Tình Hình Kinh Doanh Dịch Vụ Bảo Hiểm Hàng Hoá Xuất Nhập Khẩu Chuyên Chở Bằng Đường Biển Giai Đoạn 2006 – 2008


1.2 Tình hình kinh doanh dịch vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường biển giai đoạn 2006 – 2008

Toàn bộ hệ thống PJICO trong cả nước đều áp dụng Bộ Quy tắc chung về bảo hiểm hàng hoá chuyên chở bằng đường biển do Công ty soạn thảo dựa trên Quy tắc chung về bảo hiểm hàng hoá của ICC 1982 (điều kiện bảo hiểm A, B, C). Đây là một chuẩn mực chung của Công ty, vừa thống nhất với các điều kiện bảo hiểm quốc tế vừa phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội – chính trị tại Việt Nam.

Các loại hàng hoá thường mua bảo hiểm tại PJICO bao gồm: xăng dầu, hoá chất, gas, nhựa đường, phân bón, thức ăn gia súc, sắt thép, máy móc thiết bị, hàng may mặc, các loại hàng xá… Đáng chú ý là bảo hiểm hàng xá mới được triển khai áp dụng lại sau một thời gian Công ty không tiến hành bảo hiểm cho loại hàng này. Nguyên nhân là do năm 2006 tình hình bảo hiểm cho loại hàng xá luôn bị lỗ nên PJICO quyết định không bán bảo hiểm cho mặt hàng này. Tuy nhiên, đây lại là mặt hàng trọng điểm có doanh thu cao, nên quý III năm 2007 Công ty đã quay lại khai thác mặt hàng này nhờ công tác kiểm soát, quản lý rủi ro chung đối với hàng xá của toàn thị trường được cải thiện đáng kể. Nhìn chung các mặt hàng mua bảo hiểm tại Công ty có giá trị không cao, và chủ yếu là các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam (như hàng nông sản, hàng hoá mới qua sơ chế, mặt hàng may mặc, thủ công mỹ nghệ, nguyên vật liệu…) nên giá trị bảo hiểm của một hợp đồng thường không cao. Theo báo cáo của Công ty, giá trị bảo hiểm của các lô hàng mua bảo hiểm tại Công ty cũng rất đa dạng, giá trị nhỏ nhất của một đơn bảo hiểm là 30.000 USD, nhưng cũng có bảo hiểm cho một lô hàng lớn có giá trị lên tới khoảng 110 triệu USD. Các hợp đồng bảo hiểm cho hàng nhập khẩu tại PJICO còn hạn chế là do thói quen bán hàng của Việt Nam là mua CIF


(nhà xuất khẩu nước ngoài giành được quyền mua bảo hiểm cho hợp đồng ngoại thương), bán FOB (nhà xuất khẩu Việt Nam không có nghĩa vụ mua bảo hiểm cho hàng hoá theo hợp đồng), điều đó làm giảm một lượng lớn doanh thu từ hoạt động bảo hiểm khi mà Việt Nam luôn nhập siêu và giá trị hàng nhập lớn.

Các khách hàng chính của Công ty bao gồm Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam (Cổ đông lớn nhất của Công ty), Công ty Cổ phần Hoá dầu Petrolimex, Tổng công ty thép Việt Nam, Tổng công ty Chăn nuôi Việt Nam, Công ty Liên doanh Thép Vina Kyoei, Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoà Phát, Công ty Cổ phần Tập đoàn Phú Thái… trong đó có một số là Cổ đông của PJICO. Chính vì vậy mà mảng sắt thép, xăng dầu được coi là thế mạnh của nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá tại PJICO nhờ tận dụng được lợi thế của các cổ đông lớn. Và thị trường chính của Công ty trong công tác khai thác bảo hiểm hàng hoá XNK chuyên chở bằng đường biển có Hà Nội, Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương – những đầu mối giao thương lớn và quan trọng tại Việt Nam.

Bảng số liệu sau đây thể hiện hoạt động bảo hiểm hàng hoá XNK chuyên chở bằng đường biển tại PJICO trong giai đoạn 2006 – 2008:

Bảng 2: Tình hình kinh doanh bảo hiểm hàng hoá XNK tại PJICO giai đoạn 2006 – 2008

STT

Chỉ tiêu

Đơn vị

2006

2007

2008

1.

Doanh thu

Tỷ đồng

78,34

82,50

130,35

2.

Số tiền bồi thường

Tỷ đồng

17,04

8,02

14,12

3.

Lợi nhuận trước thuế

Tỷ đồng

10,38

17,01

24,9

4.

Số lượng đơn BH đã cấp

Đơn

2.425

2.752

3.351

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.

Đánh giá công tác bồi thường bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường biển tại văn phòng công ty Pjico Hà Nội giai đoạn 2006-2008 và định hướng giai đoạn mới - 7

Nguồn: Phòng Bảo hiểm hàng hoá PJICO Hà Nội


Nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá XNK chuyên chở bằng đường biển chiếm tỷ trọng rất lớn trong nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá nói chung tại PJICO (thường chiếm tới hơn 90% doanh thu của cả nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá). Qua bảng số liệu có thể thấy số lượng đơn bảo hiểm của PJICO tăng dần qua các năm, đặc biệt là năm 2008 tăng lên 21,76% so với năm 2007 tương đương với 599 hợp đồng bảo hiểm. Do đó doanh thu từ hoạt động bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu cũng tăng lên tương ứng: năm 2008 tăng 58% so với năm 2007, trong khi đó năm 2007 chỉ tăng 5,3% so với 2006. Có sự gia tăng mạnh như vậy là do hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam tăng mạnh và một phần cũng là do trong năm 2008 giá cả các mặt hàng nguyên liệu (xăng, dầu…) và các mặt hàng thiết yếu khác tăng đột biến so với mức giá cả trung bình trong năm 2006, 2007 nên phí bảo hiểm cũng trên đà tăng theo.

Tỷ lệ bồi thường của Công ty trong nghiệp vụ này là khá thấp so với các nghiệp vụ khác trong Công ty, thường dao động ở mức 10% trong năm 2007 và 2008, riêng năm 2006 tỷ lệ này là khá cao (lên tới 21,75%) do số lượng đơn bảo hiểm là không nhiều trong khi số vụ bồi thường lại cao hơn hai năm còn lại. Trong năm 2008, số vụ bồi thường chênh lệch với năm 2007 chỉ là 01 vụ nhưng số tiền bồi thường lại chênh lệch lên tới 6,1 tỷ đồng, điều này chứng tỏ giá trị bảo hiểm của các lô hàng theo đơn bảo hiểm đã tăng lên và cũng thể hiện rằng hậu quả của rủi ro, thiệt hại là tăng lên đáng kể.

Lợi nhuận trước thuế của nghiệp vụ này tăng đều qua các năm, năm 2008 đạt 24,9 tỷ đồng, tăng 46,38% so với năm 2007 và năm 2007 tăng 63,87% so với 2006.

Tỷ trọng của nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu của Công ty thường xếp thứ hai trong tổng doanh thu các nghiệp vụ bảo hiểm: năm 2006 tỷ trọng này là 11,43%, năm 2007 chiếm 9,32% và năm 2008 tỷ lệ này là 12,27%. Năm 2007, tỷ lệ giảm là do doanh thu các nghiệp vụ bảo hiểm khác tăng đáng kể


trong khi tốc độ tăng trưởng doanh thu của nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá chậm hơn. PJICO luôn là một trong 4 doanh nghiệp hàng đầu thị trường bảo hiểm Việt Nam về bảo hiểm hàng hoá XNK chuyên chở bằng đường biển, như năm 2007 PJICO đạt doanh thu đứng thứ 3 trên toàn thị trường, trong đó dẫn đầu là Bảo Việt với doanh thu đạt được là 194,26 tỷ đồng, tiếp theo là Bảo Minh đạt 130,7 tỷ đồng và tiếp đến là PJICO có doanh thu là 83,7 tỷ đồng.‌

Trong những năm qua, doanh thu nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá XNK tại PJICO tăng mạnh theo xu thế của thị trường (năm 2008 doanh thu bảo hiểm này của toàn thị trường tăng 38% so với năm 2007). Nhìn chung, nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá XNK của Công ty đang có những bước tiến lớn vững chắc qua từng năm, đóng góp vào mục tiêu phát triển của Công ty trong tương lai.

II. CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG BẢO HIỂM HÀNG HOÁ XNK CHUYÊN CHỞ BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI VĂN PHÒNG CÔNG TY PJICO HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2006 – 2008

2.1 Hoạt động bồi thường bảo hiểm hàng hoá XNK chuyên chở bằng đường biển giai đoạn 2006 – 2008

Mạng lưới chi nhánh của PJICO bao phủ trên toàn quốc nên việc giải quyết khiếu nại bồi thường được thực hiện một cách nhanh chóng và kịp thời. Đồng thời công tác bồi thường của Công ty được thực hiện thống nhất theo Quy trình chung về Giám định và Bồi thường do Công ty soạn thảo. Riêng với công tác giám định tổn thất hàng hoá, trong trường hợp người được bảo hiểm có yêu cầu thuê giám định ngoài thì Công ty sẽ hợp tác với các công ty giám định đã được phê duyệt (Công ty Cổ phần Giám định Đại Minh Việt, Công ty Cổ phần Giám định FCC…), PJICO cũng luôn theo dõi sát sao quá trình giám định này để kịp thời xử lý khiếu nại bồi thường. Mức phí giám định giữa PJICO và các công


ty giám định này tuỳ theo biểu phí giám định thoả thuận giữa các bên, thường vào khoảng 10-20% phí bảo hiểm.

Trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm hàng hoá XNK, doanh thu của công ty bảo hiểm đến từ các nguồn như là phí bảo hiểm gốc, phí nhận tái bảo hiểm còn chi phí mà công ty phải bỏ ra bao gồm số tiền bồi thường, phí nhượng tái bảo hiểm và các chi phí khác. Thông thường tỷ lệ bồi thường sẽ quyết định phần lớn tới lợi nhuận của nghiệp vụ bảo hiểm này của Công ty. Doanh thu và lợi nhuận của nghiệp vụ bảo hiểm này của Công ty thể hiện qua bảng sau:


Bảng 3: Tình hình bồi thường bảo hiểm hàng hoá XNK tại PJICO giai đoạn 2006 – 2008

STT

Chỉ tiêu

Đơn vị

2006

2007

2008

1.

Số lượng đơn BH đã cấp

Đơn

2.425

2.752

3.351

2.

Doanh thu

Tỷ đồng

78,34

82,50

130,35

3.

Số vụ bồi thường

Vụ

116

101

102

4.

Số tiền bồi thường

Tỷ đồng

17,04

8,02

14,12

5.

Tỷ lệ bồi thường

%

21,75

9,72

10,83

6.

Các chi phí khác

Tỷ đồng

50,09

57,47

91,33

7.

Lợi nhuận trước thuế

Tỷ đồng

10,38

17,01

24,9

Nguồn: Phòng bảo hiểm Hàng hoá tại Văn phòng PJICO Hà Nội

Hoạt động bồi thường của PJICO thực hiện khá tốt trong thời gian qua. Số tiền bồi thường (STBT) của Công ty nhỏ nhất đã từng trả cho khách hàng là


150.000 đồng, và STBT tổn thất lớn nhất mà PJICO đã trả là 34 tỷ do tàu chở

5.000 MT phôi thép bị tổn thất toàn bộ, còn mức bồi thường trung bình tại Công ty đã giảm dần qua các năm. Năm 2006, STBT trung bình là 146,89 triệu đồng, năm 2007 con số này giảm xuống còn 79,4 triệu đồng, giảm gần một nửa so với năm 2006; tuy nhiên năm 2008 STBT trung bình lại tăng lên 138,43 triệu đồng. Sự tăng giảm đó thể hiện phần nào công tác phòng ngừa, hạn chế tổn thất của Công ty đã hoạt động hiệu quả, đồng thời phản ánh tình mức độ rủi ro, tổn thất trong năm 2008 là tăng lên đáng kể.

Theo Bảng 3, số vụ bồi thường chiếm tỷ lệ khá thấp trong tổng số đơn bảo hiểm được ký kết với Công ty: năm 2006 số vụ bồi thường là 116/2.425 đơn bảo hiểm (4,78%), năm 2007 tỷ lệ này giảm xuống còn 101/2.752 đơn bảo hiểm (3,67%), và năm 2008 là 102/3.351 đơn bảo hiểm (3,04%). Vậy tỷ lệ vụ việc bồi thường đã giảm qua các năm. Xét về mặt giá trị, số tiền bồi thường của Công ty trong năm 2006 cao nhất (17,04 tỷ đồng) là do số vụ bồi thường cũng cao nhất, năm 2007 số tiền mà Công ty phải bồi thường đã giảm xuống còn 8,02 tỷ đồng, năm 2008 lại tăng lên là 14,12 tỷ đồng do giá trị của đơn bảo hiểm đã tăng mức độ thiệt hại đối với một chuyến hàng là rất lớn. Tuy nhiên, nhìn chung tỷ lệ bồi thường của PJICO trong thời gian qua là khá thấp so với toàn thị trường và so với cả các nghiệp vụ bảo hiểm khác, thường chỉ khoảng 10% tổng doanh thu trong khi tỷ lệ của các nghiệp vụ khác có thể lên tới trên 50%, hoặc trung bình ở mức là 30% và tỷ lệ bồi thường chung của toàn thị trường dao động quanh mức 20%. Hoạt động bảo hiểm hàng hoá XNK chuyên chở bằng đường biển tại PJICO được đánh giá là có hiệu quả nhất vì tỷ lệ bồi thường thấp, năm 2007 là 9,72% trong khi tỷ lệ đó tại Bảo Minh lên tới 45,4%, tại PVI là 33,83%.

Các mặt hàng thường gặp tổn thất, thiệt hại mà Công ty phải thực hiện bồi thường như các mặt hàng xá (khô đậu tương), sắt thép, thức ăn cho gia súc…


Năm 2008 Công ty đã tiến hành bồi thường một số mặt hàng như trường hợp bồi thường cho Công ty thép Vinakyoei chuyến hàng chở phôi thép (30/03/2008) có giá trị bảo hiểm là 7.868.677,88 USD với số tiền bồi thường là 316.041.037 VNĐ (tương đương gần 19.154 USD) do nguyên nhân là tàu giao hàng thiếu; Công ty cũng đã bồi thường cho Công ty Cổ phần hoá dầu Petrolimex số tiền là 175.956.521 VNĐ (khoảng 9.117 USD) trên giá trị bảo hiểm là 2.743.063,76 USD (11/06/2008), hay như vụ bồi thường cho Tổng công ty Chăn nuôi Việt Nam (hàng khô dầu đậu nành) 99.453.672 VNĐ… Các con số này thể hiện mặt hàng sắt thép, xăng dầu vẫn chiếm tỷ lệ lớn trong doanh thu cũng như bồi thường của Công ty.

Nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá XNK tại PJICO đã được triển khai rất tốt trong thời gian qua, luôn đảm bảo được tỷ lệ bồi thường tổn thất ở mức thấp một phần là nhờ vào công tác giám định và bồi thường tại PJICO.

2.2 Quy trình giám định tổn thất của Văn phòng Công ty PJICO Hà Nội

Nhằm thực hiện tốt và theo một quy trình chuẩn trong toàn bộ Công ty, PJICO đã thống nhất soạn thảo “Quy trình giám định bảo hiểm hàng hoá QT.26.2” được áp dụng chung trong toàn bộ hệ thống từ 06/2007. Quy trình này áp dụng cho cả hàng vận chuyển nội địa và hàng hoá xuất nhập khẩu. Nội dung thực hiện quy trình giám định tại PJICO như sau:


Sơ đồ 2: Quy trình Giám định tổn thất hàng hoá tại PJICO


Trách nhiệm

Tiến trình


ĐVKT, ĐVGĐ

Nhận yêu cầu giám định



Báo cáo lãnh đạo nếu có tổn thất lớn, báo TBH



ĐVKT, GĐV

Xử lý thông tin ban đầu



ĐVKT/TGĐ/ NĐUQ, GĐV



Tiến hành giám định Lập biên bản giám định

Thoả thuận & theo dõi khắc phục hậu quả


Cấp Báo cáo giám định, thu phí giám định


Lưu trữ hồ sơ


Thuê giám định ngoài

GĐV



GĐV, NYC,


ĐVKT


ĐVGĐ, ĐVKT/


NĐUQ/TGĐ



ĐVGĐ, ĐVKT



Nguồn: Quy trình Giám định tổn thất hàng hoá QT.26.2 của PJICO


Bước1: Nhận yêu cầu giám định/thông tin tổn thất từ người được bảo hiểm (NĐBH)/khách hàng

- Khi nhận được thông tin tổn thất từ NĐBH/khách hàng, ĐVKT cần gửi ngay cho ĐVGĐ Giấy đề nghị thu xếp giám định hàng hoá, báo ngay cho cấp trên nếu tổn thất lớn và phức tạp và vào Sổ thống kê giám định tổn thất hàng hoá.

Xem tất cả 116 trang.

Ngày đăng: 29/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí