Nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá XNK vận chuyển bằng đường biển - 7

+Hàng bị hư hỏng,mất mát cần được giám định ngay mà không phụ thuộc vào thời hạn bảo hiểm để chậm trễ yêu cầu giám định.

+Hàng có tổn thất xảy ra sau khi rời khỏi tàu phải được giám định ngay tại cảng dỡ hàng, hoặc tại kho cuối cùng trước khi di chuyển. Từ tàu trở về kho cuối cùng đã có biên bản ký kết với tàu, với cảng, ghi rõ số lượng và trạng thái hàng hoá bị tổn thất.

+ Đối tượng giám định là hàng hoá được bảo hiểm có tổn thất rõ rệt hoặc có hiện tượng nghi vấn tổn thất nguyên dai nguyên hiện hiện, có nghi vấn về số lượng hoặc phẩm chất không do ảnh hưởng của những rủi ro bên ngoài tác động vào.

+ Giám định bảo hiểm là giám định đối định giữa người bảo hiểm và người được bảo hiểm hoặc tuỳ trường hợp có thể có mặt của người thứ ba có trách nhiệm đối với tổn thất (đại diện cho người chuyên chở) Người mua hàng của ngoại thương không có quyền cản trở hoặc tranh chấp những vấn đề có liên quan tới công việc giám định bảo hiểm.

2.2.2. Giải quyết bồi thường ở PJICO

Công tác bồi thường tổn thất về bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển ở PJICO trong những năm gần đây đã có sự chuyển biến tích cực, đảm bảo giải quyết kịp thời, ổn định kinh doanh cho khách hàng gặp rủi ro.

Trong thời gian gần đây liên tiếp xảy ra các vụ tổn thất thuộc trách nhiệm bảo hiểm của công ty như vụ đăm tàu chở hàng VOSCO, vụ cháy xăng dầu…

Biểu 6: Tình hình bồi thường ở PJICO


Chỉ tiêu

Năm

Doanh thu phí BH

(1000 VNĐ)

Số tiền bồi thường

(1000 VNĐ)

Tỷlệ (BT/DT)

(%)

2000

21.193.548

10.899.842

51,43

2001

26.851.362

7.217.296

26,9

2002

30.478.533

12.500.000

41

2003

34.246.540

22.450.055

65,6

2004

44.000.000

17.546.320

39,88

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 73 trang tài liệu này.

Nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá XNK vận chuyển bằng đường biển - 7

Nguồn: Phòng hàng hải PJICO

Nhìn vào bảng ta thấy, tỷ lệ bồi thường liên tục tăng trong các năm từ 2001- 2003, điều này thể hiện số kim ngạch xuất nhập khẩu tham gia bảo hiểm ở công ty liên tục tăng. Tỷ lệ bồi thường ở năm 2003 cao la do trong năm đã xảy ra những vụ tổn thất lớn thuộc trách nhiệm của Công ty như vụ đăm tàu hàng VOSCO, Vụ nổ kho xăng dầu, vụ bị ẩm ướt làm hỏng hàng tấn cà phê … giá trị bồi thường lên tới hàng tỷ đồng.

Riêng trong năm 2004 tỷ lệ bồi thường của PJICO là 39,88% với việc thực hiện tốt công tác đề phòng hạn chế tổn thất thì tỷ lệ bồi thường đã thấp hơn rất nhiều so với tỷ lệ bồi thường chung của toàn thị trường bảo hiểm hàng hoá là 60%.

Đạt được kết quả này là do sự hỗ trợ của công tác đánh giá và quản lý rủi ro, công tác giám định trong việc ngăn ngừa và hạn chế tổn thất nên đã giảm số tiền bồi thường cho mỗi vụ. Đồng thời việc xác định đúng nguyên nhân gây ra tổn thất, đánh giá chính xác mức độ tổn thất đã hạn chế được sư gian lận, trục lợi bảo hiểm do vậy cũng làm giảm số tiền bồi thường. Tuy nhiên rủi ro gây ra tổn thất xảy ra là khách quan và tổn thất có thể nhiều hay ít tuỳ thuộc vào hàng hoá xuất khẩu và nhập khẩu. Ta có thể thấy rõ điều này thông qua việc tách riêng bảo hiểm hàng hoá nhập khẩu và bảo hiểm hàng hoá xuất khẩu.

Ta có tình hình bồi thường hàng hoá xuất nhập khẩu ở PJICO

Biểu 7: Tình hình bồi thường hàng hoá xuât nhập khẩu



Chỉ tiêu Năm


Doanh thu phí bảo hiểm

Số tiền bồi thờng (1000 VNĐ)

Tỷ lệ bồi thờng (%)


Hàng NK


Hàng XK


Hàng NK


Hàng NK


Hàng NK


Hàng XK

2000

19266890

1926658

9259998,00

1639779

48,06

85,11

2001

24481572

2396790

5416957,00

1800339

22,13

75,11

2002

27759162

2719371

4417294,00

1302744

15,91

47,91

2003

35000000

3246540

8971815,00

1440756

25,63

44,38

2004

40000000

3246540

15043067,00

1406988

37,61

43,34

Cộng

146507624

13535899

43109131,00

7590606

29,42

56,08


Nguồn: Phòng hàng hải


Từ số liệu của bảng trên ta có thể thấy rằng tỷ lệ bồi thường của của hàng xuất và hàng nhập có khác nhau, trong đó tỷ lệ bồi thường của hàng hoá nhập khẩu cao hơn và thường xuyên thay đổi qua các năm.

2.2.3. Khiếu nại đòi bồi thường

Hồ sơ chứng từ khiếu nại đòi bồi thường bao gồm:

- Hợp đồng bảo hiểm và giấy điều khoản bổ sung (Bản gốc)

- Kháng nghị hàng hải có xác nhận của chính quyền địa phương nơi xảy ra tổn thất hoặc nơi cảng đến đầu tiên nếu có sự cố xảy ra trên đường hành trình.

- Vận đơn (bản gốc)

- Hoá đơn mua hàng (bản gốc)

- Biên bản giám định (bản gốc)

- Phiếu đóng gói hàng hoá (bản gốc)

- Chứng từ giao nhận hàng của cảng

- Giấy thông báo tổn thất.

- Công văn khiếu nại của chủ hàng

- Những tài liệu liên quan đến người thứ 3

- Hoá đơn,biên lai các chi phí khác.


Sau khi nhận được đầy đủ hồ sơ, công ty phải tiến hành kiểm tra xem hồ sơ có hợp lý và hợp pháp không, đảm bảo đúng thời hạn khiếu nại theo quy định của hợp đồng. Nếu hồ sơ khiếu nại hợp lệ thì bắt đầu xét giải quyết bồi thường. Quá trình này gồm ba bước:

Bước 1: Xác định trách nhiệm bồi thường của bảo hiểm, cần xem xét tổn thất có thuộc phạm vi trách nhiệm của hợp đồng không.

- Người khiếu nại có quyền lợi bảo hiểm hay không

- Tổn thất xảy ra có trong thời hạn hiệu lực của hợp đồng không.

-Tổn thất có vi phạm các điều khoản riêng không

-Tổn thất có thuộc phạm vi các điều khoản bảo hiểm thoả thuận không

Bước 2:Tính toán số tiền bồi thường: Nếu tổn thất thuộc trách nhiệm của bảo hiểm thì cần xem xét tính toán mức độ bồi thường, làm tơ trình lãnh đạo theo phân cấp bồi thường xem xét.

Bước 3: Xem xét các chi phí khác thuộc trách nhiệm của bảo hiểm như chi phí đề phòng và hạn chế tổn thất, chi phí giám định.

- Làm tờ trình phân tích rõ nguyên nhân tổn thất, chi phí giám định.. ..

- Làm tờ trình phân tích rõ nguyên nhân tổn thất, phạm vi trách nhiệm của bảo hiểm và cách tính số tiền bồi thường, nêu rõ các lý do chấp nhận bồi thường hoặc từ chối bảo hiểm.

- Nghiên cứu lại ý kiến của lãnh đạo sau khi trình duyệt, có thể bổ sung ý kiến hoặc các chứng từ cần thiết nếu cần, soạn thảo công văn gửi người khiếu nại thông báo số tiền bồi thường hay từ chối bồi thường tất cả hồ sơ khiếu nại phải được xem xét, trình duyệt và bồi thường theo đúng thời gian qui định trong hợp đồng là 90 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.

2.3. Đề phòng hạn chế tổn thất

Đề phòng và hạn chế tổn thất rất quan trọng, trước hết là để giảm tổn thất đối với hàng hoá từ đó làm giảm trách nhiệm bồi thường của bảo hiểm, hơn nữa nó còn giúp cho công ty tăng được hiệu quả kinh doanh của mình. Công tác đề phòng hạn chế tổn thất không phải chỉ là công việc riêng của người bảo hiểm mà nó còn là trách nhiệm của các bên liên quan như người chuyên, chở người được bảo hiểm.

Nếu các bên có liên quan không có biện pháp đề phòng và hạn chế tổn thất thì có thể sẽ bị nhà bảo hiểm khước từ một phần hoặc toàn bộ tổn thất xảy ra.

ở PJICO công tác này được thực hiện khá tốt, ăn khớp và đạt hiệu quả tương đối cao trong thời gian qua. Ta có thể nhận thấy điều này qua bảng tổng hợp sau:

Bảng 8: Tình hình thực hiện đề phòng hạn chế tổn thất ở PJICO


Năm

Chỉ tiêu

2000

2001

2002

2003

2004

Số vụ tổn thất

161

182

218

173

161

Chi phí đề

phòng hạn chế tổn thất


173.245


255.410


342.715


364.972


392.720

Tỷ lệ tổn thất

0,244

0,297

0,382

0,164

0,152

Nguồn: Phòng hàng hải


Từ bảng số liệu trên ta có thể thấy tỷ lệ tổn thất đối với hàng hoá XNK tham gia bảo hiểm ở PJICO từ 2000-2004 có sự biến động khác nhau qua các năm, cao nhất là năm 2002 và giảm dần trong các năm 2003, 2004. Tỷ lệ tổn thất trung bình giai đoạn 2000- 2004 khoảng 0,25% nhỏ hơn rất nhiều so với tỷ lệ tổn thất bình quân toàn thị trường (0,35%). Mặc dù tình hình tổn thất hàng hoá trên thị trường vẫn đang có xu hướng gia tăng nhưng ở PJICO, hai năm gần đây tình hình tổn thất có xu hướng ổn định hơn. Điều đó chứng tỏ công tác đề phòng, hạn chế

tổn thất vẫn phát huy tác dụng và có hiệu quả. Ta có thể thấy chi phí đề phòng hạn chế tổn thất của công ty tăng dần qua các năm, ảnh hưởng đến doanh thu, nhưng điều này là không thể tránh khỏi khi PJICO đang có dự án hỗ trợ chi phí đề phòng hạn chế tổn thất cho khách hàng nhằm phối hợp hạn chế tối đa rủi ro xảy ra đối với hàng hoá được bảo hiểm.

2.4. Tình hình tái bảo hiểm


Do nghiệp vụ bao hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển cho lên để đảm bảo được khả năng thanh toán của mình công ty phai tìm cách phân tán rủi ro để giảm bớt gánh nặng khi có sự kiện bảo hiểm xảythuộc trách nhiệm bảo hiểm của công ty

Trong khi tiến hành kinh doanh các nghiệp vụ, công ty bảo hiểm phải xác định mức độ tổn thất rủi ro về mặt tài chính có thể đảm đương được trong mỗi sự cố hoặc tổn thất. Khi đạt tới giới hạn về khả năng tài chính, công ty sẽ phải thu xếp chuyển phần vượt quá đó cho các nhà nhận tái bảo hiểm. Nhờ vậy mà mỗi đơn vị rủi ro được phân tán cho nhiều công ty tái bảo hiểm khác nhau nhằm phát huy cao nhất quy luật số đông trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm.

Quy trình tái bảo hiểm ở PJICO được thiết lập và thực hiện một cách chặt chẽ, đạt hiệu quả ngày một cao. Trong đó nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá XNK vận chuyển bằng đường biển vốn là một nghiệp vụ truyền thống của công ty, có tỷ trọng doanh thu phí cao trong tổng doanh thu phí, hiệu quả của nghiệp vụ này ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh doanh của toàn công ty. Mặt khác, đối tượng bảo hiểm của nghiệp vụ này có giá trị rất cao, khả năng xảy ra tổn thất lớn, chính vì vậy hoạt động tái bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá XNK vận chuyển bằng đường biển là rất cần thiết và luôn được công ty quan tâm chú trọng. Đối với nghiệp vụ này, công ty có quy định mức giữ lại (giới hạn khả năng bồi thường) với số tiền bảo hiểm là 200.000 USD (hoặc tính ra VNĐ tương đương). Những lô hàng có giá trị trên 200.000 USD thì phần vượt mức giữ lại sẽ tái đi và theo quy

định công ty phải tái bảo hiểm bắt buộc 20% phần vượt mức cho công ty Tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam VINARE trước khi tái bảo hiểm ra nước ngoài

bảng 9: Tình hình thực hiện tái Bảo hiểm nghiệp vụ Bảo hiểm hàng hoá XNK vận chuyển bằng đường biển ở PJICO)


Chỉ tiêu

2000

2001

2002

2003

2004

Tổng phí bảo hiểm

21.193.438

26.851.362

30.478.533

38.246.540

44.000.000

Phí giữ lại

18.314.548

23.199.576

27.972.200

32.314.548

37.199.576

Tỷ lệ phí giữ lại

86,42

86,4

91,77

84,50

84,50

Phí nhượng tái bảo hiểm

2.879.342

2.789.800

2.506.333

5.931.992

6.800.424

Phí nhận tái bảo hiểm

560.080

542.740

550.480

650.320

595.400

Thu nhượng tái bảo hiểm

763.050

685.000

1.050.630

1.500.550

1.700.432

Chi bồi thường nhận tái bảo hiểm


245.810


238.810


320.200


450.240


290.300

Nhìn vào các số liệu của bảng trên ta thấy tỷ lệ phí giữ lại từ những hợp đồng bảo hiểm la rất cao, trong đó cao nhất là năm 2002 với tỷ lệ phí giữ lại chiếm 91,77% sau đó các năm tiếp theo thì co xu hướng giảm dần, nhưng nhìn chung tỷ lệ phí giữ lại bình quân vẫn cao chiếm 86,72% tổng phí giữ lại. Điều này là có thể giải thích là do có sự tăng lên trong doanh thu phí bảo hiểm gốc, mặt khác khẳng định tình hình tài chính vững mạnh của công ty đã có khả năng đảm trách một phần trách nhiệm lớn. Để đạt được kết quả trên PJICO đã không ngừng chú trọng nâng cao vai trò, chất lượng của hoạt động tái bảo hiểm.

Không chỉ có thế, ta có thể nhận thấy phí nhận tái bảo hiểm của PJICO cũng tương đối cao và khá ổn định. Có thể nhận thấy tỷ lệ giữa phí nhận tái bảo hiểm và phí nhượng tái bảo hiểm ngày càng tăng lên, nó cho thấy khả năng tự bảo hiểm của PJICO đã lớn mạnh rất nhiều có thể trở thành một nhà tái bảo hiểm tin cậy đối với nhiều công ty bảo hiểm khác.

Xem tất cả 73 trang.

Ngày đăng: 04/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí