Chỉ tiêu | Điểm | |||||||||
VĐV 1 | VĐV 2 | VĐV 3 | VĐV 4 | VĐV 5 | VĐV 6 | VĐV 7 | VĐV 8 | VĐV 9 | ||
Hình thái | Chiều cao (cm) | 6.5 | 5.0 | 4.0 | 2.0 | 4.5 | 9.5 | 4.0 | 5.0 | 4.5 |
Dài chân A/cao đứng x 100 (%) | 7.5 | 3.5 | 4.0 | 4.0 | 2.0 | 7.5 | 6.5 | 3.5 | 6.5 | |
(Dài chân B-dài cẳng chân A)/dài cẳng chân A x 100 (%) | 7.0 | 2.5 | 6.0 | 2.5 | 2.5 | 5.5 | 6.5 | 6.0 | 7.0 | |
Vòng cổ chân/dài gân Achille x 100 (%) | 7.5 | 2.0 | 5.0 | 2.5 | 3.0 | 6.0 | 5.0 | 5.5 | 8.0 | |
Chức năng | Nhịp tim yên tĩnh (lần/phút) | 6.5 | 3.5 | 5.5 | 3.5 | 4.5 | 5.5 | 6.5 | 1.5 | 7.5 |
Công năng tim(HW) | 7.0 | 6.0 | 3.5 | 3.0 | 3.0 | 6.0 | 5.5 | 1.5 | 7.5 | |
Dung tích sống (lít) | 3.5 | 7.0 | 6.5 | 3.0 | 2.5 | 6.0 | 3.0 | 6.5 | 7.5 | |
VO2 Max (ml/kg/min) | 8.0 | 5.0 | 4.5 | 3.0 | 3.5 | 5.0 | 5.0 | 3.0 | 8.0 | |
CS yếm khí tổng hợp ACP (w/kg) | 8.0 | 4.0 | 4.0 | 2.5 | 3.0 | 5.5 | 5.5 | 4.0 | 8.0 | |
CS yếm khí tối đa tương đối RPP (w/kg) | 8.0 | 4.0 | 4.0 | 2.5 | 3.0 | 5.5 | 5.5 | 3.5 | 8.0 | |
Tâm lý | Phản xạ đơn (ms) | 5.5 | 4.5 | 1.5 | 2.0 | 5.5 | 6.5 | 6.5 | 6.0 | 7.0 |
Phản xạ lựa chọn (ms) | 7.0 | 6.0 | 6.5 | 4.0 | 1.5 | 7.0 | 4.0 | 2.5 | 6.0 | |
Ổn định chú ý (lần) | 7.0 | 4.0 | 5.5 | 2.5 | 2.5 | 5.5 | 5.5 | 5.5 | 8.5 | |
Chú ý tổng hợp (p) | 7.0 | 5.5 | 5.0 | 3.0 | 5.0 | 5.0 | 4.5 | 1.0 | 8.0 | |
Năng lực xử lý thông tin (bit/s) | 7.0 | 5.5 | 3.0 | 5.0 | 3.0 | 6.0 | 4.5 | 2.5 | 8.5 | |
Thể lực | Chạy 30 m XPT (s) | 8.5 | 5.5 | 4.5 | 3.5 | 6.5 | 5.0 | 3.0 | 2.0 | 6.5 |
Chạy 100 m XPC (s) | 5.5 | 7.0 | 4.0 | 3.0 | 6.0 | 8.5 | 3.5 | 2.0 | 6.0 | |
Chạy 400 m XPC (s) | 5.5 | 7.5 | 4.5 | 2.5 | 6.5 | 6.5 | 2.5 | 2.5 | 7.0 | |
Chạy 1000 m XPC (s) | 6.0 | 5.5 | 5.0 | 1.0 | 6.5 | 5.0 | 5.0 | 3.5 | 8.0 | |
Test Cooper (m) | 8.0 | 5.0 | 4.5 | 3.0 | 3.5 | 5.0 | 5.0 | 3.0 | 8.0 | |
Chạy 5000 m XPC (s) | 7.0 | 6.5 | 3.5 | 3.0 | 3.5 | 5.5 | 5.5 | 3.0 | 8.0 | |
Chạy 10000 m XPC (s) | 9.0 | 5.0 | 4.0 | 3.0 | 3.5 | 5.0 | 4.5 | 3.5 | 7.0 | |
Bật xa 10 bước (m) | 7.0 | 5.0 | 4.5 | 3.0 | 3.5 | 6.5 | 6.5 | 2.0 | 7.5 |
Có thể bạn quan tâm!
- Xây Dựng Tiêu Chuẩn Và Kiểm Nghiệm Thực Tiễn Đánh Giá Trình Độ Tập Luyện Cho Nam Vđv Đội Tuyển Điền Kinh Trẻ Chạy Cự Ly Dài 15 – 17 Tuổi Tỉnh
- Phân Loại Từng Chỉ Tiêu Và Tổng Hợp Các Chỉ Tiêu Đánh Giá Trình Độ Tập Luyện Cho Nam Vđv Đội Tuyển Điền Kinh Trẻ Chạy Cự Ly Dài 15 – 17 Tuổi
- Tỷ Trọng Ảnh Hưởng () Các Yếu Tố Đánh Giá Tđtl Của Nam Vđv Đội Tuyển Điền Kinh Trẻ Chạy Cld 15 – 17 Tuổi Tỉnh Khánh Hòa Với Tttđ (N=09)
- Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn đánh giá trình độ tập luyện cho nam VĐV đội tuyển Điền kinh trẻ chạy cự ly dài 15 – 17 tuổi tỉnh Khánh Hòa sau 2 năm tập luyện - 27
- Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn đánh giá trình độ tập luyện cho nam VĐV đội tuyển Điền kinh trẻ chạy cự ly dài 15 – 17 tuổi tỉnh Khánh Hòa sau 2 năm tập luyện - 28
- Phụ Lục Hình Ảnh Lấy Số Liệu
Xem toàn bộ 255 trang tài liệu này.
Căn cứ vào bảng 3.54 luận án tiến hành tính tổng điểm từng yếu tố và tổng điểm đánh giá và xếp loại TĐTL của từng nam VĐV đội tuyển Điền kinh trẻ Chạy cự ly dài 15 – 17 tuổi thời điểm sau 2 năm tập luyện thu được kết quả trình bày tại bảng 3.55.
Bảng 3.55: Bảng điểm và phân loại TĐTL của nam VĐV đội tuyển Điền kinh trẻ Chạy cự ly dài 15 – 17 tuổi thời điểm sau 2 năm tập luyện (n=09)
VĐV | Hình thái | Chức năng | Tâm lý | Thể lực | Tổng điểm qui đổi | Xếp loại | Thành tích thi đấu | |||||
Điểm | Qui đổi | Điểm | Qui đổi | Điểm | Qui đổi | Điểm | Qui đổi | |||||
1 | G01 | 28.5 | 5.8 | 41.0 | 15.9 | 33.5 | 16.5 | 56.5 | 14.8 | 53.0 | Khá | 2 |
2 | G02 | 13.0 | 2.6 | 29.5 | 11.4 | 25.5 | 12.6 | 47.0 | 12.3 | 39.0 | TB | 5 |
3 | G03 | 19.0 | 3.9 | 28.0 | 10.8 | 21.5 | 10.6 | 34.5 | 9.0 | 34.4 | Yếu | 6 |
4 | G04 | 11.0 | 2.2 | 17.5 | 6.8 | 16.5 | 8.2 | 22.0 | 5.8 | 23.0 | Kém | 8 |
5 | G05 | 12.0 | 2.4 | 19.5 | 7.5 | 17.5 | 8.6 | 39.6 | 10.4 | 29.0 | Yếu | 7 |
6 | G06 | 28.5 | 5.8 | 33.5 | 13.0 | 30.0 | 14.8 | 47.0 | 12.3 | 45.9 | TB | 3 |
7 | G07 | 22.0 | 4.5 | 31.0 | 12.0 | 25.0 | 12.3 | 35.4 | 9.3 | 38.1 | TB | 4 |
8 | G08 | 20.0 | 4.1 | 20.0 | 7.7 | 17.5 | 8.7 | 21.5 | 5.6 | 26.1 | Yếu | 9 |
9 | G09 | 28.5 | 5.8 | 41.0 | 15.9 | 33.5 | 16.5 | 57.0 | 14.8 | 53.5 | TB | 1 |
Số liệu tại bảng 3.55 cho thấy kết quả xếp loại TĐTL của nam VĐV đội tuyển Điền kinh trẻ Chạy cự ly dài 15 – 17 tuổi thời điểm sau một năm tập luyện như sau:
Xếp loại tốt không có VĐV
Xếp loại khá có 01 VĐV chiếm 11.11%
Xếp loại trung bình có 04 VĐV chiếm 44.44% Xếp loại yếu có 03 VĐV chiếm 33.33%
Xếp loại kém có 01 VĐV chiếm 11.11%
Tỷ lệ xếp loại nam VĐV đội tuyển Điền kinh trẻ Chạy cự ly dài 15 – 17 tuổi thời điểm sau 2 năm tập luyện được biểu diễn qua biểu đồ 3.25.
Biểu đồ 3.25. Tỷ lệ xếp loại nam VĐV đội tuyển Điền kinh trẻ Chạy cự ly dài 15 – 17 tuổi thời điểm sau 2 năm tập luyện (n=09)
Số liệu tại bảng 3.55 cho thấy ở thời điểm sau 02 năm tập luyện giống như thời điểm ban đầu và thời điểm sau 01 năm tập luyện những VĐV có tổng điểm xếp loại TĐTL cao thi đấu xếp hạng cao, những VĐV có tổng điểm xếp loại TĐTL trung bình thi đấu xếp loại trung bình và những VĐV có tổng điểm xếp loại TĐTL yếu, kém thi đấu xếp hạng yếu, kém. Từ đó cho thấy tiêu chuẩn được xây dựng của luận án qua thực tiễn đã đánh giá chính xác TĐTL của khách thể nghiên cứu.
3.3.8. Bàn luận về xây dựng thang điểm cho từng chỉ tiêu đánh giá trình độ tập luyện cho nam VĐV đội tuyển Điền kinh trẻ Chạy cự ly dài 15 – 17 tuổi tỉnh Khánh Hòa
Kiểm tra đánh giá TĐTL là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng trong quá trình huấn luyện. Qua đó, cung cấp những thông tin cần thiết làm cơ sở khoa học cho việc xây dựng và điều chỉnh kế hoạch huấn luyện cho phù hợp, nhằm nâng cao hiệu quả huấn luyện. Đồng thời, kết quả kiểm tra đánh giá TĐTL cũng là cơ sở để tuyển chọn và chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau.
Để xây dựng tiêu chuẩn, Luận án đã sử dụng thang độ C để xây dựng thang điểm 10. Tuy nhiên do số lượng VĐV tương đối ít nên khi sử dụng thang độ C phải đảm bảo về phân phối chuẩn. Vì thế luận án đã tiến hành kiểm tra phân phối chuẩn theo phương pháp W Shapyro - Winky và đã xác định được các chỉ số, chỉ tiêu có tính định lượng đủ điều kiện để xây dựng thang điểm theo thang độ C. Qua đó đã xây dựng được bảng thang điểm 10 ứng với từng thời điểm kiểm tra ban đầu, sau năm 1 và sau năm 2.
Đồng thời Luận án đã tiến hành phân loại từng chỉ tiêu theo 5 mức, làm cơ sở để phân loại từng yếu tố của TĐTL (bảng 3.40). Cách làm như vậy có tính logic và cơ sở khoa học.
Kết quả nghiên cứu đã xây dựng tiêu chuẩn đánh giá TĐTL có quan tâm đến mức độ ảnh hưởng của các yếu tố cấu thành TĐTL. Cách này các HLV có thể đánh giá từng nội dung, từng yếu tố và đánh giá tổng hợp TĐTL với mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố đến TĐTL của VĐV. Đây cũng là mục đích nghiên cứu mà kết quả nghiên cứu nhắm đến để đánh giá một cách toàn điện và chính xác TĐTL của VĐV. Tiêu chuẩn đánh giá TĐTL có tỷ trọng ảnh hưởng chỉ ra sự tác động cuả các yếu tố lên TTTT là không giống nhau, vì vậy, trong quá trình huấn luyện, HLV cần lưu ý phát triển các yếu tố cho phù hợp với từng VĐV và phù hợp với qui luật huấn luyện.
Luận án còn tiến hành kiểm nghiệm hệ thống tiêu chuẩn đã xây dựng theo từng thời điểm ban đầu, sau 1 năm và sau 2 năm tập luyện của VĐV đội tuyển Điền kinh trẻ
lứa tuổi 15-17 tỉnh Khánh Hòa. Kết quả cho thấy có sự chuyển biến theo hướng cải thiện thành tích. Tuy nhiên do khoảng điểm theo từng mức phân loại là tương đối lớn do vậy tỷ lệ thay đổi về mức phân loại trong đánh giá TĐTL của VĐV đội tuyển Điền kinh trẻ lứa tuổi 15-17 tỉnh Khánh Hòa là không nhiều và điều này cũng phù hợp với nhận định đã bàn luận ở mục tiêu 2 là rất cần các bài tập chuyên biệt để nâng cao hơn thành tích của từng yếu tố, có như vậy thì mức phân loại đánh giá tổng hợp của TĐTL mới có sự thay đổi nhiều về mức phân loại.
Để cho VĐV đạt được thành tích thi đấu cao thì nên chăng Ban huấn luyện cần điều chỉnh lượng vận động và đặc biệt là lượng vận động chuyên môn thông qua việc sử dụng các bài tập huấn luyện chuyên biệt làm cơ sở nâng cao thành tích thể thao.
Như vậy, trong quá trình huấn luyện ngoài việc phải đảm bảo huấn luyện toàn diện để phát triển tất cả các mặt cấu thành TĐTL thì thực tế như vậy là chưa đủ để nâng cao thành tích thể thao mà cần phải nắm chắc nhiệm vụ của từng giai đoạn huấn luyện đặc biệt là giai đoạn chuẩn bị chuyên môn và giai đoạn chuẩn bị thi đấu phải đẩy được lượng vận động tối ưu. Có như thế mới đáp ứng được yêu cầu của nhiệm vụ thi đấu qua từng năm. Thành tích chạy cự ly dài do nhiều nhân tố hợp thành, trong phạm vi giới hạn luận án chỉ nghiên cứu các yếu tố hình thái, thể lực, chức năng tâm lý và chức năng sinh lý (chiếm 77.03%), nên còn 22.97% yếu tố khác ảnh hưởng đến thành tích thi đấu mà kết quả nghiên cứu chưa nghiên cứu đến.
So với các công trình nghiên cứu của Phạm Việt Thanh (2019) tỷ trọng ảnh hưởng của các yếu tố lên thành tích nam VĐV đá cầu tỉnh Đồng Tháp là Kỹ thuật (31.58%), thể lực (20.06%), chức năng (17.46%), tâm lý (16.57%), hình thái (5.32%) [52]. Nguyễn Quang Vinh (2009) tỷ trọng ảnh hưởng của các yếu tố lên thành tích nam VĐV trẻ xe đạp đường trường TP. Hồ Chí Minh là chức năng sinh lý (60.58%), thể lực (27.64), tâm lý (4.28%) và hình thái (2.44%) [71]. Theo Đàm Tuấn Khôi (2012) tỷ trọng ảnh hưởng của các yếu tố lên thành tích nam VĐV cầu lông cấp cao là chức năng (28.5%), chức năng tâm lý (24.6%), kỹ thuật (20.3%), thể lực (15%) và hình thái (11.4%) [29]. Kết quả nghiên cứu của luận án có kết quả giống các công trình nghiên cứu trước đây ở điểm yếu tố chức năng chiếm tỷ trọng cao và hình thái chiếm tỷ trọng thấp nhất như các môn thể thao khác xe đạp đường trường, đá cầu, cầu lông. Tuy nhiên kết quả nghiên cứu cho thấy trong chạy cự ly dài yếu tố tâm lý chiếm tỷ trọng
cao nhất khác với các nghiên cứu trên đây cũng là điểm mới của luận án so với các công trình nghiên cứu trong nước.
Kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố đến TTTĐ của nam VĐV đội tuyển Điền kinh trẻ chạy cự ly dài 15 – 17 tuổi tỉnh Khánh Hòa: hình thái (8.13%), chức năng (23.22%), tâm lý (24.71%), thể lực (20.97%). Kết quả trên cho thấy yếu tố tâm lý chiếm tỷ trọng cao nhất kế đến các yếu tố chức năng về thể lực có tỷ trọng cũng khá cao riêng yếu tố hình thái có tỷ trọng thấp nhất; qua đó cho thấy trong chạy cự ly dài yếu tố tâm lý, chức năng và thể lực đóng vai trò then chốt quyết định thành tích thi đấu của các VĐV trẻ chạy cự ly dài. Kết quả nghiên cứu trên cũng giống các tác giả Johnsgard K (1985) [90], Clough, P.J., Sheperd.j., & Maughan, R (1989) [82], động cơ thi đấu sẽ giúp VĐV chạy cự ly dài nổ lực ý chí chống lại mệt mõi là yếu tố quan trọng nhất để đạt thành tích cao. Thật vậy các VĐV chạy cự ly dài phải luôn nổ lực ý chí chống lại mệt mỏi như khi cơn đau của lần mở nước rút trước tái phát mạnh đến nỗi buộc người ta phải dừng lại thì ý chí vẫn ra lệnh phải tiến về phía trước để hoàn thành cuộc đua. Thực tế cho thấy “trong thi đấu thì giữa hai VĐV ngang bằng nhau về thể chất thì người nào có tâm lý thi đấu ổn định, kiên trì, vượt khó tốt hơn sẽ chiến thắng” [81, tr 145] Bàn luận trên cũng trùng với kết quả nghiên cứu của luận án các VĐV có thành tích cao có loại hình thần kinh ổn định và cận ổn định.
Tiểu kết: Nghiên cứu đã xây dựng được bảng điểm tiêu chuẩn các test thể lực chhuyeen môn theo thang điểm 10, ứng với từng thời điểm kiểm tra (ban đầu, sau 1 năm và sau 2 năm). Đồng thời còn xây dựng được bảng phân loại từng chỉ tiêu và tổng hợp các chỉ tiêu để kiểm nghiệm đánh giá TĐTL cho VĐV trẻ chạy cự ly dài trong thực tiễn.
- Kết quả còn xác định được mối tương quan có tính đến tỷ trọng ảnh hưởng giữa thành tích chạy cự ly dài 5000m và 10000m với từng yếu tố của trình độ tập luyện gồm: Hình thái; Chức năng sinh lý; Sinh hóa máu; Tâm lý và Thể lực nam VĐV đội tuyển Điền kinh trẻ chạy cự ly dài lứa tuổi 15-17 tỉnh Khánh Hòa.
- Kết quả nghiên cứu còn xây dựng được phương trình hồi quy bậc nhất làm cơ sở để dự báo thành tích cho nam VĐV trẻ chạy cự ly dài cụ thể là: Y = 22.96 + 0.1175X1 + 0.2678X2 + 0.2867X3 + 0.2635X4.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
KẾT LUẬN:
Từ kết quả nghiên cứu giải quyết các nhiệm vụ, luận án rút ra những kết luận sau:
1. Kết quả nghiên cứu thông qua 5 bước đảm bảo tính logic, tính khách quan, độ tin cậy để xác định được hệ thống các chỉ số và test đánh giá TĐTL cho nam VĐV đội tuyển Điền kinh trẻ chạy cự ly dài lứa tuổi 15-17 tỉnh Khánh Hòa gồm các chỉ số và Test sau:
- Hình thái (có 06 chỉ số): Chiều cao (cm), Chỉ số dài chân A/cao đứng x 100 (%), Chỉ số (dài chân B-dài cẳng chân A)/dài cẳng chân A x 100 (%), Chỉ số vòng cổ chân/dài gân Achille x 100 (%), Chỉ số Quetelet (g/cm), Cấu trúc hình thể Somatype.
- Chức năng (có 06 chỉ số): Mạch đập yên tĩnh (lần/phút), Công năng tim (HW), VO2 Max (ml/kg/min), Dung tích sống (lít), Công suất yếm khí tổng hợp ACP (w/kg), Công suất yếm khí tối đa tương đối RPP (w/kg).
- Sinh hóa máu (có 13 chỉ số): WBC (10^9/L), RBC (10^12/l), Hb (g/dL), Hct (%), MCV (fL), MCH (pg), MCHC (g/dL), RDW (%), PLT (10^9/L), Cortisol máu
(μg/dL), Testosteron (ng/mL), Acid lactic (mmol/L), Urea/serum (mg/dL).
- Tâm lý (có 06 chỉ số): Phản xạ đơn (ms), Phản xạ lựa chọn (ms), Năng lực xử lý thông tin (bit/s), Chú ý tổng hợp (p), Ổn định chú ý (lần), Loại hình thần kinh (K).
- Thể lực (có 08 test): Chạy 30 m XPT (s), Chạy 100 m XPC (s), Chạy 400 m XPC (s), Chạy 1000 m XPC (s), Chạy 5000 m XPC (s), Chạy 10000 m XPC (s), Test Cooper (m), Bật xa 10 bước (m).
2. Kết quả đánh giá sự phát triển TĐTL của Nam đội tuyển Điền kinh trẻ chạy cự ly dài 15-17 tuổi tỉnh Khánh Hòa qua 2 năm tập luyện cho thấy có sự tăng trưởng đều qua từng năm của từng yếu tố (Hình thái, Chức năng, Sinh hóa máu, Tâm lý, Thể lực). Trong đó các chỉ số sau năm 1 (2017) tập luyện có sự tăng trưởng tốt hơn sau năm 2 (2018) tập luyện. Sau 2 năm tập luyện (2017-2018), các chỉ số Hình thái có sự tăng trưởng thấp nhất (W% = 0.02% – 0.87%) và các test Tâm lý có sự tăng trưởng cao nhất (W% = 2.42% – 18.3%).
Kết quả nghiên cứu còn cho thấy, các chỉ số Sinh hóa máu trước vận động đều nằm trong mức giới hạn sinh lý bình thường của người Việt Nam khỏe mạnh cùng
lứa tuổi. Sau 1 và 2 năm tập luyện, các chỉ số Sinh hóa máu sau vận động và sau hồi phục được cải thiện tốt hơn.
Điều đó chứng tỏ xu hướng tăng trưởng về trình độ tập luyện của nam VĐV đội tuyển Điền kinh trẻ chạy CLD 15 – 17 tuổi tỉnh Khánh Hòa có sự phát triển đều qua từng năm là phù hợp với quy luật phát triển lứa tuổi và quy luật của huấn luyện thể thao.
3. Kết quả Nghiên cứu đã xây dựng được bảng thang điểm 10 cho từng test ứng với từng thời điểm kiểm tra. Đồng thời còn xây dựng được bảng phân loại cho từng chỉ tiêu, từng yếu tố và tổng hợp các yếu tốt thành phần để kiểm nghiệm đánh giá TĐTL cho VĐV trẻ chạy CLD qua 1 và 2 năm tập luyện.
- Kết quả còn xác định được mối tương quan có tính đến tỷ trọng ảnh hưởng giữa thành tích chạy cự ly dài 5.000m và 10.000m với từng yếu tố của trình độ tập luyện gồm: Hình thái; Chức năng sinh lý; Sinh hóa máu; Tâm lý và Thể lực nam VĐV đội tuyển Điền kinh trẻ chạy cự ly dài lứa tuổi 15-17 tỉnh Khánh Hòa.
- Kết quả nghiên cứu còn xây dựng được phương trình hồi quy bậc nhất làm cơ sở để dự báo thành tích cho nam VĐV trẻ chạy cự ly dài cụ thể là: Y = 22.96 + 0.1175X1 + 0.2678X2 + 0.2867X3 + 0.2635X4.
KIẾN NGHỊ:
1. Đề nghị Bộ môn Điền kinh, Ban huấn luyện đội tuyển Điền kinh chạy cự ly dài tỉnh Khánh Hòa áp dụng hệ thống chỉ số và test mà đề tài đã nghiên cứu vào trong thực tiễn huấn luyện VĐV nam chạy cự ly dài.
2. Đề nghị Bộ môn Điền kinh, Ban huấn luyện đội tuyển Điền kinh chạy cự ly dài tỉnh Khánh Hòa cần có các nghiên cứu cho VĐV Nữ và các lứa tuổi khác nhau để hoàn thiện hệ thống các chỉ tiêu và tiêu chuẩn đánh giá trình độ tập luyện cho VĐV chạy cự ly dài các lứa tuổi và cho cả Nam và Nữ...
3. Cần có những nghiên cứu sâu hơn để có thể sử dụng làm dự báo hiệu quả thành tích của VĐV giúp cho công tác tuyển chọn và đào tạo VĐV chạy cự ly dài tỉnh Khánh Hòa thêm hiệu quả.
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Nguyễn Nam Phú, Nguyễn Tiên Tiến, Lý Vĩnh Trường (2020), Nghiên cứu xây dựng hệ thống các chỉ tiêu đánh giá trình độ tập luyện cho nam VĐV đội tuyển điền kinh trẻ chạy cự ly dài 15 – 17 tuổi tỉnh Khánh Hòa, Tạp chí khoa học và đào tạo thể dục thể thao, Trường Đại học TDTT TPHCM, số 5/2020.
2. Nguyễn Nam Phú, Nguyễn Tiên Tiến, Lý Vĩnh Trường (2020), Đánh giá sự phát triển trình độ thể lực cho nam VĐV đội tuyển Điền kinh trẻ chạy cự ly dài 15 - 17 tuổi tỉnh Khánh Hòa qua 2 năm tập luyện (2017 – 2018), Tạp chí khoa học và đào tạo thể dục thể thao, Trường Đại học TDTT TPHCM, số 5/2020.