1.1. Tổng quan về hai loài nghiên cứu
1.1.1. Loài Thông lá dẹt (Pinus krempfii Lecomte)
1.1.1.1. Đặc điểm thực vật loài Thông lá dẹt
Thông lá dẹt hay còn được gọi là Thông hai lá dẹt hay Thông lá dẹp, Thông Sré (Pinus krempfii, tên đồng nghĩa là Ducampopinus krempfii (Lecomte) A. Chev), thuộc chi Pinus, họ Thông Pinaceae. Loài này được ví như “sứ giả thời tiền sử” - sinh cùng thời với khủng long, là một thực vật cổ “hóa thạch sống” hiếm hoi còn sót lại cho đến ngày nay. Hiện tại, Thông hai lá dẹt được xếp ở loài hiếm, mức độ đe dọa có thể bị tuyệt chủng (bậc R) do nạn săn lùng của sơn tràng và do môi trường sống của chúng (rừng) bị thu hẹp đáng kể. Loài thông cổ với đặc trưng là có hai lá dẹt hình lưỡi kiếm, là loài đặc hữu của Việt Nam, nó phân bố hẹp ở tỉnh Lâm Đồng và đây là loài thông được nhiều nhà thực vật học trên thế giới hết sức quan tâm [1], [2], [3], [4].
Thông lá dẹt là những cây đại thụ cao trên dưới 30m, đường kính có thể đạt 1,5-1,6m, đôi khi tới 2m. Tán của cây thường khá rộng, dày, sẫm màu và có hình rẻ quạt. Đoạn thân dưới cành lớn, hầu như không có cành nhánh, tròn đều và đâm thẳng vào tán lá. Cây mầm thường có khoảng 10-13 lá mầm đầu tiên có hình xoắn cong về một hướng như lưỡi liềm, lá dài khoảng 2-3cm, sau đến là các lá nhỏ mọc quanh thân, dài 1,5-2,5cm. Khi cây ở độ tuổi non (5-20 tuổi), lá dài và rộng bản (dài 10-15cm) hơn lá cây trưởng thành, xếp như hai lưỡi kéo ở phần đầu cành. Khi cây trưởng thành, lá nhỏ và ngắn lại (dài 4-5cm), màu sẫm, mọc thành búi dày ở đầu cành, làm cho tán cây thông già trở nên dày và sẫm màu hơn [3].
Hạt màu nâu nhạt và có cánh trắng khi chín, hạt có thể phát tán trong một phạm vi tương đối rộng và nón quả còn tồn tại một thời gian trên cây. Quả chín vào mùa mưa.
Hình 1.1. Ảnh cây và tiêu bản của loài Thông lá dẹt
(lưu tại Bảo tàng thiên nhiên Việt Nam)
Trong công trình Thực vật học đại cương của Đông Dương, Hickel cho biết thông lá dẹt thường gặp ở độ cao 1200 - 1500m và cây mọc thành quần thụ lớn. Ở Việt Nam, Thông lá dẹt phân bố chính ở Lâm Đồng, song nơi dễ tiếp cận nhất là vùng Cổng Trời, trên dãy Hòn Nga thuộc xã Lát, huyện Lạc Dương, cách thành phố Đà Lạt 20km hoặc vùng núi Bidoup nằm trong khu bảo tồn thiên nhiên Thượng Đa Nhim, địa phận Long Lanh, cách thành phố Đà Lạt 50km.
1.1.1.2. Tình hình nghiên cứu về thành phần hóa học và hoạt tính sinh học loài Thông lá dẹt
Trên thế giới cũng như ở Việt Nam, mới chỉ có duy nhất một công trình nghiên cứu về thành phần hóa học loài này của Holger Erdtman, Thụy Sĩ được công bố vào năm 1966. Từ thân gỗ Thông lá dẹt thu tại Nha Trang, Việt Nam, 10 chất là chrysin (5,7-dihydroxyflavone) (1), strobopinin (2), cryptostrobin (3),
demethoxymatteucinol (6,8-dimethylpinocembrin) (4), pinosylvin (5), pinosylvin
monomethylether (6), tectochrysin (7), pinobanksin (8), pinocembrin (9), pinostrobin (10) đã được nhóm nghiên cứu này phân lập và nhận dạng [4]. Điều thú
vị là tất cả các hợp chất này đều thuộc nhóm flavanoid. Trong đó, các hợp chất C- methyl flavanoid như 2, 3, 4, 8, 9 là các hợp chất có cấu trúc thú vị [4],[5]:
O
HO HO O H
OH O
1
H3C
H
H
OH O
2
CH3
H
HO O
H3C
RO
O
H
H
OH O
4
HO
5: R = H
6: R = Me
OH O
O
7
O
H
HO O
O
H
R
OH O
8: R = OH
9: R =H
OH O
10
Bên cạnh đó, thành phần chính của nhựa gỗ được xác định là dehydroabietic acid và của tinh dầu là các monoterpenoid, thành phần đặc trưng có mặt trong hầu hết tình dầu của các loài thông, đặc biệt là - và -pinen.
1.1.1.3. Tình hình nghiên cứu về thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của chi Pinus
Trong khi loài Thông lá dẹt mới chỉ được nghiên cứu rất ít thì có nhiều loài thuộc chi Pinus lại có nhiều công trình nghiên cứu về thành phần và hoạt tính sinh học đã được công bố và cho thấy có nhiều điều thú vị ở chi này. Theo thống kê trên thế giới đến năm 2012 có trên 450 hợp chất được phân lập từ hơn 80 loài thuộc chi
Pinus, bao gồm các hợp chất carbohydrate, cyclitol, acid béo, terpene (diterpene khung abietane, cembrane; lignan; steroid….), phenol, flavonoid và flavonoid glycoside [5], [6].
Hầu hết các loài thông đều có chứa tinh dầu và nhựa. Thành phần chính là các acid thuộc khung abietane, pimarane và monoterpenoid đặc trưng như α,β- pinene, có thể còn có β- phellandrene (P. contorta, P. banksiuna). Tuy nhiên, ở một số loài P. sylvestris, P. albicaulis lại thấy có sự xuất hiện của sesqui- và diterpene như (+)-δ-cadinene, (-)-torreyol. Đặc biệt, loài P. jefieyi có thể sản sinh ra loại nhựa mà thành phần chính của nó là n-heptane, một hợp chất không có sự liên quan nào đến các hợp chất terpene.
H OH H H torreynol |
Có thể bạn quan tâm!
- Nghiên cứu hóa học và thăm dò hoạt tính sinh học của loài thông lá dẹt (pinus krempfii lecomte) và ngũ gia bì hương (acanthopanax trifoliatus L. Merr) - 1
- Nghiên cứu hóa học và thăm dò hoạt tính sinh học của loài thông lá dẹt (pinus krempfii lecomte) và ngũ gia bì hương (acanthopanax trifoliatus L. Merr) - 2
- Vòng Benzopyrano Của Hợp Chất Flavonoid [31]
- Chuyển Hóa Hóa Học Hợp Chất Triterpene Khung Lupane Và Hoạt Tính Sinh Học Của Chúng
- Khử Hoá Nối Đôi 20(29) Của Betulinic Acid [65], [66]
Xem toàn bộ 169 trang tài liệu này.
Bảng 1.1. Một số thành phần thường có trong tinh dầu, nhựa của chi Pinus
Một điều thú vị là thân gỗ của hầu hết các loài Pinus nghiên cứu đều có chứa các hợp chất flavonoid như pinosylvin (5), pinobanksin (8), pinocembrin (9), và các dẫn xuất monomethyl của chúng. Ngoài ra, phần lớn các hợp chất xác định được từ chi này là các hợp chất terpene như thunbergene được phân lập từ hai loài P.
thunbergii, P. Albicaulis và lambertianic, communic acid – hai diterpene khung labdane có mặt trong các loài P. lambertiana, P. Elliottii tương ứng. Từ hạt của P. sylvestris, hai diterpene acid khung labdane là pinifolic và dehydropinifolic acid cũng được phân lập. Một chất mới thuộc nhóm này, anticopalic acid đã được tìm thấy trong dịch chiết từ vỏ cây và gỗ của loài thông trắng P. monticola.
Bảng 1.2. Một số terpene tiêu biểu được phân lập từ thân gỗ của chi Pinus
Bên cạnh đó, nhiều công trình nghiên cứu về hoạt tính sinh học của chi này cũng được công bố.
Hoạt tính sinh học của các loài này được các nhà khoa học đánh giá cao là khả năng chống oxi hóa. Từ vỏ của loài P. radiata và P. pinaster đã phân lập được procyanidin, catechin và gallic acid - các hợp chất được biết đến với khả năng chống oxi hóa [7], [8], [9]. Trong một công trình công bố năm 2012 của Osman Ustun cho thấy tinh dầu của năm loài P. brutia, P. halepensis, P. nigra, P. pinea và
P. sylvestris đều cho hoạt tính chống oxi hóa [10].
Năm 2012, Ipek Suntar và cộng sự còn phát hiện khả năng chống viêm của
tinh dầu một số loài thuộc chi này như P. brutia Ten., P. halepensis Mill., P. nigra
Arn., P. pinea L. và P. sylvestris L. [11].
Ngoài ra, tinh dầu của một số loài khác như P. halepensis Mill., P. densiflora, P. thunbergii, P. rigida lại cho thấy khả năng kháng vi sinh vật rất tốt [12], [13].
1.1.2. Loài Ngũ gia bì hương (Acanthopanax trifoliatus L.Merr.)
1.1.2.1. Đặc điểm thực vật loài Ngũ gia bì hương
Ngũ gia bì hương có tên khoa học là Acanthopanax trifoliatus (L.) Merr., thuộc chi Acanthopanax, họ Araliaceae. Cây bụi trườn, vươn cao hay dài đến 2-7m,
có phân cành,vỏ lúc non màu xanh, khi già màu nâu xám, có nhiều gai nhọn sắc; cuống dài 2,5-3,5 cm, có gai; 3-5 lá chét, từ hình trứng thuôn có mép khía răng khô đến hình thuôn dài ở mép có gai nhọn (var. setosus Li), lá chét giữa thường lớn hơn các lá chét bên; kích thước lá chét thường 4-8 x 1,5-3 cm. Cụm hoa dạng chùm tán, mọc ở đầu cành; hoa màu vàng ngà hay trắng ngà, có cuống mảnh, dài 0,7-1 cm. Đài 5, nhỏ; cánh hoa 5 hình tam giác tròn đầu. Nhị 5, chỉ nhị dài hơn cánh hoa. Bầu 2 ô, đầu nhụy chẻ đôi. Quả hình cầu, hơi dẹt, khi chín màu tím đen. 1-2 hạt nhỏ. Vỏ thân, vỏ rễ và lá vò nát có mùi thơm đặc biệt [14], [15], [16].
Hình 1.2. Hình ảnh về loài Ngũ gia bì hương [14]
Ngũ gia bì hương phân bố ở Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ, các nước Đông Dương cho tới Philippin. Ở Việt Nam có gặp ở Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Vĩnh Phúc, Hòa Bình. Mọc ở rừng rậm nhiệt đới thường xanh mưa mùa ẩm, ở độ cao 200 - 1500m. Cây thích nghi ở ven suối, vách đá ẩm, ven đường
mòn. Lúc nhỏ ưa bóng và ẩm, khi lớn ưa sáng và có thể sống trong điều kiện khắc nghiệt về đất đai và khí hậu. Tái sinh bằng chồi, rễ và giâm cành. Mùa hoa tháng 7 - 9; mùa quả chín tháng 12.
1.1.2.2. Ứng dụng trong y học dân gian của loài Ngũ gia bì hương
Trong y học, loài này được dân gian sử dụng để chữa nhiều loại bệnh khác nhau. Vỏ, rễ, thân, lá làm thuốc bổ, tăng lực, mạnh gân cốt, kích thích tiêu hóa, ăn ngon miệng, ngủ tốt, chữa đau nhức xương, mỏi gối, đau lưng, thấp khớp, ho, cảm mạo, viêm ruột, đi tả, sỏi thận.
Vỏ được coi như một vị thuốc bổ. Nước sắc và rượu chế từ vỏ cây được dùng phổ biến làm thuốc bổ nâng cao sức của các cơ, tăng trí nhớ, ngoài ra còn dùng làm thuốc chữa bệnh phụ khoa, chữa đàn ông liệt dương, chữa các bệnh dạ dày, nhất là nó còn có hiệu lực để chữa bệnh chậm lớn của trẻ em. Vỏ ngâm rượu cũng dùng chữa bệnh tê thấp.
Rễ và cành lá dùng chữa: 1. Cảm mạo sốt cao, ho, đau ngực; 2. Đau lưng, phong thấp đau nhức khớp; 3. Đau dạ dày, viêm ruột, đau bụng tiêu chảy; 4. Vàng da, viêm túi mật; 5. Sỏi niệu đạo, bạch đới; 6. Gãy xương, viêm tuyến vú. Dùng 30 - 60g, sắc uống; 7. Dùng ngoài chữa đòn ngã, eczema, mụn nhọt và viêm mủ da. Rễ tươi và lá được giã đắp ngoài hoặc nấu nước rửa, tắm.
Cành nhỏ nấu lên rửa, tắm chữa ngứa, ghẻ. Rễ và lá của nó cùng với hoa cúc trắng giã nhỏ đắp mụn nhọt và nứt kẽ chân cũng có công hiệu [14], [15], [16].
1.1.2.3. Tình hình nghiên cứu về thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của loài Ngũ gia bì hương
Một số kết quả nghiên cứu về thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của loài cây Ngũ gia bì hương (Acanthopanax trifoliatus (L.) Merr.) đã được các nhà khoa học trên thế giới cũng như ở Việt Nam công bố.
a. Thành phần hóa học
Các kết quả nghiên cứu cho thấy nhiều hợp chất thuộc nhóm chất triterpene
đã được tìm thấy từ loài cây này.
Năm 1971, các nhà khoa học của Đại học Quốc gia Đài Loan đã nghiên cứu về thành phần của loài này thu hái ở Taipei - Đài Loan. Từ dịch chiết MeOH, các hợp chất (1,2,3,4,5,6)-cyclohexanehexol (scyllitol, 11) và myo-inositol (12) đã được phân lập. Cũng chính từ cặn chiết này khi hòa tan trong nước và chiết phân lớp với benzene nhóm tác giả đã phân lập được taraxerol (13), β-sitosterol (14), các ankan C29 – C33, hai rượu béo triacontanol (15) và dotriacontanol (16) [17].
Từ lá của loài này thu hái gần Hà Nội, Ph.D.Ty và cộng sự đã phân lập và xác định được năm triterpene acid khung lupane mới 17-21 là 3α,11α-dihydroxy- 23-oxo-lup-20(29)-en-28-oic acid (17); 3α, 11α-dihydroxylup-20(29)-en-28-oic acid (18); 30α, 11α,23-trihydroxylup-20(29)-en-28-oic acid (19) và hai hợp chất nor-triterpene: 24-nor-3α, 11α-dihydroxy-lup-20(29)-en-28-oic acid (20); 24-nor- 11α-hydroxy-3-oxo-lup-20(29)-en-28-oic acid (21). Và cũng từ các chất phân lập được, nhóm nghiên cứu đã tạo được 17 các dẫn xuất khác nhau bằng các phản ứng este hóa, ankyl hóa,… [18], [19], [20].