Biểu đồ 2.2. Tình hình khách lưu trú tại Sóc Trăng giai đoạn 2005 - 2010
Lượt k hách
94647
90644
68251
68251
71200
57748
4381
Có thể bạn quan tâm!
- Nghiên giá trị văn hóa dân tộc Khmer tỉnh Sóc Trăng phục vụ cho phát triển du lịch - 8
- Văn Hóa Phi Vật Thể Của Ngươi Khmer Sóc Trăng
- Hiện Trạng Hoạt Động Du Lịch Tỉnh Sóc Trăng
- Định Hướng Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội Tỉnh Sóc Trăng
- Định Hướng Chung Trong Phát Triên Du Lịch Sóc Trăng
- Liên Kết Phát Triển Du Lịch Văn Hóa Người Khmer Với Các Địa Phương Khác Trong Vùng.
Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.
4420
4735
5250
5439
5945
100000
90000
80000
70000
60000
50000
40000
30000
20000
10000
0
- Trong nước
- Khách quốc tế
2005 2006 2007 2008 2009 2010
Năm
2.4.3. Cơ sở vật chất phục vụ du lịch.
2.4.3.1. Hệ thống khách sạn
Hiện nay, toàn tỉnh có 28 khách sạn, trong đó có 1 khách sạn 3 sao, 7 khách sạn 2 sao, 12 khách sạn 1 sao; với 712 phòng, trong đó có 582 phòng đạt tiêu chuẩn từ 1 sao trở lên, có 2 khách sạn thuộc doanh nghiệp nhà nước, 2 khách sạn cổ phần còn lại thuộc loại hình công ty Trách nhiệm hữu hạn (TNHH) và Doanh nghiệp tư nhân (DNTN), các khách sạn đều nằm ở nội ô TP Sóc Trăng.
Khách sạn ở Sóc Trăng đảm bảo được cho nhu cầu lưu trú của du khách, trong các khách sạn nêu trên thì khách sạn thuộc tư nhân được trang bị tốt và phục vụ khá tốt, với mức giá tương đối mềm. Hệ số sử dụng phòng khách sạn năm 2010 đạt bình quân 55 – 60%.
Tính đến nay, Sóc Trăng đã có một khách sạn được Tổng cục Du lịch Việt Nam công nhận hạng 3 sao đó là khách sạn Ngọc Sương.
Song song với hoạt động của các khách sạn còn có hệ thống các nhà trọ của các đơn vị ngoài quốc doanh cũng tham gia vào dịch vụ cho thuê phòng, phục vụ cho khách vãng lai và khách du lịch.
2.3.3.2. Hệ thống nhà hàng
Toàn tỉnh hiện có 12 DNTN nhà hàng trong đó có 5 nhà hàng độc lập với tổng số nghế trên 4.000 ghế; Công ty cổ phần thương mại du lịch Sóc Trăng quản lý 2 nhà hàng có sức chứa 800 ghế; Công ty khách sạn Khánh Hưng 1 nhà hàng với 600 ghế. Các DNTN và
công ty TNHH sở hữu 7 nhà hàng hơn 3.000 ghế. Ngoài ra còn có các nhà hàng với quy mô nhỏ hơn do tư nhân quản lý, mỗi nhà hàng có từ 60 – hơn 100 ghế.
Các nhà hàng ở Sóc Trăng đa số đều tổ chức và phụ vụ theo phong cách người Khmer, các đầu bếp có thể nấu nhiều món ăn Âu – Á, tuy nhiên món ăn châu Á vẫn chiếm đa số trong các thực đơn. Đa số các nhà hàng có quy mô vừa và nhỏ có thể phục vụ nhiều loại tiệc khác như: tiệc cưới, liên hoan, sinh nhật...
Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách thì các cơ sở kinh doanh du lịch và ăn uống cần phải tổ chức tốt hơn nữa, nhất là cải tiến về trang thiết bị, điều kiện vệ sinh thực phẩm, thái độ phục vụ, sự đang dạng của các loại thức ăn...
2.3.3.3. Phương tiện vận chuyển, đưa, đón khách
Hiện nay, Công ty Thương mại và du lịch Sóc Trăng có 3 xe với 45 ghế làm phương tiện vận tải khách đường bộ và 1 cano phục vụ du lịch đường thủy. Công ty khách sạn Khánh Hưng 1 xe 15 chỗ ngồi; Liên đoàn lao động tỉnh cũng tham gia vào dịch vụ vận chuyển khách du lịch với 2 xe khách. Ngoài ra Sóc Trăng còn có trên 300 xe của tư nhân tham gia vận chuyển khách và 731 tàu thuyền các loại đủ để đáp ứng nhu cầu đi lại, tham quan du lịch của khách. Hiện nay Sóc Trăng còn thiếu các loại phương tiện thủy chuyên dùng đáp ứng cho nhu cầu du lịch trên sông và trên biển, nhất là phương tiện phục vụ cho tuyến du lịch sông Mekong và tuyến du lịch ra Côn Đảo.
2.4.4. Hoạt động của các tuyến điểm tham quan du lịch tỉnh Sóc Trăng
Trên cơ sở kết hơp khai thác các giá trị văn hóa người Khmer, người Kinh người Hoa và nguồn tài nguyên phong phú. Ngành du lịch Sóc Trăng đã và đang khai thác hiệu quả các tuyến điểm du lịch của tỉnh.
- Tuyến du lịch nội tỉnh:
Hiện nay, các tuyến du lịch nội tỉnh thường được các công ty thiết kế tour tham quan trong một ngày, 2 ngày 1 đêm hoặc 3 ngày 2 đêm… Nhìn chung các tuyến du lịch này đã khai thác tốt những điểm nhấn khi đến với sóc trăng như: tìm hiểu được giá trị văn hóa đặc sắc của các dân tộc Kinh, Hoa, Khmer; hệ thống kiến trúc chùa, đặc sản… Do đặc điểm địa hình, sự phân bố mạng lưới giao thông, vị trí các tài nguyên du lịch, hệ thống tuyến điểm du lịch nội tỉnh bao gồm các tuyến du lịch xuất phát từ thành phố đến các điểm, khu du lịch.
Tuyến du lịch 1
Thành phố Sóc Trăng – chùa Sà Lôn – Khu căn cứ tỉnh ủy rừng tràm Mỹ Phước – vườn Cò Tân Long – Di tích lịch sử miếu Bà Chúa Xứ (Mỹ Đông – Mỹ Quới).
Tuyến du lịch 2
Thành phố Sóc Trăng – Bảo tàng Sóc Trăng – Khu văn hóa Hồ Nước Ngoạt – nhà trưng bài văn hóa Khmer – chùa Khleang – Chùa Đất Sét – Khu du lịch Song Phụng.
Tuyến du lịch 3
Thành phố Sóc Trăng – chùa Mahatup – Khu du lịch Hồ Bể - Mỏ Ó – Ngư Cảng Trần Đề - rừng bần xã An Thạnh Nam
Tuyến du lịch 4
Thành phố Sóc Trăng đi chùa Dơi, chùa Đất Sét, nhà trưng bài văn hóa Khmer
–làng nghề Phú Tân (Mỹ Tú) – cồn Mỹ Phước.
- Tuyến du lịch liên tỉnh:
Thành phố Sóc Trăng - Đại Ngãi – Trà Vinh – Bến Tre – Tiền Giang – Long an – Thành phố Hồ Chí Minh. (theo đường QL 60)
Thành phố Sóc Trăng đi Vĩnh Châu – Bạc Liêu – Sóc Trăng.
Thành phố Sóc Trăng đi ngư cảng Trần Đề - Phú Quốc (Kiên Giang)
Vĩnh Châu – Long Phú – Kế Sách – Cần Thơ (đường Nam Sông Hậu)
Thành phố Sóc Trăng – Hậu Giang – Kiên Giang (theo QL 42)
2.4.5. Lao động ngành du lịch
Năm 2010, toàn tỉnh có 35 doanh nghiệp hoạt động kinh doanh du lịch. Trong đó có 28 doanh nghiệp khách sạn, 2 doanh nghiệp kinh doanh vận chuyển khách, 3 doanh nghiệp lữ hành trong đó 1 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế và 2 doanh nghiệp kinh doanh dịch giải trí.
Tính đến năm 2010, toàn ngành du lịch Sóc Trăng có 484 lao động. Phân theo trình độ lao động, có 1 lao động có trình độ trên đại học, 59 người đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng, 35 lao động có trình độ trung, 78 lao động sơ cấp và 311 lao động phổ thông. Phân theo loại lao động: có 12 lao động là đội ngũ quản lý nhà nước về du lịch, 48 lao động quản lý tại các doanh nghiệp và 424 lao động nghiệp vụ, trong đó lao động là hướng dẫn viên (có thẻ hướng dẫn viên) chỉ có 2 người.
Như vậy, đội ngũ lao động trong lĩnh vực du lịch tại Sóc Trăng còn rất mỏng chỉ chiếm 0,06% dân số hoạt động kinh tế, chưa tương xứng với tiềm năng du lịch của tỉnh. Đội ngũ hướng dẫn viên du lịch được cấp thẻ quá ít, chủ yếu là hướng dẫn tự do. Đặc biệt, ở Sóc Trăng một trong những thế mạnh trong phát triển du lịch là các giá trị văn hóa dân tộc Khmer, nhưng đội ngũ hướng dẫn viên chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế.
2.5. HIỆN TRẠNG KHAI THÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA NGƯỜI KHMER SÓC TRĂNG TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH.
2.5.1. Khách tham quan các điểm du lịch văn hóa Khmer
Như đã trình bày ở trên, trong 5 năm trở lại đây lượng khách du lịch đến với Sóc Trăng ngày một tăng (năm 2005: 420,441 lượt khách, năm 2010 tăng lên 897,542 lượt khách). Có được kết quả như trên là do ngành du lịch Sóc Trăng đã có chiến lược phát triển du lịch hợp lý, thêm vào đó là sức hấp dẫn của những điểm du lịch văn hóa người Khmer. Có thể nói khi mọi du khách khi đến với Sóc Trăng không thể bỏ qua các điểm du lịch như Chùa Dơi, chùa Sà Lôn (chùa Chén Kiểu), Chùa Khleang, bảo tàng văn hóa Khmer… đây là những điểm du lịch có sứ hấp dẫn cao. Đặc biệt vào dịp diễn ra các lễ hội của người Khmer lượng du khách tăng đột biến. Theo ghi nhận của Sở văn hóa thể thao và du lịch, vào dịp diễn ra lễ hội hầu như các cơ sở lưu trú trên địa bàn tỉnh đều sử dụng hết công suất. Bên cạnh đó, lượng du khách thăm quan Sóc Trăng nhưng không lưu trú tại đây cũng rất lớn.
Qua tìm hiểu của tác giả về lượng khách thăm quan các điểm du lịch văn hóa người Khmer thì trong những năm trở lại đây lượng khách tăng mạnh. Theo vị sư Cả chùa Sà Lôn, khoảng 5 năm trước đây mỗi ngày nhà chùa đón khoảng gần 200 lượt khách, nhưng hiện nay mỗi ngày trung bình khoảng hơn 400 lượt khách, vào dịp cuối tuần hay ngày lễ lượng khách có thể lên đến hàng 1000 lượt khách. Chùa Sà Lôn, có vị trí khá thuận lợi, năm trên quốc lộ 1A cách thành phố Sóc Trăng 12km, năm trên tuyến du lịch Cần Thơ - Sóc Trăng – Bạc Liêu – Cà Mau, cùng với nét độc đáo của ngôi chùa cho nên đây là điểm du lịch có lượng khách thăm quan đông nhất.
Một điểm du lịch có sức hấp dẫn lớn nữa là chùa Dơi, chùa tọa lạc ở số 73B đường Lê Hồng Phong, phường 3, thị xã Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng. Chùa thu hút du khách không chỉ bởi kiến trúc đẹp, cầu kỳ trong một khuôn viên xanh, rộng; mà còn bởi đến đây người ta còn được chiêm ngưỡng một loại dơi quạ, trông rất lạ mắt. Theo vị Sư Cả của chùa, trung bình mỗi ngày nhà chùa đón khoảng 300 lượt khách (căn cứ vào việc thống kê phương tiện của khách), chưa kể lượng khách vảng lai. Vào dịp diễn ra lễ hội lượng khách tăng đột biến, số
phương tiện chuyên trở khách nối dài hàng km trên đường Lê Hồng Phong và Văn Ngọc Chính.
Bảo tàng văn hóa Khmer Sóc Trăng cũng là điểm du lịch thu hút du khách. Theo thống kê của của Bảo tàng trong năm 2010 đón 5,056 lượt khách (khách mước ngoài 1,112 lượt khách, khách trong nước 3,944 lượt khách).
Hiện nay, trong tất cả các tour du lịch thăm quan Sóc Trăng, các điểm du lịch gắn với văn hóa người Khmer đều được các công ty lữ hành đưa vào chương trình tour, điều này khẳng định tính hấp dẫn và độc đáo của văn hóa Khmer Sóc Trăng.
2.5.2. Một số loại hình sản phẩm du lịch văn hóa Khmer
Trong những năm gần đây ngành du lịch Sóc Trăng đã khai thác rất kiệu quả các loại hình sản phẩm du lịch gắn với văn hóa của người Khmer.
Loại hình du lịch tâm linh: Đây là một thế mạnh trong du lịch Sóc Trăng. Sóc Trăng là vùng đất có rất nhiều ngôi chùa nổi tiếng. Chỉ riêng ở các khu vực thuộc thành phố Sóc Trăng đã có trên 20 ngôi chùa. Hầu hết đều là chùa Khmer với lối kiến trúc độc đáo, mang đậm phong cách Khmer Nam Bộ. Chùa đối với đồng bào Khmer là rất thiêng liêng và cao cả, là một bộ phận không thể thiếu trong đời sống tinh thần của cư dân. Ngôi chùa, ngoài việc dùng để cử hành các nghi lễ tôn giáo, còn là nơi lưu giữ các giáo lý nhà Phật; các tác phẩm văn học, nghệ thuật và là nơi diễn ra các lễ hội mang tính văn hoá đặc trưng của dân tộc.
Hiện nay, việc khai thác loại hình sản phẩm du lịch tâm linh ở Sóc Trăng được các công ty lữ hành chọn làm sản phẩm chính trong các tour du lịch của mình. Các điểm du lịch tâm linh có sức hấp dẫn cao đối với du khách là chùa Dơi, chùa Khleang, chùa Sà Lôn…Thực tế đây là những điểm du lịch hấp dẫn, nhưng vấn đề tổ chức khai thác chưa thực sự hiệu quả và còn nhiều bất cập. Ở hầu hết các điểm chùa, ngoại trừ các chùa ở trung tâm Tp. Sóc Trăng hay trên các tuyến quốc lộ còn lại các chùa khác đều gặp khó khăn về giao thông đi lại. Chẳng hạn như chùa Dơi đoạn từ đường Lê Hồng Phong rẽ vào đường Mã Tộc khoảng hơn 2km đường nhỏ và xuống cấp nghiêm trọng gây kho khăn cho du khách khi đến đây (mới đây tỉnh Sóc Trăng dự án nâng cấp tuyến đường này). Bên cạnh đó tại các điểm chùa hầu như không có những cửa hàng bán đồ lưu niệm cho du khách, chủ yếu là các điểm bán hàng rong ngay cổng chùa hay ngay trong khuôn viên chùa, chẳng hạn như ở chùa Sà Lôn các hàng bán rong tự phát bầy bán từ cổng vào tới bậc tam cấp lên chánh điên…Hiện
tượng ăn xin, bán vé số dạo rất phổ biến tại các điểm du lịch, gây khó chịu đối với khách thăm quan.
Để khách du lịch hiểu và hứng thú với các giá trị văn hóa người Khmer thì vai trò của đội ngũ hướng dẫn viên chuyên nghiệp về lĩnh vực này là vô cùng quan trọng. Thực tế cho thấy, hướng dẫn viên ở các điểm du lịch văn hóa Khmer hầu như không có, chẳng hạn như tại các điểm chùa để hiểu về các giá trị văn hóa mà ngươi Khmer trong chùa thường du khách phải tìm hiểu thông qua các vị sư Cả. Những hướng dẫn viên của các công ty lữ hành cũng còn nhiều hạn chế về hiểu biết các giá trị văn hóa của người Khmer. Do đó rất khó để có thể truyền tải hết những giá trị văn hóa đặc sắc của người Khmer đến với du khách.
Loại hình du lịch lễ hội: Chính sự cộng cư của ba dân tộc Kinh – Khmer – Hoa trên mảnh đất Sóc Trăng đã tạo nên nhiều lễ hội phong phú, đa dạng và độc đáo. Đây chính là cơ sở để khai thác một loại hình sản phẩm du lịch độc đáo khác của Sóc Trăng – du lịch văn hóa lễ hội. Trong năm người Khmer có rất nhiều lễ hội bao gồm: Tết Chol Chnăm Thmây, lễ Dolta, lễ hội Oóc om bóc – đua ghe Ngo, lễ hội Thắc Côn, lễ hội Cúng biển Vĩnh Châu... Đặc biệt nhất là lễ hội Oóc om bóc – đua ghe Ngo còn gọi là lễ cúng trăng, là sự đưa tiễn mùa mưa chào đón mùa khô. Lễ hội hàng năm, không chỉ thu hút người dân trong tỉnh mà còn thu hút rất đông du khách từ các nơi trong cả nước và khách quốc tế về tham dự. Đây cũng là một trong ba lễ hội lớn nhất trong năm của đồng bào Khmer và thu hút hàng chục vạn người theo dõi, tham gia trong những ngày chính của hội đua ghe ngo. Tâm điểm của tuần lễ hội là ngày hội Đua ghe Ngo truyền thống được người dân cả 3 dân tộc trên địa bàn tỉnh nói riêng và người Khmer Nam Bộ nói chung háo hức chờ đón.
Trong những năm gần đây, loại hình du lịch lễ hội đã được ngành du lịch Sóc Trăng chú trọng đầu tư khai thác. Các lễ hội truyền thống của người Khmer được tổ chức bài bản và và quy mô lớn hơn, những ngày diễn ra lễ hội không phải chỉ là ngày vui riêng của người Khmer nữa mà là ngày hội chung của người dân Sóc Trăng. Chẳng hạn như để phục vụ cho lễ hội Oóc om bóc – đua ghe Ngo tỉnh Sóc Trăng đã đầu tư xây dựng khán đài đua ghe Ngo với kinh phí gần 60 tỷ đồng (hoàn thành năm 2009), gồm khán đài với 4.000 chỗ ngồi, sân khấu biểu diễn văn nghệ, bờ kè 2 bên đoạn gần đích đua đã hoàn thành, giúp cho người đi cổ vũ dễ xem, theo dõi, cổ vũ nhiệt tình và đông vui hơn.
Vào những ngày này công tác tổ chức được tổ chức kỹ lưỡng, từ các nghi thức tế lễ đến hoạt động vui chơi giải trí đều được lập kế hoạch, triển khai tốt. Đặc biệt lễ hội Oóc om bóc – đua ghe Ngo, lễ hội cúng Dừa, cúng Biển Vĩnh Châu…có số lượng du khách tập trung
về đây rất đông việc đảm bảo an ninh, chỗ ăn nghỉ của du khách cũng được ngành du lịch tỉnh đảm bảo. Tuy nhiên, về mặt tổng thể công tác tổ chức đã được quan tâm nhưng để dữ chân khách lưu lại đây và quay trở lại thì vẫn còn nhiều bất cập. Thứ nhất, vấn đề an ninh, các tệ nạn nhừ bài bạc, ăn xin, mê tín dị đoan vẫn cò khá phổ biến ở các lễ hội. Thứ hai, vào những dịp diễn ra lễ hội ngoài các sản phẩm chính là tham gia các nghi lễ, các hoạt động vui chơi (diễn ra vào ban ngày) thì vẫn còn thiếu các hoạt động bổ trợ khác như các điểm vui chơi vào ban đêm, các khu ẩm thực, các hoạt động văn nghệ truyền thống của người Khmer…
Loại hình du lịch làng nghề: Trong những năm gần đây loại hình du lịch làng nghề truyền thống của người Khmer Sóc Trăng đã và đang được ngành du lịch tỉnh đưa vào khai thác như một sản phẩm không thể thiếu trong các tour du lịch. Các làng nghề truyền thống ở đây rất đa dạng như: dệt chiếu, đan lát, đóng xe bò, chế tác nhạc cụ truyền thống … ở xã Vĩnh Hải, huyện Vĩnh Châu hay làng nghề vẽ tranh kiếng ở Phước Thuận, xã Phú Tân, huyện Châu Thành. Loại hình du lịch làng nghề mới được ngành du lịch tỉnh đưa vào khai thác trong những năm gầy đây nhưng đã có những tín hiệu khả quan, lượng khách tham gia các tour du lịch làng nghề ngày môt đông. Tuy nhiên hầu hết các làng nghề truyền thống của người Khmer hiện nay hoạt động mang tinh cầm chừng, lamg theo thời vụ, có đặt hàng mới làm, do đó rất khó để tổ chức các tour thăm quan. Hiện nay, ở Sóc Trăng mới chỉ có làng nghề đan lát thủ công ở ấp Phước Quới, xã Phú Tân, huyện Châu Thành được tổ chức tốt phục vụ cho tham quan mua sắm. Tới làng nghề du khách không chỉ trực tiếp xem bà con địa phương hành nghề với những vật liệu giản đơn quanh làng, với sự cần mẫn, đôi tay khéo léo của các nghệ nhân để tạo ra những dụng cụ sinh hoạt hàng ngày đến những món đồ lưu niệm. Có thể nói, có làng nghề đan lát thủ công ở ấp Phước Quới, xã Phú Tân, huyện Châu Thành là một loại hình du lịch cần được nhân rộng trong những năm tới.
Loại hình du lịch văn hóa ẩm thực của người Khmer Sóc Trăng là một nét độc đáo. Do đó trong những năm gần đây ngành du lịch của tỉnh đã kết hợp khai thác loại hình văn hóa ẩm thực với các loại hình khác. Hiện nay, các món ăn đặc trưng của người Khmer như: Bún nước lèo, cốm dẹp, bánh cống...đã trở thành những món đặc sản trong thực đơn của hệ thống nhà hàng, khách sạn ở Sóc Trăng. Ngoài ra, các món ăn của người Khmer được người dân chế biến và bày bán ngay tại nhà đáp ứng đầy đủ cho nhu cầu của du khách với giá bình dân.
Bên cạnh đó, các hoạt động văn nghệ truyền thống của người Khmer như các điệu múa, sân khấu Robam, Yuke… chưa được tổ chức thành những chuyên nghiệp để phục vụ cho du khách. Hiện nay, ở Sóc Trăng có đoàn nghệ thuật biểu diễn văn hóa Khmer trực thuộc Sở văn hóa, Thể thao và Du lịch được tổ chức bài bản, chuyên dàn dựng, tổ chức các chường trình biểu diễn văn nghệ. Tuy nhiên, hoạt động của đoàn này chủ yếu phục vụ trong các sự văn hóa, chính trị, xã hội của tỉnh chứ không phải phục vụ riêng cho hoạt động du lịch. Chính vì vậy mà phần lớn khách du lịch, nhất là khách quốc tế chưa có điều kiện tiếp xúc với nét văn hóa độc đáo này
Nhìn chung, Những loại hình du lịch trên được ngành du lịch Sóc Trăng khai thác một cách tổng hợp. Trong loại hình du lịch tâm linh và văn hóa lễ hội thu hút nhiều khách du lịch nhất và được tổ chức tương đối tốt, loại hình du lịch ẩm thực mặc dù rất độc đáo song do mùi vị và cách chế biến làm cho không phải du khách nào cũng có thể thưởng thức được. Du lịch làng nghề đang trong bước đầu đưa vào khai thác nên chưa đem lại hiệu quả cao.
2.5.3. Hoạt động của một số điểm du lịch văn hóa Khmer
Chùa Dơi (Mahatup): Đây là điểm du lịch có sức hấp dẫn bậc nhất ở Sóc Trăng, với lối kiến trúc điển hình của văn hóa Khmer, là nơi trú ngụ của loài dơi quạ. Cho nên hàng năm chùa Dơi đón hàng chục vạn lượt khách thăm quan. Du khách đến viếng chùa đông nhất thường là vào dịp Thanh minh (tháng 3 Âm Lich), mùa hè và các dịp lễ Tết, mùng một và ngày rằm hàng tháng. Chùa Dơi là nơi được người dân Khmer sùng bái, tới thờ cúng.
Trong những năm gần đây, công tác tổ chức hoạt động du lịch tại chùa Dơi nhận được sự quan tâm đầu tư lớn của tỉnh. Hiện tại, tỉnh Sóc Trăng đang đầu từ cải tạo nâng cấp tuyến đường dẫn vào chùa Dơi, đồng thời sẽ triển khai dự án Khu du lịch Satraco, đối diện chùa Mahatúp (phường 3, thành phố Sóc Trăng) do Công ty cổ phần Quốc tế Satraco làm chủ đầu tư đang khởi công xây dựng. Khu du lịch Satraco sẽ được xây dựng theo mô hình du lịch sinh thái với điểm nhấn là sân khấu biểu diễn nghệ thuật dân tộc, giới thiệu lịch sử hình thành khu di tích, lễ hội truyền thống tại địa phương và khu vực Nam bộ. Khu du lịch Satraco có quy mô 14.000m2 gồm các hạng mục: Nhà hàng ăn chay miễn phí và kinh doanh, nhà hàng - khách sạn cao cấp tiêu chuẩn 2-3 sao, sân khấu biểu diễn nghệ thuật dân tộc Kinh - Khmer - Hoa... với mức vốn đầu tư ban đầu là 26 tỷ đồng.
Chùa Khleang: Với vị trí năm ngay trung tâm TP. Sóc Trăng, có vị trí thuận lơi cho nên đây là điểm du lịch có số lượng khách tham quan đông và ổn định. Công tác tổ chức tại điểm du lịch nay được tổ chức khá tốt, tại không có hiện tượng bầy bán hàng rong, ăn xin