Định Hướng Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội Tỉnh Sóc Trăng‌

như các điểm chùa khác. Vấn đề đầu tư tôn tạo chua được quan tâm đúng mức, đáp ưng nhu cầu tham quan của du khách. Cũng giống như các điểm chùa khác, tại đây chưa có đội ngũ hướng dẫn viên tại điểm, gây kho khăn cho du khách khi có nhu cầu tìm hiểu về các giá trị văn hóa tại đây Hiện nay, tại điểm du lịch chùa Khleang mở của phục vụ thăm quan tự do trong tất cả các ngày trong tuần, đa phân khách đến đây theo hai hình thức: theo tour và tham quan tự do. Đối với khách theo tour thường có nhiều khả năng tiếp cận những giá trị văn hóa Khmer do có hướng dẫn viên của các công ty lữ hành, với khách thăm quan tự do phải tự tìm hiểu hoặc thông qua các vị sư tại chùa.

Chùa Sà Lôn (chùa Chén Kiểu): Thuộc xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên, nằm trên quốc lộ 1A hương đi Bạc Liêu cách trung tâm TP. Sóc Trăng 10km. Với vị trí thuận lợi và nét kiến trúc độc đáo cho nên lượng du khách từ khắp các tỉnh đến cũng đông không kém so với chùa Mahatúp. Mặc dù hàng năm số lương du khách đến đây vẩn rất đông, nhưng vấn đề quy hoạch tổ chức du lịch vẫn còn nhiều hạn chế. Hiện tại, điểm du lịch này không có bãi xe, nên các xe tham quan phải đậu trong khuôn viên chùa, trước cổng chùa, ven đường quốc lộ 1A, nhà chùa và công an địa phương phải bố trí lực lượng để giữ gìn trật tự và đảm bảo an toàn lưu thông cho các phương tiện tham gia trên đường. Vấn đề bầy bán hàng rong, xin ăn còn khá phổ biến ở, làm mất vẽ mỹ quan, gây phản cảm đối với du khách. Cũng giống như các điểm du lịch văn hóa Khmer khác nơi đây không có đội ngũ hướng dẫn viên, thuyết minh viên đa phân khách thăm quan phải tự tìm hiểu hoặc thông qua các vị sư.

Nhà trưng bày văn hóa Khmer: Đây là điểm du lịch nằm ngay trung tâm TP. Sóc Trăng, kế bên chùa Kh’leang. Nơi đây trưng bầy những hiện vật phản ánh đời sống, văn hóa nghệ thuật, kiến trúc…của người Khmer Sóc Trăng. Điểm du lịch nay mở cửa phục vụ du khách từ tất cả các ngày trong tuần. Nhà trưng bầy Văn Hóa Khmer được tổ chức hoạt động du lịch khá tốt, trong khôn viên có bãi đậu xe, có ban quản lý tiếp nhận các đoàn khách thăm quan, thông kê số lượng khách, đặc biệt đây là điểm du lịch văn hóa Khmer duy nhất có thuyết minh viên. Hàng năm nơi đây đón hàng chục ngàn lượt khách, trong đó chủ yếu là khách theo tour trọn gói. Tuy nhiên, đội ngũ thuyết minh viên tại đây còn hạn chế về chuyên môn nghiệp vụ. Theo tìm hiểu thì ở đây mới chỉ có 2 thuyết minh viên, chưa được đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ du lịch mà chuyển từ lĩnh vực khác qua.

2.5.4. Đánh giá chung‌

Như đã trình bầy ở trên, giá trị văn hóa của người Khmer Sóc Trăng là điển hình cho văn hóa Khmer Nam Bộ. Sóc Trăng với gần 30% người Khmer trong cơ cấu dân số của

tỉnh, họ đã sống và định cư ở đây từ rất lâu và đã bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của dân tộc mình qua bao thế hệ. Có thể nói giá trị văn hóa của người Khmer Sóc Trăng có một bề dày lịch sử thu hút sự quan tâm tìm hiểu mọi người.

Trong những năm gần đây, hoạt động du lịch đã và đang khẳng định vai trò của mình trong nền kinh tế quốc dân, hoạt động du lịch đã phát triển theo hướng ngày một hoàn thiện hơn. Theo đó, các tỉnh thành trong cả nước đều coi phát triển du lịch là ưu tiên trong triến lược phát triển kinh tế của tỉnh.

Hiện nay, ở Sóc Trăng một trong những thế mạnh trong hoạt động du lịch của tỉnh là khai thác các giá trị văn hóa của người Khmer.

Nhìn chung, giá trị văn hóa của người Khmer Sóc Trăng trong phát triển du lịch là rất đa dạng và phong phú, có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Khai thác các giá trị văn hóa này sẽ góp phần gìn giữ và phát huy văn hóa của dân tộc. Như chung ta đã biết hiện nay các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của Việt Nam nói chung và của người Khmer nói riêng đang bị hủy hoại và biến chất, cho nên việc phát triển du lịch dựa trên những giá trị văn hóa người Kmer ở Sóc Trăng là việc làm không thể thiếu.

Trong quá trình khai thác các giá trị văn hóa người Khmer trong hoạt động du lịch của Sóc Trăng trong những năm vưa qua có những thuận lợi và khó khăn nhất định.

Ưu điểm

Với đặc trưng là tỉnh giàu tiềm năng về văn hóa, lễ hội, Sóc Trăng đã và đang có kế hoạch khai thác mô hình du lịch văn hóa, lễ hội truyền thống

Văn hóa Khmer với các ngôi chùa mang kiến trúc độc đáo, với các lễ hội lớn đang ngày càng được nhiều du khách biết đến.

Công tác đầu tư về cơ sở hạ tầng du lịch đang được tỉnh quan tâm và thực hiện. Việc tôn tạo cơ sở vật chất, các di tích lịch sử văn hóa gắn với lễ hội được vực dậy và từng bước phát triển.

Công tác tổ chức, quản lý các lễ hội ngày càng được tăng cường nhằm chỉnh sửa và hạn chế tối đa những sai phạm, rủi ro trong quá trình lễ hội diễn ra.

Thông qua lễ hội, cộng đồng người Khmer của tỉnh hiểu hơn về những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc từ đó nâng cao lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc và có thể chung tay với tỉnh, với đất nước trong việc quảng bá hình ảnh và giá trị văn hoá của mình đến với nhiều người hơn trong nước lẫn thế giới.

Vừa qua, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam (thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tổ chức thành công hội thảo khoa học về “bảo tồn và phát huy lễ hội Ook Om Bok và đua ghe ngo Sóc Trăng” với sự tham gia của các giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, các nhà nghiên cứu về văn hóa hàng đầu Việt Nam. Từ hội thảo để có cơ sở đánh giá khoa học về giá trị của các lễ hội và chuẩn bị các điều kiện cho việc nâng cấp lễ hội ở tầm khu vực trong tương lai gần. Đây là điều kiện thuận lợi để thu hút khách du lịch đến với Sóc Trăng đến với Sóc Trăng nhiều hơn năm tới, đặc biệt là khách quốc tế.

Hạn chế

Vẫn chưa có đội ngũ thuyết minh viên cũng như hướng dẫn viên tại điểm, du khách đến tham quan vẫn chưa có sự giới thiệu và giải thích về những vấn đề mà du khách quan tâm.

Nạn mất cắp khi tham gia lễ hội vẫn còn xảy ra do phần quản lý an ninh trật tự chưa được tốt lắm khi có một lượng người khá lớn đổ xô về.

Mùa du lịch chủ yếu là các ngày lễ hội, lượng khách du lịch đến với Sóc Trăng là rất đông. Tuy Nhiên, vào các ngày còn lại khách du lịch đến tham quan là rất ít, chủ yếu mang tính tự phát.

Chưa có sự kết hợp giữa các tuyến và điểm tham quan văn hóa Khmer. Nếu trong một trương trình du lịch chỉ chú trọng tham quan các chùa Khmer sẽ không thật sự thu hút được du khách, dễ gây nhàm chán.

Các ngôi chùa Khmer chưa được nhìn nhận và khai thác đúng tầm để phát triển du lịch. Đây là một tài nguyên du lịch mới, đặc sắc của dân tộc Khmer.

Các loại hình sân khấu Dù Kê, Rô Băm…chưa thật sự được quan tâm để đưa vào phục vụ trong du lịch.

Các điểm du lịch chùa Dơi, chùa Kleang, chùa Chén Kiểu... không được bán vé, thu tiền của khách, trong khi tỉnh phải đầu tư làm đường và các công trình phụ và vệ sinh khác

Chưa có một tổ chức nào thực hiện việc đốt lửa trại, giao lưu văn hóa của người Khmer với khách du lịch (giống như giao lưu văn hóa của dân tộc Lạch ở Đà Lạt).

CHƯƠNG 3‌

ĐỊNH HƯỚNG KHAI THÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA NGƯỜI KHMER TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH SÓC TRĂNG

3.1. CƠ SƠ XÂY DỰNG ĐỊNH HƯỚNG‌

3.1.1. Đánh giá tiềm năng qua sơ đồ SWOT‌


Điểm mạnh (S)

Điểm yếu (W)

- Giá trị văn hóa người Khmer sóc trăng đa dạng và hấp dẫn

- Sóc Trăng có số người Khmer đông (chiếm 30.71%)

- Các điểm du lịch có sứ hấp dẫn lớn như: Chùa Dơi, chùa Sà Lôn, chùa Khleang, bảo tàng văn hóa Khmer…

- Ngoài các lễ hội truyền thống của người Khmer Nam Bộ, người Khmer Sóc Trăng có những lễ hội của riêng mình như: Lễ hội Thác Côn, lễ hội Cúng Phước biển…

- Đội ngũ hướng cán bộ chuyên môn còn thiếu và yếu

- Các loại hình du lịch còn đơn điệu.

- Chưa khai thác được các giá trị văn hóa nghệ dân gian

Cơ hội (O)

Thách thức (T)

- Sóc Trăng có nguồn tài nguyên du lịch phong phú, tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn nên khả năng thu hút khách tham quan du lịch đến với Sóc Trăng là rất lớn.

- Lễ hội Oc-om-bok và đua ghe ngo của tỉnh Sóc Trăng đã được Tổng cục Du lịch công nhận là 1 trong 15 lễ hội cấp quốc gia.

- Có sự hỗ trợ đầu tư của các tổ chức

trong và ngoài nước về tài chính, kĩ thuật

- Tốc độ tăng trưởng khá ổn định nhưng so với mặt bằng của một số tỉnh trong khu vực ĐBSCL vẫn còn thấp, quy mô chung còn nhỏ, điểm xuất phát ban đầu thấp chưa tương xứng với tiềm năng du lịch của tỉnh.

- Khai thác các giá trị văn hóa người Khmer còn trùng lặp với các địa phương khác ở ĐBSCL, chưa tạo ra những sản phẩm du lịch đặc thù.

- Thiếu vốn đầu tư cho các dự án du

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

Nghiên giá trị văn hóa dân tộc Khmer tỉnh Sóc Trăng phục vụ cho phát triển du lịch - 12

- Sự liên kết với các doanh nghiệp trong và ngoài nước trong công tác hoạt động du lịch.

lịch

- Một số điểm du lịch không được bán vé, thu tiền của khách, trong khi tỉnh phải đầu tư làm đường và các công trình phụ và vệ sinh khác...

và cơ sở hạ tầng.


3.1.2. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Sóc Trăng‌

Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Sóc Trăng nhiệm kỳ 2010 – 2016 và chương trình phát triển bền vững tỉnh Sóc trăng đã xác định phương pháp phát triễn kinh tế xã hội của tỉnh nhằm một số mục tiêu sau:

Duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, bền vững, đồng thời tạo ra chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng, hiểu quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế trong bối cạnh hội nhập và phát triển.

Kết hợp chặt chẽ, hài hòa và hợp lý giữa phát triển kinh tế, ổn định xã hội và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường.

Tập trung nguồn lực đẩy mạnh phát triển công nghiệp và dịch vụ nhằm đưa hai lĩnh vực này chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế; tiếp tục đầu tư kinh tế nông nghiệp đi vào chiều sâu nhằm đạt cơ cấu kinh tế tối ưu trông bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp.

Tăng cường hợp tác đầu tư trong nước và ngoài nước. Tích cực mở rộng thị trường, đẩy nhanh tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Tăng cường công tác nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật, nâng cao tiềm lực công nghệ thông tin của tỉnh.

Bảng 3.1: Định hướng cơ cấu kinh tế của tỉnh từ 2010 – 2020


Khu vực

kinh tế

Phương án I

Phương án II

2010

2015

2016-2020

2010

2015

2016-2020

Khu vực I

39-40

29,8

21,4

39,6

28

20

Khu vực II

30-31

33,7

38,0

30

35,5

39,5

Khu vực III

29-30

36,5

40,6

30,4

36,5

40,5

Nguồn: UBND tỉnh Sóc Trăng

Đến năm 2010, giảm tỉ lệ tăng dân số tự nhiên còn 1,17%, giảm tỉ lệ hộ nghèo xuống còn 12%, tăng tỷ lệ sử dụng điện thoại lên 90%, tăng tỷ lệ sử dụng nước sạch lên 88%

3.1.3. Những quan điểm và mục tiêu phát triển du lịch tỉnh Sóc Trăng đến năm 2020.‌

3.1.3.1. Quan điểm phát triển

Phát triển du lịch Sóc Trăng trên cơ sở khai thác thế mạnh giá trị văn hóa người Khmer phải phù hợp quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và phải được đặt trong mối quan hệ chặt chẽ với hoạt động du lịch của các tỉnh khác ở ĐBSCL. Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, có tính liên vùng và xã hội hoá cao, phát triển du lịch Sóc Trăng cần được đặt trong mối quan hệ chặt chẽ với các tỉnh của tiểu vùng Mekong, đặc biệt với các tỉnh như: Tiền Giang, Cần Thơ, Sóc Trăng, Kiên Giang, TP. Hồ Chí Minh…và các tỉnh lân cận để có nguồn khách thường xuyên và ổn định.

Quan điểm phát triển du lịch bền vững.

Quy hoạch du lịch phải gắn với việc bảo vệ môi trường sinh thái bền vững, từ đó đặt ra các kế hoạch và cơ chế quản lý phù hợp với việc tôn tạo, khai thác các tài nguyên thiên nhiên, nhân văn sao cho môi trường cảnh quan tự nhiên và các thắng cảnh thiên nhiên không bị xâm hại mà ngày càng được tôn tạo, nâng cấp và bảo dưỡng tốt hơn. Đặc biệt là các giá trị văn hóa của người Khmer tại Sóc Trăng như: lễ hội, kiến trúc chùa, làng nghề truyền thống...

Quy hoạch du lịch phải gắn với bảo vệ môi trường xã hội trong sạch. Cần có biện pháp tổ chức quản lý chặt chẽ để ngăn ngừa những ảnh hưởng tiêu cực từ các hoạt động du lịch mang lại đối với môi trường văn hoã xã hội của các địa phương.

Phát triển du lịch phải dựa trên sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành và mang tính xã hội hóa cao.

Cần quán triệt nhận thức đúng đắn về phát triển du lịch trong tất cả các cấp, các ngành, không thể coi du lịch là phương tiện triệt để khai thác tài nguyên nguyên mà phải coi du lịch là một ngành sản xuất. Vì vậy, muốn có sản phẩm phải đầu tư, phải lao động để chế tạo ra sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường; từ đó có hướng chỉ đạo thống thất trong công tác tổ chức, quản lý trong du lịch; phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng để đưa việc phát triển du lịch trở thành nhiệm vụ chung của mỗi địa phương, mỗi ngành và từng người dân trong cộng động sinh sống. Từ đó tạo nên nhịp đẩy, giúp du lịch Sóc trăng phát triển và đạt được những mục tiêu đã đề ra.

Phát triển du lịch phải gắn với việc bảo đảm an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội.

Phát triển du lịch phải luôn dựa trên phương châm bảo đảm an ninh chính trị và an toàn xã hội, quan điểm trên cần được quán triệt trong việc đưa ra các định hướng chiến

lược, trong đề xuất các giải pháp về tổ chức quản lý du lịch, trong thiết kế quy hoạch không gian du lịch, trong việc phân tích đánh giá thi trường và định hướng tiếp thị…

3.1.3.2. Mục tiêu phát triển.

Mục tiêu tổng quát

Quán triệt tinh thần nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Sóc trăng Nghị quyết Đại hội XII nhiệm kỳ 2010-2015 với mục tiêu phấn đấu đến năm 2015 đưa Sóc Trăng trở thành tỉnh trung bình khá của khu vực ĐBSCL và có thu nhập bình quân đầu người xấp xỉ mức bình quân chung của cả nước. Tỉnh cũng đề ra một số mục tiêu chủ yếu trong nhiệm kỳ 2010- 2015 như đạt tốc độ tăng trưởng GDP 12%-13%/năm; GDP bình quân đầu người đến năm 2015 đạt 1.800 USD trở lên; ổn định sản lượng lúa ở mức trên 1,7 triệu tấn/năm; tổng sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy, hải sản đạt 265.000 tấn; 20%-25% xã đạt tiêu chí quốc gia về nông thôn mới; nâng tỉ lệ lao động qua đào tạo lên 51%; giảm tỉ lệ hộ nghèo hằng năm từ 2% đến 3%...tạo bước phát triển mạnh mẽ trong du lịch. Tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch, xây dựng các khu, tuyến, điểm du lịch, khai thác phát huy các thế mạnh về tự nhiên, văn hoá, xã hội…khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển các loại hình dịch vụ du lịch.

Mục tiêu cụ thể

- Mục tiêu kinh tế

Phát triển ngành kinh tế du lịch năng động, nâng cao mứac đóng góp vào thu nhập của địa phương, góp phần vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo công ăn việc làm và cải thiện cán cân thanh toán bằng cách tạo ra môi trường thuận lợi cho sự tăng trưởng và phát triển, đưa du lịch trở thành một ngành quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, chiếm tỷ trọng đáng kể trong nội bộ các ngành dịch vụ.

- Mục tiêu về văn hóa xã hội

Phát triển du lịch phải gắn với việc lưu giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Một trong những yếu tố quan trọng để thu hút khách chính là nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc. Quy hoạch và phát triển du lịch phải chuyển tải được nội dung khuyến khích việc bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc. Cần có giải pháp thu hút khách du lịch quốc tế để tuyên truyền, quảng bá, trao đổi văn hóa, song trước hết cần phải ưu tiên phát triển du lịch nội địa nhằm đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi, vui chơi giải trí của dân cư trong tỉnh, trong khu vực, góp phần cải thiện, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân.

Một trong những mục tiêu xã hội quan trọng của việc phát triển du lịch Sóc Trăng là nhằm tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho lao động.

- Mục tiêu về môi trường:

Hiện nay vấn đề đặc ra cho môi trường là phát triển môi trường bền vững. Việc khai thác các tiềm năng về du lịch (tự nhiên – nhân văn), hạn chế đến mức tối đa những tác động xấu đến môi trường. Phát triển du lịch, đi đôi với bảo tồn và phát triển cảnh quan môi trường.

3.1.4. Một số vấn đề kinh tế xã hội khác‌

Bước sang thế kỉ 21 ngành du lịch thế giới đã có những bước phát triển nhanh chóng, rộng khắp và được đặc trưng bởi tính đa dạng của sản phẩm du lịch, các loại hình du lịch, phương thức đi du lịch cũng như các điểm đến. Với sự tăng trưởng nhanh chóng, du lịch đã trở thành một ngành kinh tế quan trọng với tốc độ tăng trưởng về khách du lịch đứng mức cao.

Dòng khách du lịch quốc tế cũng có những chuyển biến đáng kể, đến nay châu Á đang nổi lên như là một trung tâm du lịch của thế giới, một khu vực giàu tiềm năng, khu vực châu Á - Thái Bình Dương được khách du lịch quốc tế ưa thích và đang thu hút ngày càng nhiều lượng khách từ các khu vực và vươn lên đứng thứ 2 về thị phần du lịch sau châu Âu.

Đông Nam Á được biết đến như một khu vực phát triển kinh tế năng động với tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm vào loại cao nhất thế giới, theo thống kê của Tổ chức Du lịch các nước ASEAN 40% lượng khách du lịch quốc tế đến các nước ASEAN là công dân của các nước này đi lại thăm viếng, tìm cơ hội đầu tư.

Tiếp tục đà tăng trưởng mạnh mẽ của cả du lịch nội địa và du lịch quốc tế trong năm 2010, năm 2011, ngành du lịch đã đề ra mục tiêu đón 5,5 triệu lượt khách quốc tế, 30- 31 triệu lượt khách du lịch nội địa, doanh thu 110.000 tỉ đồng, đóng góp 4- 4,5% GDP.

Ngành tiếp tục triển khai mạnh mẽ các hoạt động quảng bá xúc tiến đặc biệt là các chương trình quảng bá xúc tiến ở nước ngoài, trong đó đẩy mạnh hơn nữa tại các thị trường trọng điểm.

Trong năm 2011, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch sẽ hoàn thành “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020- tầm nhìn 2030” trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Trong Dự thảo “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030” của Tổng Cục Du lịch, Việt Nam sẽ đón được 7-8 triệu lượt khách quốc tế, phục vụ

Xem tất cả 129 trang.

Ngày đăng: 20/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí