Danh Mục Các Hợp Chất Được Phân Lập Từ Cây Mật Nhân


quassinoid glycoside mới và thành phần hoạt chất tiềm năng eurycomanone từ E. longifolia trong điều trị bệnh bạch cầu từ rễ cây mật nhân ở Malaysia [65].


Bảng 1.1. Danh mục các hợp chất được phân lập từ cây mật nhân


STT

Tên hợp chất

Tài liệu tham khảo

1.

β-sitosterol, campesterol, 2,6- dimethoxy benzoquinone, 5,6- dehydroeurycomalactone, 6 -hydroxyeurycomalactone

[53]

2.

2,2’-dimethoxy-4-(3-hyroxy-1-propenyl)-4’-(1,2,3- trihydroxypropyl)diphenyleter, 2-hydroxy-3,2’,6’-trimetoxy-4’- (2,3-epoxy-1-hydroxypropyl)-5-(3-hydroxy-1- propenyl)biphenyl, 2-hydroxy-3,2’-dimetoxy-4’-(2,3-epoxy-1- hydroxypropyl)-5-(3-hydroxy-1-propenyl)biphenyl, eurycomanol

[54]

3.

Canthin-6-one 9-O- -glucopyranoside

[56]

4.

Laurycolactones A, laurycolactone B

[57]

5.

13 ,18-dihydroeurycomanol

[58]

6.

-carboline-1-propionic acid

[59]

7.

Pasakbumin A, pasakbumin B

[60]

8.

Eurycomalide D, eurycomalide E, eurylactone E, eurylactone F, eurylactone G,

[63]

9.

13 (21)-epoxyeurycomanone, eurycomanone, eurylactone A, pasakbumin C

[64]

10.

15 -hydroxyklaineaone, longilactone, 2-hydroxylongilactone- 4(18)-ene, eurycomaoside, 13,21-dihydroeurycomaone, 14,15

–dihydroxyklaineanone

[65]

11.

12-acetyl-13, 21-dihydroeurycomanone, longilene peroxide, eurylene, 14,15p-dihydroxyklaineanone, triperpenes, 14- deaacteyl eurylene, eurycomalactone E, 9-methoxycanthin 6- one-N-oxid, eurycomalactone F, 9-hydroxycanthin-6-one, 5- iso-eurycomadilactone, 9-hydroxycanthin-6-one-N-oxid, 6- dehydroxylongilactone, biphenylneolignans, 7 - hydroxyeurycomalactone, eurycomalactone D, 6 -acetoxy- 14,15 -dihydroxyklaineanone, 18-dehydro-6 - hydroxyeurycomalactone, 12-epi-11-dehydroklaineanone, eurycomalactone, 11-dehyroklaineanone, dihydroniloticin, 9- metoxycanthin-6-one, eurycomalide B, eurycomalide A, 15 - O-acetyl-14-hydroxyklaineanone, hispidone, piscidinol, bourjotinolone, 14-ep-13,21-dihydro eurycomaone, 3- episapeline, 6 -14,15 -trihydroxyklaineanone, melianone, 9,10-dimetoxycanthin-6-one, 7-methoxyinfractin, 13 ,21- dihydroeurycomaone, 2,3-dihyroxy-1- propan-1-one, dehydrolongilactone, 7-methoxy- -carboline-1-propionic acid, 2,3-dehydro-4a-hydroxylongilactone, pasakbumin D

[66]

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 151 trang tài liệu này.


Kết quả tổng hợp từ bảng 1 1 cho thấy, thành phần hoá học của mật nhân rất phong phú và đa dạng, chúng đã được phân lập và chứng minh có nhiều hoạt tính sinh học đáng qu .

1.3.2. Nghiên cứu về hoạt tính sinh học

Bên cạnh những nghiên cứu về thành phần hóa học, trong nước và trên thế giới cũng có nhiều nghiên cứu có giá trị về hoạt tính sinh học của dịch chiết từ cây mật nhân, trong đó, dịch chiết từ rễ chiếm đa số.

Năm 1989, K L Chan và cộng sự đã thử nghiệm dịch chiết của rễ cây mật nhân cho thấy có họat tính chống ký sinh trùng sốt rét Plasmodium falciparum trong điều kiện in vitro. Các hợp chất phân lập trong cây mật nhân là: 10-hydroxycanthin-6-one, eurycomalactone, eurycomanone và eurycomanol cho tác dụng chống sốt rét [56].

Năm 1991, nhóm nghiên cứu của Kardono và cộng sự đã phân lập được năm thành phần có khả năng gây độc tế bào từ rễ mật nhân từ vùng Kalimantan, Indonesia, có một quassinoid là eurycomanone có tác dụng gây độc tế bào chống một số dòng tế bào ung thư như: Vú, đại tràng, phổi, da, các dòng tế bào kháng thuốc KB, KB-V1 và bệnh bạch cầu (P-388). Ngoài ra các hợp chất eurycomanone và 7-methoxy-P- carboline-1-propionic acid cho thấy chống lại ký sinh trùng sốt rét Plasmodium falciparum [59].

Năm 1991, nhóm nghiên cứu của H.Itokawa và cộng sự đã phát hiện một số hợp chất thuộc nhóm triterpen với khung tirucallan, niloticin, hydroniloticin, piscidinol A, bourjotinolon A, 3-episapelin A, melianon, hispidon, các hợp chất này được công bố có độc tính đối với một số loại tế bào ung thư [61].

Năm 2004, nhóm nghiên cứu của Kuo và cộng sự đã phân lập và xác định được gần 65 hợp chất từ rễ mật nhân Trong đó tám hợp chất đã chứng minh khả năng gây độc mạnh đối với dòng tế bào ung thư phổi (A-549), bảy hợp chất tác chống lại dòng tế bào ung thư vú MCF-7. Hai trong số các hợp chất có tác dụng mạnh với ký sinh trùng sốt rét Plasmodium falciparum [68].

Năm 2009, nhóm nghiên cứu của Dương Thị Ly Hương và cộng sự đã nghiên cứu hoạt tính androgen trên chuột cống trắng ở dịch chiết nước rễ cây mật nhân nhận thấy rằng ở liều uống 10 mL/kg thể trọng, trọng lượng các cơ quan sinh dục cơ nâng hậu môn, tinh hoàn, túi tinh đều tăng hoặc có xu hướng tăng ở các lô chuột uống dịch chiết rễ mật nhân. Mức độ tăng ở lô dùng testosterol cao hơn rất nhiều so với lô dùng mật


nhân (p < 0,0001) [69].

Khoảng thời gian từ năm 2010 đến năm 2012, nhóm nghiên cứu Tambi và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu trực tiếp trên người, tiến hành cho 76 người trong 320 người bệnh nhân bị suy giảm testosterol uống mật nhân với liều 200 mg trong vòng một tháng. Kết quả là có sự tăng testosterol trong huyết thanh [70] [71].

Năm 2015, nhóm nghiên cứu của Khanam và cộng sự đã nghiên cứu và chỉ ra rằng: Các hợp chất phenolic, flavonoid, terpenoid, alkaloid, protein trong chiết xuất từ thân cây và từ rễ thể hiện hoạt động kháng khuẩn, tuy nhiên, hoạt tính kháng khuẩn cao nhất đã được quan sát chống lại vi khuẩn gram dương bằng cả chiết xuất từ thân và rễ. Tuy nhiên, chiết xuất từ thân cây mạnh hơn chiết xuất từ rễ chống lại Bacillus cereus Staphylococcus aureus [21].

Năm 2017, nhóm tác giả Trần Thu Trang và cộng sự đã khảo sát hoạt tính sinh học của cao chiết methanol từ rễ tơ và rễ tự nhiên cây bá bệnh tại vườn quốc gia Bái Tử Long, khu bảo tồn thiên nhiên Đồng Sơn - Kỳ Thượng, Hoành Bồ, Quảng Ninh. Kết quả cho thấy cao chiết methanol từ rễ tơ và rễ tự nhiên ức chế sản xuất cytokine gây viêm IL-6 kích thích bởi lipopolysaccharide (LPS) ở dòng tế bào THP-1 với IC50 tương ứng là 3,6 và 6,6 (µg/mL). Cao chiết methanol từ rễ tơ và rễ tự nhiên có hoạt tính gây độc tế bào ung thư ở mức trung bình trên các dòng tế bào HepG2, LU-1, MCF-7 với IC50 tương ứng là 77,4; 61,1; 88,2 (µg/mL) và 63,8, 46,2, 54,8 (µg/mL). Tuy nhiên, cả hai loại cao chiết nghiên cứu đều không có khả năng ức chế quá trính peroxy hoá lipid (IC50 > 100) [72].

Năm 2018, nhóm tác giả Lê Thanh Liêm và cộng sự đã phân lập và chứng minh

hoạt tính kháng viêm của hợp chất 9,10-dimethoxy-canthin-6-one có trong rễ cây mật nhân tại Kỳ Sơn – Nghệ An [16].

Năm 2020, nhóm nghiên cứu Ying Zhang và cộng sự đã nghiên cứu khả năng ức chế tế bào đại thực bào sinh NO của dịch chiết nước từ rễ cây mật nhân tại Thái Lan [73].

Với những kết quả nghiên cứu nêu trên cho thấy, cây mật nhân, đặc biệt là rễ rất có giá trị, chúng thể hiện hoạt tính sinh học phong phú và giá trị cao.

1.3.3. Nghiên cứu về phương pháp chiết

Đối với việc chiết các hợp chất hữu cơ thiên nhiên, hiện có hai phương pháp


được các tác giả trong và ngoài nước sử dụng phổ biến trong các nghiên cứu là Soxlet và chưng ninh

Nhóm nghiên cứu của Thiam Tsui Tee và cộng sự vào năm 2005 đã khảo sát hoạt tính kháng tế bào ung thư vú ở người MCF-7 từ dịch chiết rễ cây mật nhân bằng phương pháp chiết Soxhlet [24].

Nhóm nghiên cứu của Đào H ng Cường và cộng sự năm 2010 đã so sánh hai phương pháp chiết Soxhlet và chưng ninh vỏ quả măng cụt, kết quả phương pháp chưng ninh cho hiệu quả tối ưu hơn [22].

Nhóm nghiên cứu của Anisa và cộng sự năm 2011 đã sử dụng phương pháp chưng ninh trong dung môi ethanol 96 % trong 24 giờ để định tính hợp chất alkaloid và terpenoid trong rễ và thân của cây mật nhân [20].

Nhóm nghiên cứu của Zakia Khanam và cộng sự vào năm 2015 đã nghiên cứu việc chiết các chất từ methanol, acetone, ethyl acetate, chloroform và ete dầu hỏa của thân và rễ cây mật nhân bằng phương pháp chưng ninh để thử hoạt tính sinh học của các dịch chiết [21].

Nhóm nghiên cứu của Nursyazura Khari và cộng sự vào năm 2014 đã sử dụng phương pháp chưng ninh trong nước rễ cây mật nhân để xác định hàm lượng eurycomanone bằng HPLC, từ đó, ứng dụng vào sản xuất thương mại [23].

Năm 2015, nhóm nghiên cứu của Trương Thị Minh Hạnh và cộng sự đã công bố kết quả khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chiết của rễ cây mật nhân ở Thừa Thiên- Huế bằng phương pháp chưng ninh [26].

Năm 2017, nhóm nghiên cứu của Trương Thị Minh Hạnh và cộng sự đã nghiên cứu quá trình chiết rễ cây mật nhân ở Thừa Thiên Huế bằng phương pháp ngâm chiết và chưng ninh [74].

Từ các nghiên cứu trên nhận thấy, hầu hết các tác giả sử dụng phương pháp chiết Soxhlet và chưng ninh để khảo sát thành phần hóa học, thăm dò hoạt tính sinh học và ứng dụng bổ sung vào thực phẩm.

1.3.4. Nghiên cứu về ứng dụng mật nhân trong thực phẩm

Nhiều nước trên thế giới đã nghiên cứu sản xuất các sản phẩm chứa các thành phần có lợi từ chiết xuất từ rễ cây mật nhân và bán ra thị trường: Mỹ, Canada, Nhật, Singapore, Nga, Hong Kong, Malaysia [75].


Bảng 1.2. Một số sản phẩm mật nhân được bán trên thị trường ở một số nước trên thế giới

Tên quốc gia/ vùng lãnh thổ

Đối tượng sản phẩm

Thời gian bắt đầu đưa vào thị trường

Canada

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe

2012

Mỹ

Thực phẩm bổ sung

2013

Nhật

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe

2011

Singapore

Dược phẩm

2009

Nga

Thực phẩm bổ sung/ Thực phẩm bổ sung có hoạt tính sinh học

2011/2012

Hong Kong

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe

2010

Malaysia

Dược phẩm

2008


Ở châu Âu đã có quy định hàm lượng chiết xuất rễ cây mật nhân được ph p bổ sung vào trong các sản phẩm thực phẩm quy định EC số 258/97 của Nghị viện châu Âu và của hội đồng ngày 27/1/1997 liên quan đến thực phẩm mới và các thành phần thực phẩm mới [75].

Bảng 1.3. Một số sản phẩm và liều lượng mật nhân sử dụng tại EU


Tên sản phẩm

Khẩu phần (g hoặc mL)

Liều lượng (mg/100g hoặc mg/100mL)

Ngũ cốc

40

125 – 187,5

Sô cô la

40

125 – 187,5

Kẹo cho người lớn)

40

125 – 187,5

Trà

190

26,3 – 39,5

Cà phê

190

26,3 – 39,5

Thực phẩm dinh dưỡng

40

125 – 187,5

Thực phẩm tăng lực

40

125 – 187,5

Nước tăng lực

500

10 – 15


Tại Việt Nam, đã có một số sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe chứa mật nhân trong thành phần nguyên liệu đã lưu thông trên thị trường như: Cao dược liệu, viên giải độc gan Tuệ Linh, sâm Alipas, viên hộ gan Kingphar...Dưới đây là một số sản phẩm chứa mật nhân trong thành phần nguyên liệu đã có mặt trên thị trường:


a Viên giải độc gan Tuệ Linh 76 b Sâm Alipas 77 c Rocket 1h 78 d Viên hộ 1a Viên giải độc gan Tuệ Linh 76 b Sâm Alipas 77 c Rocket 1h 78 d Viên hộ 2

(a) Viên giải độc gan Tuệ Linh [76] (b) Sâm Alipas [77]


c Rocket 1h 78 d Viên hộ gan KingPhar 79 d PQA mật nhân 80 e Hadariki Tongkat 3c Rocket 1h 78 d Viên hộ gan KingPhar 79 d PQA mật nhân 80 e Hadariki Tongkat 4

(c) Rocket 1h [78] (d) Viên hộ gan KingPhar [79]


d PQA mật nhân 80 e Hadariki Tongkat Ali 81 Hình 1 2 Một số sản phẩm hỗ 5d PQA mật nhân 80 e Hadariki Tongkat Ali 81 Hình 1 2 Một số sản phẩm hỗ 6

(d) PQA mật nhân [80] (e) Hadariki Tongkat Ali [81]

Hình 1.2. Một số sản phẩm hỗ trợ sức khỏe có chứa thành phần mật nhân


- Viên giải độc gan Tuệ Linh với thành phần có chứa 250 mg/100 g cao mật nhân kết hợp với cao cà gai leo, là sản phẩm giúp hỗ trợ điều trị viêm gan siêu vi nhất là viêm gan siêu vi B mãn tính thể hoạt động, hỗ trợ điều trị men gan tăng cao, làm thuyên giảm các triệu chứng của bệnh gan như đau tức hạ sườn, vàng da, mệt mỏi [76].

- Sâm Alipas có nguồn gốc 100 % từ thiên nhiên với 160 mg/100 g tinh chất thảo


dược qu mật nhân, có công dụng kích thích quá trình sản sinh nội tiết tố nam testosterone tự nhiên, tăng cường sức khỏe sinh l ở nam giới; hỗ trợ lợi mật, tăng cường chức năng gan và điều hòa đường huyết ở người mắc bệnh tiểu đường [77].

- Rocket 1h giúp tăng sinh testosterone, giúp bổ thận dương, tăng cường sinh lực, sức bền sinh l , giúp làm chậm quá trình mãn dục ở nam giới như: Người mệt mỏi, đau lưng, mỏi gối, rối loạn cương dương, xuất tinh sớm Trong mỗi viên chứa 121 mg/100 g tinh chất mật nhân [78].

- Viên hộ gan Kingphar với thành phần mỗi viên chứa cao cà gai leo: 300 mg, cao mật nhân: 120 mg, cao diệp hạ châu: 100 mg, cao xuyên tâm liên: 50 mg trong 100 g, hỗ trợ điều trị các bệnh l về gan, giúp tăng cường chức năng giải độc gan và bảo vệ tế bào gan [79].

- PQA mật nhân có chứa 400 mg/100 g mật nhân mỗi viên có tác dụng bổ thận, tráng dương, dưỡng khí huyết, mạnh gân cốt; hỗ trợ điều trị bệnh yếu sinh l , giúp tăng cường sinh lực; cải thiện trí lực, giúp cho đầu óc luôn minh mẫn và bớt căng th ng [80].

- Viên uống Tongkat Ali Swanson Passion 400 mg/100 g có khả năng điều trị rối loạn chức năng cương dương ED , cải thiện khả năng tình dục, hỗ trị vô sinh ở nam giới, tăng khả năng vận động ở nam giới, nâng cao khả năng miễn dịch và giảm mỡ cơ thể [81].

Năm 2018, Bộ Khoa học và Công nghệ đã phê duyệt danh mục đặt hàng nhiệm vụ khoa học và công nghệ về quỹ gen cấp quốc gia thuộc chương trình bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn gen đến năm 2025, định hướng đến năm 2030: “Nghiên cứu bảo tồn, phát triển và sử dụng bền vững nguồn gen mật nhân eurycoma longifolia jack tại Nam Trung bộ và Tây Nguyên làm nguyên liệu sản xuất thuốc” [82].

1.4. Đánh giá tình hình nghiên cứu cây mật nhân

Từ những thông tin tổng hợp ở trên cho thấy, nghiên cứu về cây mật nhân, đặc biệt là rễ của chúng đã được triển khai và công bố ở nhiều nơi trên thế giới, trong đó có Việt Nam chúng ta. Nhiều hợp chất mới được phát hiện trong thành phần hóa học và nhiều đặc tính dược lý có giá trị đã được khảo sát và công bố trên các tạp chí khoa học uy tín. Rất nhiều nước trên thế giới đã công bố các sản phẩm thực phẩm hỗ trợ sức khỏe được chế biến từ mật nhân, trong đó có Mỹ, một số nước châu Âu, Nhật,

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/10/2022