Định Hướng Chung Trong Phát Triên Du Lịch Sóc Trăng‌

32-35 triệu lượt khách nội địa, doanh thu đạt 10-11 tỷ USD, đóng góp 5,5-6% GDP của cả nước. Năm 2020 sẽ đón được 11-12 triệu lượt khách quốc tế, phục vụ 45-48 triệu lượt khách nội địa, doanh thu đạt 18-19 tỷ USD, đóng góp 6,5 – 7% GDP của cả nước. Dự tính đến năm 2030, doanh thu từ du lịch đạt gấp 2 lần năm 2020. Du lịch cơ bản trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn vào năm 2020, đạt đẳng cấp trong khu vực vào năm 2020 và đẳng cấp quốc tế vào năm 2030.

Trong những năm trở lại đây, nền kinh tế thế giới đang rơi vào tình trạng suy thoái. Nền chính trị thế giới cũng không mấy khả quan. Khung hoảng chính trị tại Lybia, Ai Cập, vấn đề hạt nhân Triều Tiên, mâu thuẫn giữa các quốc gia Trung Đông, xung đột giửa Thái Lan và Campuchia...ảnh hướng rất mạnh đến du lịch của từng quốc gia và ảnh hưởng đến thế giới. Trong bối cạnh đó Việt Nam sẽ là điểm lý tưởng đối với các hoạt động kinh tế, chính trị và du lịch, trên cơ sở khai thác các giả trị về tự nhiên mà nước ta đang khai thác một cách có hiệu quả. Ngoài ra, với giá trị văn hóa nước ta cũng đã khai thác một cách có hiệu quả và đã đạt được nhiều thành công trong khai thác và phát triển du lịch.

Với vị trí địa lí, vai trò và vị thế của mình trong các trương trình hợp tác ở khu vực liên quan đến lĩnh vực du lịch như dự án phát triển đường bộ, đướng sắt xuyên Á, dự án phát triển tiểu vùng sông Mekong ở rộng...trong những năm tới du lịch Việt Nam sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi để tăng cường phát triển trong xu thế hội nhập khu vực và thế giới. Đặc biệt, sau 11 năm chuẩn bị và đàm phán, từ thánh 1 năm 2007 Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO, đã khẳng định được vị thế và uy tín trên trường quốc tế, điều này là một cơ hội lớn cho du lịch Việt Nam cất cánh.

Du lịch Sóc Trăng thời gian qua tuy đã có bước tăng trưởng nhưng trong cơ cấu kinh tế của tình thì vẫn chiếm ở mức rất thấp và so với các tỉnh trong khu vực ĐBSCL thì du lịch của tỉnh còn khiêm tốn. Tuy vậy, là những có những điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch đặc biệt là khai thác các giá trị sinh thái tự nhiên, giá trị nhân văn, nguồn nhân lực...tạo bước đứng cho du lịch tỉnh Sóc Trăng trong hệ thống du lịch quốc gia.

3.2. ĐỊNH HƯỚNG CHUNG TRONG PHÁT TRIÊN DU LỊCH SÓC TRĂNG‌

Phát triển du lịch của một quốc gia hay một địa phương nào đó là một vấn đề mang tính chất tổng hợp, bản thân ngành du lịch là hệ thống các khâu, các lĩnh vực... Đối với Sóc Trăng, một tỉnh có nhiều tiềm năng để khai thác phát triển du lịch như: du lịch văn hóa, du lịch cộng đồng... và đặc biệt là du lịch văn hóa. Giá trị văn hóa của người Khmer là một điểm nhấn trong hoạt động du lịch của Sóc Trăng, để khái thác thật tốt những lợi thế đó

trong tương lai thiết nghĩ cần phải đưa ra những định hướng phát triển. Tất nhiên, những định hướng nêu ra ở đây mang tính chất tổng hợp cho hoạt động du lịch của Sóc Trăng, trong đó có nhấn mạnh đến vấn đề khai thác giá trị văn hóa người Khmer.

3.2.1. Định hướng phát triển theo ngành‌

Sóc Trăng là tỉnh có tiềm năng tương đối đa dạng và phong phú để phát triển du lịch, trong đó nổi bật là khai thác các loại hình du lịch văn hóa. Ngành du lịch Sóc Trăng nếu được đầu tư đúng mức sẽ có điều kiện để phát triển và đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thu ngoại tệ và tạo việc làm cho người lao động. Phát triển du lịch Sóc Trăng trong thời gian trước mắt cũng như lâu dài cần dựa trên những định hướng phát triển sau:

Đa dạng hóa các loại hình du lịch. Phát triển du lịch văn hóa, lễ hội truyền thống, bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hóa nhân loại, tránh du nhập những văn hóa phẩm độc hại... Phát triển du lịch văn hóa, cảnh quan, môi trường bền vững, đạt hiệu quả kinh tế - xã hội cao gắn liền với việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường sinh thái.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

Phát triển du lịch phải dựa trên những mối liên hệ gắn bó chặt chẽ với các ngành kinh tế khác, tạo điều kiện cho các ngành kinh tế cùng phát triển.

Phát triển mạnh ngành du lịch và dịch vụ sẽ góp phần tích cực vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của từng địa phương nói riêng và của tỉnh nói chung. Tăng tỉ trọng GDP du lịch trong cơ cấu kinh tế của tỉnh trước hết nhằm mục đích: Tạo ra nhiều việc làm cho người lao động; nâng cao hiệu quả kinh tế, thức đẩy tiêu dùng; nâng cao đời sống vật chất và tính chất cho nhân dân; tạo ra sự liên kết chặt chẽ giữa các ngành trong quá trình phát triển kinh tế; phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, tôn tạo và giữ gìn các di tích lịch sử - văn hóa, các lễ truyền thống, làng nghề, cảnh quan, môi trường v.v...

Nghiên giá trị văn hóa dân tộc Khmer tỉnh Sóc Trăng phục vụ cho phát triển du lịch - 13

3.2.2. Định hướng phát triển sản phẩm du lịch.‌

Tạo ra nhiều sản phẩm du lịch độc đáo, đặc trưng mang bản sắc dân tộc, đặc biệt là các truyền thống văn hóa, lịch sử, nghệ thuật, những phong tục, tập quán...để thu hút khách du lịch quốc tế, tạo ưu thế cạnh tranh, chiếm lĩnh, mở rộng thị trường. Ngoài các di tích lịch sử văn hóa bản sắc, Sóc Trăng còn có thế mạnh về hệ sinh thái rừng ngập mặn rừng ngập nước...Tuy nhiên, để biến chúng thành những sản phẩm du lịch hấp dẫn cần phải được đầu tư xây dựng theo quy hoạch.

- Tạo sản phẩm du lịch chuyên đề: Chính là việc khai thác các tiềm năng du lịch một cách hợp lý, có quy hoạch cụ thể đối với từng loại tài nguyên du lịch khác nhau. Từ đó có kế hoạch xây dựng và phát triển các loại hình như tham quan các danh lam thắng cảnh, các du tích lịch sử văn hóa, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch thể thao mạo hiểm, du lịch nghiên cứu theo các chủ đề và làng nghề, lễ hội, đình chùa...

- Đa dạng hóa sản phẩm du lịch: Đây là yếu tố quan trọng đảm bảo sự phát triển du lịch bền vững. Đối với Sóc Trăng hiện nay vấn đề tạo nên sự đa dạng trong sản phẩm du lịch đang là vấn đề bức xúc, đặc biệt là phát triển các điểm vui chơi giải trí. Mỗi điểm du lịch phải có sản phẩm du lịch đặc thù, bên cạnh đó phải chú ý đến việc kết hợp liên hoàn với các tỉnh bạn trong việc đầu tư tạo thêm các sản phẩm du lịch của tỉnh; tránh tình trạng sản phẩm trùng lập gây nhàm chán cho du lịch và lãng phí vốn đầu tư...

3.2.3. Định hướng phát triển tuyến, điểm và loại hình du lịch.

3.2.3.1. Định hướng phát triển tuyến, điểm du lịch.

Phát triển các tuyến, điểm du lịch trước hết phải gắn với việc khai thác và tôn tạo các cảnh quan thiên nhiên, môi trường. Cần tập trung xây dựng các điểm du lịch tự nhiên trờ thành thế mạnh du lịch của tỉnh. Hệ thống các điểm du lịch tự nhiên bao gồm rừng tràm Mỹ Phước, vườn cò Tân Long – Ngã Năm và khu bảo tồn tự nhiên rừng bần Cù Lao Dung gắn với hệ thống nhánh sông Hậu và các biển Định An, Trần Đề...

Ngoài việc đầu tư khai thác các địa điểm du lịch tự nhiên, Sóc Trăng cần khai thac thác mảng du lịch nhân văn thông qua việc đầu tư tôn tạo các di tích lịch sử, hệ thống đình chùa, các lễ hội văn hóa gắn với truyền thống văn hóa, lịch sử của các dân tộc: Việt, Khmer, Hoa cũng như truyền thống đấu tranh cách mạng của tỉnh.

Tổ chức kết nối các điểm: cụm du lịch tạo thành các Tour, tuyến du lịch theo từng chuyên đề như: Tham quan, nghỉ dưỡng, nghiên cứu...nhằm phực vụ tốt nhu cầu cua du khách

3.5.3.2. Định hướng các loại hình du lịch.

Các loại hình du lịch được xác định trên cơ sở tiềm năng tài nguyên du lịch của tỉnh bao gồm tài nguyên du lịch nhân văn và tài nguyên du lịch. Tài nguyên đối với mỗi loại hình du lịch có những đặc trưng riêng như đối với du lịch dưỡng bệnh. Tài nguyên du lịch trong trường hợp này là các vùng có khí hậu trong lòng, ấm áp như biển Vĩnh Châu, Cù Lao Dung,v.v...Đối với du lịch thể thao mạo hiểm thì tài nguyên du lịch trên địa bàn tỉnh là khu du lịch thể thao Hồ Bể (Vĩnh Châu), Khu du lịch du Song Phụng...Đối tượng của du lịch

tham quan lại là những danh lam thắng cảnh (văn hóa, lịch sử và tự nhiên), các lễ hội, các làng nghề...

Sóc Trăng là địa phương có tiềm năng tài nguyên du lịch khá phong phú, cả về tài nguyên du lịch tự nhiên lẫn tài nguyên du lịch nhân văn. Căn cứ vào tiềm năng tài nguyên du lịch và các điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật trên địa bàn lãnh thổ, những loại hình du lịch chủ yếu cuả Sóc Trăng có thể tổ chức được bao gồm:

- Du lịch nghỉ dưỡng biển (du lịch tham quan kết hợp nghỉ dưỡng ở các vùng biển có phong cảnh đẹp, khí hậu ôn hòa, mát mẻ...)

- Du lịch, tham quản, nghiên cứu (du lịch tham quan kết hợp với tìm hiểu thực tiễn và nghiên cứu một số vấn đề đặc trưng của hệ sinh thái rừng ngập nước, địa danh du lịch).

- Du lịch (du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa gắn với giáo dục môi trường, bảo tồn và phát triển bền vững với sự tham gia tích cực của cộng đồng thể thao, mạo hiểm).

- Du lịch thể thao, mạo hiểm (du lịch gắn với các sự kiện thể thao và các hoạt động thể thao, mạo hiểm).

- Du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo (tổ chức hội nghị, hội thảo kết hợp tham quan du lịch...). Đây là loại hình mới phát triển những cần được đầu tư bởi khách tham dự thường có địa vị xã hội nhất định và khả năng chi tra tương đối cao, mặt khác hội nghị hội thảo là những dịp rất tốt để tuyên truyền cho du lịch của tỉnh.

- Du lịch văn hóa (Du lịch gắn với việc tìm hiểu các giá trị văn hóa hoặc trực tiếp tham gia vào các hoạt động văn hóa).

3.2.4. Định hướng về đầu tư phát triển cơ sở vật chất du lịch.‌

Trên cơ sở quy hoạch cụ thể, cần xác lập những cơ chế phù hợp khuyến khích, ưu tiên đầu tư với các thành phần kinh tế (cả đầu tư trong nước và nước ngoài) cũng như danh mục các dự án đầu tư phát triển du lịch để nhanh chóng hoàn thành các dự án du lịch. Cần xác định cụ thể những công trình trọng điểm để tập trung đầu tư cho từng giai đoạn, từng khu vực, tránh đầu tư dàn trải gây lãng phí vốn và kéo dài thời gian đầu tư. Do đặc điểm công trình du lịch (các tuyến, điểm du lịch...) ngoài giá trị phát triển kinh tế còn mang ý nghĩa văn hóa xã hội cao nên tỉnh cần đặc biệt quan trong tâm đến việc xây dựng chính sách khuyến khích, ưu đãi đầu tư một cách cụ thể để phát triển cơ sở vật chất du lịch.

3.2.5. Giữa gìn tôn tạo và phát triển tài nguyên du lịch, môi trường thiên nhiên và nhân văn.‌

Có kế hoạch phân vùng chức năng trên địa bàn tỉnh để xác định các khu vực cần bảo vệ như các khu di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh...các khu dự trữ đất đai, các khu vực cần phục hồi trong thời gian trung hạn và dài hạn. Đối với môi trường nhân văn, cần phải đẩy mạnh giáo dục du lịch toàn dân để tạo môi trường xã hội tốt cho du lịch. Đồng thời phải có những quy đinh có tính pháp lý để bảo tồn và phát huy truyền thống văn hóa dân tộ, ngăn ngừa những xâm nhập của các yếu tố văn hóa tiêu cực.

3.2.6. Nâng cao chất lượng các dịch vụ du lịch‌

Cần coi trọng chất lượng dich vụ trong mọi phương diện như thái độ phục vụ, tính phong phú đa dạng, tiện nghi của sản phẩm du lịch và khả năng sẵn sàng phục vụ. Phải coi chất lượng dịch vụ là yếu tố đặc biệt quan trọng quyết định thành công của ngành du lịch. Muốn đạt được điều gì đó cần phải có những quy định nghiêm ngặt về chất lượng dịch vụ, giá cả, đồng thời phải tăng cường ứng dụng khoa học kỹ thuật để nâng cao công nghệ phục vụ trong các cơ sở du lịch. Đặc biệt nâng cao ý thức giáo dục cộng đồng, toàn dân có ý thức xây dựng thương hiệu, bản sắc văn hóa đặc trưng của các dân tộc trong tỉnh.

3.3. ĐỊNH HƯỚNG KHAI THÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHMER Ở SÓC TRĂNG TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH‌

Văn hóa Khmer Sóc Trăng mang những nét đặc sắc chung của Văn hóa Khmer ĐBSCL, bên cạnh đó cũng mang những sắc thái riêng của vùng đất và sự giao lưu giữa ba dân tộc anh em. Vì vậy có thể nói: Văn hóa Khmer có một tiềm năng rất lớn có thể đóng góp vào sự phát triển của tỉnh Sóc Trăng. Do đó, trong những năm tơi cần coi du lịch văn hóa Khmer là một trọng tâm phát triển kinh tế của tỉnh trong hiện tại và tương lai. Bên cạnh đó cần quan tâm đến một số định hướng sau:

3.3.1. Định hướng loại hình du lịch‌

Giá trị văn hóa dân tộc Khmer Sóc Trăng rất phong phú và đa dạng, với lợi thế đó ngành du lịch Sóc Trăng có thể xây dựng nhiều loại hình sản phẩm du lịch. Tuy nhiên, nếu đầu tư một cách dàn trải để khai thác những giá trị văn hóa Khmer sẽ rất khó thực hiện cả về nguồn vốn và tính khả thi. Do đó, khai thác hiệu quả lợi thế này ngành du lịch Sóc Trăng cần lựa chọn một số loại hình du lịch văn hóa Khmer làm trọng điểm. Nhưng loại hình này phải đảm bảo những tiêu chí như: có sức hấp dẫn đặc biệt đối với du khách, mang nét đặc

trưng riêng, có tác dụng làm cơ sở để phát triển các loại hình khác… Những loại hình trọng điểm có thể là tín ngưỡng tôn giáo, lễ hội, làng nghề, nghệ thuật dân gian…

3.3.2. Định hướng tổ chức không gian‌

Tổ chức không gian du lịch văn hóa dân tộc Khmer là một nhiệm vụ quan trọng đặt ra với ngành du lịch Sóc Trăng. Trên cơ sở khảo sát, đánh giá tiềm năng giá trị văn hóa Khmer, kết hợp với hệ thống cơ sở vật chất và cơ sở hạ tầng của tỉnh có thể xác định những địa bàn phát triển trọng điểm trong hệ thống tổ chức không gian phát triển du lịch văn hóa Khmer sau:

Thành phố Sóc Trăng là địa bàn phát triển du lịch văn hóa Khmer quan trọng nhất của tỉnh. Thành phố Sóc Trăng: Với 31784 người dân Khmer chiếm 23.22%, có quốc lộ 1A và 60 chạy qua. Trên khu vực thuộc thành phố có trên 20 ngôi chùa và hầu hết các lễ hội lớn của người Khmer đều được tổ chức tại đây. Các điểm du lịch tiêu biểu tại thành phố Sóc Trăng như: Chùa Kh’leang, chùa Dơi, chùa SamRong, nhà trưng bày văn hóa Khmer…Các lễ hội lớn như: tết Chol Chnam Thmay, Ooc Om Boc và dua ghe Ngo…

Huyện Châu Thành: Với 47,85% người dân Khmer sinh sống, nằm trên quốc lộ 1A rất thuận tiện cho việc đi lại. Nơi đây có lễ hội Thác Côn, hệ thống các chùa (Chùa Bốn Mặt, chùa Trà Quyết, chùa Bà Leng…) và có các làng nghề thủ công truyền thống, đây cũng là một trong những địa bàn phát triển du lịch quan trọng của tỉnh.

Huyện Vĩnh Châu: Với 52,85% người dân Khmer sinh sống, tiếp giáp với vùng biển rộng lớn. Đây là huyện có tỷ lệ người Khmer sinh sống cao nhất, tập trung tương đối nhiều các chùa Khmer ở các phum, sóc. Đặc biệt nơi đây có lễ hội cúng Phước Biển và các làng nghề thủ công truyền thống … Vĩnh Châu là địa bàn có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch gắn với văn hóa người Khmer.

Cùng với việc xác định địa bàn phát triển du lich văn hóa dân tộc Khmer trọng điểm thì vấn đề liên kết với các hoạt động du lịch khác như du lịch sinh thái, du lịch tham quan nghỉ dưỡng… là không thể thiếu để tạo sự đa dạng trong sản phẩm du lịch của Sóc Trăng. Trên cơ sở đó hình thành các tuyến du lịch lấy văn hóa dân tộc Khmer làm sản phẩm chủ đạo.

3.3.3. Định hướng thị trường khách du lịch‌

Để khai thác hiệu quả những giá trị văn hóa dân tộc Khmer trong phát triển du lịch trong những năm tới ngành du lịch Sóc Trăng cần định hướng khai thác thị trường khách du lịch. Những giá trị văn hóa của dân tộc Khmer thuộc nhóm tài nguyên du lịch nhân văn, đây

là nhóm tài nguyên có tác dụng nhận thức nhiều hơn, tác dụng giải trí không điển hình hoặc có tác dụng thứ yếu. Số người quan tâm tới tài nguyên du lịch nhân tạo thường có văn hóa cao hơn, thu nhập và yêu cầu cao hơn. Bên cạnh đó việc xác định đối tượng khách theo độ tuổi phù hợp với từng loại hình du lịch cũng phải được quan tâm. Trên cơ sở đó, trong những năm tới ngành du lịch tỉnh có thể hướng tới các đối tượng sau:

- Khách du lịch nội địa cần hướng tới các đối tượng phù hợp với từng loại hình sản phẩm du lịch hoặc kết hợp. Với loại hình du lịch tôn giáo tín ngưỡng ưu tiên thu hút những khách có tôn giáo là đạo Phật, lứa tuổi trung niên và về hưu, tầng lớp lao động tiểu thủ công, buôn bán…và theo nhóm tự tổ chức. Với loại hình du lịch lễ hội ưu tiên những khách đi theo nhóm tự tổ chức, những người buôn bán và mọi lứa tuổi. Loại hình du lịch làng nghề hướng tới đối tượng khách tham quan theo tour…Thị trường khách theo vùng miền cần ưu tiên đầu tư thu hút khách ở khu vực ĐBSCL, Đông Nam Bộ…

- Khách du lịch quốc tế cần ưu tiên đầu tư thu hút đối tượng có độ tuổi trung niên (30 – 50 tuổi), trình độ văn hóa cao hoặc trung bình, có khả năng chi tiêu cao, đặc biệt ưu tiên khách đi theo tour trọn gói. Thị trường khách ưu tiên là Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Tây Âu, Mỹ…

3.4. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN‌

Sóc Trăng là tỉnh có nhiều tiềm năng và điều kiện để phát triển du lịch góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh. Trong những thế mạnh phát triển du lịch Sóc Trăng nổi bật lên là những giá trị văn hóa của người Khmer. Để khai thác hiệu quả những giá trị này trong hoạt động du lịch trong những năm tới, đòi hỏi ngành du lịch Sóc Trăng phải thực hiện một số những giải pháp tích cực và đồng bộ.

3.4.1. Hình thành sản phẩm du lịch văn hóa dân tộc Khmer đặc thù‌

Hoạt động du lịch gắn với những giá trị văn hóa của người Khmer Sóc Trăng hiện đang được khái thác bằng một số sản phẩm như du lịch tôn giáo – tín ngưỡng, lễ hội... Tuy nhiên, thông qua những sản phẩm đó vẫn chưa phát huy được hiệu quả về kinh tế. Do đó trong những năm tới du lịch Sóc Trăng cần phải tạo ra những sản phẩm du lịch đặc thù.

Một trong những giải pháp đó là xây dựng mô hình “Làng văn hóa dân tộc Khmer”. Thực tế cho thấy, ở Sóc Trăng có những huyên người Khmer chiếm gần 50% dân số như: Vĩnh Châu 52,85%, Trần Đề 49,08%, Châu Thành 47,85%, Mỹ Xuyên 33,13%, ....trong đó có những xã hầu như người Khmer chiếm tuyệt đối, đây là điều kiện thuận lợi để xây dựng các làng văn hóa. Theo đó, ta có thể thiết kế những tour du lịch tìm hiểu chuyên sâu về văn

hóa của ngời Khmer vơi các hoạt động như: giới thiệu về người Khmer, biểu diễn các loai hình sân khấu truyền thống Rôbam, Yukê, các điệu múa truyền thống... kết hợp với thưởng thức các món ăn đặc sản của dân tộc Khmer. Mô hình này đã rất thành công ở Đà Lạt với hoạt động giao lưu văn hóa với người dân tộc Lạch.

3.4.2. Xây dựng chiến lược quảng bá du lịch của tỉnh‌

Vấn đề thị trường và xúc tiến quảng bá du lịch là giải pháp đặc biệt quan trọng trong phát triển du lịch. Đây cũng là một trong những khâu được coi là hạn chế của Sóc Trăng thời gian qua. Nhóm giải pháp về thị trường và xúc tiến quảng bá du lich Sóc Trăng bao gồm:

- Điều tra, đánh giá thị trường khách du lịch bằng các phương pháp khác nhau như: thống kê, tổng hợp phân tích, điều tra phỏng vấn các công ty lữ hành quốc tế, các nhà điều hành tour trong nước, khác du lịch đến Sóc Trăng, người dân tại các khu vực có hoạt động du lịch phát triển mạnh hiện nay.

- Xây dựng chiến lược thị trường sản phẩm, xác định các thị trường ưu tiên cho từng giai đoạn, căn cứ vào nhu cầu của thị trường du lịch và những tiềm năng du lịch của tỉnh. Đặc biệt chú trọng thị trường các nước trong khu vực là thị trường có tiềm năng và tính ổn định cao với du lịch Việt Nam. Chiến lược thị trường – sản phẩm cần kết hợp chặt chẽ cái “chúng ta có” và “cái thị trường cần”, trong đó trọng tâm là nhu cầu, thị hiếu của thị trường.

- Xây dựng hệ thống thu thập thông tin phản hồi từ khách du lịch để có biện pháp điều chỉnh kịp thời.

- Khảo sát đánh giá các điểm đến cạnh tranh trực tiếp với tỉnh là nhiệm vụ quan trọng để rút kinh nghiệm, và tiếp thu những bài học quý báu cho khai thác các giá trị văn hóa Khmer trong phát triển du lịch của tỉnh.

- Sử dụng mọi phương tiện, hình thức quảng bá sản phẩm du lịch văn hóa Khmer Sóc Trăng tai các hội chợ - triển lãm, ấn phẩm, truyền hình, tổ chức các đoàn nghiên cứu thị trường, quảng bá trên internet. Đặc biệt coi trọng thông tin “truyền khẩu” như hình thức quảng bá hiệu quả nhất.

3.4.3. Đào tạo nguồn nhân lực du lịch‌

Yếu tố con người là quyết định đối với mọi lĩnh vực, đặc biệt đối với du lịch. Nguồn nhân lực đóng vai trò quyết định đến chất lượng sản phẩm du lịch. Chính vì vậy công tác

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/04/2023