Điều Kiện Tự Nhiên Và Tài Nguyên Thiên Nhiên‌

Sóc Trăng có diện tích tự nhiên 3.200km2 chiếm 8,05% điện tích của ĐBSCL và 0,96% điện tích của cả nước. Sóc Trăng có đường bờ biển dài 72km, có của sông lớn hướng ra biển Đông. Có cảng cá Trần Đề, gần cửa biển rất thuận lợi cho việc mở rộng đánh bắt thủy hải sản và giao thương đường biển với các nước trong khu vực.

Sóc Trăng còn có nhiều vùng có vị trí thuận lợi trong phát triển du lịch văn hóa của tỉnh. Với một dãy cù lao thuộc các huyện Kế Sách và Cù Lao Dung chạy dài ra tận biển Đông. Nơi đây có điều kiện tự nhiên thuận lợi, không khí trong lành, trái cây nhiệt đới phong phú, có truyền thống văn hóa đặc sắc với người dân rất hiếu khách. Một khi đưa vào khai thác hợp lí vùng cù lao sẽ là địa điểm lý tưởng để phát triển loại hình du lịch văn hóa và du lịch nghĩ dưỡng.

2.1.3. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên‌

- Khí hậu: Cũng giống như các tỉnh khác trong vùng ĐBSCL, Sóc Trăng thuộc vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa cận xích đạo. Khí hậu hàng năm có hai mùa rõ rệt là mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 11),với sự hoạt động của mùa Tây Nam và mùa khô (từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau) với gió mùa Đông Bắc. Tuy nhiên, ảnh hưởng của loại gió này rất yếu.

Nhiệt độ trung bình năm của tỉnh là 27,50C, cao nhất là 37,80C( tháng 4/1958), thấp

nhất 24,20C( tháng 1/1996) và hầu như không có chênh lệch lớn giữa các vùng trong tỉnh. Số giờ nắng bình quân hàng năm là 2.450 giờ. Độ ẩm trung bình năm là 84%, cao nhất là 90% vào mùa mưa, thấp nhất 76% vào mùa khô. Với biên độ nhiệt chênh lệch nhiệt độ giữa các tháng trong năm tương đối thấp khoảng 140C. Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.489mm - 90% lượng mưa thuộc các tháng từ tháng 5 đến tháng 11. Độ ẩm trung bình hàng năm là 84%. Lượng nước bốc hơi trung bình hàng năm khoảng 1.126mm. Tốc độ gió

trung bình khoảng 2,2 m/s. Tốc độ này nhanh hay chậm từng khu vực khác nhau, càng gần biển thì tốc độ càng lớn. Vào mùa gió chướng (từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau) luồng gió ngược dòng sông Hậu với tốc độ khoảng 6 - 11 m/s (khi cao nhất có thể đến 17 m/s) và chính nó là nguyên nhân gây nên hiện tượng xâm thực của nứơc mặn vào đất liền lớn vào mùa này.

Với điều kiện khí hậu như vậy, Sóc Trăng là khu vực rất lý tưởng cho phát triển du lịch, du khác có thể đến tham quan vào bất cứ mùa nào trong năm. Tuy nhiên, do độ ẩm tương đối cao là điều kiện thuận lợi cho các mầm bệnh phát triển, do đó cần có biện pháp phòng chống nhằm đảm bảo an toàn cho du khách.

- Địa hình: Sóc Trăng có địa hình thấp và tương đối bằng phẳng. Độ cao cốt đất tuyệt đối từ 0,4 - 1,5 m, độ dốc thay đổi khoảng 45 cm/km chiều dài. Nhìn chung địa hình tỉnh Sóc Trăng có dạng lòng chảo, cao ở phía sông Hậu và biển Đông thấp dần vào trong, vùng thấp nhất là phía Tây và Tây Bắc. Tiểu địa hình có dạng gợn sóng không đều, xen kẽ là những giồng cát địa hình tương đối cao và những vùng thấp trũng nhiễm mặn, phèn. Đó là những dấu vết trầm tích của thời kỳ vận động biển tiến và lùi tạo nên các giồng cát và các bưng trũng ở các huyện Mỹ Tú, thị xã Sóc Trăng, Mỹ Xuyên, Long Phú, Vĩnh Châu. Vùng đất phèn có địa hình lòng chảo ở phía Tây và ven kinh Cái Côn có cao trình rất thấp, từ 0 - 0,5 m, mùa mưa thường bị ngập úng làm ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất và đời sống nhân dân trong vùng. Vùng cù lao trên sông Hậu cũng có cao trình thấp, thường bị ngập khi triều cường, vì vậy để đảm bảo sản xuất phải có hệ thống đê bao chống lũ. Với địa hình đó, Sóc Trăng chưa có nhiều lợi thế về du lịch so với các tỉnh có vùng đồi núi. Tuy nhiên, Sóc Trăng với địa hình bằng phẳng, đất đai màu mỡ, với những vườn trái cây xum xuê trĩu quả, ruộng lúa thẳng cánh cò bay lại là điều kiện thuận lợi để phát triển các loại hình du lịch hấp dẫn như: homestay, du lịch văn hóa...

- Thủy văn: Sóc Trăng có hệ thống kênh rạch chằng chịt và chịu ảnh hường của chế độ thủy triều ngày lên xuống 2 lần, mực triều dao động trung bình từ 0,6 m đến 1,4 m. Thủy triều vùng biển không những gắn liền với các hoạt động sản xuất, sinh hoạt của cư dân địa phương, mà còn mang lại nhiều điều lỳ thú cho du khách khi đến tham quan, du lịch và tìm hiểu hệ sinh thái rừng tự nhiên.

- Tài nguyên đất: Sóc Trăng có tổng diện tích đất tự nhiên là 331.176,29 ha. Đất đai của Sóc Trăng có độ phì nhiêu cao, thích hợp cho việc phát triển cây lúa nước, cây công nghiệp ngắn ngày như: mía, đậu nành, bắp, các loại rau màu như hành, tỏi và các loại cây ăn trái như bưởi, xoài, sầu riêng... Hiện đất nông nghiệp là 276.677 ha, chiếm 82,89%; trong đó, đất sản xuất nông nghiệp là 205.748 ha (chiếm 62,13%), đất lâm nghiệp có rừng 11.356 ha (chiếm 3,43%), đất nuôi trồng thuỷ sản 54.373 ha (chiếm 16,42%), đất làm muối và đất nông nghiệp khác chiếm 0,97%. Trong tổng số 205.748 ha đất sản xuất nông nghiệp có

144.156 ha sử dụng cho canh tác lúa, 21.401 ha cây hàng năm khác và 40.191 ha dùng trồng cây lâu năm và cây ăn trái. Riêng đất phi nông nghiệp là 53.963 ha và 2.536 ha đất chưa sử dụng1


1 Niên giám thống kê Sóc Trăng 2009

Mặc dù còn một số hạn chế về điều kiện tự nhiên như thiếu nước ngọt và bị xâm nhập mặn trong mùa khô, một số khu vực bị nhiễm phèn, nhưng việc sử dụng đất ở Sóc Trăng lại có nhiều thuận lợi cơ bản để phát triển nông, ngư nghiệp đa dạng và trên cơ sở đó hình thành những khu du lịch văn hóa phong phú.

Đặc biệt, Sóc Trăng còn có dải cù lao thuộc huyện Kế Sách, Long Phú và Cù Lao Dung chạy dài ra tận cửa biển với nhiều cây trái nhiệt đới, không khí trong lành như cồn Mỹ Phước, Khu du lịch Song Phụng, Cù Lao Dung... là địa điểm lý tưởng để phát triển loại hình du lịch văn hóa.

- Tài nguyên rừng

Sóc Trăng còn có nguồn tài nguyên rừng với diện tích 11356 ha với các loại cây chính: Tràm, bần, giá, vẹt, đước, dừa nước phân bố ở 4 huyện Vĩnh Châu, Long Phú, Mỹ Tú và Cù Lao Dung. Rừng của Sóc Trăng thuộc hệ rừng ngập mặn ven biển và rừng tràm ở khu vực đất nhiễm phèn.

Với chủ trương giao đất giao rừng cho nhân dân đầu tư theo hướng thâm canh, thực hiện mô hình – nông – lâm – ngư kết hợp, Sóc Trăng sẽ tạo điều kiện tốt để phát triển sản xuất, cải thiện môi trường, môi sinh, nâng cao mức sống dân cư, tạo cơ sở cho phát triển du lịch.

- Tài nguyên nước

Nguồn nước từ sông Hậu thông qua hệ thống kênh rạch chằng chịt là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho sản xuất và sinh hoạt của tỉnh. Ngoài ra, nguồng nước ngầm ở độ sâu từ 100 – 180m, có chất lượng khá tốt có thể khai thác phục vụ cho sinh hoạt hằng ngày. Nhà máy nước Sóc Trăng đã khai thác nguồn nước ngầm ở độ sâu khoảng 490 m, có trữ lượng khá lớn phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân ở thành phố Sóc Trăng, đặt biệt là mạch nước nóng tự nhiên vùng Mỹ Xuyên và phường 2, thành phố Sóc Trăng đang được khai thác phục vụ sinh hoạt. Ngoài ra, Sóc Trăng còn có loại nướ ngầm mạch nông từ 5 – 30m, lưu lượng tùy thuộc vào lượng nước mưa, bị nhiễm mặn vào mùa khô.

Sông rạch ở Sóc Trăng rất phát triển với chiều dài hơn 3000 km, là một nguồn tài nguyên phong phú phục vụ cho việc đi lại của dân cư, đưa lượng phù sa lớn về bồi đắp cho những cánh đồng, hình thành nên những cù lao màu mỡ thuận lợi ho trồng cầy ăn trái, là nguồn tài nguyên quí giá phục vụ cho du lịch. Mặc dù Sóc Trăng có rất nhiều con sông chảy qua, nhưng có thể nói: Sông Hậu, sông Mỹ Thanh và kênh Quản Lộ - Phụng Hiệp là ba con sông chính có vai trò quan trọng trong việc hình thành nên hệ thống sông ngòi ở Sóc Trăng.

+ Tài nguyên biển

Biển Sóc Trăng theo điều tra bước đầu, vùng biển có trữ lượng trên 1,2 triệu tấn, khả năng khai thác hàng năm 630.000 tấn. Đây là vùng biển có trữ lượng thủy sản lớn với nhiều loại tôm, cá, có giá trị kinh tế lớn như: cá hồng, gộc, sao, thu, chim, đường, dứa...

Sóc Trăng có 72 km bờ biển, có nguồn hải sản đáng kể bao gồm cá đáy, cá nổi và tôm. Sóc Trăng có nhiều thuận lợi trong phát triển kinh tế biển tổng hợp, thuỷ hải sản, nông

- lâm nghiệp biển, công nghiệp hướng biển, thương cảng, cảng cá, dịch vụ cảng biển, xuất nhập khẩu, du lịch và vận tải biển.

Những kết quả thăm dò bước đầu cho thấy dưới thềm lục địa ngoài khơi gần Sóc Trăng (Nam Côn Sơn) còn có triển vọng về việc khai thác dầu, khí đốt...khi đưa vào khai thác sẽ đáp ứng ngày càng tốt hơn đời sống cư dân của khu vực ĐBSCL và tạo điều kiện đưa khu vực này phát triển.

2.1.4. Điều kiện kinh tế xã hội‌

- Dân cư và lao động: Năm 2010, dân số của Sóc Trăng là 1.300.826 người, mật độ dân số đạt 393 người/km2. Dân cư Sóc Trăng chủ yếu là ba dân tộc Kinh (835.629 người, chiếm 64,23%), Khmer (399.463 người, chiếm 30,71%), Hoa (65.311 người, chiếm 5,02%) đã cùng chung sức khai phá, xây dựng và bảo vệ vùng đất này. Trải qua bao thăng trầm biến cố và phát triển của lịch sử, các dân tộc ở tỉnh Sóc Trăng đã có mối quan hệ gắn bó huyết thống, xây dựng nên tinh thần thân ái, đùm bọc lẫn nhau trong cơn hoạn nạn, giúp đỡ nhau trong lao động sản xuất, tôn trọng nhau trong sinh hoạt, phong tục tập quán, tự do tín ngưỡng.v.v... tạo nên cuộc sống hài hòa về kinh tế, văn hóa, xã hội của cộng đồng các dân

tộc. Đặc biệt, trong quan hệ giao tiếp, người dân lao động ở đây còn thể hiện đức tính quý trọng nhân nghĩa, thẳng thắn, bộc trực, sống hào phóng, giản dị, tình cảm mộc mạc chân thành, đó là bản tính truyền thống của người dân Nam bộ nói chung và người dân Sóc Trăng nói riêng.

Năm 2009, dân số hoạt động kinh tế của tỉnh là 793.979 người, chiếm 61,39% tổng số dân. Người lao động tỉnh Sóc Trăng cần cù, sáng tạo, cò kinh nghiệm sản xuất phong phú gắn với truyền thống của dân tộc, đặc biệt trong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, tiểu thủ công nghiệp...đã được tích lũy qua nhiều thế hệ.

Chất lượng lao động của tỉnh ngày càng được nâng cao nhờ những thành tựu trong phát triển văn hóa, giáo dục, y tế. Tuy nhiên, so với yêu cầu hiện nay, lược lượng lao động

có trình độ cao vẫn còn mỏng, đặc biệt đội ngũ cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật lành nghề còn thiếu nhiều.

Bảng 2.2: Cơ cấu lao động phân theo trình độ chuyên môn kĩ thuật tỉnh Sóc Trăng năm 2009

Trình độ

Số người

Tỷ lệ (%)

Tổng số lao động

793.979

100.00

- Đã qua đào tạo

188.252

23.71

+ Cao đẳng, đại học và trên đại học

16.672

2.1

+ Trung học chuyên nghiệp

21.913

2.76

+ Có chứng chỉ nghề sơ cấp

149.667

18.85

- Chưa qua đào tạo

605.727

76.29

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

Nghiên giá trị văn hóa dân tộc Khmer tỉnh Sóc Trăng phục vụ cho phát triển du lịch - 6

Nguồn: Niên giám thống kê Sóc Trăng năm 2009

- Giao thông vận tải

Mạng lưới giao thong của tỉnh dược hình thành từ lâu và phân bố tương đối đều khắp cả đường thủy lẫn đường bộ. Mạng lưới phát triển theo các tuyến nối liền các trung tâm kinh tế - xã hội trong tỉnh, trung tâm tỉnh với các trung tâm huyện và các khu vực dân cư với nhau, giữa nông thôn và thành thị.

Tuyến quốc lộ 60, lộ Nam sông Hậu nối Sóc Trăng với Trà Vinh, Sóc Trăng, Tiền Giang. Đây sẽ là điều kiện tốt, thuận lợi để phát triển khu vực ven biển, hạ lưu sông Hậu, xây dựng vùng này trở thành một vùng kinh tế - công nghiệp – dịch vụ.

Trục giao thông chiến lược quốc lộ 1A chạy xuyên qua trung tâm địa phận Sóc Trăng là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển cân bằng các khu vực kinh tế trong tỉnh. Cầu Cần Thơ đã đưa vào sử dụng là một thuận lợi rất lớn cho giao thông Sóc Trăng, giúp cho mối lien hệ giữa Sóc Trăng với các địa phương khác dễ dàng hơn.

Bên cạnh đó công trình xây dựng giao thông nông thôn (QĐ 99/TTG) hầu hết các xã trong địa bàn tỉnh điều đã đươc nâng cấp, nhiều tuyến đường liên xã, liên ấp đã xi măng hóa do Nhà nước và nhân dân cùng làm đã hoàn thành, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động kinh tế và giao lưu văn hóa giữa thành thị và nông thôn.

ĐBSCL với đặc thù là giao thông vận tải đường thủy, thì Sóc Trăng cũng không ngoại lệ. Đường thủy ở Sóc Trăng có thể đi đến tất cả các tỉnh ở khu vực Nam Bộ, ngược

dòng Mekong có thể giao lưu với Campuchia, Lào và xuôi dòng Mekong ra biển Đông và đi khắp nơi trên thế giới.

Với tổng chiều dài đường thủy 1.462,35km, Sóc Trăng có vị thế hết sức quan trọng đối với một tỉnh đồng bằng. Đặc biệt trong tỉnh có 2 tuyến đường thủy quan trọng:

- Tuyến sông Hậu: chạy dọc Tây Bắc tỉnh, thông qua hai của biển Định An và Trần Đề.

- Tuyến kênh Quản Lộ - Phụng Hiệp là đoạn ngắn nhất từ sông Hậu đi Sóc Trăng.

- Hệ thống điện, nước và viễn thông

Hiện toàn tỉnh có 100% xã có điện trung thế. Tại các trung tâm dân cư, lưới điện đủ cung cấp cho nhu cầu sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp. Việc phát triển mạng lưới điện đến các vùng sâu, vùng xa đã tạo ra những thay đổi và phát triển rõ nét ở nông thôn. Bên cạnh đó việc hoàn thành và đưa vào sử dụng điện 22KVA vượt sông Hậu sang các xã ở Cù Lao Dung, Phong Nẫm và Mỹ Phước là điều kiện rất thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội cho khu vực này.

Vấn đề cung cấp nước sạch của tỉnh trong những năm qua đã được sự quan tâm đúng mức của chính quyền. Công suất của nhà máy nước đã được nâng cấp lên khoảng 35.000m3/ngày. Tính đến nay tất cả các huyện và thành phố trong tỉnh điều có nước sinh hoạt tuy nhiên ở những vùng sâu nước máy không đến được, người dân tự khoang giếng nước để sử dụng.

Để thực hiện thắng lợi chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn từ 2001 – 2010, nâng tỷ lệ người dân nông thôn được sử dụng nước sạch từ 45% năm 2000 lên 95% năm 2010. Tỉnh đã đầu tư thêm một trạm cấp nước tập trung với công suất thiết kế 20m3/h, khả năng phục vụ cấp nước sạch cho hơn 600 hộ. Mỗi cụm kinh tế xã hội sẽ đầu tư hệ thống cấp nước nhỏ với công suất thiết kế 5m3/h, khả năng cung cấp nước sạch hợp vệ sinh cho 70 – 150 hộ.

Nhu cầu cấp nước sạch cho người dân nông thôn trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2000 - 2010 là 763.400 người, tương đương 127.300 hộ dân. Theo chi cục vùng kinh tế mới và nước sinh hoạt nông thôn dự kiến quy hoạch về cấp nước 2000 – 2010 sẽ đầu tư thêm 60 trạm cấp nước tập trung, 648 hộ nối mạng (5m3/h) 16.600 giếng khoan nông và 1310 bể chứa nước mưa.

Nhìn chung, dịch vụ bưu chính viễn thông của tỉnh hiện nay đã đáp ứng nhu cầu thông tin phục vụ, theo kịp nhu cầu phát triển kinh tế của địa phương và cả nước.

Mạng dịch vụ viễn thông gồm có: 1 mạng điện thoại di động Vinaphone với 3 trạm BTS, 1 mạng điện thoại di động Mobifone với một trạm BTS, 1 mạng nhắn tin toàn quốc, mạng Viettel của quân đội.

Hiện tại bưu điện Sóc Trăng đang hoạt động, với mạng điện thoại di động, nhắn tin, dịch vụ internet...tạo điều kiện cho hoạt động thông tin trong tỉnh và ngoài tỉnh được nhanh chóng và thuận lợi. Hiện nay, tất cả các xã, phường trong tỉnh đều có sơ sở bưu điện, các hoạt động bưu chính viễn thông đều diễn ra khá thuận lợi và thông suốt với các địa phương khác trong cả nước và với nước ngoài.

- Giáo dục.

Giáo dục và đào tạo Sóc Trăng trong thời gian qua đã có bước phát triển mạnh. Toàn tỉnh hiện nay có: 3 trường cao đẳng (trường Cao đẳng nghề Sóc Trăng, trường Cao đẳng cộng đồng Sóc Trăng, trường Cao đẳng sư phạm Sóc Trăng); 4 trường trung cấp (trường Trung cấp nghề thanh niên dân tộc huyện Vĩnh Châu, trường Trung học Y tế, Phân hiệu I Trường kỹ thuật nghiệp vụ - Giao thông Vận tải, trường Trung học văn hoá nghệ thuật); Trung tâm dạy nghề các huyện, thành phố và trung tâm GDTX liêt kết với các trường đại học trong cả nước để liên kết đào tạo nguồn nhân lực có trình độ đại học.

- Đường lối chính sách

Tất cả các dự án đầu tư vào tỉnh Sóc Trăng đều được hưởng ưu đãi, mức độ ưu đãi tùy thuộc vào lĩnh vực và địa bàn đầu tư, cụ thể như sau:

- Miễn, giảm tiền sử dụng đất: áp dụng theo quy định tại Điều 1, Nghị định số 44/2008/NĐ- CP của Chính phủ.

- Miễn tiền thuê đất: Áp dụng theo quy định tại Điều 14, Nghị định số 142/2005/NĐ-CP của Chính phủ .

- Miễn, giảm thuế nhập khẩu máy móc, thiết bị tạo tài sản cố định: Áp dụng theo quy định tại Nghị định số 149/2005/NĐ-CP của Chính phủ.

- Giảm thuế thu nhập doanh nghiệp: áp dụng theo quy định tại Điều 15, Nghị định số 124/2008/NĐ-CP của Chính phủ .

- Miễn thuế, giảm thuế: áp dụng theo quy định tại Điều 16, Nghị định số 124/2008/NĐ-CP của Chính phủ

- Khuyến khích và hỗ trợ đầu tư bao gồm hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động; Hỗ trợ xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại; Hỗ trợ chuyển giao công nghệ; và hỗ trợ phát triển và dịch vụ đầu tư, bao gồm cả tín dụng đầu tư phát triển: Áp dụng theo quy định tại Nghị định số

108/2006/NĐ-CP của Chính phủ và Quyết định số 47/2006/QĐ-UBND của UBND tỉnh Sóc Trăng.

2.2. KHÁI QUÁT VỀ NGƯỜI KHMER TỈNH SÓC TRĂNG‌

2.2.1. Đặc điểm tổ chức xã hội‌

Sóc Trăng là một trong những địa phương có số lượng người Khmer sinh sông đông nhất ĐBSCL. Tính đến năm 2009, người Khmer chiếm 28,97% dân số toàn tỉnh, phân bố ở tất cả các huyện. Tuy nhiêu, sự phân bố người Khmer trên địa bàn tỉnh không đồng đều, điều này được thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 2.3: Dân số và tỷ lệ dân tộc Khmer phân theo huyện tại Sóc Trăng năm 2010

STT

Tên huyện/thành phố

Dân số

(người)

Tỷ lệ so với tổng

số dân (%)

Toàn tỉnh

399463

30.71

1

TP Sóc Trăng

31784

23.22

2

Huyện Cù Lao Dung

4040

6.38

3

Huyện Kế Sách

17334

10.92

4

Huyện Châu Thành

48505

47.85

5

Huyện Mỹ Tú

26420

24.69

6

Huyện Mỹ Xuyên

51807

33.13

7

Huyện Ngã Năm

5319

6.63

8

Huyện Trần Đề

65386

49.08

9

Huyện Thạnh Trị

29535

34.31

10

Huyện Vĩnh Châu

87105

52.85

11

Huyện Long Phú

32228

28.56

(Nguồn: Niên giám thống kê Sóc Trăng 2010)


Đặc điểm tổ chức xã hội của người Khmer Sóc Trăng nhìn chung giống với người Khmer Nanm bộ. Đơn vị cư trú truyền thống của người Khmer ở Sóc Trăng hiện còn tồn tại là phum. Phum của người Khmer ở Sóc Trăng không chỉ có những hộ có quan hệ thân thuộc, mà đã mở rộng rất nhiều. Có phum có khoảng 50 hộ, cũng có phum lớn đến hơn 200 hộ. Như vậy, phum – đơn vị cư trú của người Khmer Sóc Trăng – không phải là “phum

Xem tất cả 129 trang.

Ngày đăng: 20/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí