Thành Phần Hóa Học Của Mật Gồm: Sắc Tố Mật, Muối Mật, Cholesterol.

C. Số nhóm -NH2 ít hơn số nhóm -COOH

D. Số nhóm -NH2 nhiều hơn số nhóm -COOH

5. Hoạt tính GPT tăng chủ yếu trong:

A. Rối loạn chuyển hóa Glucid

B. Một số bệnh về gan

C. Một số bệnh về tim

D. Nhiễm trùng đường tiết niệu

6. Sản phẩm khử amin oxy hóa của một acid amin gồm:

1. Amin 2. Acid cetonic 3. NH3

4. Acid carboxylic 5. Aldehyd

Chọn tập hợp đúng: A: 1, 2; B: 2, 3; C: 3, 4; D: 4, 5.

7. NH3 được vận chuyển trong cơ thể chủ yếu dưới dạng:

A. Kết hợp với acid glutamic tạo glutamin

B. Kết hợp với acid aspartic tạo asparagin

C. Muối amonium

D. Kết hợp với CO2 tạo Carbamyl phosphat

8. Glutamin tới gan được:

A. Phân hủy ra NH3 và tổng hợp thành urê

B. Kết hợp với urê tạo hợp chất không độc

C. Chuyển vào đường tiêu hóa theo mật

D. Phân hủy thành carbamyl phosphat, tổng hợp ure

9. Glutamin tới thận:

A. Phân hủy thành NH3, đào thải qua nước tiểu dưới dạng NH4+

B. Phân hủy thành urê

C. Phân hủy thành carbamyl phosphat

D. Phân hủy thành NH3, tổng hợp urê và đào thải ra ngoài theo nước tiểu

10. Histamin:

1. Là sản phẩm khử carboxyl của Histidin

2. Là sản phẩm trao đổi amin của Histidin

3. Có tác dụng tăng tính thấm màng tế bào, kích ứng gây mẫn ngứa

4. Là sản phẩm khử amin oxy hóa của Histidin

5. Là một amin có gốc R đóng vòng Chọn tập hợp đúng:

A. 1, 2, 3; B: 1, 2, 4; C: 1, 2, 5; D: 1, 3, 5;

Chương 8. HÓA SINH HỆ THỐNG GAN MẬT


Mục tiêu

1. Trình bày đúng thành phần hóa học của gan, mật.

2. Trình bày đầy đủ các chức năng hóa sinh của gan, mật.

3. Nắm được một số xét nghiệm sinh hóa thăm dò chức năng gan, mật.


1. ĐẠI CƯƠNG

Gan là một trong những cơ quan quan trọng nhất của cơ thể về chức năng chuyển hóa, là cơ quan nặng thứ hai sau hệ xương (~ 2 kg). Các hoạt động chuyển hóa của gan xảy ra ở các tế bào nhu mô, chiếm 80% khối lượng gan. Gan gồm các tế bào Kupffer, chứa hệ thống lưới nội nguyên sinh chất.

Do đảm nhận nhiều chức năng chuyển hóa, là cửa ngò của các chất vào cơ thể qua bộ máy tiêu hóa, nên gan là cơ quan dễ bị nhiễm bệnh. Tỷ lệ bệnh gan mật thường cao hơn bệnh lý của các cơ quan khác và các xét nghiệm hóa sinh là rất quan trọng, giúp cho việc chẩn đoán, theo dòi điều trị các bệnh lý của hệ thống này.

2. THÀNH PHẦN HÓA HỌC

Protid: Chiếm ½ khối lượng gan khô (15% khối lượng gan tươi). Gồm: albumin, globulin, một ít nucleoprotein, collagen, feritin (dự trữ sắt), acid amin tự do: methionin, tryptophan, arginin, glycin, histidin, acid glutamic.

Glucid: Chủ yếu là glycogen (2–10% trọng lượng khô). Người trưởng thành glycogen chứa trong gan có thể tới 150 – 200g.

Lipid: Gan chiếm một lượng lipid khá lớn (chiếm khoảng 5% trọng lượng khô của gan). Trong đó: 40% là mỡ trung tính, 50% là phosphatid, 10% là cholesterol.

Enzym: Gan là cơ quan quan trọng trong chuyển hóa, tập trung nhiều enzym như: lipase, transaminase, phosphorylase, phosphatase, glutaminase, decarboxylase, hệ thống enzym xúc tác tổng hợp urê, phân ly glycogen và một số enzym khác.

Vitamin: Có nhiều caroten (tiền vit A); các vitamin D3, nhóm B (B1, B6, B12), C,

K. Ngoài ra, còn có nhiều ion kim loại như: Fe3+, Na+, K+, Mg2+,...

3. CHỨC NĂNG SINH HÓA CỦA GAN

3.1. Chức năng tạo mật

3.1.1. Thành phần hóa học của mật Gồm: sắc tố mật, muối mật, cholesterol.

Muối mật được tạo thành do sự kết hợp của glycin/taurin với các acid mật, là sản phẩm thoái hóa cuối cùng của cholesterol ở gan. Sắc tố mật là sản phẩm thoái hóa của hemoglobin, chủ yếu là bilirubin liên hợp và biliverdin.

3.1.2. Quá trình bài xuất mật

- Mật được tạo ra ở tế bào gan, dự trữ ở túi mật, được tiết xuống tá tràng để tham gia vào quá trình tiêu hóa.

- Mật có màu vàng (bilirubin). Trong túi mật, mật có màu sẫm hơn từ màu xanh lá cây đến màu nâu nhạt (do bilirubin bị oxi hóa thành biliverdin và bị cô đặc).

- Ở tá tràng mật không bị biến đổi về hóa học, phần lớn được tái hấp thu qua hệ tĩnh mạch cửa về gan, một phần nhỏ theo phân ra ngoài. Lượng mật bài xuất hằng ngày tùy thuộc vào tính chất và khối lượng thức ăn, trung bình gan bài tiết 1 lít mật/ngày.

Tác dụng của mật

Muối mật có tác dụng:

- Nhũ tương hóa lipid tăng diện tích tiếp xúc với lipase. Những hạt nhũ tương nhỏ (đường kính < 0,5 micron) có thể được hấp thu trực tiếp ở ruột. Vì vậy, tiêu hóa và hấp thu lipid phụ thuộc vào lượng muối mật có trong mật.

- Hoạt hóa lipase giúp cho lipid được tiêu hóa và hấp thu dễ dàng cùng với các vitamin tan trong dầu.

Khi bài xuất xuống ruột, mật làm tăng nhu động ruột. Mật kéo theo rất nhiều chất độc được gan giữ lại và đào thải theo phân.

Nếu tổn thương gan và đường dẫn mật sẽ ảnh hưởng đến quá trình tạo mật và bài xuất mật, ảnh hưởng đến tiêu hóa - hấp thu lipid và các vitamin tan trong dầu, ảnh hưởng đến việc đào thải một số chất độc qua đường mật.

Dùng xét nghiệm định lượng bilirubin trong huyết thanh, tìm sắc tố mật, muối mật trong nước tiểu để chẩn đoán vàng da.

3.2. Chức năng chuyển hóa glucid

3.2.1. Tổng hợp glycogen

Glycogen là dạng dự trữ glucid cho cơ thể. Gan tổng hợp glycogen từ:

- Glucose, các ose khác (galactose, fructose, manose) nhờ hệ enzym chỉ có ở gan.

- Từ các sản phẩm chuyển hóa trung gian như: acid pyruvic, acetyl CoA, lactat.

3.2.2 Phân ly glycogen: tạo glucose cung cấp cho các mô.

- Thủy phân: thủy phân với sự tham gia của enzym amylase, maltase. Quá trình thủy phân xảy ra ở gan ít, chủ yếu là quá trình khử phosphoryl.

- Phân ly: Với sự tham gia của phosphorylase là enzym xúc tác phản ứng sau: Glycogen Glucose-1-phosphat Glucose-6-phosphat

Glucose-6-phosphat

G6 phosphatase

Glucose + H3PO4 (Sơ đồ)

Enzym glucose-6-phosphatase chỉ có ở gan, nên quá trình phân ly từ glycogen thành glucose chỉ xảy ra ở gan.

3.2.3 Gan tham gia điều hòa đường huyết

- Chức năng phân ly glycogen cùng với các yếu tố khác như: thần kinh thể dịch, hormon (insulin, adrenalin) tham gia vào quá trình điều hòa đường huyết.

- Bình thường glucose trong máu 90 - 130 mg/dl.

- Glucose máu < 90 mg/dL Gan tăng cường thoái hóa glycogen để tạo glucose, đưa glucose vào máu và giảm tổng hợp glycogen.

- Glucose máu > 130 mg/dL Gan tăng tổng hợp glycogen dự trữ cho cơ thể.

- Trên lâm sàng dùng nghiệm pháp dung nạp glucose nhằm thăm dò chức năng chuyển hóa glucid: cho bệnh nhân uống liều glucose 75 g/250ml trong vòng 5 phút và lấy máu để định lượng glucose sau 2 giờ uống.

Bình thường glucose tăng ngay sau uống ½ giờ (từ 100mg% - 150mg%). Giảm dần, sau 3 giờ bình thường.

Gan suy: Khả năng chuyển glucose mới hấp thu thành đường dự trữ kém.

Glucose máu tăng 200mg/l sau 1 giờ.

Rồi từ từ hạ về mức cũ sau 3 giờ.

3.3. Chức năng chuyển hóa lipid

Gan là cơ quan duy nhất sản xuất mật: để nhũ tương hóa lipid giúp tiêu hóa và hấp thu lipid dễ dàng.

Thoái hóa lipid: xảy ra mạnh mẽ ở gan tạo acetyl CoA.

- Một phần nhỏ acetyl CoA đốt cháy trong chu trình acid citric tạo CO2, H2O và ATP cho gan sử dụng.

- Một phần acetyl CoA làm nguyên liệu tổng hợp cholesterol để tổng hợp acid mật và các hormon steroid.

- Phần lớn được tổng hợp thành các chất cetonic vận chuyển đến các mô.

Quá trình tổng hợp lipid

- Gan tổng hợp lipid cho gan.

- Gan tổng hợp các lipoprotein cho máu và các acid béo tự do cho máu.

- Gan tổng hợp phospholipid, có vai trò quan trọng trong sự vận chuyển mỡ ra khỏi gan tránh ứ đọng mỡ trong gan. nếu chức năng gan giảm sẽ dẫn đến giảm lipid huyết thanh và ứ đọng mỡ ở gan.

Bình thường tỷ lệ: 𝐶ℎ𝑜𝑙𝑒𝑠𝑡𝑒𝑟𝑜𝑙 𝑒𝑠𝑡𝑒 ℎó𝑎

𝐶ℎ𝑜𝑙𝑒𝑠𝑡𝑒𝑟𝑜𝑙 𝑡𝑜à𝑛 𝑝ℎầ𝑛

= 0,65

Khi nhu mô gan tổn thương tỷ lệ này giảm: 0,5.

3.4. Chức năng chuyển hóa protid

Trong gan có nhiều enzym transaminase (GOT/AST, GPT/ALT): tham gia quá trình trao đổi và khử amin.

Tổng hợp: urê từ NH3, albumin của huyết tương, một phần globulin, fibrinogen, prothrombin, ferritin, heparin.

Trong tổn thương gan (viêm gan, xơ gan):

- Khi tế bào gan bị tổn thương GOT, GPT tăng.

- Lượng albumin giảm, tỷ lệ A/G giảm.

- 𝛽, 𝛾 globulin tăng

Xét nghiệm sinh hóa

Điện di protein, định lượng protein, globulin, albumin, phản ứng Gros, Maclagan.

Định lượng enzym AST, ALT.

3.5. Chức năng khử độc của gan

3.5.1. Cố định và thải trừ

Một số kim loại như muối đồng, chì, thủy ngân, chất màu (dẫn chất của phthalein) vào cơ thể bị gan giữ lại rồi thải trừ qua mật, những chất này giữ nguyên trạng thái cũ.

Dùng nghiệm pháp chất màu BSP (Bromosulpgophtalein) để thăm dò chức năng gan: tiêm 5mg BSP/1 kg thể trọng, 30 phút sau lấy máu định lượng.

Gan bình thường: 30 phút sau BSP mất hết trong máu.

Gan suy: nồng độ chất màu trong máu cao vì gan giữ được ít chất màu.

3.5.2. Khử độc hóa học

Đây là quá trình khử độc quan trọng nhất. Chất độc bị gan giữ lại chịu sự biến đổi hóa học thành chất không độc dễ tan và được đào thải nhanh ra ngoài.

Ví dụ: Quá trình tạo urê từ NH3

H2O2 là chất độc được sinh ra trong một số phản ứng hóa học sẽ được phân hủy bởi enzym catalase hoạt động rất mạnh ở gan.

H2O2 H2O + ½ O2

Các loại khử độc hóa học:

- Khử độc bằng cách oxi hóa (rượu etylic bị oxi hóa dưới tác dụng của alcol dehydrogenase thành aldehyd acetic rồi thành acid acetic).

- Khử oxi.

- Khử độc bằng cách metyl hóa.

- Khử độc bằng cách liên hợp (bilirubin tự do là một chất độc liên hợp với acid glucuronic tạo bilirubin liên hợp không độc).

4. NHỮNG XÉT NGHIỆM SINH HÓA HỆ THỐNG GAN MẬT

Có rất nhiều xét nghiệm hóa sinh về gan. Việc chọn lựa các xét nghiệm hóa sinh trong bệnh lý hệ thống gan mật tùy thuộc vào bản chất và giai đoạn tiến triển của bệnh. Các xét nghiệm về hệ thống gan mật rất đa dạng, không một xét nghiệm nào thăm dò hoàn chỉnh. Do vậy, cần phối hợp các xét nghiệm.

4.1. Hội chứng suy giảm chức năng gan

Bảng 8.1. Các xét nghiệm và các kết quả


Các xét nghiệm

Giá trị bình thường

Kết quả

Albumin huyết thanh Lipid máu

Cholesterol T.P huyết thanh Fibrinogen huyết tương

Bilirubin toàn phần trong huyết thanh

35 – 45 g/l

4 – 7 g/l

1,5 – 2,2 g/l

2,5 – 4 g/l

2 – 8 g/l

Giảm Tăng Tăng Giảm

Bình thường

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 122 trang tài liệu này.

Giáo trình Hóa sinh Dùng cho sinh viên Cao đẳng Dược - Đại học Tây Đô - 13

Các nghiệm pháp kết hợp

- Nghiệm pháp tăng đường huyết: thời gian cố định glucose của gan kéo dài.

- Nghiệm pháp BSP (+).

Hiện nay, các xét nghiệm thường làm về enzym để đánh giá chức năng gan là:

(1) GPT (Glutamat pyruvat transaminase): Đánh giá tình trạng tổn thương tế bào nhu mô gan.

(2) GGT (Gamma glutamyl transferase): GGT là enzym màng tế bào, có nhiều ở thận, tụy, gan, lách, ruột non. Hoạt độ GGT ở tế bào ống thận lớn gấp 12 lần ở tụy, 25 lần ở gan, và có ở huyết tương.

Có giá trị đánh giá tình trạng ứ mật ở gan. Hiện nay, nhiều nghiên cứu đã chứng minh GGT cùng với GOT, GPT còn có tác dụng chẩn đoán sớm, theo dòi điều trị bệnh gan-mật, đánh giá mức độ tổn thương tế bào nhu mô gan.

(3) GOT: đánh giá mức độ tổn thương ở ty thể tế bào nhu mô gan. Tăng cao trong viêm gan mạn tiến triển, nhiễm độc hóa chất.

(4) GLDH (Glutamat dehydrogenase): là enzym hoạt động mạnh khu trú ở ty thể của tế bào nhu mô gan., xúc tác phản ứng khử amin-oxy hóa trực tiếp của acid glutamic tạo NH3 và α-cetoglutarat.

GLDH đánh giá mức độ tổn thương nặng, hủy hoại lớn tế bào nhu mô gan.

(5) ALP (Alkaline phosphatase): đánh giá mức độ ứ mật ở gan. Trong ứ mật, ALP tăng cao hơn so với bình thường. Bình thường: Hoạt độ ALP < 280 U/l (37OC)

(6) Một số xét nghiệm khác như:

- Bilirubin TP, trực tiếp huyết tương.

- 10 chỉ tiêu nước tiểu.

- Định lượng amoniac, fibrinogen.

- Định lượng HBsAg , anti HBV, anti HCV…

4.2. Hội chứng tổn thương tế bào gan


Các xét nghiệm

Giá trị bình thường

Kết quả

- Hoạt độ các transaminase huyết thanh


- Hoạt độ 𝛾 glutamyltransferase (GGT) huyết thanh


- Glutamat dehydrogenase (GLDH) huyết thanh


- Bilirubin toàn phần trong huyết thanh


- Sắc tố mật, muối mật, nước tiểu

Nam < 50 u/l Nữ < 35 u/l


Nam < 40 u/l Nữ < 35 u/l


Nam < 40 u/l Nữ < 35 u/l

< 1mg/dl Không có

Cao


Cao


Cao


Có thể tăng Có thể (+)

4.3. Hội chứng tắc mật

Mật có thể bị tắt do sỏi mật, các u chèn vào đường dẫn mật hoặc viêm gan có phù nề làm tắt các ống vi mật. Khi tắt mật, mật sẽ không xuống được ruột hoặc xuống ít sẽ ứ lại và tràn vào máu.

Các xét nghiệm

Giá trị bình thường

Kết quả

- Bilirubin huyết thanh

- Hoạt độ phosphatase kiềm huyết thanh (ALP: Alkalin phosphatase).

- Cholesterol TP trong huyết thanh.


- Sắc tố mật, muối mật, NT.

< 1 mg/dl


30 – 90 u/l


1,5 – 2,2 g/l


Không có

Tăng chủ yếu bilirubin LH


Tăng


Tăng


(+)

Tóm lại: Gan là cơ quan quan trọng của cơ thể, thể hiện qua các chức năng:

a). Với chức năng chuyển hóa các chất vai trò của gan thể hiện:

- Cơ quan duy nhất tham gia điều hòa đường huyết.

- Sinh tổng hợp:

Toàn bộ albumin huyết thanh.

Một phần globulin và nhiều protein cho máu.

Tổng hợp urê, chuyển hóa acid amin mạnh.

Tổng hợp muối mật, nhũ tương hóa lipid.

b). Với chức năng khử độc

Gan là cơ quan chính biến đổi các chất độc nội sinh, ngoại sinh thành các chất không độc, đào thải ra ngoài.

c). Các xét nghiệm hóa sinh hệ thông gan mật

Rất đa dạng, phong phú. Chúng có vai trò rất lớn trong quá trình chẩn đoán điều trị và tiên lượng bệnh.


CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ

1. Liên quan chức năng tạo mật của gan:

A. Sắc tố mật giúp cho lipid thức ăn được nhũ tương hoá

B. Muối mật là do sắc tố mật kết hợp với glycin và taurin

C. Sắc tố mật chính là Bilirubin tự do

D. Tất cả các câu đều đúng

2. Chuyển hoá glucid ở gan:

A. Nghiệm pháp hạ đường huyết được dùng để đánh giá chức năng điều hoà đường huyết của gan

B. Nghiệm pháp galactose được thực hiện để thăm dò chức năng gan

C. Galactose niệu thấp chứng tỏ gan suy

D. Câu A, B, C đúng

3. Liên quan chức năng điều hoà đường huyết:

A. Gan tham gia điều hoà đường huyết bằng cách tổng hợp và phân ly Glycogen

B. Khi nồng độ Glucose 0,7 g/l gan sẽ tổng hợp glycogen

C. Khi nồng độ Glucose 1, 2 g/l gan sẽ giảm tổng hợp Glucose thành Glycogen dự trữ

D. Câu A, B đúng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/07/2022