ảnh hưởng trực tiếp lên quá trình huấn luyện có mục đích. Một trong những nhân tố cơ bản của đặc điểm này là độ khó của bài tập và khả năng trình diễn mức độ điêu luyện của VĐV trong môi trường thi đấu với mục đích giành kết quả cao nhất. Để đạt được điều này các yếu tố thể lực, chức năng sinh lý, tâm lý, kỹ chiến thuật là những chuỗi mắt xích liên kết tạo nên một khối thống nhất làm nên thành tích thể thao. Các thành phần và các thông số mô hình phân chia theo trục thời gian, là kim chỉ nam cho ban huấn luyện và VĐV trong các giai đoạn huấn luyện.
1.2. Các yếu tố cấu thành mô hình đặc trưng nữ VĐV chạy 100m cấp cao Việt Nam
1.2.1. Đặc trưng mô hình VĐV cấp cao
Mô hình là công cụ giúp thể hiện một sự vật, hiện tượng, quá trình nào đó, phục vụ cho hoạt động học tập, nghiên cứu, sản xuất và các sinh hoạt tinh thần của con người.
Mô hình là gần gũi và quan trọng trong cuộc sống mỗi con người chúng ta ngày nay và đặc biệt quan trọng với các nhà khoa học như nghiên cứu sinh.
Đặc điểm chung của mô hình là không nhất thiết giống 100% cái nó cần thể hiện, miễn là nó thỏa mãn được yêu cầu cơ bản nhất của người sáng tạo nó đặt ra, đôi khi mang tính lãng mạn chủ quan. Người nghiên cứu cần định lượng được mối quan hệ của các tham số cơ bản nhất đặc trưng cho quá trình hiện tượng được nghiên cứu.
Đặc trưng mô hình VĐV cấp cao là sơ đồ các chỉ số thích hợp đối với nghề nghiệp, các yếu tố tác động đến thành tích thể thao, cần phải tiến hành khảo sát toàn diện các VĐV cấp cao, đo đạc các chỉ số đặc trưng về hình thái, chức năng, thể lực, tâm lý,...
VĐV cấp cao là những VĐV đã được đào tạo để tham gia vào đội tuyển Tỉnh, Thành hay đội tuyển quốc gia, là những VĐV đã tập luyện qua giai đoạn hoàn thiện thể thao, là các kiện tướng thể thao.
Như vậy, Đặc trưng mô hình chung đối với tất cả các môn thể thao chỉ rò việc phân phối sức của VĐV trong lúc thi đấu dựa vào đó có thể đánh giá trình
Có thể bạn quan tâm!
- Nghiên cứu xây dựng mô hình nữ vận động viên chạy 100m cấp cao Việt Nam - 1
- Nghiên cứu xây dựng mô hình nữ vận động viên chạy 100m cấp cao Việt Nam - 2
- Khái Niệm Mô Hình Và Mô Hình Vận Động Viên Cấp Cao
- Tỷ Lệ Nguồn Cung Cấp Năng Lượng Cho Các Cự Ly Chạy [3]
- Tư Thế Rời Bàn Đạp Của Vđv Trong Chạy 100M [54].
- Đặc Điểm Tâm Lý Của Nữ Vđv Chạy 100M
Xem toàn bộ 212 trang tài liệu này.
độ huấn luyện thể lực chuyên môn và chiến thuật, độ ổn định về tâm lý và những yếu tố khác về trình độ tập luyện. Để có thể tuyển chọn VĐV cho từng phân môn trong điền kinh một cách chính xác, khoa học, trước tiên phải xây dựng mô hình VĐV trình độ cao lý tưởng. Tìm ra những yếu tố chính cấu thành trình độ thi đấu cao của mô hình lý tưởng này.
1.2.2. Đặc trưng mô hình nữ VĐV chạy 100m cấp cao Việt Nam
Phương pháp tiếp cận của đề tài là xác định những đặc trưng có nghĩa là xác định những yêu cầu mà VĐV cấp cao trong một số môn thể thao phải đáp ứng được. Mô hình là tổng hợp các thông số khác nhau quy định một trình độ nhất định của tài nghệ thể thao và thành tích thể thao. Các chỉ số bộ phận trong thành phần của mô hình được xem là những đặc trưng (hay đặc tính) của mô hình. Để xác định đặc trưng của mô hình người ta tiến hành các khảo sát ở những VĐV cấp cao. Mục đích của những khảo sát này là tìm ra các tố chất thể lực mang tính quyết định thành tích cao trong thi đấu thể thao, ở môn thể thao cụ thể.
Sự khác biệt chuyên môn của từng môn thể thao nên có những đặc trưng riêng và chung trong từng môn về các mặt: hình thái cơ thể, tố chất thể lực, tâm lý... Để nâng cao thành tích thể thao cần phải phát triển từng nhân tố cấu thành nên thành tích thể thao cao nhất của các đặc trưng riêng đó.
Qua đó, cho thấy mô hình đặc trưng của nữ VĐV chạy 100m cấp cao được xác định bởi các yếu tố sau:
1.2.2.1. Yếu tố về hình thái
Hình thái phản ánh cấu trúc cơ thể, được xác định bởi trình độ phát triển. Những giá trị tuyệt đối về nhân trắc và tỷ lệ của những chỉ số đó. Các VĐV có các chỉ số hình thái khác nhau cũng khác nhau khi đạt tới tốc độ tối đa [34, 38]. Các VĐV cao có bước chạy dài nhưng tần số bước chạy lại thấp nếu so với các VĐV có chiều cao trung bình hoặc thấp. Nhà bác học K.Hoffman (Đức) xác định rằng: chiều cao hầu như tương quan tuyến tính với độ dài trung bình bước chạy và sự phụ thuộc đó tăng với đẳng cấp VĐV. VĐV cao thường chạy 100m với 44 - 46 bước [35]. Các VĐV đó có thể chạy tốt ở các cự ly 200m và 400m,
trong khi các VĐV cao trung bình và thấp chạy 100m với 48 - 53 bước, chỉ nên phát huy khả năng của VĐV ở các cự ly 60m và 100m [67, 73, 78].
1.2.2.2. Yếu tố về chức năng sinh lý
Các chức năng sinh lý quy định khả năng hoạt động của cơ thể, khả năng chức phận của các cơ quan trong cơ thể là năng lực tiềm ẩn của mỗi con người được phát triển, hoàn thiện nhờ quá trình giáo dục, rèn luyện và bộc lộ ra bên ngoài bằng tố chất thể lực và năng lực vận động.
Dưới tác động của lượng vận động chức năng của tất cả các cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể đều có sự biến đổi theo những định hướng nhất định nhằm thích nghi với các tác nhân kích thích. Khả năng lao động trí óc của VĐV trong quá trình huấn luyện biến đổi theo thời gian và biểu hiện theo sự thay đổi các giai đoạn: Thích ứng - ổn định - tăng cao - suy giảm. Việc sử dụng hợp lý các phương tiện giáo dục thể chất để tập luyện phối hợp với nghỉ ngơi thư giãn sẽ nâng cao khả năng làm việc. Hoạt động vận động cũng như mọi hành vi khác đều chịu sự điều khiển của thần kinh và thể dịch, trong đó điều khiển của thần kinh chiếm vị trí chủ đạo [18, 27].
Huấn luyện thể thao cho VĐV có thể thực hiện hợp lý nếu nó tạo ra được những biến đổi tốt về chức năng của cơ thể và tạo điều kiện phát triển thể lực toàn diện, phát triển tốt các chức năng tâm – sinh lý. Điều đó giúp cho năng lực hoạt động của VĐV đạt mức cao hơn và đảm bảo nâng cao thành tích. [31]
Về mặt sinh lý chạy 100m là bài tập công suất tối đa do đó sự co cơ cần phải tạo ra một lực lớn kết hợp với tần số động tác rất cao đòi hỏi cơ bắp phải có sức mạnh và độ linh hoạt cao [33], có các đặt điểm như sau:
Hoạt động với công suất tối đa có tần số co bóp của tim đạt 180 – 200 lần/phút. Huyết áp tối đa tăng lên đến 180 – 200mmHg, huyết áp tối thiểu tăng thêm 5 -15mmHg hoặc không thay đổi.
Tần số và độ sâu hô hấp trong hoạt động công suất tối đa hầu như không tăng do thời gian hoạt động quá ngắn. Các thông số hô hấp bao gồm cả hấp thụ oxy sẽ tăng sau khi ngừng hoạt động.
Tổng nhu cầu oxy của hoạt động công suất tối đa không lớn. Song nhu
cầu oxy trong một đơn vị thời gian lại rất lớn (nợ dưỡng chiếm khoảng 90 – 100% nhu cầu oxy). Năng lượng cung cấp cho hoạt động này được xử dụng hầu như hoàn toàn bằng con đường yếm khí không có oxy, chiếm từ 90 – 100% tổng năng lượng. Năng lượng được cung cấp phần lớn nhờ hệ phosphagen (ATP, CP) [3], [18].
Năng lượng tiêu hao trong vận động của các VĐV xuất sắc có thể đạt tới 12,0Kcal/phút. Cũng do năng lượng cung cấp chủ yếu bằng con đường yếm khí nên hệ tim – mạch và hô hấp đóng vai trò quan trọng ngay sau khi dừng hoạt động.
Chạy 100m là hoạt động tốc độ, tốc độ trong chạy có được là nhờ tần số bước chạy và độ dài bước chạy. Tần số phụ thuộc vào tốc độ co cơ nhanh, độ dài bước phụ thuộc vào sức mạnh của cơ khi thực hiện đạp sau. Để đảm bảo cho co cơ nhanh mạnh trong suốt cự ly chạy cần có nguồn năng lượng cung cấp cho cơ hoạt động. Cho thấy có sự liên quan giữa cơ sở sinh học với các chỉ tiêu kiểm tra sư phạm về thể lực.
1.2.2.3. Yếu tố về thể lực
Việc huấn luyện thể lực chiếm vị trí quan trọng trong quá trình đào tạo các VĐV chạy cự ly ngắn. Sự phát triển nhanh chóng sức nhanh, sức mạnh - tốc độ và sức bền chuyên môn của VĐV chạy cự ly ngắn đóng vai trò to lớn trong việc đạt thành tích cao [3, 14].
Trong thực tiễn thể thao, việc tuyển chọn các VĐV chạy cự ly ngắn thường dựa trên kết quả của các test chuyên môn. Theo kết quả nghiên cứu của các nhà chuyên môn cho thấy sự phát triển thể lực của các VĐV chạy cự ly ngắn không xảy ra đồng đều. Sự phát triển mạnh nhất của các tố chất thể lực diễn ra ở
1.5 năm đầu tập luyện. Xu hướng đó biểu hiện đặc biệt rò ở tố chất tốc độ. Sau
1.5 năm tập luyện, trình tự mức độ phát triển các tố chất thể lực như sau: sức nhanh, sức bền chuyên môn, sức mạnh, sức mạnh - tốc độ.
- Trong hoạt động TDTT, sức nhanh là một trong những tố chất không thể thiếu, là khả năng hoạt động nhanh và có những biểu hiện như sau: Thời gian tiềm tàng của phản ứng vận động, Tốc độ động tác đơn, Tần số động tác. [27]
Những yếu tố ảnh hưởng đến sức nhanh là độ linh hoạt của quá trình thần kinh, tức là phụ thuộc vào tốc độ luân chuyển giữa trạng thái hưng phấn và ức chế của trung khu vận động, hàm lượng ATP dưới ảnh hưởng của xung động thần kinh, cũng như tốc độ tái tổng hợp nó.
- Sức bền đảm bảo cho VĐV duy trì cường độ tốt nhất trong thời gian vận động kéo dài của thi đấu, tương ứng với khả năng tập luyện của mình, bên cạnh đó còn đảm bảo chất lượng động tác cao, giải quyết tốt các hành vi kỹ thuật. Do đó, sức bền không những là nhân tố xác định và ảnh hưởng đến thành tích thi đấu, mà còn là nhân tố xác định thành tích tập luyện và sức chịu đựng lượng vận động của VĐV.
Sức mạnh là một trong những tố chất quan trọng của con người, nó là năng lực khắc phục sức cản bên ngoài nhờ sự hỗ trợ của cơ bắp. Sự xuất hiện của sức mạnh phụ thuộc vào trạng thái của hệ thần kinh phù hợp với những hoạt động của vỏ đại não và tiết diện sinh lý của cơ bắp, các quá trình biến đổi sinh hoá cơ bắp, sự biến đổi hưng phấn cơ bắp, mức độ mệt mỏi của cơ bắp, và tư thế con người và nhiều nguyên nhân khác...
Sức mạnh tối đa là sức mạnh lớn nhất sản sinh nhờ khả năng của hệ thần kinh - cơ khi cơ bắp co, duỗi tùy ý với mức độ lớn nhất.
Sức mạnh nhanh (hay còn gọi là sức mạnh tốc độ) là khả năng thần kinh - cơ khắc phục lực đối kháng với tốc độ co duỗi lớn của cơ bắp, khả năng hoạt động của sợi cơ nhanh kéo dài trong khoảng thời gian dài.
Sức mạnh bền là khả năng chống lại sự mệt mỏi của cơ thể vận động khi vận động sức mạnh kéo dài. Các môn khác nhau nên đặt ra những yêu cầu khác biệt về tố chất sức mạnh. Trong hoạt động thể dục thể thao sức mạnh luôn có mối quan hệ với các tố chất thể lực khác như sức nhanh và sức bền.
Sức mạnh tốc độ đặc biệt quan trọng đối với việc nâng cao thành tích của các môn chạy ngắn. Sức mạnh tốc độ có tác dụng hoàn thiện khả năng thực hiện động tác nhanh, sức mạnh tốc độ xác định thành tích trong các môn vận động theo chu kỳ.
1.2.2.4. Yếu tố về kỹ - chiến thuật
Đặc điểm yếu tố về kỹ thuật trong chạy cự ly ngắn là sự hợp lý của chuyển động tay - chân - thân mình, cũng như trình độ cao về khả năng phối hợp vận động của toàn bộ cơ thể VĐV.
Nếu như sức nhanh, sức mạnh, sức bền dựa trên cơ sở thích ứng về mặt năng lượng thì năng lực phối hợp vận động lại phụ thuộc chủ yếu vào các quá trình điều khiển hoạt động vận động. Xác định năng lực phối hợp vận động chủ yếu dựa trên cơ sở tâm lý học hiện đại về khái niệm năng lực vận động.
Các khả năng phối hợp thể hiện các tiền đề thành tích và có mối liên hệ chặt chẽ với các phẩm chất cá nhân khác. Các tiền đề thành tích này biểu hiện ở mức độ của tốc độ và lượng tập luyện, hoàn thiện ổn định và áp dụng các kỹ xảo kỹ thuật thể thao...”.
Về chiến thuật, thực tế trong chạy 100m với tính chất hoạt động trong cự ly chạy này đòi hỏi phát huy hết sức lực từ đầu cho tới cuối cự ly nên vai trò của chiến thuật chính là sự phân phối tốc độ trong các đoạn chạy trong cự ly cho phù hợp. Tuy nhiên, trong thi đấu có nhiều vòng đấu loại, bán kết, chung kết đòi hỏi VĐV phải có chiến thuật phân phối tốc độ trong các lần chạy hợp lý [5, 14, 35].
1.2.2.5. Yếu tố về tâm lý
Tùy theo các môn thể thao khác nhau về tính chất và hình thức hoạt động và do đó có những yêu cầu khác nhau về tâm lý. Khi một người có những phẩm chất bẩm sinh di truyền phù hợp với những đòi hỏi của môn thể thao nào đó thì đó là điều kiện thuận lợi để người đó tập luyện và đạt thành tích cao. Ngược lại, nếu cá nhân đó không có những phẩm chất và chức năng tâm lý phù hợp với môn thể thao thì việc tập luyện của VĐV sẽ rất khó khăn.
Trong quá trình phát triển năng khiếu và tài năng thể thao không chỉ được hình thành từ những yếu tố sinh học (cấu tạo giải phẩu, sinh lý…) mà còn từ những phẩm chất tâm lý của từng cá nhân, là những yếu tố mà nhờ chúng hoạt động được điều chỉnh và có chất lượng. Những yếu tố tâm lý được đánh giá cao trong thể thao là khả năng phản xạ, các phẩm chất, chú ý và ý chí, khả năng xử lý thông tin và trí thông minh. Tuy nhiên, ở những mức độ tuy không giống
nhau, để tập luyện và thi đấu tốt các VĐV ở tất cả các môn thể thao đều có một số đặc điểm tâm lý sau đây:
1. Có khí chất thuộc các loại linh hoạt, sôi nổi, điềm tĩnh. Điều này liên quan đến tính tình, sức mạnh và thăng bằng của hệ thần kinh.
2. Có sự phát triển cần thiết của các năng lực trí tuệ như: khả năng thu nhận thông tin (cảm giác, trí giác), tư duy thao tác, trí nhớ (thị giác, vận động), các phẩm chất chú ý (bao gồm cả tập trung, phân phối và di truyền).
3. Có sự phát triển tốt của các chức năng tâm vận động như: các loại phản ứng (đơn giản, lựa chọn, di động), khả năng phối hợp vận động, cảm giác dùng lực, tri giác không gian, thời gian, tính nhịp điệu…
4. Có khả năng nỗ lực ý chí cao, có các đức tính kiên trì, quyết đoán, dũng cảm, có hoài bão, có tính mục đích cao [48, 51].
Đối với các VĐV chạy 100m cần phải có năng lực tâm lý như: xử lý thông tin nhanh, năng lực tập trung, duy trì sự nỗ lực về thể chất…Là những yếu tố cần thiết để phát triển tài năng thể thao. Sự phát triển các chức năng tâm lý còn có vai trò quan trọng trong việc hoàn thiện và nâng cao kỹ năng - kỹ xảo trong phối hợp vận động, cho phép VĐV duy trì trạng thái thi đấu hưng phấn trong điều kiện thể lực giảm sút.
Tóm lại, Các yếu tố cấu thành mô hình đặc trưng VĐV chạy 100m nữ cấp cao Việt Nam bao gồm: các yếu tố về nình thái, chức năng sinh lý, sinh hóa, thể lực, kỹ - chiến thuât và tâm lý.
1.3. Các đặc điểm của VĐV chạy 100m
1.3.1. Đặc điểm thể hình của VĐV chạy 100m
Do đặc điểm đặc trưng thể trạng của VĐV chạy 100m có sự thay đổi khác nhau. Trong môn điền kinh, đặc biệt là trong chạy 100m, các VĐV có chiều cao và cân nặng khác nhau đều có thể đạt thành tích cao. Ví dụ: Ở các nước trên thế giới có các VĐV như: A.Merdisơn (Mỹ), V.Krephkina (Liên xô)v.v…, có khổ người không cao, ngược lại cũng có những VĐV to lớn như V.Uyliam (Mỹ), V.Xukharép v.v…Ở Việt Nam cũng có các VĐV như: Mai Thị Phượng (khổ người chỉ cao 1,55 - 1,58), Diệp Thanh Phong (khổ người chỉ cao 1,60 - 1,63m)
vẫn đạt thành tích cao. Tuy nhiên, trong những năm gần đây những người thắng cuộc trong những trận thi đấu khu vực, quốc tế lớn thường những người tương đối cao và nhẹ cân (điển hình trong môn chạy 100m, 200m, và 400m). Ví dụ: Morâu (Mỹ) vô địch thế vận hội ở cự ly 100m, 200m, cao 1,86 cân nặng 75kg, VĐV Vũ Thị Hương vô địch hai kỳ SEA Games 23,24 ở cự ly 100m, 200m với chiều cao 1,63m cân nặng 49kg, Usain Bolt vô địch thế giới ở cự ly 100m, 200m với chiều cao 1,95m và cân nặng 94kg… [14, 54].
Điều này cũng dễ hiểu, vì trong chạy cự ly 100m sự tiêu hao năng lượng của VĐV để chống lại lực trọng trường (sức hút trái đất) tỷ lệ thuận với độ lớn biên độ giao động thẳng đứng của trọng tâm cơ thể trong mỗi bước và trọng lượng của VĐV. Do đó VĐV ưu tú thường hơi nhẹ cân hơn so với chiều cao của bản thân, chiều cao trung bình hoặc trên trung bình (175 5cm đối với nam và 165 5cm đối với nữ) theo số liệu của Việt Nam thì VĐV nam cao 170 2cm; nữ cao 159 2cm, cơ bắp phát triển, lớp mỡ dưới da ít (các VĐV Việt Nam có tỷ lệ mỡ: nam = 11,6 1%; nữ = 14,5 1%), chi dưới dài, đùi ngắn hơn cẳng chân (tỷ lệ dài đùi, cẳng chân [dài đùi/(dài cẳng chân + cao bàn chân) 100]) đạt mức tốt là 95% (Việt Nam là: nam = 90,8 3%; nữ = 89,5 3%); chu vi cổ chân nhỏ, gân Asin dài (tỷ lệ chu vi cổ chân [chu vi cổ chân/dài gân Asin 100]), (tỷ lệ gân Asin [dài gân Asin/(dài cẳng chân + cao bàn chân) 100]) với tỷ lệ chu vi cổ chân đạt mức độ tốt là 95% (Việt Nam là: nam = 79,1 6%; nữ = 84 7,1%) và tỷ lệ dài gân Asin đạt mức độ tốt là 55%, ngón chân đều và hơi ngắn [49].
Trong chạy 100m, chỉ tiêu hình thái có liên quan được các tác giả [8], [49] tổng hợp: chỉ số Quetelet, dài chân A/chiều cao, dài đùi/dài cẳng chân A, dài chân C/dài chân H, vòng cổ chân/ dài gân A sin).
Về yếu tố hình thái khi VĐV có cấu trúc cơ thể như đùi ngắn, cẳng chân dài sẽ có được lợi thế khi chạy. Bởi trong giai đoạn chống trụ tốc độ trọng tâm chuyển về trước khá nhanh đồng thời động tác lăng chân về trước nhanh và đỡ tốn lực. Khi có cùng tần số bước chạy thì những người có bước chạy dài hơn sẽ