Hiện Trạng Thực Thi Pháp Luật Về Bảo Hiểm Hàng Hóa Vận Chuyển Bằng Đường Biển Quốc Tế Ở Việt Nam Và Một Số Vấn Đề Pháp Lý Đặt Ra

Nguyên tắc giải quyết tranh chấp dựa vào thiện chí, trung thực của các bên liên quan và sự vụ phát sinh tranh chấp để giải quyết theo hướng có lợi cho cả hai bên và phù hợp với luật pháp quốc gia và quốc tế.

Trường hợp tranh chấp trong bảo hiểm hàng hóa không được giải quyết bằng thương lượng, Trọng tài hoặc Tòa án có thẩm quyền là nơi giải quyết các tranh chấp. Điều kiện để giải quyết trong trường hợp này là nguyên đơn phải gửi đơn khởi kiện tại Trọng tài hoặc Tòa án có thẩm quyền. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, Tòa dân sự hoặc Tòa kinh tế thuộc Tòa án nhân dân cấp Tỉnh, Thành phố có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp về hợp đồng bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển quốc tế. Trường hợp tranh chấp có ít nhất một bên là tổ chức, cá nhân nước ngoài thì các bên tham gia hợp đồng có thể thỏa thuận đưa tranh chấp ra giải quyết tại Tòa án nước ngoài.

Thời hiệu khởi kiện được quy định rõ trong quy tắc bảo hiểm hoặc được quy định trong luật pháp liên quan. Theo Điều 257 Bộ luật hàng hải Việt Nam thời hiệu khởi kiện liên quan đến hợp đồng bảo hiểm hàng hải nói chung bảo hiểm hàng hóa vận chuyển biển nói riêng là hai năm, kể từ ngày phát sinh tranh chấp.

So với hệ thống pháp luật quốc tế, quy định về thời hiệu khởi kiện trong Bộ luật hàng hải Việt Nam khác biệt với Quy tắc Hague 1924 và Quy tắc Hague Visby 1968 song lại tương đồng với Công ước Hamburg 1978. Quy tắc Hague 1924 và Quy tắc Hague Visby 1968 quy định thời hiệu khởi kiện là một năm kể từ ngày giao hàng hoặc đáng lẽ phải giao hàng.

Theo quy định Tại Việt Nam hiện nay, nếu có tranh chấp về bồi thường bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu thì luật áp dụng trước hết là Bộ luật hàng hải Việt Nam và luật kinh doanh bảo hiểm, ngoài ra còn phải áp dụng Luật ngoại thương và các pháp luật có liên quan khác.

Trường hợp việc giải quyết tranh chấp được tiến hành tại Tòa án nước ngoài thì áp dụng luật nơi thụ lý vụ án để giải quyết tranh chấp.

Tóm lại, chương 2 của luận văn đã đề cập một cách có hệ thống đến những vấn đề cơ bản nhất về hợp đồng bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển quốc tế từ những điểm khái quát đến đặc trưng, cơ sở pháp lý cũng như các nội dung chủ yếu của loại hợp

đồng này. Những vấn đề chủ yếu được đặt ra và giải quyết trong chương 2 của luận văn bao gồm:

- Trên cơ sở các khái niệm chung về hợp đồng bảo hiểm được đề cập trong Luật kinh doanh bảo hiểm 2000; Bộ luật dân sự 2005 và Bộ luật hàng hải Việt Nam 2005, luận văn đã làm rõ khái niệm về hợp đồng bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển quốc tế.

- Chỉ ra hai loại hợp đồng bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển quốc tế là hợp đồng bảo hiểm chuyến và hợp đồng bảo hiểm bao. Đây là hai dạng hợp đồng đặc thù chỉ có trong bảo hiểm hàng hóa vận chuyển.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.

- Xác định thời điểm hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển quốc tế với những nét khác biệt hoàn toàn so với các loại hợp đồng bảo hiểm khác.

- Làm rõ đặc trưng pháp lý của hợp đồng bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển quốc tế, trong đó hai đặc trưng nổi bật nhất tạo nên sự khác biệt cơ bản với các hợp đồng bảo hiểm khác là: hợp đồng bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển quốc tế có tính nước ngoài và chịu sự điều chỉnh của một hệ thống các quy định pháp lý phức tạp.

Hợp đồng bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển quốc tế - 9

- Nhấn mạnh những cơ sở pháp lý của hợp đồng bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển quốc tế mà bất kỳ người bảo hiểm nào kinh doanh trong lĩnh vực này phải nắm rõ để giao kết, thực hiện hợp đồng bảo hiểm và đòi người thứ ba.

- Nêu bật những nội dung cốt lõi của hợp đồng bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển quốc tế từ đối tượng bảo hiểm; phạm vi bảo hiểm và loại trừ bảo hiểm trong từng điều kiện bảo hiểm hiện đang áp dụng đến các điều khoản quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên khi giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm này.

- Luận văn cũng đề cập đến những nội dung liên quan đến vấn đề khiếu nại đòi bồi thường tổn thất trong bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển quốc tế bao gồm cả khiếu nại đòi bồi thường tổn thất của người được bảo hiểm và khiếu nại của người bảo hiểm đòi người vận chuyển đồng thời chỉ ra nguyên lý giải quyết tranh chấp.

Những vấn đề được đặt ra và giải quyết trong chương 2 dựa trên cơ sở bám sát với việc giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển quốc

tế trong thực tiễn kinh doanh. Chính vì vậy, kết quả nghiên cứu ở chương 2 không những có ý nghĩa đối với việc tìm kiếm các giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm hàng hải ở Việt Nam ở chương 3 mà còn có ý nghĩa đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm của các doanh nghiệp bảo hiểm trong thực tiễn.

Chương 3


Hiện trạng thực thi và một số giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển quốc tế


Trên nền tảng những nghiên cứu ở chương 1 và chương 2, mục tiêu của chương 3 của đề tài là tìm kiếm những giải pháp hoàn thiện hoàn thiện pháp luật Việt Nam về bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển quốc tế. Trước khi đi đến tiêu điểm đó, đề tài sẽ đề cập đến hiện trạng thực thi pháp luật về bảo hiểm hàng hóa ở Việt Nam. Phần nghiên cứu này tập trung chủ yếu vào những điểm tồn tại, vướng mắc trong quá trình thực hiện. Đây sẽ là căn cứ để tìm kiếm và xây dựng các giải pháp và kiến nghị phục vụ cho mục tiêu của đề tài.


3.1. Hiện trạng thực thi pháp luật về bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển quốc tế ở Việt Nam và một số vấn đề pháp lý đặt ra

3.1.1. Những kết quả đạt được


Đánh giá về hiện trạng thực thi pháp luật về bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển quốc tế ở Việt Nam không thể không nói đến những kết quả đạt được từ việc ban hành các quy phạm pháp luật và tác động của nó đến hoạt động kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm này ở nước ta.

Khởi xướng từ Đại hội Đảng VI, nền kinh tế Việt Nam bắt đầu chuyển sang cơ chế thị trường từ nửa cuối thập kỷ 80. Trước đòi hỏi của cơ chế thị trường trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, Nhà nước Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong việc cải thiện môi trường pháp lý cho hoạt động kinh doanh. Hệ thống các văn bản pháp luật trong mọi lĩnh vực đã được rà soát, sửa đổi và ban hành mới theo xu hướng công bằng và minh bạch hơn.

Trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, bước ngoặt lớn nhất trên khía cạnh pháp lý cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm là việc ban hành Luật kinh doanh bảo hiểm ngày 09/12/2000 và chính thức có hiệu lực từ 01/4/2001. Trước Luật kinh doanh bảo hiểm, Bộ luật Hàng hải Việt Nam cũng được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa VIII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 30/6/1990 và chính thức có hiệu lực từ 01/01/1991.

Sau 15 năm áp dụng, Bộ luật này đã bộc lộ nhiều điểm lỗi thời và khiếm khuyết, đây chính là lý do cho việc ra đời Bộ luật hàng hải Việt Nam mới. Kế thừa Bộ luật hàng hải Việt Nam 1990, Bộ luật hàng hải Việt Nam 2005 được Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14/6/2005 và có hiệu lực thi hành từ 01/01/2006.

So với Bộ luật hàng hải Việt Nam 1990, Bộ luật hàng hải Việt Nam 2005 có nhiều điểm mới, phù hợp hơn với hệ thống pháp luật hàng hải quốc tế, sát với đòi hỏi của thực tiễn hoạt động hàng hải và bảo hiểm hàng hải ở Việt Nam đồng thời khắc phục được nhiều khiếm khuyết trong Bộ luật hàng hải 1990. Ưu điểm lớn nhất liên quan đến hoạt động bảo hiểm hàng hải đạt được trong Bộ luật này là những những thay đổi trong quy định về nghĩa vụ và trách nhiệm của người vận chuyển (đã đề cập trong chương 2).

Trong bảo hiểm hàng hải, ngoài Bộ luật hàng hải Việt Nam, Bộ Tài chính còn ban hành quy tắc chung về bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển 1990 (QTC 1990). Quy tắc này được soạn thảo theo nội dung của bộ điều khoản bảo hiểm của Học hội bảo hiểm London ban hành năm 1982 (ICC 1982). Đây là cơ sở quan trọng để các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam vận dụng trong kinh doanh bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển.

Cùng với những văn bản pháp lý trên, hàng loạt văn bản dưới luật được ban hành để hướng dẫn thi hành Bộ luật hàng hải và Luật kinh doanh bảo hiểm Việt Nam.

Những kết quả đạt được từ việc soạn thảo, ban hành và sửa đổi các văn bản pháp luật đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm nói chung và bảo hiểm hàng hải nói riêng đã góp phần quan trọng cho mục tiêu phát triển một thị trường bảo hiểm hiện đại và chuyên nghiệp ở Việt Nam. Nó tạo nên một môi trường pháp lý hết sức cần thiết cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm, tạo nên sự minh bạch, rõ ràng trong quan hệ giữa doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm trong quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm. Chính môi trường pháp lý thuận lợi này là nhân tố quan trọng góp phần tạo nên những thành tựu lớn về tăng trưởng doanh thu và phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam trong những năm gần đây. Trong nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá vận chuyển bằng đường biển quốc tế, sự tăng trưởng doanh thu cũng như tỷ trọng kim ngạch hàng hóa xuất nhập khẩu tham gia bảo hiểm tại Việt Nam được thể hiện trong các bảng 2.1; 2.2; 2.3 của phụ lục số 2. Thông qua việc giao kết và thực hiện các hợp đồng bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển quốc tế,

vai trò "lá chắn kinh tế" của nghiệp vụ bảo hiểm này được thể hiện rõ qua số liệu về tình hình bồi thường trên bảng 2.4 (phụ lục số 2). Hầu hết các vụ tổn thất lớn về hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam được các doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường thỏa đáng, giúp các chủ hàng sớm khắc phục hậu quả, bảo toàn vốn và ổn định kinh doanh (bảng 2.5, phụ lục số 2).

Trên nền tảng của các văn bản pháp luật về bảo hiểm, việc thực thi pháp luật về bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển quốc tế ở Việt Nam đã có những kết quả nhất định. Trước tiên, đó là sự chuyển biến trong nhận thức của người bảo hiểm và người mua bảo hiểm. Quá trình nhận thức về pháp luật bảo hiểm nói chung và bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển quốc tế nói riêng đã tạo nên một tư duy pháp luật ở cả người bảo hiểm lẫn người mua bảo hiểm. Điều này chi phối đến các hành vi pháp luật từ việc thể hiện ý muốn đến việc giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm. Sau nữa, những tranh chấp xuất phát từ sự thiếu hiểu biết, ấu trĩ pháp luật của các bên liên quan trong hợp đồng bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển quốc tế cũng có xu hướng ít dần. Đây là kết quả của sự hiểu biết pháp luật bảo hiểm ngày càng cao trong hàng ngũ những người làm bảo hiểm và các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu.


3.1.2. Một số hạn chế, vướng mắc trong quá trình thực hiện và những vấn đề pháp lý đặt ra

3.1.2.1. Những hạn chế, vướng mắc trong quá trình thực thi pháp luật về bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển

Qua nghiên cứu thực tiễn, những hạn chế, vướng mắc trong quá trình thực thi pháp luật về bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển được tổng kết trong những điểm chủ yếu sau:

(1) Những hạn chế, khiếm khuyết trong các quy định pháp lý từ Bộ luật hàng hải đến Luật kinh doanh bảo hiểm và Quy tắc chung về bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển dẫn đến những hiểu biết lệch lạc và sự lợi dụng sơ hở của luật pháp để thực hiện các hành vi trục lợi bảo hiểm. Những hạn chế, khiếm khuyết này bao gồm:

- Quy định về hợp đồng bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển vẫn có hiệu lực trong trường hợp hàng hóa đã bị tổn thất trước thời điểm giao kết hợp đồng bảo

hiểm nếu người được bảo hiểm không biết về điều đó trong Quy tắc chung về bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển là một sơ hở lớn nhất mà bên mua bảo hiểm, thậm chí cả cán bộ, nhân viên của doanh nghiệp bảo hiểm có thể lợi dụng để trục lợi bảo hiểm.

- Sự không nhất quán và khiếm khuyết trong quy định về bảo hiểm trùng giữa Bộ luật hàng hải Việt Nam và Luật kinh doanh bảo hiểm cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới những vướng mắc trong quá trình vận dụng để giải quyết những vấn đề thực tiễn nảy sinh trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm.

(2) Tính không rõ ràng, khó hiểu trong một số quy định pháp lý có liên quan đến bảo hiểm hàng hải nói chung và bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển nói riêng, có thể dẫn đến những hiểu lầm và ngộ nhận trong quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm.

(3) Sự khác biệt giữa Bộ luật hàng hải Việt Nam với các nguồn luật quốc tế, việc thiếu các chuyên gia có trình độ, có kinh nghiệm sâu về lĩnh vực hàng hải làm việc tại các cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong bảo hiểm hàng hải khiến quá trình giải quyết tranh chấp liên quan đến hợp đồng bảo hiểm hàng hải kéo dài, gây tốn kém và làm cho việc truy đòi người thứ ba trong bảo hiểm hàng hải đã khó lại càng khó hơn

3.1.2.2. Những vấn đề pháp lý đặt ra trong quá trình thực thi pháp luật về bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển

Những hạn chế, vướng mắc trong quá trình thực thi pháp luật về bảo hiểm hàng hải nói chung và bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển nói riêng đã đặt ra bốn vấn đề pháp lý căn bản dưới đây:

(1) Tạo ra tính thống nhất giữa các nguồn luật điều chỉnh mối quan hệ của các bên trong quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển, bao gồm:

- Tính thống nhất giữa Bộ luật hàng hải Việt Nam với Luật kinh doanh bảo hiểm và Quy tắc chung về bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển hiện hành ở nước ta.

- Tính thống nhất giữa Bộ luật hàng hải Việt Nam với các chuẩn mực tiên tiến về pháp luật hàng hải trong các Công ước quốc tế.

(2) Hạn chế những sơ hở, khiếm khuyết trong các quy định của hệ thống pháp luật hiện hành về bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển, bằng việc sửa đổi, bổ sung các quy định pháp lý có liên quan.

(3) Tạo nên tính đại chúng trong các quy định của Quy tắc chung về bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển hiện hành ở nước ta.

(4) Tăng cường năng lực giải quyết tranh chấp hàng hải đối với các cơ quan tố tụng ở nước ta.

3.2. Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển quốc tế

3.2.1. Những nguyên tắc cơ bản


3.2.1.1. Đảm bảo tính kế thừa trong các quy định của pháp luật bảo hiểm hàng hải Việt Nam

Quá trình xây dựng mới hoặc sửa đổi bổ sung bất kỳ một văn bản pháp luật nào đều dựa trên nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa của pháp luật. Tính kế thừa ở đây muốn nói lên rằng cái mới ra đời phải trên nền tảng của cái cũ, không phủ định hoàn toàn (phủ định sạch trơn) cái cũ. Đảm bảo tính kế thừa của pháp luật có ý nghĩa quan trọng đối với các nhà làm luật của bất kỳ quốc gia nào. Để đảm bảo tính kế thừa, đòi hỏi phải có sự nghiên cứu một cách nghiêm túc và toàn diện những quy phạm pháp luật đã được đưa ra từ trước. Trên cơ sở đó, sự kế thừa được đặt trên quan điểm duy trì và chắt lọc những điều còn phù hợp với thực tiễn cuộc sống.

Chính vì lý do đó, việc nghiên cứu và kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm hàng hóa trong lĩnh vực hàng hải trong đề tài phải đặt ra nguyên tắc đầu tiên là đảm bảo tính kế thừa trong quy định của pháp luật hàng hải Việt Nam.

3.2.1.2. Đáp ứng được yêu cầu phát triển, hội nhập và nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành hàng hải và ngành bảo hiểm

Việc ra đời của bất kỳ một văn bản pháp luật nào hoặc rộng hơn là bất kỳ một ngành luật nào, trước tiên đều xuất phát từ những đòi hỏi của thực tiễn cuộc sống. Xuất phát từ những đòi hỏi của thực tiễn cuộc sống, luật pháp lại quay trở lại phục vụ cuộc sống xã

Xem tất cả 108 trang.

Ngày đăng: 30/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí