, tránh mắc cạn và phần hàng hoá bị vất xuống biển đó gọi là hy sinh tổn thất chung. Các dạng hy sinh tổn thất chung thường gặp bao gồm: tàu bị mắc cạn, hàng hoá bị cháy, bị cướp biển truy đuổi…

Chi phí tổn thất chung: là những chi phí liên quan đến hành động tổn thất chung như chi phí hoa tiêu, chi phí bốc dỡ lưu kho hàng hoá, chi phí thuê tàu lai dắt… Vậy chi phí tổn thất chung là chi phí cho người thứ ba trong việc cứu tàu, hàng và cước phí thoát nạn hoặc chi phí làm tiếp tục hành trình.

Khi xảy ra tổn thất chung thì việc phân bổ tổn thất chung là một công việc hết sức quan trọng nhằm xác định mức độ thiệt hại, bồi thường cho các bên đã thực hiện hành động cứu vãn hành trình đồng thời xác định trách nhiệm của các bên có hàng và quyền lợi được cứu. Phân bổ tổn thất chung có 5 Bước sau:

+ Bước 1: Xác định giá trị tổn thất chung

Giá trị TTC = Hy sinh TTC + Chi phí TTC


+ Bước 2: Xác định giá trị chịu phân bổ TTC: là giá trị của toàn bộ lô hàng và tàu tại thời điểm xảy ra TTC. Có 2 cách:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.

Cách 1 = Giá trị tàu và hàng khi rời bến – TTR của tài sản xảy ra trước TTC Cách 2 = Giá trị cứu được của tàu và hàng – Hy sinh TTC

+ Bước 3: Xác định tỷ lệ phân bổ TTC

Đánh giá công tác bồi thường bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường biển tại văn phòng công ty Pjico Hà Nội giai đoạn 2006-2008 và định hướng giai đoạn mới - 4

Giá trị TTC

T =

Giá trị chịu phân bổ TTC

x 100%


+ Bước 4: Số tiền đóng góp TTC của các bên

Số tiền đóng góp TTC của từng bên

Giá trị chịu phân bổ

= TTC

x Tỷ lệ phân bổ TTC


+ Bước 5: Xác định kết quả tài chính

Kết quả tài

chính của các = bên

Hy sinh TTC của – từng bên

Chi phí TTC của từng bên

Đóng góp

TTC của từng bên

[14]

1.4 Vai trò của bảo hiểm hàng hoá XNK chuyên chở bằng đường biển

Hàng hoá xuất nhập khẩu chủ yếu là được chuyên chở bằng đường biển, lượng hàng cũng như giá trị của mỗi chuyến hàng thường là rất cao nên khi gặp rủi ro trong quá trình vận chuyển thì gây ra tổn thất và thiệt hại lớn đối với các bên có liên quan đến chuyến hàng đó (người nhập khẩu, người xuất khẩu, người bảo hiểm…). Vì vậy mua bảo hiểm là một biện pháp được sử dụng chủ yếu để giảm thiểu rủi ro và tổn thất.

Qua thực tiễn của hoạt động kinh doanh bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường biển, vai trò của nghiệp vụ này thể hiện ở một số khía cạnh sau:

Góp phần bù đắp hậu quả do rủi ro gây ra, ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh của các bên


Trong hành trình vận chuyển, chuyến hàng có thể gặp rủi ro, gây ra tổn thất cho hàng hoá (thiếu hụt, mất mát về số lượng; giảm phẩm chất; giảm giá trị thương mại của lô hàng…), do đó ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh, đặc biệt là lợi nhuận của các bên liên quan. Nếu đã mua bảo hiểm cho chuyến hàng bị tổn thất đó, người được bảo hiểm sẽ được bồi thường theo hợp đồng, do vậy các bên có thể ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh của mình một cách nhanh chóng.

Bảo hiểm còn có tác dụng hạn chế, đề phòng tổn thất


Trong quá trình giám định bồi thường, người bảo hiểm luôn thống kê, ghi chép lại những nguyên nhân, loại tổn thất và tìm ra các biện pháp phù hợp để phòng ngừa, hạn chế thiệt hại đối với từng loại hàng hoá. Do đó, công ty bảo hiểm có thể dự đoán và thông báo các rủi ro, thiên tai có thể gặp đối với một hành trình để các bên tham gia bảo hiểm biết và phòng tránh. Bên cạnh đó, người được bảo hiểm và người chuyên chở cũng phải nâng cao trách nhiệm của mình trong việc bảo quản, chăm sóc hàng hoá trong hành trình và khi xảy ra tổn thất để đảm bảo sẽ được công ty bảo hiểm bồi thường theo hợp đồng bảo hiểm.

Hai vai trò trên có thể nói là vai trò lớn nhất và quan trọng nhất của hoạt động bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường biển. Bên cạnh đó dịch vụ kinh doanh bảo hiểm còn có một số vai trò khác như:

Bảo hiểm có khả năng tập trung vốn và tiến hành đầu tư vào các lĩnh vực khác

Doanh thu của nhà bảo hiểm chủ yếu là từ các khoản phí bảo hiểm và chi phí là số tiền để thực hiện bồi thường cho các tổn thất được bảo hiểm. Do có độ chênh về thời điểm thu phí bảo hiểm và thực hiện thanh toán bồi thường nên số tiền mà công ty bảo hiểm thu được trở thành nguồn vốn nhàn rỗi trong thời gian


đó và không phải tất cả các trường hợp mua bảo hiểm đều phải bồi thường nên nguồn vốn này được đem đầu tư vào các lĩnh vực khác.

Góp phần tăng thu ngân sách nhà nước

Thông qua số thuế mà công ty nộp vào Ngân sách Nhà nước dựa trên lợi nhuận hàng năm của công ty, bảo hiểm trong nước còn góp phần tăng thu, giảm chi ngoại tệ - hạn chế thâm hụt cán cân thanh toán quốc gia.‌


II. GIÁM ĐỊNH TỔN THẤT HÀNG HOÁ XUẤT NHẬP KHẨU CHUYÊN CHỞ BẰNG ĐƯỜNG BIỂN

Trong bảo hiểm hàng hoá, sản phẩm của bảo hiểm hàng hoá là vô hình, mang tính trừu tượng, thể hiện là giấy chứng nhận bảo hiểm trong đó có ghi nhận sự cam kết bồi thường của nhà bảo hiểm khi có tổn thất phát sinh. Khi tổn thất xảy ra thì trách nhiệm của nhà bảo hiểm hay chính là “sản phẩm” của bảo hiểm mới thể hiện rõ thông qua nghiệp vụ giám định và bồi thường tổn thất hàng hoá. Đây là nghiệp vụ cơ bản và quan trọng nhất, thể hiện chất lượng “sản phẩm” của dịch vụ bảo hiểm của công ty bảo hiểm, khi đó người tham gia bảo hiểm mới cảm nhận rõ ràng được sản phẩm mà mình đã mua của công ty bảo hiểm.

Công tác giám định giúp nhà bảo hiểm và các bên liên quan xác định rõ được mức độ, nguyên nhân tổn thất, đồng thời góp phần làm hạn chế tổn thất phát sinh.

2.1 Khái niệm và mục đích

2.1.1 Khái niệm

Giám định tổn thất hàng hoá là công việc quan trọng trong bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển.


Giám định tổn thất hàng hoá là nghiệp vụ do chuyên viên giám định, người bảo hiểm hoặc công ty giám định do người bảo hiểm uỷ quyền nhằm đánh giá, phân tích, xác định nguyên nhân và mức độ tổn thất, giảm giá trị thương mại của hàng hoá, lấy đó làm cơ sở cho việc tính toán, chi trả tiền bồi thường tổn thất. [14]

Việc giám định được thực hiện khi hàng hoá bị hư hỏng, đổ vỡ, mất mát, giảm phẩm chất… khi đến cảng đến hoặc ở cảng dọc đường và do người được bảo hiểm yêu cầu. Còn đối với các tổn thất do đắm tàu, mất tích thì không cần và cũng không thể tiến hành giám định.

Những người thực hiện giám định hàng hoá tổn thất trong vận chuyển bằng đường biển được gọi là các giám định viên hàng hải. Công việc của giám định viên hàng hải là ghi nhận một cách trung thực tình trạng của hàng hoá, đánh giá mức độ tổn thất, thiệt hại và tìm ra nguyên nhân chính xác gây ra tổn thất đó. Bên cạnh đó, giám định viên phải đề xuất các biện pháp thích hợp để bảo vệ đối tượng bảo hiểm, hạn chế tổn thất gia tăng và thông báo kịp thời tình hình cho người bảo hiểm và lập Biên bản giám định. Giám định viên cũng có vai trò hướng dẫn khách hàng làm các thủ tục để thực hiện việc khiếu nại đòi bồi thường.

Kết quả của công tác giám định ảnh hưởng rất lớn đến quyền lợi của các bên liên quan trong việc thực hiện bồi thường, do đó việc giám định đòi hỏi phải được thực hiện một cách khách quan, nghiêm túc, nhanh chóng. Để làm được điều đó, đội ngũ cán bộ giám định viên hàng hải phải có năng lực chuyên môn cũng như kinh nghiệm thực tiễn, phải trung thực, công minh, làm việc có trách nhiệm, và phải có sự hợp tác tích cực giữa các bên có liên quan.

2.1.2 Mục đích của công tác giám định


Công tác giám định được thực hiện khi hàng hoá bị tổn thất nhằm các mục đích sau:

Giám định tổn thất hàng hoá nhằm xác định và chứng nhận loại tổn thất, mức độ tổn thất, nguyên nhân và thời gian tổn thất xảy ra đồng thời hỗ trợ cho khiếu nại bảo hiểm. Ví dụ khi hàng đến cảng đến và phát hiện ra hàng bị ẩm, vón cục khi đó giám định viên cần tìm xem hàng bị ẩm là do nước biển tràn vào hay do hệ thống thông hơi trên tàu kém, xác định xem có bao nhiêu bao kiện bị ẩm, vón cục và giá trị thương mại của hàng bị tổn thất đó bị giảm bao nhiêu…

Trong quá trình thực hiện giám định, giám định viên đề xuất các biện pháp nhằm hạn chế tổn thất gia tăng, tiến hành sửa chữa hàng hư hỏng và góp ý về thị trường mà hàng bị tổn thất loại đó có thể tiêu thụ vì họ là những người có nhiều kinh nghiệm trong việc này.

Đánh giá xem các chi phí sửa chữa, khắc phục tổn thất có đúng mức và hợp lý không nhằm ngăn chặn trường hợp trục lợi bảo hiểm như: khai tăng giá trị tổn thất, hợp lý hoá ngày sự kiện bảo hiểm xảy ra để được bồi thường…

Với những mục đích và vai trò trên có thể khẳng định một lần nữa là công tác giám định rất quan trọng trong hoạt động bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường biển khi có tổn thất xảy ra.

2.2 Quy trình thực hiện giám định tổn thất hàng hoá

Khi tổn thất xảy ra tại cảng đến hoặc bất kỳ cảng dọc đường nào thì người được bảo hiểm phải nhanh chóng gửi thông báo tình hình tổn thất tới công ty hoặc đại lý giải quyết khiếu nại của công ty bảo hiểm tại cảng đó. Đồng thời chuẩn bị mọi giấy tờ, chứng từ cần thiết, bản yêu cầu giám định gửi tới đại lý giám định của cơ quan bảo hiểm ở đó để được giám định và đánh giá tổn thất đối


với hàng hoá. Khi nhận được yêu cầu giám định của người được bảo hiểm, công việc của đại lý giám định tiến hành theo trình tự sau:

2.2.1 Chấp nhận yêu cầu giám định

Sau khi nhận được yêu cầu giám định của người được bảo hiểm, cơ quan giám định phải tiến hành kiểm tra xem có chấp nhận yêu cầu giám định không căn cứ vào các yếu tố:

- Thời gian hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm.

- Hàng bị tổn thất có thuộc phạm vi của đối tượng bảo hiểm hay không.

- Tổn thất là do rủi ro đã được bảo hiểm gây ra hay là rủi ro loại trừ.

Nếu kiểm tra thấy không phù hợp phải thông báo ngay cho người được bảo hiểm để họ có biện pháp xử lý khác. Nếu đã phù hợp thì cần kiểm tra có đủ các giấy tờ, chứng từ theo quy định chưa, thông báo cho bên yêu cầu giám định bổ sung hồ sơ cho đầy đủ và thông báo là chấp nhận giám định, gửi giám định viên đến để giám định.

2.2.2 Tiến hành giám định


Phương pháp giám định

Căn cứ vào yêu cầu giám định, loại hàng hoá bị tổn thất, loại tổn thất… người bảo hiểm sẽ lựa chọn phương pháp nào phù hợp nhất. Trong thực tế thường có 3 phương pháp giám định sau:

- Phương pháp giám định cảm quan: sử dụng các giác quan của con người để kiểm đếm, ngửi mùi vị, nhìn tình trạng hàng hoá bị hoen gỉ, lây bẩn, ngấm nước, mối mọt để đánh giá mức độ giảm giá trị sử dụng hoặc giá trị thương mại của hàng hoá. Yêu cầu giám định viên phải có kinh nghiệm lành nghề.


- Phương pháp giám định điều tra chọn mẫu: áp dụng toán xác suất thống kê bằng cách lấy một số ít hàng hoá có tính chất điển hình để xác định mức độ tổn thất và kết luận chung cho cả lô hàng. Thường sử dụng cho lô hàng có tổn thất đồng đều, khối lượng lớn và phải có sự thoả thuận nhất trí với người được bảo hiểm.

- Phương pháp giám định đo lường tính toán: dùng máy móc, thiết bị đo lường để kiểm tra khối lượng và chất lượng của hàng hoá. Phương pháp này tốn kém và mất thời gian nhưng kết quả chính xác hơn.

Tuỳ từng tổn thất mà áp dụng một hay kết hợp cả 3 phương pháp trên để có kết quả chính xác và nhanh chóng nhất.

Chuẩn bị giám định

Cơ quan giám định xác định thời gian, địa điểm và phương pháp giám định sao cho phù hợp nhất. Sau đó tiến hành cử giám định viên hàng hải, có thể mời thêm các chuyên gia, cơ quan giám định khác và các bên liên quan (chủ hàng, chủ tàu, hải quan…) tham gia giám định trên nguyên tắc giám định đối tịch.

Trình tự thực hiện giám định

Khi đến hiện trường nơi có hàng hoá bị tổn thất, giám định viên tiến hành như sau:

- Giám định hiện trường nơi xảy ra tổn thất: xem hiện trường có giữ nguyên hay không, kiểm tra phương tiện vận chuyển, điều kiện hầm hàng, cách sắp xếp hàng hoá, trực tiếp tìm hiểu những người liên quan (chủ phương tiện, người áp tải, chủ hàng…). Hướng dẫn chủ hàng tiến hành các biện pháp để hạn chế tổn thất và làm dự kháng khiếu nại với bên thứ 3 có trách nhiệm.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/06/2023