- Tính của thời gian phản xạ đáp ứng trước bảng so với sau bảng và so với phản xạ đơn để đánh giá tính linh hoạt của quá trình thần kinh cũng như quá trình tồn lưu hưng phấn.
- Trong 50 lần thực hiện, tìm hiệu của 10 lần cuối và 10 lần đầu.
- Nếu : Hiệu số đạt < - 4 thì quá trình thần kinh mạnh.
Hiệu số đạt từ - 4 đến 15 thì quá trình thần kinh trung bình. Hiệu số đạt > 15 thì quá trình thần kinh yếu.
c. Test đánh giá năng lực xử lý thông tin: (vòng hở Landolt)
Mục đích sử dụng test vòng hở Landolt là nhằm đánh giá tốc độ xử lý thông tin thông qua phản xạ thị giác - thần kinh cơ. Qua đó đánh giá quá trình ức chế phân biệt trên vỏ não và phản ánh năng lực trí tuệ của con người trong các điều kiện ít thời gian và lượng thông tin lớn cần phải điều chỉnh và trả lời chính xác.
Dụng cụ kiểm tra: Gồm bút, đồng hồ bấm thời gian và hai bản in vòng tròn Landolt mỗi bản có 30 dòng, mỗi dòng 30 vòng hở.
Cách tiến hành: Phát 2 bản mẫu và bút cho đối tượng tiến hành 2 lượt. Yêu cầu đối tượng kiểm tra phải ghi rõ họ tên, tuổi, giới tính, chuyên sâu vào nơi quy định, phải làm bài nhanh chóng, chính xác. Trong thực nghiệm này yêu cầu người được thử nghiệm soát tất cả các vòng tròn có đoạn hở lúc 12 giờ ở lần một và các vòng tròn có đoạn hở lúc 6 giờ ở lần hai.
Sau lệnh “bắt đầu”, đối tượng kiểm tra nhanh chóng soát và gạch các vòng có đoạn hở lúc 12 giờ ở từng dòng từ trái qua phải. Khi kết thúc công việc ở bản thứ nhất, người được kiểm tra phải thông báo này cho cán bộ kiểm tra để ghi thời gian hoàn thành bản một. Tiếp theo phải chuyển sang bản thứ hai soát gạch các vòng có đoạn hở lúc 6 giờ. Yêu cầu làm nhanh và càng chính xác càng tốt. Cán bộ kiểm tra bấm đồng hồ và ghi lại thời gian thực hiện test của đối tượng kiểm tra vào bên lề test.
thức:
Đánh giá kết quả: Tốc độ thu nhận xử lý thông tin (s) được tính theo công
S =
Trong đó: S: Tốc độ thu nhận và xử lý thông tin. N: Tổng số tín hiệu trong bảng mẫu. n: Số lỗi (gạch sai hoặc bỏ sót).
t: Thời gian hoàn thành test.
sau:
Phân loại:
- Năng lực kém : S < 0,9 bít/giây.
- Năng lực TB - kém :0,95 < S < 1,2 bít/giây.
- Năng lực TB :1,25 < S < 1,5 bít/giây.
- Năng lực tốt :1,55 < S < 1,95 bít/giây.
- Năng lực rất tốt :S > 2 bít/giây.
Sử dụng các test tâm lý đánh giá về đặc điểm tâm lý VĐV dự kiến như
d. Loại hình thần kinh (Biểu 808)
Đây là loại trắc nghiệm có tính chất định tính để xác định đặc điểm thần
kinh của VĐV có phù hợp với môn thể thao đã lựa chọn hay không.
Sử dụng biểu này loại trừ được sự khác biệt về trình độ văn hóa, dân tộc, chính trị. Biểu này đã tính tới độ tuổi và giới tính.
+ Cấu tạo: Biểu có 14 loại dấu hiệu khác nhau, trong đó có 8 loại tương tự nhau nhằm đánh giá khả năng phân biệt thô, đơn giản và tạo hiệu ứng kích thích mới.
+ Các loại dấu hiệu được sắp xếp một cách ngẫu nhiên thành 50 hàng, mỗi hàng có 40 dấu hiệu. Biểu này sử dụng cho đối tượng từ 6 tuổi trở lên.
+ Mỗi lần thí nghiệm tiến hành theo 3 cách khác nhau với tổng thời gian 25’, mỗi cách làm trong 5’, thời gian nghỉ giữa quãng 5’.
+ Xử lý kết quả: Tính ra điểm, tính % sai, % sót so với thang chuẩn tìm ra loại hình thần kinh của từng VĐV.
+ Cách tính điểm: Mỗi dấu hiệu đã kiểm duyệt được 0,05 điểm (kể cả đúng và sai), dấu hiệu bỏ sót trừ 0,5 điểm, dấu hiệu gạch sai trừ 0,5 điểm sau đó tính điểm trung bình của 3 lần.
+ Tương tự như 4 kiểu loại hình thần kinh và các loại trung gian do Paplop phát hiện. Theo bảng này loại hình thần kinh được phân thành 14 loại dựa trên cơ sở khoa học của đặc tính: cường độ, tính linh hoạt, và cân bằng của 2 quá trình hưng phấn và ức chế, được thể hiện dưới bảng sau:
Bảng 2.2: Bảng phân loại loại hình thần kinh
LOẠI HÌNH TK | TỔNG ĐIỂM | SAI | SÓT | |
1 | Linh hoạt | K≥ + S | <0,6 | < 6 |
2 | Cận linh hoạt | K≥ + S | < 1 | < 10 |
3 | Ổn định | >K≥ | < 0,6 | < 6 |
4 | Cận ổn định | > K ≥ > K ≥- S | < 1 < 0,6 | < 10 < 6 |
5 | Hưng phấn | K ≥ | >2 | < |
6 | Cận hưng phấn | K ≥ > K ≥ | >1,5 >2 | < |
7 | Dễ nhiễu | K ≥ | < | >20 |
8 | Cận dễ nhiễu | K ≥ > K ≥- S | < | >15 >20 |
9 | Trung gian | K ≥- S | Không phù hợp với loại hình 1-8 | |
10 | Cận thận | K <- S | < 0,6 | < 6 |
Có thể bạn quan tâm!
- Các Công Trình Nghiên Cứu Có Liên Quan Đến Đề Tài
- Phương Pháp Tổng Hợp Và Phân Tích Tài Liệu [33]
- Phương Pháp Kiểm Tra Chức Năng [2], [31]
- Nghiên Cứu Lựa Chọn Các Chỉ Số Và Test Đặc Trưng Xác Định Mô Hình Nữ Vận Động Viên Cầu Lông Cấp Cao Việt Nam
- Xây Dựng Phiếu Phỏng Vấn Lựa Chọn Các Chỉ Số Và Test Đặc Trưng Xác Định Mô Hình Nữ Vận Động Viên Cầu Lông Cấp Cao Việt Nam
- Kết Quả Lựa Chọn Các Chỉ Số, Test Đặc Trưng Để Xác Định Mô Hình Nữ Vận Động Viên Cầu Lông Cấp Cao Việt Nam
Xem toàn bộ 196 trang tài liệu này.
Dưới trung gian | K <- S | Không phù hợp với loại hình 10-14 | ||
12 | Phân tán | K < - S | > 2 | < |
13 | Ức chế | K < - S | < | >20 |
14 | Mơ hồ | K <- S | >2 | >20 |
O: Số lần bỏ sót; X: số lần gạch sai
Bảng 2.3: Bảng đối chiếu k để phân loại hình thần kinh
Nữ | |||
- S | + S | ||
14 - 15 | 23,17 | 29,07 | 34,97 |
15 - 16 | 24,01 | 30,71 | 37,41 |
16 - 17 | 25,44 | 33,10 | 40,75 |
18 - 25 (Người lớn) | 26,68 | 32,83 | 38,99 |
2.2.6. Phương pháp kiểm tra sư phạm [6], [22], [39]
Nhằm đánh giá thực trạng và mức độ tăng trưởng của trình độ tập luyện. Do những đặc điểm trong hoạt động thi đấu, sự phát triển nhanh sức nhanh, sức mạnh - tốc độ và sức bền chuyên môn của vận động viên đóng vai trò to lớn trong việc đạt thành tích cao.
Qua tham khảo các test kiểm tra đánh giá trình độ thể lực VĐV cầu lông của các nước trên thế giới và các test đã được sử dụng ở Việt Nam trong nhiều năm nay. Luận án sử dụng các test sau:
1) Các test đánh giá thể lực chung:
- Chạy 30m XPC (giây)
+ Mục đích: Dùng đánh giá sức nhanh, sức mạnh tốc độ của VĐV.
+ Dụng cụ: Đồng hồ bấm giờ, đường chạy.
+ Cách thực hiện: VĐV đứng sau vạch xuất phát với tư thế xuất phát cao. Khi có hiệu lệnh chạy nhanh về phía trước với quãng đường là 30m, thời gian được tính khi VĐV nhấc chân và về tới đích. VĐV thực hiện 3 lần, lấy thành tích ở lần có kết quả tốt nhất.
- Chạy 100m (giây)
+ Mục đích: Dùng đánh giá sức nhanh, sức bền tốc độ của VĐV.
+ Dụng cụ: Đồng hồ bấm giờ, đường chạy.
+ Cách thực hiện: VĐV đứng sau vạch xuất phát với tư thế xuất phát cao. Khi có hiệu lệnh chạy nhanh về phía trước với quãng đường là 100m, thời gian được tính khi VĐV nhấc chân và về tới đích. VĐV thực hiện 3 lần, lấy thành tích ở lần có kết quả tốt nhất.
- Chạy 800m (phút, giây)
+ Mục đích: Đánh giá tố chất sức bền.
+ Dụng cụ: Đồng hồ bấm giờ, đường chạy (sân điền kinh).
+ Cách thực hiện: VĐV trong tư thế xuất phát cao của môn điền kinh, chạy trên sân từ vạch xuất phát 2 vòng sân điền kinh. Khi xuất phát có hiệu lệnh còi hoặc vỗ tay của người hướng dẫn. VĐV thực hiện 1 lần, lấy thành tích 1 lần duy nhất.
- Bật cao tại chỗ (cm)
+ Mục đích: xác định sức mạnh của nhóm cơ chi dưới khi co duỗi nhanh lúc bật nhảy thẳng đứng.
+ Dụng cụ thiết bị: thước dây gắn theo tường.
+ Cách đo: Người được đo đứng tại chỗ, hai chân đứng khép, vai hướng vào tường, một tay với cao duỗi thẳng, lấy vết tay với mức ban đầu. Sau đó dang hai chân rộng bằng hoặc hẹp hơn vai một chút, thực hiện khuỵu gối, vung tay và bật nhảy lên cao tay với chạm vào tường để vết tay bật cao. Hiệu số giữa mức
bật nhảy với mức ban đầu chính là kết quả của bật cao tại chỗ. Mỗi người thực hiện 3 lần và kết quả tính ở lần có thành tích cao nhất (cm).
- Bật xa tại chỗ (cm)
+ Mục đích: kiểm tra sức mạnh bộc phát của chi dưới
+ Dụng cụ: thước dây, trang cào cát, hố cát (cát cào phẳng ngang bằng với vị trí bật nhảy).
+ Cách thực hiện: Người nhảy đứng tại chỗ nơi vạch dậm nhảy, dùng sức mạnh toàn thân chủ yếu là sức mạnh của chân dậm mạnh xuống mặt đất phổi hợp đánh lăn tay để đưa thân người bật lên trên không và bay về phía trước. Khi rơi xuống phải khuỵu gối, dùng lực chân hoãn xung lực tác động và phối đánh lăn hai tay để giữ thăng bằng. Mỗi VĐV sẽ bật 3 lần và lấy số đo ở lần bật xa nhất.
- Nằm sấp chống đẩy 1 phút (lần)
+ Mục đích: Đánh giá sức mạnh của nhóm cơ tay và cơ vai.
+ Sân bãi thiết bị: Đất bằng phẳng.
+ Cách đo: Người được nằm sấp, hai tay chống đất bàn tay hướng trước, hai tay cách nhau rộng bằng vai, chân khép vào duỗi thẳng: khi co tay đảm bảo vai và khuỷu tay hình thành với đầu một tam giác đều, lưng vẫn giữ thẳng, sau đó dùng sức đẩy lên hai tay duỗi thẳng. Cứ làm cho đến hết sức. Tiến hành một lần và tính số lần thực hiện đạt yêu cầu. Mọi trường hợp khác với quy định trên đều xem như không đạt yêu cầu và không tính kết quả.
- Nằm ngửa gập bụng 1 phút (lần)
+ Mục đích: dùng để kiểm tra sức mạnh bền các nhóm cơ bụng và cơ
lưng.
+ Dụng cụ: Sử dụng đồng hồ bấm giây điện tử (Casio Japan) có độ chính
xác 1/100 giây, giấy bút ghi chép.
+ Cách tiến hành: Đối tượng kiểm tra ngồi trên mặt phẳng (đệm cao su hoặc sân cỏ) chân co 900 ở khớp gối, bàn chân áp sát sàn, lòng bàn tay áp chặt vào sau đầu, các ngón tay đan chéo nhau, khuỷu tay chạm đùi. Người thứ 2 hổ trợ bằng cách ngồi đối diện và giữ 2 cổ chân đối tượng kiểm tra, nhằm không cho bàn chân dịch chuyển. Khi có hiệu lệnh “bắt đầu” đối tượng kiểm tra ngã người nằm ngửa ra, hai bả vai chạm sàn sau đó gập bụng thành ngồi, hai khuỷu tay chạm đùi, thực hiện động tác gập thân đến 900 . Mỗi lần ngã người, co bụng được tính 1 lần. Cứ thế thực hiện nhanh liên tục trong 30 giây để tính số lần thực hiện. Tiến hành 3 lần lấy kết quả tốt nhất.
2) Các test đánh giá thể lực chuyên môn
-Test ném cầu xa (cm)
+ Mục đích: Nhằm đánh giá sức mạnh bộc phát của nhóm cơ chi trên.
+ Dụng cụ: Thước đo, sân, cầu.
+ Cách thực hiện: VĐV đứng sau vạch giới hạn, tay thuận cầm quả cầu lông. Khi nghe hiệu lệnh thì phối hợp lực của toàn thân và dùng tay ném mạnh quả cầu lông đi xa về trước. Thành tích là khoảng cách từ vạch giới hạn đến điểm chạm đất đầu tiên khi cầu rơi, thực hiện 3 lần, thành tích được tính ở lẩn ném xa nhất.
-Test di chuyển ngang sân đơn 1 phút (lần)
+ Mục đích: Nhằm đánh giá sức nhanh, sức mạnh, và sức bền tốc độ chuyên môn.
+ Dụng cụ: Đồng hồ bấm giờ, đường chạy.
+ Cách thực hiện: VĐV đứng trên đường trung tâm sân, mặt hướng về phía lưới. Khi nghe hiệu lệnh, nhanh chóng di chuyển ngang sang bên tay thuận và chạm tay thuận vào đường biên dọc của sân đơn, sau đó di chuyển ngang sang bên tay nghịch và chạm tay thuận vào đường biên dọc và tiếp tục di chuyển ngang sang bên tay thuận... Cứ thực hiện di chuyển liên tục như vậy và chạm tay
thuận vào đường biên dọc trong 1 phút. Thực hiện 3 lần, giữa các lần được nghỉ 5 phút. Sau 3 lần thực hiện, lấy thành tích ở lần thực hiện tốt nhất.
-Test di chuyển dọc sân đơn 1 phút (lần)
+ Mục đích: Nhằm đánh giá sức nhanh, sức mạnh, và sức bền tốc độ chuyên môn.
+ Dụng cụ: Sân cầu lông, đồng hồ bấm giây.
+ Cách thực hiện: VĐV trong tư thế chuẩn bị ở giữa sân, di chuyển lùi xuống đường biên ngang cuối sân, sau đó di chuyển tiến lên đến vạch giới hạn giao cầu cách lưới 1m98. Tiếp tục thực hiện liên tục trong thời gian 1 phút, tốc độ di chuyển tối đa và mặt luôn hướng về phía lưới. Thực hiện 3 lần, giữa các lần được nghỉ 5 phút. Sau 3 lần thực hiện, lấy thành tích ở lần thực hiện tốt nhất.
-Test di chuyển bốn góc sân 1 phút (lần)
+ Mục đích: Nhằm đánh giá sức mạnh tốc độ, sức bền tốc độ và khả năng phối hợp vận động.
+ Dụng cụ: Sân, đồng hồ bấm giây.
+ Cách thực hiện: VĐV trong tư thế chuẩn bị ở giữa sân, di chuyển tiến lên theo phương trái, phương phải của đường giới hạn phát cầu trên (2 góc lưới), di chuyển lùi theo phương trái, phương phải của đường giới hạn phát cầu dưới (2 góc cuối sân). Tiếp tục thực hiện liên tục trong thời gian 1 phút, tốc độ di chuyển tối đa và mặt luôn hướng về phía lưới. Thực hiện 3 lần, giữa các lần được nghỉ 5 phút. Sau 3 lần thực hiện, lấy thành tích ở lần thực hiện tốt nhất.
3) Test đánh giá kỹ thuật chuyên môn
- Test đập cầu 10 quả đường thẳng dọc biên ô 1m x 4.72m
+ Mục đích: Đánh giá sự chuẩn xác của kỹ thuật động tác đập cầu đường
thẳng.
+ Dụng cụ: Sân, vợt, cầu.