Đặc Điểm Cư Trú, Sản Xuất Và Hình Thái Xã Hội‌

Đặc điểm nổi bật nhất của du lịch hiện đại là tính đại chúng. Sự to lớn về quy mô du lịch trên thế giới hiện nay khiến du lịch hình thành mối quan hệ đan chéo phức tạp hơn so với trước đây. Ảnh hưởng của nó liên quan đến nhiều lĩnh vực của văn hóa xã hội và ngày càng được coi trọng. Lúc đầu ngành du lịch của một số nước đang phát triển chỉ nặng về kinh tế, coi nhẹ sự ảnh hưởng của nó về văn hóa xã hội. Về sau, cùng với sự mở rộng về quy mô du lịch, sự trưởng thành của ngành du lịch đã coi trọng mặt ảnh hưởng của du lịch đối với văn hóa xã hội. Việc này nếu không được chú trọng thì ảnh hưởng văn hóa xã hội của du lịch sẽ trở nên phức tạp, đa dạng. Các loại mâu thuẫn lợi ích do nó sinh ra sẽ càng gay gắt.

1.2.5. Lễ hội‌

1.2.5.1. Khái niệm

Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, ở bất cứ thời đại nào, bất cứ dân tộc nào và bất cứ mùa nào đều có những lễ hội. Lễ hội là món ăn tinh thần không thể thiếu đối với người dân, thể hiện tính cộng đồng sâu sắc. Tạp chí Người đưa tin UNESCO, 12/1989 đã viết: “Lễ hội đã dệt nên tấm thảm muôn mầu mà ở đó mọi sự đan quyện vào nhau, thiêng liêng và trần tục, nghi lễ và hồn hậu, truyền thống và phóng khoáng, của cải và khống khó, cô đơn và đoàn kết, trí tuệ và bản năng”.

Các lễ hội đã tạo nên một môi trường mới, giúp cho người tham dự có điều kiện tiếp xúc với những bí ẩn vừa mơ, vừa thực. Lễ hội trở thành dịp cho con người hành hương về với cội dễ, bản thể của mình. Trong kho báu di sản của quá khứ để lại cho ngày hôm nay, các lễ hội dân tộc lành mạnh không bị mất đi, mà ngày càng được nhân rộng, phát triển cả về hình thức lẫn nội dung. Lễ hội gắn với các di tích lịch sử văn hóa như hình với bong và có sức hấp dẫn kì diệu.

Như vậy, lễ hội là loại hình sinh hoạt văn hóa tổng hợp hết sức đa dạng và phong phú, là kiểu sinh hoạt tập thể của nhân dân sau thời gian lao động mệt nhọc, hoặc là dịp để con người hướng về một sự kiện lịch sử trọng đại: ngưỡng mộ tổ tiên, những khát khao, ước mơ mà cuộc sống thực tại chưa giải quyết được.

Lễ hội gồm hai phần: phần nghi lễ và phần hội.

- Phần nghi lễ là phần mở đầu cho các lễ hội, du lớn hay nhỏ, du dai hay ngắn với những nghi thức trang nghiêm và trọng thể. Phần nghi lễ mở đầu ngày hội bao giời cũng mang tính tưởng niệm lịch sử, hướng về một sự kiện lịch sử trọng đại, một vị anh hung dân tộc lỗi lạc có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của xã hội. Nghi thức tế lễ nhằm bày tỏ long tôn kính với các bậc thánh hiền và thần linh, câu mong được thiên thời, địa lợi, nhân hòa và

phồn vinh hạnh phúc. Nghi lễ tạo thành nền móng vững chắc với yếu tố văn hóa linh thiêng đầy giá trị thẩm mỹ đối với toàn bộ cộng đồng người đi hôi trước khi chuyển sang phần hội.

- Phần hội diễm ra những hoạt động tiêu biểu, điển hình cho tâm lý và văn hóa cộng đồng, chứa đựng những quan niệm của một dân tộc về thực tế lịch sử, xã hội và thiên nhiên. Trong hội thường có những trò chơi, những đêm thi nghề, thi hát, tượng chưng cho sự nhớ ơn và nghi công người xưa. Tất cả những gì tiêu biểu nhất của một vùng đất, một làng xã được mang ra phô diễn đem lại miềm vui cho mọi người.

Lễ hội thường xuất hiện vào thời điểm linh thiêng chuyển giao mùa, hoặc đánh dấu sự kết thúc của một chu kỳ lao động và chuẩn bị bước sang một chu kỳ mới.

1.2.5.2. Vai trò của lễ hội đối với du lịch

Lễ hội thường được tổ chức vào những thời điểm nhất định trong một không gian là danh lam thắng cảnh, di tích hoặc ở những thiết chế văn hóa phù hợp với tính chất lễ hội. Các trò vui chơi giải trí, những hoạt động văn hoá, xã hội khác như thi hát, thi thổi cơm, chọi gà, dệt vải, đấu vật, đánh đu, ném còn,... không chỉ xuất hiện trong dịp lễ hội lớn mà còn là một trò vui chơi dân dã ở khắp các làng xã. Chính sự gắn kết giữa cảnh quan thiên nhiên, di sản văn hóa vật thể và phi vật thể như vậy đã tạo nên sự hấp dẫn du lịch.

Lễ hội thấm sâu và lan toả rộng ra khắp nơi, tác động lên các hoạt động của con người, trở thành động lực và mục tiêu của mọi hoạt động xã hội cũng như sự phát triển văn hóa, kinh tế, trong đó có hoạt động du lịch.

Lễ hội là một loại tài nguyên du lịch nhân văn đặc sắc của đất nước. Sự tồn tại của lễ hội quyết định sự tồn tại và phát triển của loại hình du lịch lễ hội.

Du lịch có mối quan hệ mật thiết đối với lễ hội, lễ hội tạo ra sức hấp dẫn du lịch. Lễ hội đã tạo ra sự gắn kết giữa cảnh quan thiên nhiên và cảnh quan nhân văn, thống nhất trong hệ thống văn hoá hoàn chỉnh nên có sức hấp dẫn du lịch lâu dài và bền vững. Cộng đồng dân cư nơi có lễ hội, những người tổ chức cho khách du lịch đến với lễ hội đều cần phải có trình độ văn hoá nhất định nào đó, phải hiểu biết về lễ hội mới có thể phục vụ được khách du lịch, mới có thể tạo ra được môi trường du lịch lễ hội tốt.

1.2.6. Du lịch văn hóa‌

Theo Luật Du lịch Việt Nam năm 2005 tại Khoản 1, Điều 4, Chương I : “Du lịch văn hoá là hình thức du lịch dựa vào bản sắc văn hoá dân tộc với sự tham gia của cộng đồng nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống”.

Du lịch văn hoá là một trong những loại hình du lịch bền vững, hấp dẫn du khách, có nhiều điều kiện, nguồn lực để phát triển, được quan tâm đầu tư phát triển ở nhiều nước cũng như ở Việt Nam.

Du lịch văn hoá là một sản phẩm du lịch sử dụng những giá trị văn hoá dậm đà bản sắc của địa phương, thông qua các vật dẫn hoặc phương thức biểu đạt, cung cấp cho du khách cơ hội để hime ngưỡng, thử nghiệm và cảm thụ văn hoá của các địa phương. Vật hấp dẫn bao gồm các công trình kiến trúc mỹ thuật, các di tích lịch sử, hoạt động tôn giáo, nghi thức xã hội đặc thù, đồ ăn, thức uống, biểu diễn âm nhạc kịch, vũ điệu địa phương, nghệ thuật sản xuất thủ công truyền thống và làng nghề, lễ hội, phong tục tập quán.

1.3. KHÁI QUÁT VỀ NGƯỜI KHMER NAM BỘ‌

1.3.1. Quá trình hình thành tộc người Khmer Nam Bộ‌

Khoảng thời gian 200 – 300 năm trước Công nguyên, người Khmer ở Nam Bộ đã sống tập trung thành Phum, không còn du canh du cư. Họ cất nhà bằng lá dừa nước để ở, biết trồng lúa nước, đồng thời còn săn bắt, hái trái để ăn, hơn thế nữa họ còn biết làm gốm, làm đồ trang sức… Như vậy, người Khmer đã sớm có một trình độ phát triển nhất định, họ có tiếng nói riêng, tín ngưỡng riêng. Qua đó ta thấy tộc người Khmer đã có mặt ở Nam Bộ vào TCN.

Địa bàn cư trú của người Khmer ở Nam Bộ rất rộng. Họ có thể sống trên đất giồng, trên đất ruộng, ven kênh rạch, ven chân núi, dọc theo đường bộ… và tiến hành khai phá vùng đất xung quanh để lao động sản xuất phục vụ cho nhu cầu cuộc sống. Họ sống tập trung theo qui mô nhỏ khoảng vài chục người và chia rải rác ra khắp nơi. Do đó, khi người Việt đến đây khai phá đã tiếp xúc với người Khmer và hai tộc người này đã cùng chung sống với nhau, giúp đỡ lẫn nhau trong lao động sản xuất và chống chọi với thiên nhiên khắc nghiệt. Sự hợp tác này được duy trì cho đến ngày hôm nay.

1.3.2. Đặc điểm cư trú, sản xuất và hình thái xã hội‌

Người Khmer ở Việt Nam có dân số 1.260.640 người. Người Khmer cư trú tập trung chủ yếu tại các tỉnh Sóc Trăng (373.597 người, chiếm 28,97 % dân số toàn tỉnh và 31,5 % tổng số người Khmer tại Việt Nam), Trà Vinh (317.203 người, chiếm 31,6 % dân số toàn tỉnh và 25,2 % tổng số người Khmer tại Việt Nam), Kiên Giang (210.899 người, chiếm 12,5 % dân số toàn tỉnh và 16,7 % tổng số người Khmer tại Việt Nam An Giang (90.271 người), Bạc Liêu (70.667 người), Sóc Trăng (29.845 người), thành phố Hồ Chí Minh

(24.268 người), Sóc Trăng (21.820 người Cần Thơ (21.414 người), Hậu Giang (21.169 người) Bình Phước (15.578 người), Bình Dương (15.435 người)2.

Người Khmer Nam Bộ là cư dân sớm nhất của vùng đất này, họ cư trú thành những cụm rời, nhỏ là một ấp, lớn là vài xã xen kẽ với các xã ấp của người Việt và Hoa. Ở khu vực Trà Vinh người Khmer cư trú trên các giồng, khai thác những vùng đất thấp phía trước và sau giồng, từng bước biến chúng thành đồng ruộng. Ở khu vực Sóc Trăng giồng ít, nên người Khmer khai thác, cư trú giữa những đồng lúa lớn cùng những vùng trồng hoa màu. Ở khu vực Tây Ninh, An Giang và một phần Kiên Giang là Hà Tiên, thì người Khmer định cư dọc theo biên giới Việt Nam – Campuchia.

Từ xa xưa người Khmer đã biết trồng lúa nước, biết sử dụng các biện pháp thủy lợi trong sản xuất nông nghiệp như: tận dụng sông, rạch khi thủy triều lên để đưa nước vào ruộng rồi đắp bờ để giữ nước rửa phèn cho ruộng, đến kỳ hạn thì họ phá đập để xổ phèn, bắt cá, sau đó đợi thủy triều lên lần nữa để cho nước vào mang phù sa xuống cho đồng ruộng. Theo một số nghiên cứu, biện pháp thủy lợi rửa phèn là một phát minh độc đáo của người Khmer xưa, dựa trên cơ sở những điều kiện địa lý cụ thể của ĐBSCL. Khi người Việt đặt chân đến ĐBSCL, hay người Khmer từ Hoa Nam đến, họ chưa có những biện pháp thủy lợi kể trên, nhất là lợi dụng thủy triều để rửa phèn và đưa nước vào ruộng.

Người Khmer sống tập trung thành những tập thể láng giềng, mỗi tập thể định cư trên một địa điểm bám sát đất trồng trọt gọi là “Phum”. Đơn vị cao hơn Phum và bao gồm nhiều phum là “Srok” (sóc). Người ta thường đồng nhất phum người Khmer với ấp của người Việt, sóc với xã. Thật ra không hoàn toàn như thế, từ mấy thế kỷ nay người Khmer chung sống với người Việt, người Khmer, các phum Khmer xen kẽ với ấp của người Việt, Hoa. Có những trường hợp đặc biệt một số phum nhỏ tự khuôn mình vào một ấp lớn, với tư cách là yếu tố cấu thành ấp lớn ấy, trong đó người Khmer, Việt, Hoa cùng cư trú. Phum, srok không phải là đơn vị hành chính chính thức, mà để chỉ địa danh cư trú người Khmer.

Về mặt tín ngưỡng – tôn giáo người Khmer Nam bộ theo phật giáo Tiểu Thừa và tin vào các lực lượng siêu nhiên thần bí khác mà họ chưa có khả năng nhận thức và chế ngự. Do đó, ngôi chùa trong đời sống tinh thần của người Khmer có ý nghĩa đặc biệt. Với nhu cầu tôn giáo là chỗ dựa tinh thần nên hầu hết các địa phương của người Khmer đều có chùa. Chùa là một thiết chế xã hội không thể thiếu trong đời sống của họ, cho du ở nơi cư trú có mật độ dân số đông hay thưa thớt. Chùa Khmer vừa là trung tâm hoạt động văn hóa xã hội,


2 Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009

đồng thời đó cũng chính là bảo tàng nghệ thuật đặc sắc, điển hình của người Khmer, thể hiện rõ nét bản sắc dân tộc được các thế hệ chân trọng và gìn giữ chu đáo. Về mặt xã hội, hình thức và nội dung và hoạt động của chùa Khmer phần nào phản ánh đời sống sinh hoạt của cộng đồng người Khmer trong khu vực ảnh hưởng của chùa.

CHƯƠNG 2‌

GIÁ TRỊ VĂN HÓA DÂN TỘC KHMER TỈNH SÓC TRĂNG TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH

2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TỈNH SÓC TRĂNG‌

2.1.1. Lịch sử hình thành‌

Sóc Trăng là tỉnh thuộc khu vực ĐBSCL, nằm trong vùng hạ lưu sông Hậu. Địa lý hành chính của Sóc Trăng nhiều lần thay đổi theo sự biến thiên của lịch sử.

Năm 1832, vua Minh Mạng chia Nam kỳ thành 06 tỉnh, 03 tỉnh miền Đông là: Gia Định, Biên Hòa, Định Tường; 03 tỉnh miền Tây gồm: Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên. Vùng đất Sóc Trăng thuộc tỉnh An Giang.

Năm 1835, vùng đất Ba Thắc (tức vùng đất Sóc Trăng) nhập vào tỉnh An Giang, lập thêm phủ Ba Xuyên, gồm 03 huyện: Phong Nhiêu, Phong Thạnh và Vĩnh Định. Đây là điểm mốc có ý nghĩa lịch sử rất quan trọng về địa danh hành chính tỉnh Sóc Trăng sau này.

Năm 1867, thực dân Pháp chiếm 03 tỉnh miền Tây trong đó có Sóc Trăng, sau đó Pháp chia Nam kỳ lục tỉnh thành nhiều hạt. Đến năm 1876, thực dân Pháp chia toàn Nam kỳ thành 04 khu vực hành chính gồm: Sài Gòn, Mỹ Tho, Vĩnh Long, Bát Sắc (Bassac), mỗi khu vực hành chính lớn lại chia nhỏ thành nhiều tiểu khu, tiểu khu Sóc Trăng thuộc khu vực Bát Sắc. Năm 1882, Pháp tách 02 tổng của tiểu khu Sóc Trăng và 03 tổng của tiểu khu Rạch Giá thành lập thêm tiểu khu Bạc Liêu. Tiếp theo một vài thay đổi (tách, nhập, xóa bỏ), nghị định của toàn quyền Đông Dương ngày 27/12/1892 quy định Nam kỳ có 02 thành phố Sài Gòn, Chợ Lớn và 20 khu xếp theo thứ tự A, B, C như sau: Bạc Liêu, Bà Rịa, Bến Tre, Biên Hòa, Cần Thơ, Châu Đốc, Chợ Lớn, Gia Định, Gò Công, Hà Tiên, Long Xuyên, Mỹ Tho, Rạch Giá, Sa Đéc, Sóc Trăng, Tân An, Tây Ninh, Thủ Dầu Một, Trà Vinh. Cho đến cuối thời kỳ Pháp thuộc, 20 tỉnh vẫn giữ nguyên tên cũ. Tỉnh Sóc Trăng thuộc miền Tây Nam kỳ, gồm 03 quận: Châu Thành, Kế Sách, Bang Long (nay là Long Phú). Năm 1926 thực dân Pháp chia tỉnh Sóc Trăng thành 04 quận: Châu Thành, Kế Sách, Long Phú và Phú Lộc. Năm 1932, Thống đốc Nam kỳ quyết định giải tán một số quận trong các tỉnh Nam kỳ, nhưng đến năm 1941, Thống đốc Nam kỳ quyết định thành lập lại quận Phú Lộc.

Sau Cách mạng tháng 8/1945, quận Phú Lộc được gọi là quận Thạnh Trị. Trong kháng chiến chống Pháp, tỉnh Sóc Trăng có thêm quận Vĩnh Châu của tỉnh Bạc Liêu giao

qua. Sau đó, ta nhập huyện Vĩnh Châu vào huyện Thạnh Trị lấy tên là Thạnh Trị. Cũng trong thời kỳ này, Sóc Trăng có thêm một số xã của tỉnh Rạch Giá và Cần Thơ giao qua.

Năm 1955, thực hiện sự chỉ đạo của Liên Tỉnh ủy, tỉnh Sóc Trăng giao huyện Vĩnh Châu cho tỉnh Bạc Liêu. Cuối năm 1957 tỉnh Sóc Trăng nhận thêm thị xã Bạc Liêu và các huyện: Vĩnh Lợi, Vĩnh Châu, Giá Rai của tỉnh Bạc Liêu và huyện Hồng Dân của tỉnh Rạch Giá. Cũng trong năm này, tỉnh Sóc Trăng sáp nhập 02 huyện Vĩnh Lợi, Vĩnh Châu thành một huyện lấy tên là Vĩnh Lợi – Vĩnh Châu (năm 1962 lại tách 02 huyện ra như cũ). Đầu năm 1958 huyện Kế Sách sáp nhập về tỉnh Cần Thơ. Như vậy, vào thời gian này tỉnh Sóc Trăng có 02 thị xã (thị xã Sóc Trăng, thị xã Bạc Liêu) và 07 huyện (Châu Thành, Long Phú, Thạnh Trị, Vĩnh Châu, Vĩnh Lợi, Hồng Dân, Giá Rai).

Tháng 11/1973, theo quyết định của Khu ủy Tây Nam bộ, Sóc Trăng giao các huyện Vĩnh Lợi, Hồng Dân, thị xã Bạc Liêu cho tỉnh Bạc Liêu (riêng huyện Giá Rai giao lại cho tỉnh Sóc Trăng từ năm 1961). Nghị định số 31/NĐ, ngày 21/2/1976 của Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam quy định giải thể cấp khu, hợp nhất một số tỉnh. Tỉnh Sóc Trăng hợp nhất với tỉnh Cần Thơ và thành phố Cần Thơ thành tỉnh Hậu Giang.

Trong kỳ hợp lần thứ 10 (khóa VIII) Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam vào ngày 26 tháng 12 năm 1991, quyết định tách tỉnh Hậu Giang thành 02 tỉnh Sóc Trăng và Cần Thơ. Tỉnh Sóc Trăng chính thức đi vào hoạt động vào đầu tháng 4/1992 gồm các huyện: Mỹ Tú, Kế Sách, Thạnh Trị, Mỹ Xuyên, Long Phú, Vĩnh Châu và thị xã Sóc Trăng.

Ngày 11/01/2002, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra Nghị định số 04/2002/NĐ-CP, điều chỉnh địa giới hành chính huyện Long Phú và thành lập thêm huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng. Ngày 31/10/2003, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra Nghị định số 127/2003/NĐ-CP, điều chỉnh địa giới hành chính huyện Thạnh Trị và thành lập thêm huyện Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng. Ngày 08/2/2007, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành Nghị định số 22/2007/NĐ- CP về việc thành lập thành phố Sóc Trăng thuộc tỉnh Sóc Trăng. Ngày 24/9/2008, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra Nghị định số 02/NĐ-CP, điều chỉnh địa giới hành chính huyện Mỹ Tú và thành lập thêm huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng. Đến ngày 23/12/2009, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành Nghị

quyết số 64/NQ-CP, điều chỉnh địa giới hành chính hai huyện Mỹ Xuyên, Long Phú và thành lập thêm huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng.3

Tính đến năm 2010, đơn vị hành chính của tỉnh có 10 huyện, 01 thành phố với 109 xã, phường, thị trấn.

Bảng 2.1: Diện tích, dân số và mật độ dân số phân theo huyện của Sóc

Trăng năm 20010


STT

Tên huyện/thành phố

Diện tích (Km2)

Dân số

(người)

Mật độ dân số (ng/km2)

Toàn tỉnh

3311.7

1.300.826

393

1

TP Sóc Trăng

76.1

136.857

1.798

2

Huyện Cù Lao Dung

261.4

63.319

242

3

Huyện Kế Sách

352.9

158.756

450

4

Huyện Châu Thành

236.3

101.379

429

5

Huyện Mỹ Tú

368.1

107.017

291

6

Huyện Mỹ Xuyên

371.8

156.370

421

7

Huyện Ngã Năm

242.2

80.168

331

8

Huyện Trần Đề

377.9

133.212

353

9

Huyện Thạnh Trị

387.6

86.093

299

10

Huyện Vĩnh Châu

473.1

164.810

348

11

Huyện Long Phú

263.8

112.845

428

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

Nghiên giá trị văn hóa dân tộc Khmer tỉnh Sóc Trăng phục vụ cho phát triển du lịch - 5

(Nguồn:Niên giám thống kê Sóc Trăng năm 2010)

2.1.2. Vị trí địa lí.‌


Nằm ở khu vực ĐBSCL thuộc miền Nam của Việt Nam, tỉnh Sóc Trăng với hệ tọa độ địa lí từ 9014’22’’ đến 9055’30’’ vĩ Bắc và 105034’16’’ đến 106017’50’’ kinh Đông.

Về vị trí tiếp giáp Sóc Trăng tiếp giáp với:

- Phía Bắc – Tây Bắc giáp tỉnh Hậu Giang.

- Phía Nam giáp Biển Đông

- Phía Đông Bắc giáp tỉnh Trà Vinh

- Phía Tây giáp tỉnh Bạc Liêu


3 Cổng thông tin điện tử tỉnh Sóc Trăng (http://www.soctrang.gov.vn)

Xem tất cả 129 trang.

Ngày đăng: 20/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí