nhỏ hơn). Công nghệ, cách thức dệt chiếu của người Khmer hầu như vẫn giữ nguyên cách làm thủ công truyền thống.
Nguyên liệu để dệt chiếu là các loại dây cây dây têl, bôz – sợi cói, kọk (lạt), thuốc nhuộm mua ở chợ. Trước đây, người Khmer Vĩnh Hải sử dụng màu tự nhiên để nhuộm sợi cói dệt chiếu như: Màu vàng (b’huốc) từ nghệ; màu đỏ (k’hom) từ cây “xơ beng” (cây chặt ra, nấu trong nước cho màu đỏ bầm; cây này trước đây còn trồng trong xóm, nay không còn); màu tím (xoai) từ mực viết pha ra; màu đen từ lá bàng (nấu lên, đổ vào ngâm)…
2.3.2. Văn hóa phi vật thể của ngươi Khmer Sóc Trăng
2.3.2.1. Đạo Phật của người Khmer
Hầu hết người Khmer đều theo đạo Phật tiểu thừa, dù vào chùa tu hay tu tại nhà thì người Khmer đều là tín đồ của đạo Phật. Rõ ràng người Khmer đi tu không phải là để trở thành Phật, mà tu để làm người có nhân cách, có phẩm chất và đạo đức tốt theo quan niệm của họ. Có thể nói, lý tưởng sống truyền thống của người Khmer là Đức Phật, cho nên trong cuộc sống thường ngày, dù sư sãi ở chùa hay dân chúng tại gia đều phải rèn luyện theo đạo pháp: Thọ giới, bố thí, tụng niệm. Người Khmer nào cũng lấy việc làm lành, tránh làm ác. Họ quan niệm bố thí, làm phước, cứu giúp đồng loại tức là mình đã làm việc thiện và làm càng nhiều việc thiện thì núi phước của họ càng cao lên mãi mãi.
Chùa đối với người Khmer mang tình cảm sâu sắc, vì chùa là nơi thờ Phật, nơi gửi cốt của tổ tiên, chùa còn là sự gắn bó buổi đầu khai hoang lập ấp. Lịch sử của một số ngôi chùa cho thấy xưa kia các chốn này là rừng hoang. Những người đầu tiên đến đây từ cụm nhỏ, lập chùa và chính chùa là nơi quy tụ người thành cộng đồng phum sóc vì vậy chùa và người Khmer có gắn bó chặt chẽ như vậy.
Hằng ngày các Phật tử dâng cơm cho các sư sãi không phải là quy trình bắt buộc. Trái lại, đối với người Khmer, được các vị sư chiếu cố dùng cơm của họ dâng là một điều phước lớn. Chùa không chỉ là biểu tượng tinh thần của cộng đồng phum sóc, mà đối với từng người, việc chăm sóc, xây dựng chùa là công việc tích đức, làm con đường chắc chắn đưa đến sự giải thoát. Cho nên người Khmer có thể đóng góp của cải xây dựng chùa trong khi mình đang nghèo đói.
Mỗi người con trai Khmer, bất kể thuộc mọi tầng lớp nào đều có thể đi tu. Về nguyên tắc phải trên 20 tuổi mới được đi tu, nhưng thực tế cũng có những Sadi nhỏ tuổi hơn. Tu từ 12 đến 20 tuổi gọi là để trả ơn mẹ và từ 21 tuổi trở lên là để trả hiếu cha, nhưng thường thì người con trai Khmer có thể tu vào bất cứ lúc nào tùy theo cái phước của mình và cũng
không có quy định là tu bao nhiêu lâu, có thể tu một đêm cho đến cả cuộc đời. Nhưng do nhu cầu hay phong tục xã hội, điều đó thật khó xác định, có lẽ tất cả đã tạo nên trong ý thức bấy cứ thanh niên nào, trong cuộc đời mình đều muốn đi tu ít ra là một lần. Họ xem việc đi tu là nghĩa vụ, vừa là vinh dự của cuộc đời, đi tu và xuất tu bất cứ lúc nào hoặc từ chối không đi tu cũng không có một lời chê bai nào cả. Một đời người có thể nhiều lần đi tu cũng không có quy định nào cấm cả. Do đó, quan hệ giữa chùa và phum sóc được gắn bó chặt chẽ hơn do định chế đi tu hành cởi mở này.
Những ngày lễ hội thuần túy Phật giáo như lễ Phật đản, lễ nhập hạ, lễ xuất hạ, lễ ban hành giáo lý, lễ cầu siêu… được tổ chức trong chùa là lẽ đương nhiên, nhưng những ngày lễ lớn dân tộc, việc biểu diễn văn nghệ, sinh hoạt vui chơi và cả sinh hoạt cộng đồng phum sóc cũng đều diễn ra ở chùa. Chùa không chỉ đơn thuần là nơi sinh hoạt tôn giáo mà còn là trung tâm sinh hoạt văn hóa, xã hội. Có thể nói chùa nào của người Khmer cũng bao gồm hệ thống thiết chế văn hóa của phạm vi số dân mà chùa ảnh hưởng bao gồm: Thư viện, nơi lưu trữ các loại thư tịch cổ, bảo tàng mỹ thuật và lịch sử, nơi sinh hoạt văn hóa – văn nghệ, trường học chữ… và chính kiến trúc chùa cũng là một công trình văn hóa.
Có thể bạn quan tâm!
- Điều Kiện Tự Nhiên Và Tài Nguyên Thiên Nhiên
- Giá Trị Văn Hóa Của Người Khmer Tỉnh Sóc Trăng Trong Phát Triển Du Lịch
- Nghiên giá trị văn hóa dân tộc Khmer tỉnh Sóc Trăng phục vụ cho phát triển du lịch - 8
- Hiện Trạng Hoạt Động Du Lịch Tỉnh Sóc Trăng
- Tình Hình Khách Lưu Trú Tại Sóc Trăng Giai Đoạn 2005 - 2010
- Định Hướng Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội Tỉnh Sóc Trăng
Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.
Phật giáo tiểu thừa mà người Khmer tôn sùng chưa hẳn là vì sự hấp dẫn của giáo lý, đạo pháp đã đem lại lơi ích thiết thực trong đời sống. Điều chính yếu có lẽ là những hành động tôn giáo lưu truyền quen thuộc qua các thế hệ người Khmer đã thành nếp, thành lệ trong xã hội mà mỗi thành viên của tộc người ai nấy mặc nhiên tuân theo. Mới hôm qua còn tại gia, người con trai với bổn phận làm con phải vâng lời cha mẹ, nhưng chỉ sau lễ “quy y” tại chùa, thay đổ màu áo vàng, người con trai trở thành vị sư và ngay lập tức vị trí xã hội thay đổi. Cha mẹ gặp con lúc ấy phải quỳ lạy, sùng kính, vì đứa con đã là một trong “tam bảo” của nhà Phật (Phật – Pháp – Tăng).
Mới vô chùa tu mà đã được sùng kính như vậy, nếu là các vị chức sắc: Đại đức, Thượng tọa…thì quyền uy tinh thần phải lớn hơn. Đó là quy định của đạo pháp, các vị sư sãi được nhân dân Khmer sùng kính cũng không đơn thuần vì quyền uy tôn giáo dành cho họ, mà giữa nhân dân với họ có sự gắn bó ruột thịt hơn, gia đinh người Khmer có người ốm đau, bệnh tật, thiên tai, hoạn nạn…thì họ tìm đến các vị sư sãi để được an ủi, chỉ bảo. Đám cưới, đám tang, miềm vui, nỗi buồn… đều có mặt các vị sư chia sẽ bùi sẻ ngọt, tụng kinh làm phước. Các vị sư sãi Khmer với triết lý làm phước, đã đến với dân chúng trong những lúc khó khăn nhất mà không cần bất cứ điều kiện nào nên phải nói là họ rất được lòng dân. Mặt khác, với chức năng của một ngôi trường học chữ, học đạo lý của chùa và vai trò của
thầy giáo của sư sãi cũng đã tăng cường sự kính trọng gắn bó với nhân dân đối với chùa và các sư sãi.
Cho nên có thể nói sự tồn tại vững chắc và phát triển ảnh hưởng của nhà chùa qua bao thế kỷ có được là do các định chế tu trì làm cho đạo Phật thông qua các vị sư sãi đã trở thành đạo giáo rất bình dân đối với người Khmer.
2.3.2.2. Lễ hội
Khi đề cập tới giá trị văn hóa người Khmer không thể không đề cập tới những lễ hội truyền của họ. Đồng bào Khmer ở Nam Bộ có tôn giáo chính là Phật giáo Tiểu thừa Nam Tông nên những lễ hội của họ mang màu sắc tôn giáo và gắn liền với sinh hoạt chùa chiền. Chính vì vậy, có thể coi lễ hội là nét văn độc đáo trong kho tàng văn hóa Khmer, hơn ở đâu hết lễ hội của người Khmer Sóc Trăng là một điển hình tỉnh. Các lễ hội diễn ra ở đây hàng năm thu hút đông đảo người dân tham gia, trong đó bao gồm khách du lịch trong và ngoài nước. Lễ hội của người Khmer được xem là tài nguyên du lịch vô giá của Sóc Trăng. Những lễ hội có giá trị lớn đối với du lịch hiện nay là:
a. Tết Chol Chnam Thmay
Chol Chnam Thmay còn được gọi là “Tết năm mới” hay “Lễ chịu tuổi”, là một lễ hội truyền thống của đồng bào Khmer ở vùng ĐBSCL, trong đó có Sóc Trăng. Đây là dịp người dân Khmer kết thúc một mùa thu hoạch nông nghiệp, hưởng thụ thành quả lao động suốt năm cũ, nghỉ ngơi, vui chơi và đón một năm mới sẽ bắt đầu với mùa mưa dài. Tại Thái Lan, Lào, Myanmar, Sri Lanka và một số dân tộc thiểu số thuộc tỉnh Vân Nam, Trung Quốc cũng ăn mừng tết vào những ngày này cho dù với tên gọi khác nhau…Giống như Tết cổ truyền của Việt Nam được tính theo âm lịch, tết Khmer cũng tính theo một loại lịch mặt trăng riêng của họ, diễn ra vào tháng Chét và kéo dài chính thức trong 3 ngày, theo lịch dương thì thường là vào các ngày 14, 15, 16 tháng 4 (nếu năm nhuận sẽ có thêm ngày 13 tháng 4). Tính theo âm lịch sẽ vào ngày 21, 22, 23 tháng 3 (năm nhuận thì có thêm ngày 20 tháng 3). Từ xưa, nghi lễ quan trọng nhất trong ngày Tết là “đắp núi cát” và “tắm Phật“. Trong 3 ngày Tết, không khí tại các chùa và các phum sóc Khmer gần như náo nhiệt suốt ngày đêm.
Trong đêm giao thừa, mọi nhà làm cỗ, đốt đèn, thắp hương, làm lễ đưa Têvôđa năm cũ và rước Têvôđa năm mới. Trên bàn thờ có bày sẵn 5 nhánh hoa, 5 cây đèn cầy, 5 cây nhang, 5 hạt cốm và nhiều loại cây quả. Cả gia đình ngồi xếp chân trước bàn thờ tổ tiên, khấn vái, mong và tin rằng sẽ được thần ban phước lành. Theo quan niệm của người Khmer Nam Bộ, họ tin rằng, Têvôđa là một vị tiên được trời sai xuống trần gian chăm lo cho dân chúng
trong một năm. Hết năm đó, trời lại sai một vị khác xuống làm thay công việc chăm lo cho dân. Đây cũng chính là đêm “lễ đi tu” (Bôn Bâm Bous) của các chàng trai. Hiện nay, vẫn còn một số gia đình đưa con trai vào chùa kính Phật, làm lễ quy y đúng vào đêm giao thừa. Theo quan niệm của họ, đây là giờ lành tháng tốt, là giờ khắc tốt nhất trong năm, nên việc xuất gia tu hành gặp nhiều điều tốt đẹp cho bản thân người con mà còn cho cả gia đình.
- Ngày đầu tiên được gọi là Moha Sangkran hoặc Chol Sangkran Thmay (do cái tên này mà tại Thái Lan và Lào tết được gọi là Sangkran). Vào ngày này, tất cả rửa mặt với chậu nước thánh vào buổi sáng, rửa thân mình vào buổi trưa và rửa chân vào buổi tối trước khi đi ngủ để cầu mong may mắn. Sau khi tắm gội sạch sẽ, mặc quần áo đẹp, người ta mang lễ vật, chọn một giờ tốt (thường là lúc 7 giờ sáng, 5 giờ chiều hay 12 giờ khuya, tùy theo năm) để mang nhang đèn vào chùa làm lễ rước lịch Moha Sangkran. Theo sự điều khiển của một vị Acha, mọi người đứng xếp hàng và cùng với Moha Sangkran được đặt trong khay sơn son thếp vàng đưa lên kiệu khiêng, đi vòng quanh chính điện 3 vòng trang trọng. Đây vừa là lễ chào mừng năm mới vừa chờ điềm báo năm mới tốt hay xấu, tùy vào cuộc rước có hoàn thiện hay không, rồi mới vào chính điện làm lễ. Sau đó, tất cả vào lễ Phật, tụng kinh chúc mừng năm mới…Ban đêm, những người lớn tuổi tụ họp trong giảng đường nghe sư thuyết pháp, còn thanh niên nam nữ thì tham gia các trò chơi dân gian, hát Dù Kê, Rô Băm, múa Lăm Vông... tại sân chùa.
- Ngày thứ hai được gọi là ngày Wanabat hoặc Wonbơf (năm nhuận tổ chức 2 ngày) - lễ dâng cơm và đắp núi cát. Mỗi gia đình làm cơm dâng cho các vị sư; sãi ở chùa vào buổi sớm và trưa. Trước khi ăn, các nhà sư tụng kinh làm lễ tạ ơn những người làm ra vật thực, những người mang vật thực đến cho nhà chùa. Buổi chiều, tổ chức lễ đắp núi cát để tìm phúc duyên. Mọi người đắp cát thành nhiều ngọn núi nhỏ theo tám hướng và một núi ở trung tâm, tượng trưng cho vũ trụ. Tục đắp núi cát có ý nghĩa ngăn trở ma quỷ và những điều xấu, đồng thời nhắc nhở mọi người nên tích phúc để ngày một cao vời, lớn lao như núi và lan dần khắp bốn phương, tám hướng.
- Ngày thứ ba được gọi là Tngai Laeung Saka hoặc Lơm Săk hay còn gọi là ngày Lễ tắm Phật. Vào buổi sáng dâng cơm sáng cho các sư, họ tiếp tục nghe thuyết pháp. Chiều, đốt đèn nhang, dâng lễ vật, đưa nước có ướp hương thơm đến tắm tượng Phật. Biết ơn thương nhớ Đức Phật đồng thời gột rửa mọi điều không may của năm cũ, bước sang năm mới, mọi sự như ý. Sau đó tắm cho các vị sư sãi cao niên. Sau lễ tại chùa, mọi người rước các nhà sư tới nghĩa trang, để thực hiện lễ cầu siêu cho linh hồn những người quá cố. Sau đó ai về nhà
nấy, làm lễ tắm tượng Phật tại nhà mình, dâng cỗ chúc phúc ông bà cha mẹ, xin tha thứ những thiếu sót, lỗi lầm năm cũ.
Trong các ngày này mọi người đi thăm hỏi lẫn nhau, chúc nhau tài lộc, sức khoẻ, phát đạt và cùng nhau tham gia các trò vui. Thời gian có khi kéo dài hơn tuần mới trở lại cuộc sống thường nhật.
Lễ Chôl Chnăm Thmây có nghĩa là “Vào năm mới” ngoài đón mừng năm mới, nó còn có ý nghĩa chấm dứt thời kỳ nắng hạn, bước sang thời kỳ có nước trời dồi dào để chuẩn bị cho vụ mùa tới. Đây cũng là thời gian nhằm tạo điều kiện đồng bào còn có dịp vui chơi giải trí, sau một năm làm lụng vất vả. Ý nghĩa của nó, không chỉ thể hiện quan niệm của đồng bào Khmer về chu kỳ vận chuyển của một năm, lấy mùa mưa làm móc để đánh dấu thời gian; mà còn giáo dục con người về tấm lòng hiếu thảo, về ước mơ hạnh phúc, về ý thức hướng thiện và lòng biết ơn với ông bà, cha mẹ và những người có công đã qua đời.
b. Lễ Dolta
Hằng năm, cứ vào khoảng cuối tháng 8 âm lịch (Khmer gọi là tháng Photrobot), đồng bào Khmer lại tổ chức mừng lễ hội Sen Đolta, còn gọi là tết Sen Dolta, nhằm tưởng nhớ công ơn cha mẹ, họ hàng, cầu phước cho linh hồn những người đã khuất và tri ân tổ tiên đã khai phá đất đai, phù hộ cho phum, sóc an vui. Không tưng bừng, náo nức như lễ vào năm mới Chol Chnăm Thmây, cũng không nhộn nhịp như ngày hội Ook Om Bok, lễ Sen Đolta thâm trầm hơn, mang đậm những sắc thái văn hóa, tín ngưỡng đặc trưng văn hoá của người Khmer ở Sóc Trăng nói riêng và của người Khmer Nam Bộ nói chung. Và hơn thế nữa, lễ hội thể hiện được truyền thống đạo lý “cây có cội, nước có nguồn” của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mang tính nhân văn và tính giáo dục đạo đức sâu sắc. Bên cạnh đó, qua nội dung của lễ hội đã giúp cho gia đình sum họp, đầm ấm; thắt chặt tình đoàn kết thương yêu giúp đỡ nhau trong phum sóc. Vật Sen Dolta tượng trưng không thể thiếu được là bánh tét (đồng bào gọi là Nùm Chruôt) nhằm tượng trưng cho ý nghĩa đó.
“Sen Dolta” có nghĩa là “cúng ông bà”, do đó lễ hội Sen Dolta bắt nguồn từ tín ngưỡng dân gian. Từ xa xưa, đồng bào Khmer cho rằng ngoài thế giới hiện hữu còn có thế giới hồn linh; con người chỉ chết đi về thể xác, còn linh hồn thì vẫn tồn tại ở cõi vĩnh hằng. Xuất phát từ đó, hình thức “Sen” (cúng) là một lễ thức không thể thiếu trong đời sống tâm linh của đồng bào với mục đích là để vừa bày tỏ lòng biết ơn, vừa cầu mong đạt được những điều tốt lành, phước đức của người đang sống đối với người đã chết. Việc “Sen” chủ yếu nhằm vào
2 đối tượng là hồn linh những người đã chết có quan hệ huyết thống với mình và những người có công tạo lập, bảo vệ cộng đồng dân tộc.
Theo phong tục tập quán của dân tộc, người Khmer không có ngày giỗ kỵ hàng năm cho người chết (ngày nay, nếu có gia đình nào tổ chức đám giỗ hàng năm là do ảnh hưởng của người Việt và người Hoa), và đối với họ, việc thờ cúng tổ tiên cũng không quan trọng bởi họ quan niệm không có sự liên hệ giữa người sống và người chết, linh hồn của tổ tiên cũng không phù hộ cho họ được điều gì mong muốn nên họ tổ chức lễ chỉ là nhằm nhờ ơn cầu phước cho vong linh người quá cố chứ không phải để van vái ở người chết một điều gì như người Việt hay một số các dân tộc khác. Do đó hình thức cúng giỗ hàng năm trong từng gia đình đã được tổ chức thành một lễ chung cho toàn dân tộc Khmer gọi là lễ Đôn-ta. Theo truyền thống, lễ Đôn ta được tổ chức làm ba ngày như sau:
- Ngày thứ nhất: Gọi là ngày cúng tiếp đón. Mọi gia đình đều dọn dẹp bàn thơ Phật và Tổ tiên (nếu có), trái chiếu, mùng, mền, gối mới lên giường và sắp đặt một bộ quần áo mới cùng trà rượu, bánh trái ít nhiều tùy gia đình. Xong, họ dọn một mâm cơm ngon, xới bốn chén cơm, đốt đèn cầy, nhang rồi mời họ hàng, bà con lối xóm lại cùng cúng. Họ khấn vái mời linh hồn những người trong họ đã quá vãng về nhà ăn uống nghỉ ngơi. Họ khấn ba lần, mỗi lần đều có rót trà và rượu. Kế đó, họ gắp thức ăn mỗi thứ một ít để vào chén, đổ trà và rượu vào, rồi đem ra sân đổ cạnh hàng rào, cắm một cây nhang, mời các ma quỷ đã đưa ông bà về ăn ở lại vui chơi trong ba ngày lễ rồi lại đưa hồn ông bà về nơi cũ. Theo quan niệm của người Khmer, những ma quỷ này không dám lên mâm ăn chung với ông bà nên phải cho chúng ăn riêng.
Đến chiều, họ lại cúng linh hồn ông bà, rồi mời linh hồn ông bà cùng đi vào chùa, xem sư sãi tụng kinh lấy phước và xem múa hát vui chơi theo ý thích.
- Ngày thứ hai: Sau một đêm và một ngày ở chùa, đến chiều ngày thứ hai, họ lại đưa linh hồn ông bà về nhà. Họ lại làm cơm mời ông bà ăn và xin ông bà ở chơi với con cháu thêm một đêm nữa.
- Ngày thứ ba: là ngày "cúng đưa". Mỗi gai đình lại làm cơm cũng như ngày đầu, xơi cơm bốn chén rồi mời bà con, hàng xóm lại cúng phụ. Khấn đủ ba lần xong, họ cũng xới cơm, múc đồ ăn để vào chén, nhưng lần này họ đổ vào xuồng hoặc tàu buồm mà họ đã làm bằng bẹ chuối, bẹ cau để ông bà đem theo ăn dọc đường cho đến khi về nơi cũ. Trên xuồng, họ có treo cờ phướn hình tam giác, và khắc hình cá sấu, tắc kè ở đầu và đuôi từ bẹ cuối tránh tai nạn dọc đường. Xong xuôi, họ đem xuồng này thả trên sông hoặc mương rạch gần
nhà, rồi mời bà con dùng cơm, vui chơi cho đến chiều mới chấm dứt ngày lễ. Trong ngày cúng đưa này, nhiều nhà còn mời sư sãi lại tụng kinh cho thêm phần long trọng.
Lễ Sen Đônta hằng năm được tổ chức vào thời gian vụ mùa chính được cày cấy xong. Thời điểm mà đồng bào nông dân rảnh rỗi và cũng là giai đoạn các vị sư đang nhập hạ. Do đó,lễ này thể hiện đạo nghĩa, nói lên tấm lòng biết ơn của các thế hệ sau đối với các thế hệ trước. Nó còn là sự biểu hiện tấm lòng hiếu thảo của con cháu đối với ông bà cha mẹ, của những người công dân được hưởng thanh bình đối với các bậc tiền bối đã hi sinh vì nước, vì dân, vì lẻ phải, vì công bằng và sự tiến bộ của xã hội. Đồng thời lễ này, còn là dịp để đồng bào Phật tử Khmer thể hiện sự chăm lo đến việc tu học của những vị sư trong những ngày nhập hạ. Mặc khác, nó cũng là thời gian để đồng bào vui chơi sau những ngày lao động, cày cấy vất vả.
Có thể nói thông qua việc tổ chức lễ Sen Đônta, nó vừa góp phần giáo dục, nhắc nhở con người sống theo đạo lý vừa góp phần mở rộng, giao lưu và củng cố thêm những tình cảm tốt đẹp mang tính chất truyền thống của dân tộc, mở rộng khối đoàn kết giữa các dân tộc anh em ở chung phum sóc. Đồng thời, thông qua lễ Sen Đônta càng khẳng định thêm sự gắn bó giữa đạo Phật Tiểu Thừa với cuộc sống đời thường của đồng bào Phật Tử Khmer.
c. Lễ Ook Om Bok và hội đua ghe Ngo
Lễ Ook Om Bok được biết dưới những tên khác nhau như Lễ cúng trăng, lễ đút cốm dẹp hay lễ đưa nước. Đây là lễ lớn thứ ba trong năm của đồng bào Khmer Nam bộ, diễn ra vào trung tuần tháng Mười âm lịch (15/10), khi nước lũ rút khỏi ĐBSCL. Có nhiều cách giải thích khác nhau về nguồn gốc lễ này. Phần lớn nghiêng về thuyết có tên gọi là “cúng trăng” là vì lễ nhằm để tưởng nhớ đến công ơn mặt trăng, coi mặt trăng là một vị thần điều tiết mùa màng đã giúp con người được làm ăn khá giả trong năm.
Loại thức ăn rất đặc biệt dùng để cúng trong dịp lễ Ook Om Bok là cốm dẹp. Cốm dẹp là một lọai thức ăn được làm từ lúa nếp. Tháng Mười âm lịch là lúc nếp trên đồng vừa chín. Người ta gặt về rồi lấy hạt còn nguyên vỏ rang lên, giã (quết) bằng cối và chày gỗ cho dẹp lại (vì vậy mới có tên là “cốm dẹp”). Càng gần đến ngày rằm, tiếng cối chày quết cốm dẹp trong các sóc của đồng bào Khmer rộn vang rất rôm rã. Đến ngày lễ, sau khi cúng trăng xong, người lớn sẽ đút cốm dẹp cho trẻ em ăn. Vừa đút vừa hỏi “Con muốn được gì”, dĩ nhiên những đứa trẻ đã được dạy trước nên trả lời “Năm nay con muốn được nhiều gạo và tiền”. Sở dĩ có tục lệ này là vì người ta tin rằng sẽ làm ăn phát đạt trong mùa tới. Với hình thức như vậy nên gọi là lễ đút cốm dẹp.
Lễ Ook Om Bok và còn được gọi là lễ đưa nước, do phụ thuộc vào thiên nhiên và nhất là nước đóng vai trò quan trọng trong đời sống nông nghiệp và do vị trí địa lý khu vực họ đang sống nên cộng đồng người Khmer xem nước như vị thần có thể mang hạnh phúc cũng như tai họa, chính vì vậy vị thần không giận dữ, phẫn nộ giúp người dân có mùa vụ tốt tươi thì khi kết thúc vụ mùa người ta sẽ làm lễ tạ ơn. Lễ thể hiện tấm lòng biết ơn của con người đối với hiện tượng tự nhiên. Với quan niệm về vũ trụ và hình thức cũng như ý nghĩa của lễ như vậy nên có thể nhận thấy đây chính là kết quả của nền văn minh nông nghiệp. Ở đây là nông nghiệp lúa nước, vì người Khmer sinh sống trong khu vực địa lý chịu nhiều tác động và phụ thuộc vào thiên nhiên, nhất là lũ lụt theo mùa, trong khi hoạt động sản xuất chủ yếu chỉ là canh tác lúa nước.
Tiến trình lễ diễn ra: Cũng như nhiều lễ dân gian khác trên khắp thế giới, Ook Om Bok cũng có hai phần là lễ và hội.
Phần lễ chủ yếu là những họat động xung quanh nghi thức cúng trăng. Cúng trăng có thể tại chùa, tại nhà hoặc một nơi có thể nhìn thấy mặt trăng rõ ràng. Trước khi trăng mọc, người ta sẽ tụ tại đến những nơi này để chuẩn bị cúng trăng. Đầu tiên, người ta làm một cái cổng bằng cây tre, trúc rộng khoảng 3 mét, trang trí thật đẹp. Dưới cổng người ta kê một cái bàn bày các vật cúng. Ngoài cốm dẹp là lễ thức bắt buộc, còn có các loại vật phẩm cúng khác có nguồn gốc từ nông nghiệp như chuối, các loại khoai, trái cây, bánh kẹo... Mọi người ngồi chắp tay quay mặt về phía mặt trăng làm lễ chờ trăng lên. Khi trăng lên đến đỉnh, mặt trăng tỏa sáng, người ta đốt nhang đèn và rót trà làm lễ tạ ơn trăng. Ông chủ lễ sẽ khấn vái nói lên lòng biết ơn của đồng bào đối với mặt trăng, xin mặt trăng tiếp nhận những lễ vật do đồng bào dâng và chúc phúc cho loài người có sức khỏe dồi dào, được mưa thuận, gió hòa để mùa màng tốt đẹp, dân chúng hưởng được ấm no, hạnh phúc trong năm tới. Sau khi cúng, trẻ em được đút cốm dẹp như đã biết. Sau cùng, mọi người cùng vui vẻ dùng các thức ăn và các em múa hát, vui chơi các trò chơi dân gian.
Phần hội trong dịp lễ Ook Om Bok thường lôi cuốn tất cả ba dân tộc anh em (Khmer, Việt, Hoa) sống trên địa bàn cùng tham dự. Tâm điểm của mọi sự chú ý là các cuộc đua ghe Ngo – người Việt gọi đơn giản là “bơi đua”, rất vui tươi và hào hứng.
Hội đua ghe Ngo của dân tộc Khmer được bắt đầu vào khoảng lúc 13 giờ và kết thúc vào khoảng lúc 18 giờ, tức là tổ chức vào buổi chiều ngày lễ Ook Om Bok. Nhưng trước ngày đua, ban tổ chức đã tiến hành làm lễ hạ thủy cho những chiếc ghe Ngo để các đội đua có thể tập luyện. Dân gian gọi đây là lễ mặc áo cho ghe Ngo. Theo nghi thức, người ta cắm