Hiện Trạng Hoạt Động Du Lịch Tỉnh Sóc Trăng‌

nhang và nến vào một cái gọi là Sa La Tho làm từ quả dừa hoặc than cây chuối đặt ở mũi ghe. Tiếp đó, vị Đại đức trưởng tăng và người đại diện phum – sóc chọn ra những thanh niên có thân hình lực lưỡng và khoẻ mạnh làm đội quân bơi, đồng thời cử ra một ông ngồi ở đấu ghe làm chỉ huy. Sau đó là đến nghi thức cúng cơm, trỗi nhạc và ấn định thời gian hạ thuỷ. Đến giờ định chiêng trống bắt đầu nổi lên, mọi người bắt đầu reo hò, hợp sức lại đẩy ghe xuống nước để đưa đến nơi tập hợp.

Cuộc đua gồm ba vòng: vòng loại, vào chung kết và vòng đua phân thứ hạng. Cuộc tranh tài được khởi động bởi pháo hiệu và lần lượt một trận hai ghe đua về đích trong sự điều khiển của những chi huy trên ghe. Những người chỉ huy này dùng miệng liên tục thổi tu huýt kết hợp với động tác tay để điều khiển nhịp chèo, động viên tinh thần và thúc giục các vận động viên chèo ghe về đích một cách nhanh nhất.

d. Hội Thác Côn (Lễ Cúng Dừa)

Ngoài những lễ hội truyền thống chung của dân tộc, đồng bào Khmer ở Sóc Trăng còn có những lễ hội riêng hết sức độc đáo, chẳng hạn như: lễ hội cúng Phước Biển, lễ hội Thác Côn...

Lễ hội Thác Côn còn được dân gian gọi là lễ hội Cúng Dừa, vì thức cúng chủ yếu trong lễ hội này là hàng ngàn trái dừa tươi. Lễ hội diễn ra được tính theo Phật lịch của người Khmer, nhưng thường tương ứng với rằm tháng Ba âm lịch. Lễ hội được tổ chức tại An Trạch, thị trấn Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng.

Lễ hội Thác Côn đã tồn tại gần trăm năm, gắn với truyền thuyết về chiếc Cồng Vàng của vùng An Trạch xưa. Truyền thuyết ấy kể rằng: ngày xưa ở An Trạch tự nhiên nổi lên một cái gò hình dạng như chiếc cồng. Chân người dẫm lên phát ra âm vang như tiếng cồng. Được ít lâu, tiếng cồng trong gò đất nhỏ dần rồi mất hẳn.

Nhân gian bèn lập một ngôi miếu thờ. Hàng năm, dân làng An Trạch cùng nhau tổ chức lễ hội cầu an ở miếu này và gọi đó là lễ hội Thác Côn. Trong tiếng Khmer, Thác Côn có nghĩa đạp cồng, gợi lại sự tích về tiếng cồng chiêng vang lên từ đất. Lễ hội Thác Côn có lệ cúng những chiếc bình bông làm bằng trái dừa. Nét độc đáo của vật cúng khiến người ta còn gọi lễ này bằng cái tên lễ Cúng Dừa.

Lễ hội Thác Côn cũng như lễ Cầu an, Cầu phước của đồng bào Khmer nên tính chất nông nghiệp của nó thể hiện ngay trong các lễ vật dâng cúng là những thứ hoa trái giàu sắc thái bản địa của cộng đồng các dân tộc ở ĐBSCL như trầu cau, hoa sen và trái dừa. Các thứ

hoa trái tượng trưng cho sự thanh khiết và thiêng liêng ấy tập trung trên một vật cúng hết sức đặc biệt mà đồng bào Khmer gọi là Slathođôn - bình bông làm bằng trái dừa.

Vào dịp lễ hội này, dân làng An Trạch, nhất là thanh niên nam nữ thu xếp việc nhà, sắm sửa trang phục để trẩy hội cầu phước và đây cũng là dịp gặp gỡ bè bạn, người thân. Theo lệ, người dân tự sửa soạn Slathođôn cho mình. Nhưng khách phương xa mỗi năm một đông nên nhiều gia đình khéo tay đã trở thành đầu mối cung ứng vật cúng cho các thiện nam, tín nữ. Người dự hội thường cầu phước cho cả gia đình nên cũng sắm sửa luôn hương hoa, dầu gió, chỉ đỏ để lấy may, lấy phước về nhà. Dân gian quan niệm, đi lễ hội, viếng danh lam thắng cảnh là đem cái phước, cái lành về nhà. Người ta dâng cúng các vật phẩm như dầu gió, chỉ đỏ, cả hạt giống lúa, bắp, rồi mang về phòng khi trở trời trái gió có phương dược để khui phong; khi cưới xin có chỉ hồng buộc tay cho con cháu lấy hên; khi vào vụ có hạt giống lành gieo trồng để cầu cho mùa màng sung túc...

Nghi thức cúng dừa làm cho lễ hội Thác Côn mang nét đặc trưng riêng với cảnh tượng ngoạn mục hiếm thấy ở bất kỳ lễ hội nào. Tuy nhiên, nhìn từ sự tích đến thời điểm tổ chức, từ lễ vật đến nghi thức cúng bái, Thác Côn là hình ảnh của một lễ cầu an, làm phước theo truyền thống văn hóa của đồng bào Khmer ở Nam bộ trong bối cảnh giao lưu về tập tục, tín ngưỡng của các dân tộc anh em trong khu vực.

Trong mỗi kỳ lễ hội, vùng An Trạch đón hàng vạn lượt khách từ khắp các tỉnh ĐBSCL về dự lễ. Họ đến đây vừa để trẩy hội vừa thành kính dâng hương khấn Phật cầu mong cho cuộc sống được bình an. Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, vui chơi, giải trí diễn ra náo nhiệt, quán ăn, quán nước phục vụ tận sáng. Nam thanh, nữ tú của ba dân tộc có dịp giao lưu, kết bạn, An Trạch chan hòa không khí nô nức của đêm hội trăng rằm. Lễ Cúng Dừa kéo dài ba ngày, buổi chiều ngày thứ ba kết thúc lễ hội, nhưng dư âm vẫn còn đọng lại trên những trái dừa chất đống cao như núi trong sân miếu Thác Côn. Đó chính là lúc dân làng An Trạch thực hiện nghi lễ cuối cùng, nghi lễ đậm tính chất nông nghiệp, bắt nguồn từ tín ngưỡng cổ xưa mà những du khách ở phương xa ít có dịp chứng kiến. Nghi lễ do các bà lão và các thiếu nữ trong làng tiến hành. Họ lấy những hạt giống ngũ cốc đã được đặt trên bệ thờ suốt những ngày lễ hội, trước những lời cầu mong chứa chan ước vọng của khách thập phương. Họ lấy một ít tro, nhang từ các lư hương đầy ắp, cả những chân nhang cháy dở trong ngôi miếu thiêng, đặt vào cái mâm bạc chuyên dùng đựng các vật cúng của đồng bào Khmer. Những người phụ nữ An Trạch nối nhau đi ra đồng, đem những vật phẩm từ miếu Thác Côn để dâng cúng đất đai, cúng hồn lúa, cúng những vị thần bảo hộ cho ruộng vườn,

làng mạc, tỏ lòng biết ơn mưa thuận, gió hòa đã đem lại cuộc sống sung túc cho nhà nông. Với niềm tin mộc mạc, thuần phác, những người phụ nữ làng An Trạch làm đúng những nghi lễ mà các bậc tổ mẫu xưa đã thực hiện. Họ rải những hạt giống lấy từ miếu Thác Côn lên các cánh đồng, rắc tro, nhang lên bờ ruộng để cầu mong những hạt giống ấy, những tro, nhang ấy trả về một mùa màng bội thu, cho cái chu kỳ bất tận của trời đất, nắng mưa luôn mang tới no ấm, hạnh phúc cho mọi người, mọi gia đình.

Lễ hội Thác Côn của đồng bào Khmer ở Sóc Trăng thể hiện ước vọng về sự an lành, hạnh phúc, cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, người người có được cuộc sống an lành, giúp người ta nhớ về cội nguồn, tổ tiên, ông bà để sống chan hòa và yêu thương nhau hơn.

e. Lễ hội Cúng Phước Biển

Lễ hội Cúng Phước Biển là lễ hội chủ yếu của người Khmer vùng biển Vĩnh Châu, Sóc Trăng. Người Khmer gọi là Chrôirum check, dân gian quen gọi là Lễ Cúng Phước Biển, được tổ chức vào ngày 14, 15 tháng 2 (âm lịch) hàng năm, thu hút rất nhiều du khách. Lễ Cúng Phước Biển Vĩnh Châu tồn tại hàng trăm năm nay, với ý nghĩa nhằm tạ ơn biển cả đã cho con người nguồn hải sản quý giá và cầu nguyện cho người đi biển được bình yên, đánh bắt được nhiều tôm cá.

Ban đầu lễ này chỉ diễn ra tự phát với quy mô nhỏ, hình thành từ ý tưởng của một nhà sư người Khmer tên là Tà Hu. Lúc đầu, ông dựng một ngôi tháp trên giồng cát, gần chùa Cà Săng (Srei Krosang) ở làng biển xã Vĩnh Châu, huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng, nay cũng là nơi tổ chức lễ hội để đồng bào Phật tử đến thắp hương, thành tâm khấn bái. Ông chọn ngày rằm tháng 2 âm lịch (tức rằm tháng 11 của người Khmer) để lập đàn làm phước, vì đây là thời điểm trời yên, biển lặng, ngư dân nào đi biển về thuyền cũng đầy ắp tôm cá. Sau đó dần dần buổi làm phước này được nhiều người dân quan tâm, nhiệt tình hưởng hứng vì nó đáp ứng được tâm nguyện của họ. Từ đó, Lễ Cúng Phước Biển hình thành và trở thành một lễ hội truyền thống không chỉ của người Khmer mà còn của cả người Việt và người Khmer sống quanh vùng này.

Ngày nay, Lễ hội Cúng Phước Biển được tổ chức tại chùa Cà Săng: bắt đầu bằng lễ cầu siêu, tưởng nhớ công ơn tổ tiên, tạ ơn biển cả và cầu mong những điều tốt lành nhất sẽ đến với dân làng. Sau đó, người ta rước tượng Phật từ chùa Cà Săng đến khu vực hành lễ, nơi dựng sẵn một cái rạp với chiều dài 8m, ngang 18m. Đây là nơi diễn ra các nghi lễ cầu nguyện tam bảo, cầu quốc thái dân an và chư tăng thuyết pháp. Sau các nghi lễ mang đậm

màu sắc tôn giáo là những hoạt động hội hè, giải trí. Nhiều trò chơi dân gian giàu tính truyền thống của dân tộc Khmer được tổ chức như đua bò kéo xe, đua ghe ngo trên cạn, thi đua tưới rẫy, đẩy xiệp, thi lượm củ hành,... Ngày hội cũng có những chương trình biểu diễn văn nghệ với những điệu múa uyển chuyển, điêu luyện của các cô gái Khmer và cả vũ điệu cổ truyền như múa gà, múa khỉ của các nghệ nhân Khmer.

Tuy diễn ra trong vòng hai ngày, nhưng Lễ hội Cúng Phước Biển Vĩnh Châu hết sức tưng bừng, náo nhiệt, rộn ràng với lời ca, tiếng hát, qua đó cho ta cảm nhận được tấm lòng tri ân biển cả của đồng bào Khmer ở vùng biển này.

Tóm lại, những lễ hội cổ truyền của người Khmer như các lễ hội trên đây đến nay vẫn được dân tộc Khmer Sóc Trăng duy trì. Ở Sóc Trăng chính quyền đã đưa các lễ hội này thành một sản phẩm du lịch văn hóa, thu hút đông đảo khách du lịch trong và ngoài nước. Ngoài những lễ hội đặc trưng của người Khmer Nam bộ như Chol Chnam Thmay, Sen Đolta, lễ Ook Om Bok… người Khmer Sóc Trăng có những lễ hội của riêng mình, chỉ nơi đây mới có như: lễ hội cúng Dừa, lễ hội Cúng Phước Biển Vĩnh Châu… điều này đã tạo nên nét độc đáo trong sản phẩm du lịch đặc thù của Sóc Trăng.

Hiện nay, việc khai thác yếu tố lễ hội trong du lịch đã trở nên phổ biến và khá hiệu quả. Tuy nhiên, trong các lễ hội vẫn còn tồn tại một số hiện tượng tiêu cực như việc đốt vàng mã, việc nhét tiền vào tượng Phật, xin xăm, bói toán, dâng lễ… Quả thật, những điều đó, cho tới bây giờ chưa xuất hiện trong các lễ hội cổ truyền của dân tộc Khmer. Không phải là các ngôi chùa, các miếu thờ của người Khmer không thiêng, và cũng không ít lễ hội cổ truyền Khmer đã được quảng cáo như một sản phẩm du lịch, người Khmer không phải là không thực tế, thực dụng trong quan hệ với thần thánh… Chính vì vậy, lễ hội của người Khmer nói chung và ở Sóc Trăng nói riêng là yếu tố quan trọng để thu hút khách du lịch. Ở một góc độ nào đó, việc đưa các lễ hội của người Khmer Sóc Trăng vào phát triển du lịch cũng là cách bảo tồn và phát huy lễ hội cổ truyền của các dân tộc trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của đất nước ta.

2.3.2.3. Văn nghệ dân gian

a. Văn học dân gian

Cũng giống như người Khmer ở ĐBSCL, người Khmer Sóc Trăng hiện nay con lưu truyền rất nhiều truyện cổ tích gốc Balamon, truyện ngụ ngôn, truyện giáo dục đạo đức xã hội nổi tiếng như truyện “Thmênh cheay” hay “Acheay” (giống như truyện Trạng Quỳnh ở Việt Nam) và một kho tàng ca dao, tục ngữ, câu đối, câu nói lái phong phú... Ngoài ra, còn

có rất nhiều truyện về lịch sử nhằm giải thích các địa danh, cổ tích. Đồng bào Khmer Sóc Trăng hiện nay vẫn còn lưu truyền một kho tàng văn học dân gian phong phú, biểu hiện da dạng ở cả nội dung và hình thức: thơ ca (Knâm nap), truyện thần thoại (Rương boran), truyện cổ tích (Rương prêng), tục ngữ (Sophease), câu đố (Peak bânđao), ... Hâu hết các thể loại này đều có mặt trong các vở diễn Roobam hoặc Yukê. Người Khmer sớm có chữ viết nên cho đến nay vẫn con lưu giữ nhiều tài liệu, thư tịch cổ của nhiều bộ môn dưới dạng các văn bản trên lá cây Thốt Nốt – gọi là sách “Sătra”. Nhìn chung, văn học dân gian Khmer có thể phân thành 2 dạng diễn đạt là văn xuôi (peak samarrai) và văn vần (kâm nap).

b. Sân khấu dân gian

Nghệ thuật sân khấu là một nét văn hóa đặc sắc của đồng bào Khmer. Trong lịch sử, nghệ thuật sân khấu tuồng của người Khmer phát triển từ nhiều loại hình thức khác nhau từ mức độ đơn giản (dân gian) đến phức tạp (cung đình). Tuy nhiên, phần lớn các loại hình sân khấu này, theo thời gian dần dần mai một do thiếu nghệ sĩ, nghệ nhân... Cho đến nay, nghệ thuật sân khấu Khmer chỉ còn tồn tại 3 hình thức hòan chỉnh và phổ biến là sân khấu Rôbam, sân khấu Yukê và sân khấu Lakhôn. Nghệ thuật sân khấu Khmer luôn hàm chứa nhiều yếu tố khác nhau của các lĩnh vực xã hội: múa, hát, nhạc, điêu khắc, hội họa... có thể nói nghệ thuật sân khấu Khmer là linh hồn của toàn bộ hệ thống nghệ thuật dân tộc mang đậm nét văn hóa và bản sắc riêng của người Khmer.

- Sân khấu Rôbam(múa mặt nạ): Đây là loại hình sân khấu cổ truyền của người Khmer, có xuất xứ từ cung đình nhưng sau nhiều thế kỷ đã hoà nhập vào các phum, sóc của cộng đồng với mặt nạ các thần như: Chim thần Krut, thần khỉ Hanuman, thần chằn Krong Riep, thần rắn Naga,… Loại hình này lấy ngôn ngữ múa làm phương tiện chính để diễn đạt nội dung, do đó Rôbam còn được gọi là nghệ thuật múa sân khấu hay kịch múa. Tuồng tích biểu diễn của Roobam thông thường là chuyện cung đình hoặc những truyền thuyết mang mầu sắc thần thoại... Vở nổi tiếng nhất được hầu hết các đoàn Rôbam xem như kinh điển là vở “Réamkèr”, được rút ra từ áng anh hùng ca Ramayana của Ấn Độ. Ngoài những điệu múa cung đình, người Khmer còn có các điệu múa dân gian truyền thống như: múa trống Xà Dăm, múa Gáo, múa Rôm Vông, Rôm Khách...

- Sân khấu Dù Kê (kịch hát): ra đời trong dân gian từ đầu thế kỷ XX, phát triển rực rỡ nhất từ sau giải phóng. Yukê là một loại hình nghệ thuật được hình thành trên cơ sở sự giao lưu văn hóa kịch nghệ các dân tộc mà nền tảng là sân khấu Roobam đã được dân gian hóa và nó còn chịu ảnh hưởng của hát Tiều, hát Quảng, hát Cải lương... Có thể nói Yukê là một

loại hình nghệ thuật đặc sắc mang đậm dấu ấn giao lưu văn hóa của cộng đồng người Khmer ở ĐBSCL.

- Sân khấu Lakhôn: Đây là một dạng tương tự như kịch nói của người Việt, hình thành trên cơ sở sân khấu Yukê, được thể hiện trong quá trình giao lưu văn hóa giữa các dân tộc kết hợp với những thành công của nghệ thuật sân khấu Campuchia. Sân khấu Lakhôn có 2 dạng phổ biến là Lakhôn cheat và Chhak khliêng (hài kịch).

Nói đến văn nghệ dân gian của người Khmer không thể không đề cập đến hệ thống các loại nhạc cụ. Nhạc cụ của người Khmer rất phong phú và đa dạng, được chia làm hai loại: dàn nhạc dân gian (nhạc dây) và dàn nhạc lễ (nhạc ngũ âm). Dàn nhạc ngũ âm độc đáo, là linh hồn của âm nhạc Khmer. Dàn ngũ âm không thể thiếu được trong những đêm hội dân gian, dàn nhạc hoàn chỉnh thường cần 9 người chơi để tạo ra dòng âm thanh đặc trưng của dân tộc Khmer Nam Bộ, gồm những nhạc cụ được chế tác bằng 5 chất liệu khác nhau: bộ đàn Rô-net-dek (sắt), đôi chũm choẹ Chhưng (đồng), đàn Rô-net-thun (gỗ), bộ trống Skô- som-phô (da) và kèn Srôlây (hơi).

c. Ca múa

Đồng bào Khmer rất thích và rất xem trọng ca hát, họ có cả hệ thống những bài hát dân gian được phân chia cụ thể dành riêng cho từng dịp lễ, hội. Chẳng hạn như trong lễ cưới, các bài hát vừa diễn tả vừa ca ngợi tình cảm con người trong hôn nhân, những cuộc hôn nhân tốt đẹp là kết quả của tình yêu đôi lứa. Chúng được hát tuần tự trong từng phần nghi thức của buổi lễ, ví dụ như lúc nhà trai tìm cớ xin vào nhà, họ bắt đầu múa và hát lời xa, gần, nào là chuyện xin đất làm nhà, nào là chuyện xin múc nước giếng,… Sau đó, tuần tự các bài hát khác cũng được hát suốt lễ cưới như bài: “Cắt tóc”, “Lễ cột tay” rồi đến “Tiễn khách ra về”. Và như trong làn điệu dân ca có xướng xô và nhịp điệu gắn bó với động tác chèo ghe trong lễ hội đua ghe Ngo hằng năm của người Khmer…

Múa là hình thức sinh hoạt nghệ thuật đặc sắc của người Khmer, đặc biệt là múa dân gian. Những điệu múa phổ biến trong moại tầng lớp quần chúng nhân dân, bất cứ lúc nào, ở đâu, gặp khi quần tụ vui chơi, sinh hoạt tập thể thì người Khmer có thể cùng múa với nhau. Các điệu múa nổi tiếng của người Khmer phải kể đến múa Râm vông, múa Lâm lêv, múa Sarvan đây là 3 điệu múa phổ biến nhất trong nội dung múa của hầu hết mọi cuộc sinh hoạt tập thể. Có thể nói người Khmer nào cũng biết múa 3 điệu này. Ở bất cứ nơi đâu, trong bất kỳ hoàn cảnh nào, thời gian nào nếu có điều kiện sinh hoạt chung và trong tâm trạng vui tươi phấn khích người ta có thể múa các điệu múa này.

Như vậy, khai thác những giá trị văn hóa người Khmer Sóc Trăng trong hoạt động du lịch không thể không đề cập tới văn nghệ dân gian. Người Khmer Nam bộ nói chung và ở Sóc Trăng nói riêng từ lâu đã sáng tạo và gìn giữ những tinh hoa văn nghệ dân gian cho tới hiện nay. Du lịch hiện nay đang phát triển theo hướng đa dạng loại hình du lịch, đa dạng sản phẩm du lịch... Do đó, ngành du lịch Sóc Trăng hoàn toàn có thể khai thác yếu tố văn nghệ dân gian vào việc xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù chẳng hạn như xây dựng “Làng văn hóa người Khmer”, giao lưu văn hóa...

2.4. HIỆN TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TỈNH SÓC TRĂNG‌

2.4.1. Khái quát về ngành du lịch Sóc Trăng‌

Trong khoảng 5 năm trở lại đây hoạt động du lịch của Sóc Trăng đã có những đóng góp quan trọng trong hoạt động kinh tế chung của tỉnh. Nhờ việc khai thác tốt nguồn tài nguyên du lịch, trong đó phải kể đến các giá trị văn hóa các dân tộc Kinh, Hoa, Khmer… đã tạo một diện mạo mới cho du lịch của tỉnh. Doanh thu ngành du lịch tăng qua từng năm, nếu như năm 2005 doanh thu toàn ngành là 36,362 tỷ, năm 2006 là 38,430 tỷ, năm 2009 là 58,079 tỷ và trong năm 2010 đạt 64,589 tỷ đồng (tăng 11% so với năm 2009), chiếm khoảng 0,6% GDP của tỉnh. Mặc dù, chỉ chiếm chưa đến 1% GDP nhưng dịch vụ du lịch chính là ngành giúp quảng bá về du lịch Sóc Trăng, về những giá trị văn hóa đặc sắc của người Khmer, người Khmer nơi đây... đến với các vùng miền khác trong nước và bạn bè quốc tế. Chính vì vậy ngành du lịch luôn được sự quan tâm đầu tư của tỉnh về cơ sở vật chất, hạ tầng kĩ thuật, xây dựng nâng cấp đường xá...

Bên cạnh đó, du lịch Sóc Trăng còn có vị trí quan trọng trong hệ thống du lịch quốc gia, đặc biệt là loại hình du lịch văn hóa và du lịch gắn liền với sông nước miệt vườn của vùng ĐBSCL. Tuy nhiên, để thu hút được khách du lịch nhiều nhất, ngành du lịch Sóc Trăng phải tạo nên những đặc điểm khác biệt so với các vùng du lịch khác của Việt Nam. Thực tế cho thấy ngành du lịch Sóc Trăng đã thu hút được lượng khách ngày càng đông.

2.4.2. Khách du lịch‌

Trong 5 năm (2005-2010), lượng khách du lịch đến với Sóc Trăng tăng, trung bình hàng năm tăng 16,38%; trong đó khách quốc tế tăng trung bình 7%, khách nội địa tăng bình quân 16,49%. Năm 2010 toàn ngành đón được 897,542 lượt khách tăng 2,13 lần so với 2005, trong đó khách quốc tế đạt 7,821 lượt khách, khách nội địa là 889,721 lượt khách.

Số lượng khách lưu trú trong giai đoạn 2005 - 2010 liên tục tăng, trung bình hàng năm là 9,22%. Nếu như năm 2005, tổng lượt khách lưu trú tại Sóc Trăng là 62,129 lượt; khách

quốc tế là 4,381 lượt, khách nội địa là 57,748 lượt; thì năm 2010 tổng lượt khách lưu trú đạt 96,589 lượt; khách quốc tế 5,945 lượt, khách nội địa là 90,644 lượt. tăng trung bình 1,5 lần.

Có thể thấy trong những năm qua, lượng khách đến thăm quan và lưu trú tại Sóc Trăng tăng nhanh, điều này cho thấy những tiến bộ trong công tác quản lý và quảng bá du lịch của Sóc Trăng. Lượng khách đến thăm quan và lưu trú thường xuyên tại Sóc Trăng khá ổn định nhơ vào nguồn tài nguyên du lịch phong phú. Đặc biệt vào thời điểm diễn ra các lễ hội như: Ooc om Bok, đua ghe Ngo, Chol Chnam Thmay… lượng khách thăm quan, lưu trú tăng đột biến.

Bảng 2.4: Doanh thu và khách du lịch đến Sóc Trăng giai đoạn 2005 - 2010


Chỉ tiêu

2005

2006

2007

2008

2009

2010

Tổng lượt khách lưu trú

62,129

64,237

72,986

76,450

100,086

96,589

- Trong nước

57,748

68,251

68,251

71,200

94,647

90,644

- Khách quốc tế

4,381

4,420

4,735

5,250

5,439

5,945

Tổng lượt khách tham quan

420,441

467,842

514,154

587,700

597,105

897,542

- Trong nước

414,758

461,950

508,052

580,050

590,515

889,721

- Khách quốc tế

5,683

5,892

6,102

7,650

6,590

7,821

Tổng doanh thu

36,362

38,430

46,639

50,710

58,079

64,589

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

Nghiên giá trị văn hóa dân tộc Khmer tỉnh Sóc Trăng phục vụ cho phát triển du lịch - 10

Nguồn: Sở văn hóa, thể thao và du lịch Sóc Trăng

Biểu đồ 2.1: Tình hình kinh

doanh du lịch tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2005 - 2010


Nghìn lượt khách

64589

58079

889721

50710

46639

38430

36362

580050

590515

508052

461950

414758

5683

5892

6102

7,650

6590

7821

1000000


900000


800000


700000


600000


500000


400000


300000


200000


100000


0

Tỷ đồng

70000


60000


50000


40000


30000


20000


10000


0

2005 2006 2007 2008 2009 2010 Năm

Khách trong nước Khách quốc tế Doanh thu

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/04/2023