Giám Định Tổn Thất Và Giải Quyết Bồi Thường

Ngoài ra đơn bảo hiểm có thể chuyển nhượng từ người đứng tên trong Đơn cho một người khác được hưởng quyền lơị của đơn bảo hiểm. Người được bảo hiểm chỉ cần ký hậu vào đơn rồi trao lại đơn và các giấy tờ khác liên quan cho người được nhượng.

4. Điều kiện bảo hiểm


Điều kiện bảo hiểm là những điều quy định phạm vi trách nhiệm của người bảo hiểm đối với tổn thất của hàng hoá. Hàng được bảo hiểm theo điều kiện nào, chỉ những rủi ro tổn thất quy định trong điều kiện đó mới được bảo hiểm bồi thường.

Hiện nay, điều kiện bảo hiểm áp dụng trong bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển được sử dụng rộng rãi nhất trong hoạt động thương mại quốc tế là các điều kiện bảo hiểm của viện những người bảo hiểm London (InStitute of London Underwriter - ILU) soạn thảo.

Ngày 1/1/1963 ILU soạn thảo và xuất bản 4 điều kiện bảo hiểm hàng hoá (ICC-1963) là: điều kiện bảo hiểm hàng hoá Mọi rủi ro (AR); điều kiện bảo hiểm hàng hoá Tổn thất riêng (WA); điều kiện bảo hiểm hàng hoá Miễn tổn thất riêng (FPA); và một điều khoản bảo hiểm hàng hoá đi kèm là điều khoản bảo hiểm đình công, náo loạn và bạo động dân sự.

Sau một thời gian áp dụng ICC -1963 nổi nên một số nhược điểm đòi hỏi phải có sự đổi mới. Ngày 1/1/1982, ILU xuất bản một số điều kiện bảo hiểm mới (ICC-1982) thay thế các điều kiện bảo hiểm cũ (ICC -1963). ICC -1982 gồm 3 điều kiện bảo hiểm chính là điều kiện bảo hiểm A (ICC-A); điều kiện bảo hiểm B (ICC - B); điều kiện bảo hiểm C(ICC - C) và hai điều kiện bảo hiểm đi kèm là điều kiện bảo hiểm chiến tranh IWC và điều kiện bảo hiểm đình công ISC. So với ICC

-1963, ICC -1982 trình bày một cách rõ ràng, dễ hiểu hơn và khắc phục được sự mập mờ trong ngôn từ.

ở nước ta hiện nay, hầu hết các công ty bảo hiểm phi nhân thọ sử dụng ICC

-1982 để xây dựng quy tắc chung về bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 73 trang tài liệu này.

chuyển bằng đường biển cho mình. Tổng Công ty Bảo hiểm Việt Nam (Bảo Việt) ban hành " Quy tắc chung về bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển" - (QTCB - 1998) thay thế cho QTC 1995

* Điều kiện bảo hiểm C (ICC C)

Nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá XNK vận chuyển bằng đường biển - 3


Các rủi ro được bảo hiểm theo điều kiện nay bao gồm:


- Tổn thất hay tổn hại của hàng hoá đựơc bảo hiểm có nguyên nhân hợp lý do cháy nổ, tàu bị mắc cạn, chìm đắm, bị lật, đâm va, dỡ hàng tại cảng lánh nạn.

- Tổn thất chung.


- Phần trách nhiệm mà người được bảo hiểm phải chịu theo điều khoản hai tàu đâm va nhau đều có lỗi.

Các rủi ro loại trừ bao gồm:


- Tổn thất hay tổn hại do hành vi xấu, cố ý của người được bảo hiểm


- Rò rỉ, hao hụt thông thường về trọng lượng, khối lượng hoặc hao mòn tự nhiên của đối tượng được bảo hiểm,

- Do nội tỳ hoặc bản chất của hàng hoá.


- Tổn thất hoặc tổn hại do đóng gói bao bì không đủ điều kiện, không thích hợp.

- Tổn thất hoặc tổn hại mà nguyên nhân trực tiếp là chậm trễ.


- Tổn thất hoặc tổn hại do không trả được nợ hoặc thiểu thốn về tài chính của chủ tàu, người quản lý, người thuê tàu hoặc người khai thác bảo hiểm.

- Tổn thất hoặc tổn hại do việc sử dụng bất kỳ một loại vũ khí chiến tranh nào có dùng phản ứng hạt nhân, phản ứng hoá học, chất phóng xạ….

- Thiệt hại cố ý hoặc sự phá hoại cố ý đối tượng được bảo hiểm do hành động phạm pháp của bất kỳ đối tượng nào.

- Tổn thất xẩy ra do chiến tranh, nội chiến, bạo loạn, hành động thù địch tịch thu, bắt giữ…

- Tổn thất do mìn, thuỷ lôi, bom và các loại vũ khí chiến tranh.


- Tổn thất được gây ra bởi đình công, nổi loạn…


- Tổn thất xẩy ra do bạo động chính trị, động cơ chính trị


* Điều kiện bảo hiểm B (ICC B)


Theo điều kiện này, ngoài các rủi ro được bảo hiểm và rủi ro loại trừ ở trên, người bảo hiểm còn bồi thường tổn thất hay tổn hại đối với hàng hoá được bảo hiểm do động đất, núi lửa, sét đánh, bị nước cuốn khỏi tàu, nước biển, nước sông xâm nhập vào hầm tàu hoặc nơi đề hàng, tổn thất nguyên kiện hàng do rơi khỏi tàu hoặc trong quá trình xếp dỡ.

* Điều kiện bảo hiểm A (ICC A)


- Đây là điều kiện bảo hiểm có phạm vi rộng nhất, bảo hiểm tất cả những hư hỏng, mất mát của hàng hoá, chỉ trừ những rủi ro loại trự theo quy định.

* Điều kiện bảo hiểm chiến tranh.


Theo điều kiện bảo hiểm này, người bảo hiểm phải bồi thường những mất mát, hư hỏng của hàng hoá do:

- Chiến tranh nội chiến, cách mạng, nổi loạn, khởi nghĩa hoặc xung đột chính trị xẩy ra từ những biến cố hoặc bất kỳ hành động thù địch nào.

- Chiếm đoạt, bắt giữ, kiềm chế hoặc cầm giữ.


- Mìn, thuỷ lôi, bom hoặc các vũ khí chiến tranh khác.


- Tổn thất chung và chi phí cứu nạn.


* Điều kiện bảo hiểm đình công


Theo điều kiện bảo hiểm này, chỉ bảo hiểm cho những mất mát, hư hỏng của hàng hoá được bảo hiểm do:

- Người đình công, công nhân bị cấm xưởng hoặc những người tham gia gây rối loạn lao động, bạo động hoặc nổi loạn.

- Hành động khủng bố hoặc vì mục đích chính trị.


- Tổn thất chung và chi phí cứu nạn


Người bảo hiểm chỉ bồi thường những tổn thất do hành động trực tiếp của người đình công mà không chịu trách nhiệm về những thiệt hại do hậu quả của đình công.

5. Giám định tổn thất và giải quyết bồi thường


5.1. Giám định tổn thất


Giám định tổn thất là việc làm của các chuyên viên giám định của người bảo hiểm hoặc Công ty giám định được người bảo hiểm uỷ quyền, nhằm xác định mức độ và nguyên nhân của tổn thất làm cơ sở cho việc bồi thường.

Giám định tổn thất được tiến hành khi hàng hoá bị hư hỏng đổ vỡ, thiếu hụt, giám phẩm chất, thối... ở cảng đến hoặc dọc đường do người được bảo hiểm yêu cầu.

Sau khi giám định, người giám định sẽ cấp chứng thư giám định, chứng thư gồm hai loại: Biên bản giám định và giấy chứng nhận giám định.

So với giấy chứng nhận giám định, biên bản giám định là một văn bản đầy đủ hơn, gồm cả tiếng Việt và tiếng Anh.

Biên bản giám định là chứng từ quan trọng trong việc đòi bồi thường, vì vậy khi hàng đến cảng đến, phải yêu cầu giám định ngay ( không muộn hơn 60 ngày kể từ ngày hàng dỡ khỏi tàu). Cơ quan giám định phải là cơ quan được quy định trong hợp đồng bảo hiểm hoặc cơ quan được người bảo hiểm uỷ quyền.

5.2 . Giải quyết bồi thường:


+ Việc bồi thường tổn thất phải tuân thủ các nguyên tắc sau:

- Nguyên tắc thứ nhất: Số tiền bảo hiểm là giới hạn tối đa của số tiền bồi thường của người bảo hiểm. Tuy nhiên các khoản tiền sau ( ngoài số tiện tổn thất ) cũng được bồi thường: các chi phí đã chi ra để cứu vớt hàng, chi phí cứu nạn, chi phí giám định, chi phí bán đấu giá hàng bị hư, tiền đóng góp tổn thất chung dụ tổng số tiền bồi thường vượt quá số tiền bảo hiểm.

- Nguyên tắc thứ hai: Bồi thường bằng tiền không bồi thường bằng hiện vật. Thông thường nộp phí bảo hiểm bằng loại tiền tệ nào sẽ được bồi thường bằng loại tiền tệ đó.

- Nguyên tắc thứ ba: Khi trả tiền bồi thường, người bảo hiểm sẽ khấu trừ các khoản tiền mà người được bảo hiểm đã đòi được ở người thứ ba.

+ Cách tính toán bồi thường tổn thất.


- Bồi thường tổn thất chung.


Người bảo hiểm bồi thườngcho người được bảo hiểm phần đóng góp vào tổn thất chung dù hàng được bảo hiểm theo điều kiện bảo hiểm nào. Nếu số tiền bảo hiểm thấp hơn giá trị phải đóng góp vào tổn thất chung, người bảo hiểm chỉ bồi thường theo tỷ lệ giữa số tiền được bảo hiểm và giá trị phải đóng góp vào tổn thất chung.

Người bảo hiểm không bồi thường trực tiếp cho người được bảo hiểm mà thanh toán cho người tính toán tônt thất chung do hãng tàu ( người chuyên chở) chỉ định.

Số tiền bồi thường này được cộng thên hay khấu trừ phần chênh lệch giữa số tiền thực tế đã đóng góp vào tổn thất chung và số tiền phải đóng góp vào tổn thất chung.

` - Bồi thường tổn thất riêng.


Đối với tổn thất toàn bộ thực tế: Bồi thường toàn bộ số tiền bảo hiểm.

Đối với tổn thất toàn bộ ước tính: Bồi thường toàn bộ số tiền bảo hiểm nếu người được bảo hiểm từ bỏ hàng và Công ty bảo hiểm có quyền sở hữu số hàng còn lại.

Trong trường hợp người được bảo hiểm không từ bỏ hàng hoặc xin từ bỏ hàng nhưng người bảo hiểm không chấp nhận, sẽ bồi thường theo mức độ tổn thất thực tế.

Đối với tổn thất bộ phận:


Về nguyên tắc, cách tính toán tiền bồi thường là phải lấy tỉ lệ tổn thất được xác định trên cơ sở lấy mức chênh lệch giữa giá trị của hàng hoá khi còn nguyên vẹn ở cảng dỡ và giá trị hàng hoá sau khi đã bị tổn thất tại cảng dỡ chia cho giá trị hàng hoá khi còn nguyên vẹn nói trên, nhân với số tiền bảo hiểm, nếu số tiền bảo hiểm nhỏ hơn giá trị bảo hiểm. Làm như vậy, mới đảm bảo bồi thường thật chính xác trong trường hợp giá cả hàng hoá biến động lớn ( tăng hoặc giảm) kể từ lúc băt đầu bảo hiểm cho đến khi hàng đến cảng. Tuy nhiên trong thực tế, khi tính toán bồi thường tổn thất, các Công ty bảo hiểm Việt Nam không tính đến yếu tố biến động về giá cả trên thị trường, hay nói cách khác là coi như giá cả không biến động từ lúc bắt đầu bảo hiểm cho đến khi tính toan bồi thường tổn thất. Việc tính toán bồi thường tổn thất tại Việt Nam như sau: bồi thường số kiện, số bao hàng bị thiếu, mất hay giá trị trọng lượng số hàng bị thiếu nhân với đơn giá. Nếu hàng hoá bị mốc, bị cong vênh, nhiễm bẩn... thì tính tỷ lệ bị giảm giá trị thương mại sau đó nhân với giá trị số hàng theo đơn giá.

- Bồi thường các chi phí: Các chi phí thường được bảo hiểm gồm:


Chi phí tố tụng và đề phòng tổn thất là cho phí được chi ra nhằm ngăn ngừa, làm giảm tổn thất hoặc để bảo vệ quyền lợi của hàng hoá bảo hiểm hoặc những chi phí liên quan đến việc đòi người thứ ba.

Chi phí giám định tổn thất thuộc trách nhiệm bảo hiểm.

Ngoài ra, nếu trong hợp đồng bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu có ấn định mức miễn thường của Công ty bảo hiểm thì khi tổn thất xảy ra, xác định bồi thường đối với giá trị hàng bị tổn thất phải xét đến mức miễn thường này.

Mức miễn thường là một tỷ lệ miễn trách nhiệm bồi thường của người bảo hiểm khi tổn thất xảy ra đối với hàng hoá được bảo hiểm. Mức miễn thường có hai loại: Miễn thường có khấu trừ và miễn thường không có khấu trừ. Theo hợp đồng bảo hiểm có áp dụng miễn thường có khấu trừ a%, nếu tổn thất vượt quá a% số tiền bảo hiểm thù người bảo hiểm sẽ bồi thường phần vượt quá đó. Theo hợp đồng bảo hiểm có áp dụng miễn thường không khấu trừ a%, nếu tổn thất xảy ra vượt quá a% số tiền bảo hiểm thì người bảo hiểm bồi hoàn toàn bộ tổn thất. Nếu tổn thất xảy ra nhỏ hơn a% số tiền bảo hiểm thì cả hai trường hợp trên Công ty bảo hiểm sẽ không bồi thường.

Lưu ý: trong trường hợp tàu bị mất tích, hàng hoá đươc coi là tổn thất toàn bộ ước tinh hoặc hàng bị mất mà sau khi đã bồi thường, lại tìm thấy hàng thì số hàng đó thuộc quyền sở hữu của người bảo hiểm.

IV- Quy trình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm hàng xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển.

1. Khai thác bảo hiểm.

1.1 Xây dựng kế hoạch thu phí và ký kết hợp đồng với khách hàng.

Nắm vững kim ngạch, các mặt hàng và số lượng hàng nhập khẩu hàng năm từ các nguồn vốn XNK của các đơn vị XNK ( nguồn vốn trung ương, địa phương, viện trợ, tự có, vay nợ) để xây dựng kế hoạch thu phí trong năm . Cụ thể là:

- Đầu năm: Thông qua các đơn vị XNK để nắm số liệu kế hoạch XNK của từng đơn vị . Trên cơ sở đó xác định số kim ngạch sẽ qua bảo hiểm để xây dựmg kế hoạch thu phí bảo hiểm trong năm đó của từng khách hàng theo mặt hàng .

- Trong số kim ngạch XNK của khách hàng cànn tách riêng kim ngạch của từng khu vực theo giá C .I . F .. C . F . và F .O .P để lập kế hoạch thu phí sát với thực tế.

Chuận hợp đồng để ký kết với khách hàng hàng năm

1.2. Theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch.

- Từng quý có số liệu hàng nhập về của từng khách hàng để qua đó đối chiếu kim ngạch qua bảo hiểm để nắm được khối lượng hàng về thực tế nhằm kịp thời điều chỉnh kế hoạch thu phí đầu năm đã xây dựng.

- Đôn đốc khách hàng mua bảo hiểm theo đúng thời hạn đã quy định và mua bảo hiểm hết phần kim ngạch hàng nhập về theo giá FOB và CF.

- Thường xuyên quan hệ với khách hàng để hkai những nguồn hàng nhập hoặc kế hoạch bổ xung hoặc ngoài kế hoạch nhằn tranh thủ bảo hiểm vcà chuẩn bị tài liệu và phí để chào.

- Phải đi sâu tìm hiểu rõ tính chất và quy cách đóng gói thích hợp của các mặt hàng xuất nhập khẩu để áp dụng các điều kiện bảo hiểm thích hợp theo tập quán và quy định.

- Nắm vững các mặt hàng có tỷ trọng lớn trong kim ngạch nhập qua đó phân tích ảnh hưởng của các nhân tố đó với số phí thu.

- Thu nhập đầy đủ và nghiên cứu các thông tin và bảo hiểm như các quy tắc, tỷ lệ phí, điều khoản bảo hiểm của thị trường nước ngoài để khi cần có thể đề nghi điều chỉnh các văn banr của ta hoặc giải thích và sử dụng chính những điều khoản đó khi có yêu cầu của khách hàng.

- Kết hợp với bộ phận bồi thường để tính được kết quả bảo hiểm đối với từng khách hàng theo năm nghiệp vụ, để kịp thời đề xuất ý kiến điều chỉnh tỷ lệ phí cho thích hợp nhằm đáp ứng yêu cầu của công tác kinh doanh và phù hợp với từng đối tượng bảo hiểm.

- Cuối năm chuẩn bị đầy đủ số liệu để họp khách hàng thông báo tình hình tham gia bảo hiểm, nêu những ưu, nhược điểm trong năm qua và những vấn đề cần khắc phục trong năm tới của từng khách hàng nhằm hạn chế được nhầm lẫn, sai sót và tổn thất cho hàng hoá qua đó giúp PJICO làm tốt công tác giám định, đề phòng và hạn chế tổn thất bồi thường đối với hàng hoá được bảo hiểm và đối với người thứ 3.

- Phối hợp chặt chẽ với các phòng liên quan như tài vụ, tái bảo hiểm, tổ chức giải quyết kịp thời các vướng mắc trong khâu thu phí bảo hiểm phân tán rủi

Xem tất cả 73 trang.

Ngày đăng: 04/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí