Vai Trò Của Bảo Hiểm Hàng Hóa Vận Chuyển Bằng Đường Biển Quốc Tế

bảo hiểm tại Việt Nam trong đó có cả bảo hiểm hàng hải. Hai đạo luật quan trọng này, cùng với các văn bản dưới luật khác đã tạo hành lang pháp lý cho hoạt động bảo hiểm hàng hải Việt Nam nói chung, bảo hiểm hàng hóa vận chuyển biển nói riêng.

Sau 15 năm ban hành, Bộ luật hàng hải 1990 đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển của hoạt động vận tải biển và ngoại thương. Mặc dù vậy, trong bối cảnh giao lưu quốc tế ngày càng mở rộng, trình độ khoa học kỹ thuật phát triển ngày càng cao, các hình thức hợp tác kinh tế, phương thức chuyển giao ngày càng đa dạng, phong phú, luật pháp quốc tế về hàng hải, thương mại và bảo hiểm có những thay đổi đòi hỏi Bộ luật hàng hải cũng phải thay đổi là một tất yếu.

Xuất phát từ lý do này, ngày 14/6/2005 tại kỳ họp thứ 7 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Bộ luật hàng hải Việt Nam mới, thay thế Bộ luật hàng hải năm 1990 và có hiệu lực bắt đầu từ ngày 1/1/2006 (sau đây gọi là Bộ luật hàng hải 2005). Kế thừa và phát triển các quy định về bảo hiểm hàng hải trong Bộ luật hàng hải 1990, trong Bộ luật hàng hải 2005, có 37 điều quy định liên quan đến hợp đồng bảo hiểm hàng hải.

1.2.2. Các nguyên tắc cơ bản của bảo hiểm hàng hải


Bảo hiểm hàng hải nói chung và bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển quốc tế nói riêng phải tuân thủ 5 nguyên tắc cơ bản, đó là: quyền lợi có thể bảo hiểm, trung thực tối đa, bồi thường, thế quyền và bảo hiểm rủi ro.

Nguyên tắc thứ nhất: Quyền lợi có thể bảo hiểm


Đây là nguyên tắc đầu tiên trong 4 nguyên tắc cơ bản của bảo hiểm hàng hải. Theo Luật bảo hiểm hàng hải Anh 1906 (MIA1906), sẽ là một vi phạm nếu người nào thực hiện một hợp đồng bảo hiểm mà không có quyền lợi có thể bảo hiểm trên đối tượng bảo hiểm hoặc không dự kiến hợp lý để tiếp nhận quyền lợi ấy.

Theo Luật kinh doanh bảo hiểm nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quyền lợi có thể được bảo hiểm là yếu tố để xác lập và thực hiện hợp đồng bảo hiểm. Một người chỉ có thể tham gia bảo hiểm cho đối tượng bảo hiểm và được hưởng lợi từ hợp đồng bảo hiểm đó, khi người này có quyền lợi có thể bảo hiểm được pháp luật thừa nhận.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.

Trong bảo hiểm tài sản, quyền lợi có thể được bảo hiểm là quyền sở hữu, hoặc quyền chiếm hữu, quyền sử dụng tài sản. Như vậy, người có quyền lợi có thể bảo hiểm là người có quyền sở hữu hoặc người được người sở hữu trao quyền chiếm hữu và sử dụng tài sản được bảo hiểm.

Quyền lợi có thể được bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển thể hiện khi hàng hóa được đặt vào tình thế phải chịu hiểm họa hàng hải và người được bảo hiểm phải có quan hệ pháp lý với hàng hóa, họ sẽ được hưởng lợi nếu hàng hóa đó được bảo toàn hay về đến bến đến đúng hạn và bị thiệt hại khi hàng hóa đó bị tổn thất, hay bị cầm giữ hoặc phát sinh trách nhiệm.

Hợp đồng bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển quốc tế - 4

Nguyên tắc thứ hai: Trung thực tuyệt đối


Đặc trưng của hợp đồng bảo hiểm hàng hải là khi giao kết hợp đồng, doanh nghiệp bảo hiểm thường không thể tiếp xúc trực tiếp đối tượng bảo hiểm để đánh giá rủi ro. Vì vậy, hợp đồng bảo hiểm hàng hải nói chung và hợp đồng bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển nói riêng phải được giao kết trên cơ sở trung thực tuyệt đối. Trung thực tuyệt đối ngụ ý phải khai báo đầy đủ và chính xác mọi thông tin cần thiết mà bên mua bảo hiểm đã biết hoặc coi như đã biết. Người mua bảo hiểm phải kê khai và trình bày đúng tất cả các sự việc cụ thể có liên quan đến hàng hóa được bảo hiểm những sự việc mà họ biết hoặc phải biết trong công việc thương mại bình thường. Bổn phận trung thực cũng ràng buộc cả người bảo hiểm. Họ không thể xúi giục khách hàng thực hiện một hợp đồng bảo hiểm mà họ biết là không hợp pháp hoặc họ không thể nhận bảo hiểm một rủi ro mà họ đã biết không còn nữa trong khi người yêu cầu bảo hiểm chưa biết.

Nguyên tắc thứ ba: Bồi thường


Bồi thường là nguyên tắc cơ bản quan trọng nhất của bảo hiểm nói chung, bảo hiểm hàng hải nói riêng và cũng vì mục đích này mà bảo hiểm tồn tại.

Bồi thường là một cơ chế mà công ty bảo hiểm sử dụng để cung cấp khoản bồi thường tài chính, với mục đích khôi phục tình hành tài chính ban đầu cho người được bảo hiểm sau khi tổn thất xảy ra. Bồi thường trong bảo hiểm hàng hải là bồi thường theo cách thức và mức độ thỏa thuận, được xác định trên cơ sở là hợp đồng và theo quy định của luật pháp. Về nguyên tắc số tiền bồi thường tối đa mà người được bảo hiểm nhận trong mọi

trường hợp không thể vượt quá giá trị thiệt hại mà người đó gặp phải trong sự kiện bảo hiểm. Thực hiện nguyên tắc này nhằm tránh hiện tượng gian lận, kiếm lời không hợp pháp từ hoạt động bảo hiểm.

Nguyên tắc thứ tư: Thế quyền


Là một hệ quả tất yếu của nguyên tắc bồi thường, nhằm ngăn ngừa một người có thể đòi bồi thường từ hai nguồn về cùng một tổn thất với mục đích trục lợi. Nguyên tắc thế quyền được thể hiện: sau khi bồi thường cho người được bảo hiểm, người bảo hiểm có quyền thay thế người được bảo hiểm để đòi bên có trách nhiệm bồi hoàn trong giới hạn số tiền bồi thường đã trả. Điều 79-MIA1906 quy định:

Nếu người bảo hiểm thanh toán tổn thất toàn bộ, hoặc một phần của đối tượng bảo hiểm thì người bảo hiểm có quyền hưởng quyền lợi của người được bảo hiểm về bất kỳ cái gì còn lại của đối tượng bảo hiểm đã được bồi thường và do đó người bảo hiểm được người được bảo hiểm chuyển lại mọi quyền hạn và hưởng quyền được bồi thường về đối tượng đó kể từ khi tai nạn gây ra tổn thất… [3].

Điều 247 Bộ luật hàng hải Việt Nam cũng đã quy định: "Khi trả tiền bồi thường cho người được bảo hiểm, người bảo hiểm được quyền truy đòi người có lỗi gây ra tổn thất đó (gọi là người thứ ba) trong phạm vi số tiền đã trả. Người bảo hiểm thực hiện quyền này theo quy định đối với người được bảo hiểm" [2]. Như vậy, thế quyền là một nguyên tắc mang tính chất luật định nhằm ngăn ngừa hiện tượng trục lợi trong quan hệ bảo hiểm.

Nguyên tắc thứ 5: Bảo hiểm rủi ro


Trong lĩnh vực bảo hiểm kinh doanh, trừ một số nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ như bảo hiểm trọn đời, bảo hiểm hỗn hợp, mọi nghiệp vụ bảo hiểm khác đều bảo hiểm cho những rủi ro có tính bất ngờ, bấp bênh (xảy ra hoặc không xảy ra) chứ không bảo hiểm cho sự chắc chắn. Trong bảo hiểm trọn đời, người bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng khi người được bảo hiểm bị chết vào bất kỳ thời điểm nào sau khi hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực. Trong bảo hiểm hỗn hợp nhân thọ, người bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm khi người được bảo hiểm bị chết trước thời điểm đáo hạn hợp đồng hoặc khi người được bảo hiểm còn sống đến thời điểm đó. Như vậy, trong hai loại hợp đồng này, nếu không có

việc hủy hợp đồng thì việc người bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm là chắc chắn và tính bấp bênh chỉ còn lại là trả tiền vào thời điểm nào mà thôi.

Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển quốc tế là loại bảo hiểm rủi ro chứ không phải bảo hiểm cho sự chắc chắn. Khi giao kết hợp đồng bảo hiểm, cả người mua bảo hiểm và người bảo hiểm đều không thể khẳng định rủi ro có xảy ra hay không. Việc người bảo hiểm có phải bồi thường cho người được bảo hiểm hay không hoàn toàn không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của bên nào mà phụ thuộc vào hành trình vận chuyển hàng hóa có xảy ra rủi ro được bảo hiểm hay không. Chính vì vậy, nếu một hợp đồng bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển quốc tế được giao kết khi người mua bảo hiểm đã biết có rủi ro xảy ra cho hàng hóa hoặc nếu người bảo hiểm đã biết là hàng hóa đã về đến đích an toàn sẽ trở nên vô hiệu.

1.3. Vai trò của bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển quốc tế


1.3.1. Sự cần thiết của bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển quốc tế


Xuất nhập khẩu hàng hóa là việc bán và mua hàng hóa diễn ra giữa các chủ thể ở các quốc gia khác nhau. Hành vi mua bán này thường đi liền với việc vận chuyển hàng hóa vượt qua biên giới của mỗi quốc gia. Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa là hoạt động kinh doanh buôn bán ở phạm vi quốc tế. Nó liên quan đến hệ thống buôn bán, kinh doanh trong lĩnh vực thương mại có tổ chức cả ở trong nước cũng như nước ngoài. Trên phương diện lợi ích quốc gia, hoạt động xuất nhập khẩu không ngoài mục đích đẩy mạnh sản xuất hàng hóa trong nước, nâng cao mức sống dân cư, góp phần đảm bảo an ninh quốc gia và phát triển kinh tế quốc tế.

Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa có điểm đặc trưng là người bán (người xuất khẩu) và người mua (người nhập khẩu) ở những quốc gia khác nhau. Sau khi hợp đồng mua bán hàng hóa được ký kết, người bán thực hiện giao hàng, hàng hóa được vận chuyển từ người bán sang người mua. Để thực hiện vận chuyển hàng hóa người ta có thể áp dụng nhiều hình thức vận chuyển khác nhau như: vận chuyển bằng đường sắt, đường bộ, đường hàng không, đường biển… Trong các phương thức vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu, vận chuyển bằng đường biển chiếm ưu thế hơn cả vì: giá thành vận chuyển thấp, khả năng vận chuyển lớn, chi phí xây dựng, cải tạo, bảo dưỡng các tuyến đường thấp….Với những lý

do này, vận chuyển bằng đường biển là phương thức vận tải phổ biến, rộng rãi nhất trong vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu. Mặc dù, có nhiều ưu thế trong vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu nhưng vận tải đường biển chứa đựng nhiều rủi ro, hiểm họa không lường trước được. Điều này, xuất phát từ đặc điểm của vận tải biển phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, môi trường hoạt động, điều kiện thủy văn trên biển…. Những rủi ro này có thể gây ra những tổn thất lớn làm cho các nhà kinh doanh hàng hóa xuất nhập khẩu trắng tay.

Để khắc phục hậu quả về tài chính của rủi ro, đảm bảo cho hoạt động kinh doanh được liên tục, các thương nhân có thể đi vay mượn và phải trả lãi cho các khoản vay, hoặc nhờ sự cứu trợ của người khác, hoặc chuyển giao rủi ro cho người bảo hiểm bằng việc ký kết một hợp đồng bảo hiểm. Trong các giải pháp trên, việc chuyển giao rủi ro cho bảo hiểm mang lại hiệu quả hơn cả, vì xét về cơ cấu giá thành thì chi phí mua bảo hiểm cho lô hàng xuất nhập khẩu chiếm phần nhỏ nhất so với các chi phí mua hàng, chi phí vận chuyển. Với khoản chi phí nhỏ này, người có quyền lợi về hàng hóa hoàn toàn có thể yên tâm về những rủi ro bất ngờ mà hàng hóa của mình có thể gặp phải. Hơn thế nữa, với khả năng tài chính của mình, cộng với sự hậu thuẫn của các nhà tái bảo hiểm trên thế giới, người bảo hiểm có thể bồi thường mọi tổn thất có thể xảy ra đối với hàng hóa vận chuyển, cho dù tổn thất ấy có thể làm phá sản một thương gia.

Bên cạnh những lý do trên, bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu còn xuất phát từ đòi hỏi của các ngân hàng. Nếu một thương gia vay tiền của ngân hàng để nhập hàng, bất kỳ một chủ ngân hàng khôn ngoan nào cũng phải yêu cầu thương nhân đó mua bảo hiểm cho hàng hóa nhằm đảm bảo cho khoản tín dụng mà ngân hàng đó đã cung cấp.

Từ lý do này, bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu ra đời là một đòi hỏi tất yếu của thương mại quốc tế trong lĩnh vực hàng hải.

1.3.2. Vai trò của bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển quốc tế


Ra đời từ nhu cầu tất yếu của các thương gia trong giao lưu thương mại quốc tế, bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu quay trở lại phục vụ cho chính hoạt động này. Trong hoạt động ngoại thương và sự phát triển kinh tế quốc dân, bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển giữ vai trò quan trọng:

Thứ nhất: Bảo hiểm giúp các thương nhân bảo toàn vốn, ổn định kinh doanh khi không may gặp rủi ro.

Việc nhà bảo hiểm bồi thường kịp thời, chính xác và đầy đủ những tổn thất về tài sản cho người được bảo hiểm khi không may có rủi ro xảy ra không những giúp các thương nhân bảo toàn được vốn kinh doanh, tái tạo quá trình kinh doanh nhanh mà còn giúp họ có sự ổn định về mặt tâm lý trong kinh doanh. Như vậy, vượt lên trên cả ý nghĩa "tiền bạc", bảo hiểm hàng hóa mang lại trạng thái an toàn về tinh thần, giảm bớt sự âu lo trước rủi ro, bất trắc cho các thương gia. Với ý nghĩa đó, trong một chừng mực nhất định, bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển góp phần thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu phát triển, đảm bảo cho nền kinh tế quốc dân tăng trưởng ổn định, bền vững.

Thứ hai: Nâng cao ý thức trách nhiệm của các bên trong quá trình xuất nhập khẩu, góp phần vào việc đề phòng hạn chế rủi ro, tổn thất.

Trong các hợp đồng bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu (nhất là đối với hàng xá) nhà bảo hiểm thường quy định một mức miễn thường, do vậy người mua bảo hiểm phải có ý thức trong việc đề phòng, hạn chế tổn thất xảy ra cho đối tượng bảo hiểm. Mặt khác, người bảo hiểm thông qua việc giám định, bồi thường tổn thất đã thống kê tìm ra nguyên nhân chủ yếu gây ra rủi ro, từ đó chủ động trích một phần phí thu phối hợp cùng các bên hữu quan xây dựng các biện pháp phòng tránh hiệu quả mang lại an toàn cao.

Thứ ba: Góp phần hạn chế tình trạng chảy máu ngoại tệ.


Theo tập quán thương mại quốc tế, việc tham gia bảo hiểm cho hàng hóa xuất nhập khẩu là tác nghiệp không thể thiếu được của các thương nhân. Do vậy, nếu bảo hiểm trong nước không đảm nhận phần bảo hiểm này, toàn bộ phần ngoại tệ dưới dạng phí bảo hiểm sẽ được chuyển cho các công ty bảo hiểm nước ngoài, làm chảy máu ngoại tệ ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế quốc dân.

Thứ tư: Góp phần tăng cường quan hệ hợp tác kinh tế quốc tế.


Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển là một nghiệp vụ kinh doanh quốc tế có tính chất tin cậy, ổn định và an toàn giữa các bên hữu quan trong hoạt động ngoại thương, cũng như với người vận chuyển và ngân hàng. Bên cạnh đó, bảo hiểm chính là một hoạt động xuất khẩu vô hình rất quan trọng trong nền ngoại thương quốc gia đồng thời là

một công cụ tài chính của thương mại quốc tế giúp tăng cường quan hệ hợp tác quốc tế ngày càng phát triển.

Tóm lại, những nghiên cứu trong chương 1 đã khái quát hóa lý luận chung về bảo hiểm và bảo hiểm và bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển quốc tế. Luận văn đã làm rõ các khái niệm then chốt trong bảo hiểm và bảo hiểm hàng hải từ khái niệm bảo hiểm; bảo hiểm hàng hải; đối tượng bảo hiểm; rủi ro trong bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển quốc tế; giá trị bảo hiểm; số tiền bảo hiểm; phí bảo hiểm đến khái niệm tổn thất; giám định và bồi thường. Đồng thời, luận văn cũng nêu lên các cách phân loại chủ yếu về bảo hiểm và bảo hiểm hàng hải để chỉ ra phạm vi nghiên cứu của đề tài là bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển quốc tế thuộc lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ mà cụ thể là lĩnh vực bảo hiểm hàng hải. Qua việc phân loại này, luận văn đã khẳng định hợp đồng bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển quốc tế - đối tượng nghiên cứu của luận văn- được điều chỉnh trước hết bởi Bộ luật hàng hải, sau đó là các văn bản pháp luật quốc gia và quốc tế có liên quan. Không dừng lại ở đó, luận văn còn làm phong phú hơn kho tàng lý luận về bảo hiểm hàng hải ở Việt Nam khi đề cập đến quá trình hình thành, phát triển của pháp luật bảo hiểm hàng hải, phân tích các nguyên tắc cơ bản của bảo hiểm hàng hải và vai trò của bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển quốc tế. Những khái quát lý luận trên sẽ là cơ sở cho việc nghiên cứu của luận văn ở các chương sau.

Chương 2


Những điểm cơ bản của hợp đồng bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển quốc tế



quốc tế

2.1. Khái quát về Hợp đồng bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển


2.1.1 Khái niệm, phân loại hợp đồng bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường

biển quốc tế


Khái niệm hợp đồng bảo hiểm được quy định tại Điều 567 Bộ luật dân sự 2005 và Điều 12 Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000. Tuy nhiên, đây chỉ là khái niệm chung về hợp đồng bảo hiểm. Cả hai đạo luật trên đều không quy định về bất kỳ hợp đồng bảo hiểm cụ thể nào. Do đó, để đi đến khái niệm về hợp đồng bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển quốc tế, trước hết luận văn bắt đầu bằng khái niệm hợp đồng bảo hiểm hàng hải được đề cập tại Điều 224 Bộ luật hàng hải Việt Nam 2005.

1. Hợp đồng bảo hiểm hàng hải là hợp đồng bảo hiểm các rủi ro hàng hải, theo đó người bảo hiểm cam kết bồi thường cho người được bảo hiểm những tổn thất hàng hải thuộc trách nhiệm bảo hiểm theo cách thức và điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng.

Rủi ro hàng hải là những rủi ro liên quan đến hành trình đường biển, bao gồm các rủi ro của biển, cháy, nổ, chiến tranh, cướp biển, trộm cắp, kê biên, quản thúc, giam giữ, ném hàng xuống biển, trưng thu, trưng dụng, trưng mua, hành vi bất hợp pháp và các rủi ro tương tự hoặc các rủi ro khác được thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.

2. Hợp đồng bảo hiểm hàng hải có thể mở rộng theo những điều kiện cụ thể hoặc theo tập quán thương mại để bảo vệ quyền lợi của người được bảo hiểm đối với những tổn thất xảy ra trên đường thuỷ nội địa, đường bộ hoặc đường sắt thuộc cùng một hành trình đường biển [2].

Xem tất cả 108 trang.

Ngày đăng: 30/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí