Nghiên giá trị văn hóa dân tộc Khmer tỉnh Sóc Trăng phục vụ cho phát triển du lịch - 8

ngọc. Trong chùa Khmer, Krũd được đúc bằng xi măng có tô điểm để ở trên đầu cột hàng ngoài.

Tượng tiên nữ - Kẽnnâr: Kẽnnâr với gương mặt rất đẹp và hiền lành, thân hình mềm mại. Cũng giống như Krũd, Kẽnnâr được đúc bằng xi măng và đặt trang trí ở đầu cột hàng ngoài. Có ngôi chùa chỉ trang trí bằng Kẽnnâr, ngược lại có chùa chỉ tranh trí bằng Krũd, tùy theo sở thích của Lục cả.

Tượng Reahu: Đây là mô típ trang trí độc đáo thường thấy trên những tấm đà dựng trước cổng chùa. Reahu được thể hiện rất da dạng với đặc điểm chung là mặt dữ tợn, không có mình, hai tay cầm mặt trời hay mặt trăng để nuốt vào bụng. Hoặc một dạng khác, miện Reahu đang phun ra một trận cuồng phong dữ dội, Reahu là một nhân vật đặc biệt trong truyện cổ tích có mầu sắc tôn giáo của người Khmer.

Tượng linh thú – Reach cha sei: Reach cha sei là vật linh trong thân thoại Khmer – tương tự như con Ly trong tứ linh của người Việt hoặc con Lân trong thân thoại Trung Quốc. Reach cha sei có hình dạng khác thường: đầu rồng, mình sư tử, chân trâu. Theo truyền thuyết Reach cha sei là con vật mạnh nhất trong các loại thú. Trong chùa, Reach cha sei được dùng để trang trí ở các bậc tam cấp hoặc hành lang, cũng có khi được tạc thành nghế ngồi cho các sư ngồi thuyết pháp.

Tượng rắn thần Naga: Rắn thần Naga là con vật tượng trưng cho dân tộc Khmer. Theo truyền thuyết, tộc người Khmer là do sự kết hợp huyết thống giữa vị hoàng tử Ấn Độ với con gái Long Vương. Rắn thần Naga được thể hiện trong tư thế phùng mang có 9 đầu. Đầu rắn thần Naga thường được trang trí trên mái ngói, cổng rào. Đuôi rắn thần Naga cũng là một mo típ trang trí độc đáo, thường thấy trên đỉnh nóc chùa, hoặc lan can các bậc tam cấp dẫn vào chính điện, làm cho toàn bộ ngôi chùa có cảm giác nhẹ nhàng hơn cao hơn.

Tượng vua khỉ Hanuman: Trong truyện Reamker Khmer, Hanuman là một khỉ thần, con của nàng Svahay và thần Shiva. Hanuman có nhiều phép thuật và sức mạnh phi thường, cá tính nóng nảy nhưng rất cương trực và anh hùng. Phù điêu thể hiện Hanuman trong tư thế chiến đấu anh hùng với bọn Chằn.

Tượng rồng – Pu chông: Rồng Khmer có hình dạng rất đặc biệt, không có chân. Đầu rồng có 3 sừng, bờm lông cứng mọc tua tủa phía sau gáy. Pu chông thường được đặt trên nóc mái nhà, trang trí trên khung cửa. Ở một số ngôi chùa hình rông được vẽ quấn quanh cột trong chính điện, có khi không phải rồng Khmer mà là rồng Trung Quốc. Trong phật tích, người Khmer thường kể lại rằng: Rồng là con vật linh thiêng, tự nó biến thành

thuyền chở Đức Phật vượt biển đến nơi giảng kinh cứu độ chúng sinh. Do có công lao như vậy, người Khmer thường đưa rồng lên mái nhà với ý đồ mong muốn Đức Phật dừng chân lại vùng đất của họ và cứu vớt họ thoát khỏi trầm luân.

Tượng nữ thần đất – Neang Hingthôrui: Gần bên tượng phật, thường có hình tượng nữ thần đất Neang Hingthôrui đứng xỏa tóc dài chấm đất. Neang Hingthôrui được vẽ hoặc đắp nổi đứng bên tượng phật như lúc nào cũng hiện ra che chở cho Đức Phật. Theo phật tích, khi Đức Phật ngồi tu dưới cây bồ đề, có con lục ma vương Mearea hiện ra quấy phá. Neang Hingthôrui liền hiện ra che chở cho Đức Phật, nàng xõa tóc dài biến thành dòng nước lũ cuốn trôi cả lũ ma vương.

Tượng vũ nữ Apsara: Ở một số chùa có vẽ hoặc đắp nổi hình tượng vũ nữ Apsara trên tràn nhà hoặc trên tường, phía trong hoặc phía ngoài ngôi chùa. Những vũ nữ này được thể hiện trong tư thế các điệu múa dâng hoa cho Phật với một nhiệp điệu, một sự hài hòa chung về động tác, đường nét, tạo thành một vẽ đẹp dịu dàng, uyển chuyển.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

Ngoài ra, nói về nghệ thuật điêu khắc tượng của người Khmer còn có một số tượng khác như: Cọp, cá sấu, chim phụng... cũng được dùng để trang trí trong chùa Khmer.

Như vây, nghệ thuật điêu khắc của người Khmer thể hiện những triết lý sâu sắc của phật giáo, mỗi hình tượng đều mang một ý nghĩa riêng. Đối với những ai một lần nhìn thấy những hình tượng điêu khắc này cũng mong muốn hiểu được ý nghĩa của nó. Trong hoạt động du lịch những sự vật hiện tượng có hàm chứa ý nghĩa triế lý nhân sinh đều rất thu hút sự quan tâm của du khách. Do đó, khi khai thác du lịch dựa trên cơ sở giá trị văn hóa của người Khmer, không thể bỏ qua nghệ thuật điêu khắc tượng.

Nghiên giá trị văn hóa dân tộc Khmer tỉnh Sóc Trăng phục vụ cho phát triển du lịch - 8

2.3.1.3. Nhà ở

Dân tộc Khmer cũng giống như nhiều dân tộc khác ở Đông Nam Á nhà sàn là loại nhà truyền thống. Nhà sàn tránh ngập nước và cách ly sự quấy phá của thú rừng, đồng thời lại phù hợp với điều kiện nóng ẩm của vùng nhiệt đới. Vật liệu chủ yếu là các loại gỗ rừng, bộ khung nhà theo kiểu khung liền cột, chịu lực chắc chắn, chân mái dốc để tránh tác động của thời tiết. Theo tập quán, việc cất nhà trên được lý giải theo yếu tố tâm linh. Người Khmer quan niệm khoảng không mà các vị thần linh luân chuyển là dưới lòng đất và sát trên mặt đất. Do đó, để tránh va trạm với các vị thần, họ cất nhà phải cao hơn so với mặt đất một khoảng cách nhất định. Cách giải thích này là do ảnh hưởng của triết lý âm sinh, người

Khmer cổ theo chế độ mẫu hệ nên họ rất tôn trọng các nữ thần đất5. Tuy nhiên ngày nay, nhà sàn nếu còn, mục đích chính là để tránh ngập lụt, nhất là vào mùa nước lũ.

Kiến trúc nhà ở theo tập quán của người Khmer, họ thường dùng số lẻ trong việc ấn định kích thước và thường quay mặt về hướng Đông. Song trong quá trình cộng cư lâu dai với người Việt và các điều kiện môi sinh đã làm thay đổi khá nhiều về nhà ở, điều kiện nhà ở phản ánh địa vị xã hội, điều kiện kinh tế của chủ nhân chúng.

Trong một căn nhà của người Khmer, đều được chia ra làm hai phần: Nhà trên và nhà dưới. Nhà trên thường gồm mái trước với các chức năng liên hệ đến xã hội, tín ngưỡng. Các vật dụng bàn ghế, bàn thờ… được bày trí ở đây. Nhà sau tương ứng với mái sau, là buồng ở hai bên vách, bếp và nhà kho được đặt ở đây nếu căn nhà không có chái ở bên hông hoặc phía sau.

Nơi tiếp khách được đặt bộ bàn ghế bằng tre cổ truyền, hoặc các loại bàn mặt gỗ khác. Tủ kính thường trưng bày các ly, tách hoặc gối thêu đẹp mắt (dành cho khách nằm). Bàn thờ ở giữa nhà được thờ hình tương Phật, hoặc hình cha, mẹ, ông, bà đã qua đời.

Các bộ ván, đi văng ở nhà trên dành cho thanh niên hoặc người già, trong buồng giành cho phụ nữ và những đôi vợ chồng. Ở nhà kho thường chứa các công cụ canh tác nông nghiệp và hạt giống.

Việc bày trí trong các ngôi nhà người Khmer đã thể hiện ra tính dân tộc và đặc điểm kinh tế xã hội. Căn nhà là nơi trú ẩn cho gia đình với sự sắp đặt rõ ràng cho hai phái nam và nữ. Tính dân tộc được thể hiện ở nhà trên, nơi có chức năng tín ngưỡng và là nơi giao tiếp với bên ngoài. Nhà kho là một chứng tích cho cư dân nông nghiệp, với đầy đủ các dụng cụ sản xuất, canh tác.

2.3.1.4. Trang phục

Trang phục truyền thống của dân tộc Khmer mang điểm khác biệt ở lối mặc váy và phong cách trang phục gắn với tín giáo đạo Phật. Nam nữ trước đây đều mặc xà rông bằng tơ tằm do họ tự dệt. Thanh niên ngày nay thích mặc quần âu với áo sơmi. Chỉ đặc biệt trong cưới xin, nam nữ mới mặc quần áo truyền thống.

Về trang phục nam, nam thanh niên hiện nay khi ở nhà thường không mặc áo và quấn chiếc “xà rông” (Hôl) kẻ sọc. Những người nam giới đứng tuổi, người già thường mặc quần áo bà ba màu đen, quấn khăn rằn trên đầu. Trong dịp lễ, tết họ mặc áo bà ba trắng, quần đen hoặc áo đen với chiếc khăn rằn luôn quấn trên đầu và quàng khăn quàng trắng chéo ngang


5 Phạm Thị Yến Tuyết – Nhà ở, trang phục, ăn uống của các dân tộc ĐBSCL, Tr 129-138, NXB KHXH&NV, 1993

hông vắt lên vai trái. Trong đám cưới, chú rể thường mặt bộ xà rông (Hôl) và áo ngắn bỏ ngoài màu đỏ, cổ đứng với hàng khuy trước ngực, quàng khăn trắng (Kăl xinh) vắt qua vai trái và đeo thêm “con dao cưới” (Kâm pách) với ý nghĩa bảo vệ cô dâu.

Về trang phục nữ, cách đây vài chục năm, phụ nữ Khmer Nam Bộ thường mặc “xăm pốt” (váy) một loại váy hình ống, kín, làm bằng tơ tằm. Xăm pốt điển hình là loại xăm pốt chân khen. Đó là một loại váy hở, quấn quanh thân và có một vài mô típ hoa văn tương tự như những loại váy có cùng cách tạo hình của môt số dân tộc khác nhưng khác ở chỗ là cách mang váy vào thân. Với tộc người Khmer, cách mang váy vào thân rất đặc biệt và có thể xem là đặc trưng độc đáo của dân tộc này. Họ luồn váy giữa hai chân từ sau ra trước rồi kéo lên vắt cạnh hông tạo thành dạng như chiếc quần ngắn và rộng. Họ thường mặc xăm pốt trong những ngày lễ lớn, mỗi ngày mặc một màu khác nhau trong suốt tuần lễ đó và họ gọi là loại xăm pốt pha muông. Ngày nay các loại xăm pốt trên ít được thấy trong đời sống thường nhật chỉ được thấy nhiều trên sân khấu văn nghệ cổ truyền bởi vì người Khmer đã và đang chịu ảnh hưởng văn hóa Kinh và Chăm qua trang phục. Trong dịp lễ, Tết, họ lại mặc áo dài Khmer (Wện) giống với chiếc áo dài của phụ nữ Chăm: áo bịt tà, thân áo rộng và dài qua gối, cổ áo thấp và xẻ trước ngực vừa đủ để chui đầu vào, tay áo chật, hai bên sườn thường ghép thêm bốn miếng vải thường hoặc vải màu khéo dài từ nách đến gấu áo. Bên cạnh đó, phụ nữ Khmer còn phổ biến loại khăn Krama dệt ô vuông màu xanh, đỏ trên nền trắng. Vào ngày cưới, các cô dâu thường mặc chiếc xăm pốt hôl màu tím sẫm hay hồng cánh sen, áo dài tăm pông màu đỏ thẩm, quàng khăn chéo qua người, đội mũ Pkel Plac hay loại mũ tháp nhọn nhiều tầng bằng kim loại hay giấy bồi.

Trong xu thế phát triển hiện nay, trang phục của người Khmer đã có sự giao thoa với trang phục người Việt, thông thường những trang phục truyền thống chỉ xuất hiện vào những dip lễ hội. Do đó, trong phát triển du lịch để tạo được nét độc đáo màng đậm tính dân tộc trong sản phẩm du lịch thiết nghĩ nên xây dựng mô hình “Làng dân tộc”, khuyến khích người sử dụng rộng rãi những trang phục truyền thống của dân tộc minh, có như vậy mới tạo được nét độc đáo trong sản phẩm du lịch, tạo được nét mới lạ với du khách.

2.3.1.5. Ẩm thực

Người Khmer trồng được hơn 150 giống lúa tẻ và nếp khác nhau nên họ thường ăn cơm tẻ và từ nếp, họ đã biết chế biến các loại cơm và xay thành bột để làm các loại bánh như bánh tét, bánh ít, bánh tổ chim, đặc biệt là bánh gừng, cốm dẹp…

Bánh gừng nghe qua cứ tưởng chừng như được làm từ bột và gừng nhưng thực ra đó lại là loại bánh được làm từ bột nếp trộn với hột gà, bột nang mực, nước chanh tươi, có hình dáng sau khi chế biến xong giống như củ gừng, nên người ta gọi là bánh gừng (Num kh’nhây). Sau khi dã được chiên chín với dầu hoặc mỡ, bánh còn được lăn hoặc rắc lên bên trên một lớp đường cát trắng mịn, lấp lánh, trông rất đẹp mắt rồi được đem phơi nắng. Bánh ăn giòn mềm, càng nhai càng nghe vị ngọt béo bùi lan trên mặt lưỡi. Trong các lễ cưới truyền thống của dân tộc Khmer, bánh gừng là lễ vật không thể thiếu vì nó là biểu tượng cho hạnh phúc lứa đôi. Bên cạnh đó, người ta còn tạo hình bánh này ở loại nhỏ để làm quà cáp biếu nhau hoặc dùng chiêu đãi khách.

Còn cốm dẹp được làm từ nếp mới chín đỏ đuôi, vừa mới được cắt từ cánh đồng mang về. Dụng cụ chính làm cốm là một nồi rất to có miệng rộng, một chiếc cối thon đứng, được khoét lồng từ một khúc gỗ, chiều cao khoảng 60cm và chày giã đứng. Nếp được rang chín đều đến khi có tiếng nổ lách tách và vỏ bung ra. Sau đó, nếp chín được đổ vào cối giã và thường là có hai người giã. Trong quá trình giã lúc đầu, do nếp còn tươi nên hạt nếp bẹp ra và dính từng mảng, vì vậy cần phải có gạt để đảo trộn nếp dính. Và cứ thế, hạt nếp được giã cho đến khi khô và rời ra. Kế đến, người ta đổ nếp ra nia sàng bỏ trấu trắng dục, lúc ấy sẽ thấy điểm lác đác những hạt màu xanh. Cốm dẹp trộn với đường, dừa ăn thơm ngon hoặc ăn với chuối chín muồi cũng rất tuyệt. Trong lễ hội cúng trăng Ok Om Bok thì cốm dẹp là lễ vật không thể thiếu và nó được gọi là Om Bok.

Ngoài lúa và nếp ra, người Khmer còn trồng được các loại hoa màu. Thức ăn hằng ngày của họ có cá, tôm, ếch, nhái, rau, củ, nhưng vào vụ đông ken, bữa ăn của họ rất sơ sài: có thể chỉ là món B’hoc chưng dưa leo, cọng bông súng hay hoa lục bình hoặc B’hoc bầm xả ớt. Tuy nhiên ở những buổi tiệc tùng như đám cưới, đám giỗ, tết cổ truyền, họ tổ chức ăn uống đãi khách và vì cho là thiếu tôn trọng khách nên họ không bao giờ đem ra đãi khách những món ăn hằng ngày. Và đây chính là một nét giao thoa trong ẩm thực giữa người Khmer và người Việt, người Khmer. Thay vào đó, thức ăn trong dịp này là thịt gia súc, gia cầm tự nuôi hoặc mua được chế biến thành nhiều món ăn khá phong phú như: thịt kho nước dừa, cà ri, bún nước lèo, cù lao …

Người Khmer biết chế biến nhiều loại nắm rất ngon như mắm Pơ-inh làm bằng cá sặc hoặc như mắm chua B’ot được làm từ tép mồng được lột bỏ đầu, đem phơi nắng, sau đó trộn chung với đu đủ vừa chín tới bào, gừng non, tỏi, riềng, ớt và để vài ngày là dùng được. Nhưng có lẽ nổi tiếng nhất vẫn là mắn B’hóc, một loại mắm được người Khmer ưa dùng và

được dọn ra trong hầu như cho mọi bữa. Cách làm loại mắm này cũng không phức tạp lắm nhưng đòi hỏi phải trải qua một quy trình dài. Mắm B’hóc làm từ cá lóc tươi đã được đánh vẩy, lấy ruột ra và cạo sạch nhớt. Kế đến, người ta đem cá ngâm qua đêm trong nước lạnh để cá sình lên, tái đi không còn máu rồi để phơi ngoài nắng cho ráo nước. Sau đó, cá được ướp muối hột, trộn với cơm nguội, cho vào hũ hoặc khạp, đổ nước muối đã nấu để nguội vào cho cá ngập đều rồi trải mo cau dằn lên trên và dùng những thanh tre giăng trải đều, chặt để tránh cho cá nổi lên rồi đem phơi nắng khoảng nửa tháng. Sau khoảng thời gian đó có thể không cần mang ra phơi nắng nữa và độ chừng nửa năm thì đã thưởng thức được mắm và mắm có đặc điểm là để ngâm càng lâu càng ngon và đậm đà. Trước khi đem ra dùng, người ta thường mang thính trộn vào. Mắm màu tái, mùi khẳn, vị mặn rất đặc trưng. Mắm B’hóc ăn sống kèm với khế, chuối chát, rau sống hay bầm với xả ớt, ăn với cơm nguội hoặc được làm nguyên liệu chính trong món bún nước lèo nổi tiếng của người Khmer vùng Nam Bộ mà Sóc Trăng và Trà Vinh là hai “kinh đô” của món bún ấy. Ở Sóc Trăng, người ta còn chế biến ra loại mắm được làm từ cá trê vàng và nó đã trở thành đặc sản nổi tiếng với tên gọi là mắm B’hóc Óp.

Thế còn khẩu vị của người Khmer như thế nào? Vị ưa thích nhất của họ chính là vị chua và cay. Gia vị chua lấy từ quả me hay mẻ còn gia vị cay được tạo từ hạt tiêu, tỏi, sả, ca ri,…

Về thức uống, vào mùa mưa, người dân Khmer thường tích nước mưa vào trong các lu, vại, hồ chứa để dùng cho cả năm. Người già thường dùng nước trà và nước trà còn dùng để tiếp khách tới nhà hay khách trong các buổi lễ tiệc. Ngoài ra, người Khmer cũng thường uống rượu. Rượu của họ có thể là rượu trắng, rượu ngâm thuốc hay là loại rượu được nấu từ gạo. Tuy nhiên, rượu lại là một thứ cấm sử dụng ở chùa vì đây là điều cấm giới.

Đối với mỗi du khách khi tham gia các tour du lịch ngoài nhu cầu được tham quan, tìm hiểu những nét độc đáo ở mỗi nới đến thì nhu cầu được thưởng thức những đặc sản cũng rất cao. Ẩm thực của người Khmer rõ ràng có những nét độc đáo, khác lạ so với các dân tộc khác, chẳng hạn như mắm B’hóc Óp, bún nước Lèo, bánh cống... chúng ta có thể giới thiệu với du khách. Tuy nhiên, một số món ăn của người Khmer có mùi vị “lạ” với gu ẩm thực của một số người, cho nên trong quá trình làm du lịch cùng cần lưu ý đến điểm nay.

3.2.1.6. Chiếc Ghe Ngo

Ghe Ngo là một di sản quý giá của người Khmer, mỗi người dân Khmer đều tự hào và lưu giữu nhiều kỉ niệm với chiếc ghe Ngo. Ghe Ngo là phương tiện chỉ dung trong các cuộc

đua, ghe Ngo được cất giữ trong khuôn viên của nhà chùa – nơi để ghe được cất mai che, mũi ghe hướng về phía Đông và ghe được đặt trên những giá gỗ một cách chân trọng. Đối với người Khmer, ghe Ngo không phải là một loại ghe thong thường mà là một vật thiêng liêng nên mỗi lần hạ thủy đều phải làm lễ cúng.

Ghe Ngo – tiếng Khmer là Tuk Ngo là một loại thuyền độc mộc được khoét từ một than cây gỗ tốt, được thiết kế đặc biệt, đúng kiểu phải dài tới 30m, nơi rộng nhất khoảng 70cm, than ghe dài, thon như hình con rắn, mũi thấp hơn lái nhưng cả hai đều cong vút lên. Với thiết kế như vậy, ghe lướt song tốt nhờ lực cản nước ở mũi nhỏ. Mũi ghe thường chạm đầu một linh vật như: con xiết – một loại thần nước, rắn thần, rồng, phượng, ó biển, voi, sư tử… Ghe được sơn và trang trí rất đẹp, phần lườn thường chỉ sơn một màu đen, còn phần be và phần thân nổi lên thường được trang trí bằng các đường hình học và các họa tiết hoa văn Khmer với các màu chue đạo trắng, xanh, đỏ, vàng…. Mỗi đội đua có từ 20 – 30 tay trèo, người chỉ huy phải thông thạo kỷ thuật, nhiều kinh nghiệm trong việc điều khiển mũi, lái và phối hợp động tác bơi của toàn đội, nhất là khi dua nước rút.

Hàng năm, các chùa đều tổ chức duy tu, bảo dưỡng, trang trí ghe Ngo để kịp tham gia vào các lễ hội đua ghe Ngo, nhất là đội đua trong lễ Cúng Trăng (Ooc om bok). Hội đua ghe là một nét sinh hoạt thiêng liêng của người Khmer thể hiện mối liên hệ theo tư duy lưỡng hợp giữa các yếu tố mặt trời – nước, ánh sang – bong tối, khô - ẩm vốn là những yếu tố rất cần thiết cho việc trồng lúa. Lễ hội dua ghe Ngo chính là sự biểu đạt hai yếu tố đó, nét độc đáo trong sinh hoạt văn hóa tinh than của cư dân nông nghiệp lúa nước.

Như vậy, những giá trị văn hóa phi vật thể của người Khmer Sóc Trăng chính là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá phục vụ cho nhu cầu phát triển du lịch. Với những lợi thế đó Sóc Trăng có thể khai thác các tour du lịch văn hóa, đặc biệt là du lịch tôn giáo tín ngưỡng.

3.2.1.7. Làng nghề

Cũng như người Kinh, ngoài các loại hình kinh tế chính như trồng lúa, trồng hành và các hoạt động ngư nghiệp, người nông dân Khmer Sóc Trăng cũng có những hoạt động tiểu thủ công nghiệp nhằm góp phần cải thiện đời sống kinh tế của mình. Đối với tộc người Hoa (hay người Việt), các hoạt động tiểu thủ công nghiệp được thực hiện có tổ chức và lâu dài hơn, trở thành một nguồn thu nhập quan trọng - đôi khi đứng vị trí thứ nhất - trong đời sống kinh tế. Nhưng đối với người Khmer, các hoạt động thủ công nghiệp được thực hiện theo qui mô nhỏ trong từng gia đình, và theo thời vụ với hình thức “có người đặt thì mới làm” nên không thực sự là nguồn thu nhập quan trọng và lâu bền. Tuy nhiên, những làng nghề

truyền thống của người Khmer nơi đây trong điều kiện hiện nay lại là một tài nguyên quan trọng để phát triển du lịch. Hiện nay, ở Sóc Trăng một số ngành nghề thủ công mang tính truyền thống của người Khmer đang mai một dần đi. Một số ngành nghề tiểu thủ công nghiệp của người Khmer hiện nay vẫn đang hoạt động tại địa phương. Trong số này, một số là các ngành nghề truyền thống lâu đời, một số là những ngành nảy sinh trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội của địa phương. Do đó, để bảo tồn những giá trị truyền thống đó, việc phát triển du lịch làng nghề tại đây là việc làm cần thiết.

Hiện nay, những làng nghề truyền thống của người Khmer Sóc trăng còn tồn tại, mang lại giá trị kinh tế cao và rất có ý nghĩa trong phát triển du lịch như:

Làng nghề đan lát thủ công (Làng Phước Qưới, xã Phú Tân, huyện Châu Thành), cách trung tâm thành phố Sóc Trăng hơn 10km. Làng nghề tập trung những nghệ nhân người Khmer với tay nghề khéo léo và tinh xảo, họ tạo ra những vật dụng trong sinh hoạt hàng ngày, đến những sản phẩm để trưng bày. Đặc biệt trong những năm trở lại đây những sản phẩm lưu niệm từ đan lát được làng nghề tập trung sản xuất nhiều phu vụ cho khách thăm quan du lịch.

Làng tranh Kính(kiếng) Phước Thuận (xã Phú Tân, huyện Châu Thành): Nghề vẽ tranh kiếng là một trong những nghề thủ công truyền thống của người dân ấp Phước Thuận, được hình thành và phát triển từ những năm 1960. Đây không chỉ là một ngành nghề truyền thống của người Khmer Phú Tân nói riêng, mà còn tiêu biểu cho nét văn hóa hội họa rất riêng của đồng bào Khmer Sóc Trăng.

Với nguyên tắc vẽ ngược, người thợ lật 1 mặt của kiếng lên và vẽ theo một hình mẫu được đặt phía dưới kiếng. Trước khi vẽ, người thợ phải dùng một loại sơn nhám để quét lên kiếng nhằm tạo độ bám cho kiếng trước khi tranh được vẽ bằng sơn.

Để tiết kiệm thời gian và tiện cho việc phối màu, những nghệ nhân thường vẽ những đường nét cơ bản trước, sau đó mới đến công đoạn phối màu. Chủ đề chính của tranh trên kiếng có thể là những chuyện kể về Phật Thích Ca, cảnh chùa chiền, hay là phong cảnh quê hương… Phải mất 1 năm học miệt mài thì mới có thể vẽ được các sản phẩm đẹp, phối màu hài hòa.

Làng nghề dệt chiếu (xã Vĩnh Hải, huyện Vĩnh Châu): Nghề dệt chiếu là một nghề truyền thống lâu đời của người Khmer. Chiếu do người Khmer dệt nổi tiếng nhờ sự sắc sảo, khéo léo và độ bền. Chiếu của người Khmer có nhiều loại, nhiều kích cỡ để sử dụng trong nhiều trường hợp khác nhau, như để cúng chùa (loại dài), hoặc sử dụng trong gia đình (loại

Xem tất cả 129 trang.

Ngày đăng: 20/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí