Phương Pháp Kiểm Tra Chức Năng [2], [31]


* Nếp mỡ cẳng chân (mm): cho VĐV ngồi trên ghế, chân thả lỏng (góc đùi cẳng chân khoảng 90 độ). Nếp gấp được lấy theo chiều dọc ở mặt giữa – trong của bắp chân, tại điểm có chu vi to nhất.

Chu vi các vòng: Đo bằng thước dây.

* Vòng cánh tay co (cm): là vòng được xác định ở chỗ cơ hai đầu phát triển nhất khi cẳng tay gấp lại ở mức độ cảm thấy cơ sức mạnh lớn nhất.

* Vòng cẳng chân (cm): Vòng cẳng chân là vòng đo được ở nơi to nhất của cẳng chân khi đối tượng đo đứng đều trên hai chân.

Chiều rộng các bộ phận cơ thể: Đo bằng thước cong lớn. Khi đo hai tay cầm hai nhánh của thước, dùng hai đầu ngón trỏ xác định hai điểm cần đo rồi đặt thước vào 2 điểm đó rồi đọc kết quả.

* Rộng khuỷu tay (cm): Là khoảng cách lớn nhất giữa mỏm trên lồi cầu trong và ngoài xương cánh tay.

* Rộng khớp gối (cm): là khoảng cách lớn nhất giữa hai chỏm trên lồi cầu trong và ngoài xương đùi.

Kỹ thuật tính toán: Để tính toán trước tiên ta nhập các số liệu đo được vào bảng tính cấu trúc hình thái cơ thể.

Cách tính các giá trị đặc trưng của cấu trúc hình thái cơ thể được tiến hành như sau:

- Tính nhân tố I (trị số béo – Endomorphy)

Nhân tố Endomorphy được tính bằng công thức

Endomorphy = -0.7182+0.1451 (X)-0.00068(X2) + 0.0000014(X3)

Trong đó:

X= (NMDD tam đầu cánh tay + hốc vai + hông) x (170.18/chiều cao (cm))

- Tính nhân tố II (trị số cơ bắp – Mesomorphy)

Nhân tố Mesomorphy được tính bằng công thức:


Mesomorphy = 0.858 x rộng khuỷu + 0.601 x rộng gối + 0.188 x vòng cánh tay điều chỉnh + 0.161 x vòng cẳng chân điều chỉnh – 0.131 x chiều cao

+ 4.5


(cm).

Trong đó:

Vòng cánh tay điều chỉnh = vòng cánh tay co – NMDD tam đầu cánh tay


Vòng cẳng chân điều chỉnh = vòng cẳng chân – NMDD cẳng chân (cm).

- Tính nhân tố III (trị số gầy – Ectomorphy)

Nhân tố Ectomorphy phụ thuộc vào tỷ lệ chiều cao/cân nặng (HWR)


Chiều cao (cm)

HWR =

Cân nặng (kg)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 196 trang tài liệu này.

Nghiên cứu xây dựng mô hình nữ vận động viên cầu lông cấp cao Việt Nam - 10


+ Nếu HWR ≥ 40.75 thì Ectomorphy = 0.732 HWR – 28.58

+ Nếu 40.75 > HWR > 38.25 thì Ectomorphy = 0.463 HWR – 17.63

+ Nếu HWR ≤ 38.25 thì Ectomorphy = 0.1

Để biểu diễn kết quả của 3 giá trị đặc trưng lên biểu đồ của Heath – Carter bằng cách tính 2 trị số X – Y để từ đó xác định giao điểm của nó, cách tính như sau:

Trị số: X = III – I [Ectomorphy – Endomorphy]

Trị số: Y = 2.II – (I + III )

[2 x Mesomorphy – (Endomorphy+Ectomorphy)]

Căn cứ vào trị số của X và Y ta tìm tọa độ giao điểm của chúng và biểu diễn được giao điểm của cấu trúc hình thái cơ thể của từng cá nhân trên phạm vi tọa độ do các tác giả đã lập ra.

2.2.4. Phương pháp kiểm tra chức năng [2], [31]

Luận án tiến hành đánh giá ở các nội dung như sau:

a. Nhịp tim (tần số tim đập): lần/phút


Đo nhịp tim bằng cách sờ tay lên vùng có tác động mạch lớn nằm gần bề mặt da như động mạch cổ tay và tính số lượng đập của mạch máu trong 1 phút.

b. Huyết áp (mmHg)

Huyết áp là áp lực của máu tuần hoàn trong các động mạch tạo ra áp lực ép lên bên trong thành mạch. Sự biến đổi huyết áp có quan hệ mật thiết với lưu lượng tâm thu, tần số nhịp tim, trở lực ngoại vi, tính đàn hồi của các động mạch lớn, độ nhớt của máu,...

Huyết áp phụ thuộc vào các yếu tố: Lực bóp cơ tim, lượng máu, độ đàn hồi của thành mạch và độ nhớt của máu.

+ Huyết áp tối đa (huyết áp tâm thu): có trị số trung bình từ 100- 125mmHg.

+ Huyết áp tối thiểu (huyết áp tâm trương): nó phản ảnh tính đàn hồi của thành các động mạch lớn có trị số trung bình từ 60-80mmHg. Huyết áp tối thiểu phụ thuộc chủ yếu vào trương lực cơ của thành mạch.

c. Chỉ số công năng tim (HW)

Chỉ số công năng tim còn gọi là chỉ số Ruffier - Phép thử hệ tim mạch, dùng để đánh giá chức năng của hệ tim mạch khi thực hiện một lượng vận động định lượng.

Dụng cụ đo: Máy gõ nhịp, đồng hồ bấm giây, ống nghe nhịp tim.

Phương pháp đo: Thực hiện 30 lần ngồi xuống đứng lên trong 30 giây theo gõ nhịp của máy. Khi ngồi, hai gót chân phải chạm mông. Khi đứng, VĐV đứng thẳng gối, lưng thẳng. Mỗi nhịp gõ bao gồm cả động tác ngồi xuống và đứng lên.

- Mạch yên tĩnh (P1): Phải nghỉ ngơi yên tĩnh 15 phút trước khi thực hiện test, sau đó lấy mạch trong 15 giây. Lấy 3 lần liên tiếp, nếu cả 3 lần trùng nhau thì ta được mạch lúc nghỉ, ký hiệu P1. Nếu 3 lần lấy mạch có sự chênh lệch nhau một nhịp trở lên thì phải cho VĐV tiếp tục ngồi nghỉ.


- Mạch vận động (P2): Đo mạch lần 2, ngay sau khi vận động, đo mạch trong 15 giây, mạch đo được ký hiệu P2.

- Mạch sau vận động 1 phút (P3): Đo mạch lần 3 sau khi kết thúc vận động

1 phút đo mạch trong 15 giây. Mạch đo được ký hiệu P3.

Công thức tính như sau:

HW (Heart Working): Là chỉ số công năng tim

f1: Mạch đập trước vận động trong 1 phút, f1 = P1 x 4 f2: Mạch đập ngay sau vận động 1 phút, f2 = P2 x 4 f3: Mạch đập của phút hồi phục thứ 2, f3 = P3 x 4

Bảng 2.1: Đánh giá chỉ số công năng tim


TT

HW

Xếp loại

1

Dưới 1

Rất tốt

2

Từ 1 đến 5

Tốt

3

Từ 6 đến 10

Trung bình

4

Từ 11 đến 15

Kém

5

Từ 16 trở lên

Rất kém

Nguồn: Tiêu chuẩn đánh giá trình độ tập luyện trong tuyển chọn và huấn luyện thể thao.

d. Dung tích sống (lít):

- Mục đích: Nhằm đánh giá khả năng cung cấp oxy của bộ máy hô hấp, hệ số di truyền của dung tích sống dao động trong một khoảng khá rộng từ 0,48 - 0,93. Do vậy, chỉ số này được phát triển dưới tác động của tập luyện TDTT và


nó là chỉ số quan trọng không những để đánh giá TĐTL VĐV mà còn có giá trị trong tuyển chọn.

- Dụng cụ: Phương tiện kiểm tra là máy phế dung kế (Spirometry) các phế dung kế thường được ghi bằng máy Fukuda Spirosift của Nhật.

- Phương pháp đo:

+ VĐV nghỉ ngơi thoải mái.

+ Hướng dẫn cách thở cho VĐV, đồng thời cho VĐV tập thở.

+ Lắp mặt nạ (Mask hoặc kẹp mũi).

+ Cho VĐV đứng ở tư thế thoải mái, hít vào thở ra bình thường rồi hít vào thật sâu và thở ra chậm cho hết sức vào ống thở của phế dung kế và xem kết quả qua màn hình, hoặc trên máy phế dung kế. Đo ba lần liên tiếp mỗi lần cách nhau 15 giây, lấy dung tích sống ở lần có kết quả cao nhất. Dung tích sống của mỗi người khác nhau và nó phụ thuộc vào kích thước của cơ thể (trọng lượng, chiều cao), giới tính, lứa tuổi.

e. Chỉ số VO2max :

- Mục đích: chỉ số VO2max cho phép đánh giá sức bền ưa khí và TĐTL của

VĐV.


- VO2max được tính gián tiếp qua test Shuttle run, đơn vị tính là


ml/kg/phút. Có thể xác định VO2max sau khi có kết quả thực hiện test Shuttle run của VĐV theo công thức sau:

VO2max = 18.043461 + (0.3689295 x TS) + (-0.000349 x TS2).

Trong đó: TS là tống số các đoạn chạy 20m VĐV đã hoàn thành.

- Cách thực hiện:

Test bao gồm 23 cấp độ (level), mỗi cấp độ kéo dài trong khoảng 1 phút, tốc độ ban đầu là 8,5 km/ h, sau đó tăng lên 0,5km/h mỗi level. Mỗi cấp độ bao gồm 1 loạt các đoạn 20 m (shuttle), số lượng các đoạn này không giống nhau ở mỗi level, ở cùng một level thì các đoạn trong level này chạy với tốc độ bằng


nhau. Sẽ có 3 tiếng beep kéo dài báo hiệu chuyển qua level mới (tăng tốc độ). Các VĐV phải chạy đúng tốc độ quy định, tương ứng với thời gian giữa 2 tiếng beep.

Chuẩn bị dụng cụ và sân bãi:

+ Một khoảng sân dài khoảng 20m, bằng phẳng, không trơn trượt.

+ Thước dây 30m.

+ 4 cọc đánh dấu.

+ Băng Shuttle run test.

Thực hiện test:

VĐV khởi động làm nóng, và căng cơ trước khi thực hiện test. Do đây là test thực hiện với nỗ lực tối đa, do đó chỉ có thể kiểm tra 1 lần/ngày và không có cơ hội thực hiện lại. Tuỳ thuộc vào đường chạy và số người theo dõi, có thể cho kiểm tra từ 5-10 VĐV/ lượt.

VĐV đứng tại một đầu của đoạn 20m, khi có tín hiệu bắt đầu test VĐV bắt đầu chạy với tốc độ chậm. Do 3 level đầu là level khởi động giúp VĐV bắt nhịp, canh tốc độ cho các đoạn 20m.

VĐV phải hoàn tất các đoạn này trong khoảng thời gian giữa 2 tiếng beep. Nếu VĐV chạy tới vạch kết thúc của đoạn mà chưa có tiếng beep thì phải đợi khi có tín hiệu mới được quay lại đoạn tiếp theo (do VĐV chạy nhanh hơn khoảng thời gian qui định).

VĐV tiếp tục chạy cho đến khi không thể duy trì được tốc độ theo yêu cầu của test, lúc đó có thể rời khỏi đường chạy và người kiểm tra sẽ ghi lại thành tích.

Đối với trường hợp VĐV không chạm vạch cuối khi có tín hiệu kết thúc đoạn, thì cho phép VĐV chạy tiếp. Tuy nhiên đến lần thứ ba mà vẫn không bắt kịp tốc độ thì cho dừng và ghi nhận lại thành tích.


Phân tích đánh giá: So sánh với kết quả kiểm tra lần trước để đánh giá sự phát triển của năng lực này.

Công thức tính khả năng hấp thụ oxy tối đa (VO2max) thông qua kết quả thực hiện test:

VO2max = 18.0436461 + (0.3689295 x TS) + (-0.000349 x TS2 )

TS: Tổng số đoạn đã hoàn tất.

Sai số của cách tính này là +_0,3ml/kg/min

e. Phương pháp xét nghiệm máu:

Do Bệnh viện đa khoa Đà Nẵng và Bệnh viên Y dược Sài Gòn thực hiện, theo đúng chuẩn của bệnh viện.

Để đánh giá khả năng vận động, khả năng thích nghi và chịu đựng lượng vận động sau giai đoạn tập luyện của VĐV, các chỉ số được kiểm tra xét nghiệm máu: Testorterone (ng/dL), Cortisol (mmol/dL), Số lượng hồng cầu (l), Nồng độ Hemoglobin (g/dL).

Những yêu cầu cho VĐV: Lấy máu tiến hành vào buổi sáng sớm, trước đó không hoạt động thể lực và nhịn ăn sáng. Mẫu lấy từ tĩnh mạch từ 3 – 5ml.

2.2.5. Phương pháp kiểm tra tâm lý [50]

Luận án tiến hành đánh giá ở các nội dung như sau:

a. Phản xạ đơn:

Dụng cụ kiểm tra: gồm máy đo phản xạ (với ánh sáng) phòng thí nghiệm thoáng mát sạch sẽ.

Cách tiến hành: Cho đối tượng kiểm tra ngồi với tư thế thoải mái nhất, đầu ngón tay trỏ tay thuận đặt nhẹ lên phím ngắt máy. Khi nhìn thấy tín hiệu thì lập tức ấn phím để tắt ánh sáng, cố gắng tắt càng nhanh càng tốt, phải thực hiện 15 lần.


Lưu ý: Cán bộ kiểm tra khi sử dụng chuỗi phát lệnh không nên để đối tượng có thể đoán trước được quy luật phát tín hiệu. Đối tượng được kiểm tra phải làm thử trước ba lần.

Đánh giá kết quả: Bỏ đi kết quả lần nhanh nhất và lần chậm nhất. Tính trung bình cộng của 13 lần còn lại. Theo đánh giá của Bôikô và kết hợp với số mẫu 5000 phi công và VĐV của chuyên viên Nguyễn An Quý và Lê Thị Nguyệt. Ta có 5 mức độ phản xạ sau:

TỐT - KHÁ - TRUNG BÌNH - DƯỚI TRUNG BÌNH - KÉM

= 200 20ms

b. Phản xạ lựa chọn:

Dụng cụ kiểm tra: Máy đo phản xạ ánh sáng, nơi kiểm tra yên tĩnh, thoáng mát, sạch sẽ.

Cách tiến hành: Cho đối tượng kiểm tra ngồi vào vị trí thoải mái cả về tư thế lẫn tinh thần, ngón tay trỏ của bàn tay thuận đặt nhẹ lên phím ngắt của máy. Tín hiệu phát ra là ánh sáng xanh hoặc ánh sáng đỏ. Đối tượng kiểm tra chỉ ấn phím ngắt khi ánh sáng xanh (khi ánh sáng đỏ thì không tắt), cố gắng phản ứng nhanh, chính xác. Tín hiệu sẽ được phát ra 50 lần.

Lưu ý: Cán bộ kiểm tra không để đối tượng đoán được thời gian phát lệnh và loại tín hiệu. Làm theo cùng một chương trình cho mọi đối tượng.

Xử lý kết quả và đánh giá:

- Tính của thời gian phản xạ (mức trung bình là 260 35ms).

- Tính % mắc bẫy (B) để xác định tính cân bằng của quá trình thần

kinh

(nếu B > 50% thì quá trình thần kinh không cân bằng)

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/12/2022