Xây Dựng Mô Hình Về Thể Lực Của Nữ Vđv Cầu Lông Cấp Cao Việt



Nam

3.2.5. Xây dựng mô hình về thể lực của nữ VĐV cầu lông cấp cao Việt


3.2.5.1. Thể lực chung:

Dựa trên cơ sở các test được chọn để kiểm tra, luận án tiến hành kiểm tra

thể lực của nữ VĐV cầu lông cấp cao Việt Nam. Kết quả kiểm tra thể lực chung bao gồm các nội dung được trình bày 3.22.

Bảng 3.22: Kết quả kiểm tra thể lực chung của nữ VĐV cầu lông cấp cao Việt Nam

STT

Test

Đơn vị đo

Thành tích

1

Bật cao tại chỗ

cm

61.5

2

Bật xa tại chỗ

cm

214

3

Nằm sấp chống đẩy trong 1 phút

lần

25

4

Nằm ngửa gập bụng trong 1 phút

lần

52

5

Chạy 30m XPC

giây

5.79

6

Chạy 100m

giây

14.09

7

Chạy 800m

phút, giây

2:36

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 196 trang tài liệu này.

Nghiên cứu xây dựng mô hình nữ vận động viên cầu lông cấp cao Việt Nam - 19

-Bật cao tại chỗ (cm):

Đây là test nhằm đánh giá sức mạnh của hai chi dưới (lực cơ chân) bằng phương pháp đo trực tiếp. Khi thực hiện VĐV đứng đối diện với tường, giơ một tay lên cao và chạm các đầu ngón tay đã nhúng bột phấn để đánh dấu vị trí các đầu ngón tay trên tường (mốc ban đầu), sau đó nhún hai chân để tạo đà để bật cao tại chỗ. Đồng thời giơ một tay lên cao và chạm các đầu ngón tay lên tường để đánh dấu (mốc số hai). Cuối cùng đo khoảng cách giữa mốc ban đầu và mốc số hai để xác định khoảng cách (tính bằng cm). Trong thể thao thành tích cao


môn cầu lông đòi hỏi yếu tố bật nhảy đánh cầu rất quan trọng, vì nó chiếm lĩnh ưu thế trên không, làm cho tốc độ đánh cầu tăng nhanh và điểm rơi của cầu về sân đối phương được nhiều hơn.

-Bật xa tại chỗ (cm):

Đây là test nhằm đánh giá sức mạnh lực cơ chân bằng phương pháp đo trực tiếp. Khi thực hiện VĐV đứng sau vạch xuất phát, hai chân rộng vừa phải, sau đó nhún hai chân tạo đà và bật nhảy. Đo khoảng cách từ vạch xuất phát đến vị trí gót chạm trên thảm (nền) tính bằng cm.Trong cầu lông phải di chuyển liên tục không ngừng khi cầu còn trong cuộc (cầu chưa chạm đất) nên sức mạnh cơ chân rất cần thiết.

-Nằm sấp chống đẩy trong 1 phút (lần):

Đây là test đánh giá sức mạnh bền của các nhóm cơ ngực, cơ vai, cơ tam đầu cánh tay. Khi thực hiện VĐV hai tay chống xuống sàn, ngón chân chạm sàn, thân người và chân thẳng, hai bàn chân cách nhau 30cm, hai tay thẳng và mở rộng ngang vai. Khi có hiệu lệnh bắt đầu, VĐV thực hiện chống đẩy theo yêu cầu: khi hạ người xuống hai tay chạm ngực, hai cánh tay song song với sàn và lưng thẳng, khi đẩy người lên hai tay phải thẳng, thực hiện liên tục trong một phút và đếm số lần thực hiện được. Sức mạnh của các nhóm cơ trên là yếu tố tiên quyết của hầu hết các kỹ thuật tay (thủ pháp) trong môn cầu lông vì cầu lông hiện đại ngày nay đòi hỏi phải có tố chất nhanh và mạnh (sức mạnh tốc độ), bao gồm cả tốc độ co cơ để thực hiện động tác trong thời gian ngắn lẫn sức mạnh bộc phát của cơ trong biên độ nhỏ.

-Nằm ngửa gập bụng trong 1 phút:

Đây là test đánh giá sức mạnh và sức mạnh bền của cơ bụng. Khi thực hiện VĐV nằm ngửa trên đệm mỏng, gập gối và bàn chân cách mông khoảng 30cm. Hai tay VĐV đan chéo nhau để trước ngực và tiến hành gập thân cho đến khi khuỷu tay chạm vào đùi, sau đó nằm ngửa trở lại cho hai vai chạm sàn. Tiếp


tục thực hiện trong một phút và đếm số lần thực hiện được. Trong các kỹ thuật đòi hỏi VĐV phải tạo lực như kỹ thuật đập cầu, đánh cao sâu… Hoặc để tăng khả năng xoay chuyển trong trận đấu thì cơ bụng đóng vai trò quan trọng.

-Chạy 30m XPC:

Đây là test đánh giá sức mạnh tốc độ tối đa của VĐV trong quãng đường 30m, VĐV thực hiện hết quãng đường trong thời gian càng ngắn thì tố chất này càng lớn.

-Chạy 100m:

Đánh giá sức nhanh và sức bền tốc độ của VĐV, thời gian thực hiện hết quãng đường càng ngắn thì các tố chất này trên VĐV càng cao.

-Chạy 800m:

Đánh giá sức bền tốc độ, sức bền mạnh và khả năng yếm khí của VĐV.

Qua bảng 3.23 cho thấy thể lực chung qua kiểm tra của VĐV cầu lông cấp cao nước ta còn thua kém so với các VĐV cầu lông của Nam Phi ở các test được kiểm tra và có kết quả so sánh.

Bảng 3.23: So sánh kết quả kiểm tra thể lực chung của nữ VĐV cầu lông cấp cao Việt Nam với nữ VĐV cầu lông theo Kerry Ann [82]

STT

Test

Đơn vị đo

Kết quả

V.T.T

Theo Kerry A.

1

Bật cao tại chỗ

cm

61.5

65 ± 6

2

Bật xa tại chỗ

cm

214


3

Nằm sấp chống đẩy trong 1 phút

lần

25

28 ± 6

4

Nằm ngửa gập bụng trong 1 phút

lần

52

56 ± 9

5

Chạy 30m XPC

giây

5.29


6

Chạy 100m

giây

13.29


7

Chạy 800m

Phút, giây

2:36



3.2.5.2. Thể lực chuyên môn:

Kết quả kiểm tra thể lực chuyên môn bao gồm các nội dung được trình bày tại bảng 3.24.

-Ném cầu xa (cm):

Đánh giá sức mạnh bộc phát của nhóm cơ chi trên, nền tảng sức mạnh của các kỹ thuật trong môn cầu lông. Test này được đo từ vị trí ném cầu đến điểm cầu rơi xuống đất. Khoảng cách càng xa chứng tỏ khả năng tạo lực các nhóm cơ chi trên (sức mạnh) của VĐV càng lớn.

-Test di chuyển ngang sân đơn 1 phút (lần):

Trong thi đấu, VĐV phải di chuyển sang hai bên trái phải để phòng thủ hoặc đánh cầu. Tần số di chuyển càng nhanh chứng tỏ VĐV có khả năng xoay chuyển phòng thủ - tấn công tốt ở hai bên đường biên dọc. Khi ở tư thế chuẩn bị cơ bản, đứng ở giữa sân (trên đường trung tâm), nếu di chuyển sang thuận thì đạp mạnh chân nghịch, đồng thời quay người 900 sang phải, đổ trọng tâm sang phải, bước chân nghịch về trước sau đó bước tiếp chân thuận, gối khuỵu trọng tâm thấp. Bước cuối cùng chân thuận ở trên chạm mép biên, gối thuận khuỵu

nhiều, trọng tâm lúc này dồn ở chân thuận, người ở tư thế đánh cầu bên thuận. Sau đó dùng lực đạp mạnh chân thuận quay vòng thân người sang bên nghịch, ra sau 1800. Đồng thời với việc quay thân, chân nghịch bước và xoay chân theo hướng ngược, chân thuận xoay theo và bước lên để di chuyển sang bên nghịch. Bước cuối cùng khi sang bên nghịch là chân thuận ở trước và chạm biên dọc bên trái để tạo thành tư thế đánh cầu trái. Cứ như thế tiến hành di chuyển sang phải, sang trái liên tục trong 01 phút, đếm số lần thực hiện được.


Bảng 3.24: Kết quả kiểm tra thể lực chuyên môn của nữ VĐV cầu lông cấp cao Việt Nam

STT

Test

Đơn vị đo

Thành tích

1

Ném cầu xa

cm

760

2

Test di chuyển ngang sân đơn 1 phút

lần

20

3

Test di chuyển dọc sân đơn 1 phút

lần

17

4

Test di chuyển 4 góc sân 1 phút

lần

30


-Test di chuyển dọc sân đơn 1 phút (lần):

Trong thi đấu, VĐV phải di chuyển lên xuống (tiến lùi) liên tục. Cũng giống như test di chuyển ngang, tần số di chuyển càng nhiều chứng tỏ độ linh hoạt trong các tình huống cầu phía trên lưới và cuối sân càng tốt. Di chuyển tiến lùi là thực hiện các bước di chuyển đưa cơ thể về phía trước hay lùi về sau để đánh cầu. Từ tư thế chuẩn bị cơ bản ở cuối sân, vận động viên đổ người về trước đồng thời đạp mạnh chân thuận bước về trước, sau đó bước tiếp chân kia, trọng tâm hạ thấp, gối khuỵu, bước dài. Bước cuối cùng ở gần lưới sao cho chân thuận ở trên để thực hiện động tác đánh cầu phía trước, trọng tâm lúc này dồn vào chân trước, sau đó đạp nhanh chân trước theo hướng ngược lại và bước lùi về sau, thân trên ngửa ra và trọng tâm lại đổ về sau ở tư thế cao. Cứ di chuyển lùi bằng hai chân luân phiên như vậy cho đến cuối sân sao cho chân thuận trong bước cuối cùng lại ở phía sau chạm vào đường biên ngang để tạo thành tư thế đánh cầu đúng. Quá trình di chuyển lùi, chú ý trọng tâm cao, đầu ngửa, mắt dõi theo cầu, bước dài và tần số nhanh trong 01 phút, đếm số lần thực hiện được.

-Test di chuyển 4 góc sân 1 phút (lần):

Đánh giá được sức mạnh tốc độ, sức bền tốc độ và khả năng xoay chuyển linh hoạt của các nhóm cơ chi dưới trong cầu lông vì khi thi đấu VĐV phải di


chuyển không ngừng ở các vị trí trong sân theo tình huống cầu trong thời gian dài. Khả năng di chuyển các góc càng nhiều chứng tỏ VĐV sức mạnh chi dưới của VĐV càng lớn và độ linh hoạt càng cao.

Tóm lại: Đặc điểm thi đấu cầu lông là VĐV phải di chuyển liên tục với tốc độ cao trong phạm vi diện tích sân của mình (69,412m2) bằng các bước chạy hoặc bật nhảy. Vì vậy các tố chất thể lực trong cầu lông là sức mạnh tốc độ, sức bền tốc độ, sức mạnh bền thường được thể hiện ở các động tác xuất phát (từ vị trí chuẩn bị đến vị trí đánh cầu), các động tác bật nhảy, khả năng di chuyển nhanh đòi hỏi phát huy lực tối đa của các nhóm cơ chi dưới.

Qua kết quả ở bảng 3.24 cho thấy các chỉ số của VĐV Việt Nam đều cao hơn so với VĐV được nghiên cứu trong luận án của TS Đàm Tuấn Khôi.

Bảng 3.25: So sánh kết quả kiểm tra thể lực chuyên môn của nữ VĐV cầu lông cấp cao Việt Nam với kết quả nghiên cứu Đàm Tuấn Khôi [19] [20]


STT


Test


Đơn vị đo

Kết quả

V.T.T

Nữ VĐV (n=14)

1

Ném cầu xa

cm

790

783.1 ± 21.75

2

Test di chuyển ngang sân đơn 1 phút

lần

20

15.29 ± 0.7

3

Test di chuyển dọc sân đơn 1 phút

lần

17


4

Test di chuyển 4 góc sân 1 phút

lần

30



3.2.6. Xây dựng mô hình về kỹ thuật của nữ VĐV cầu lông cấp cao Việt Nam

Dựa trên cơ sở các test được chọn để kiểm tra, luận án tiến hành kiểm tra các nội dung về kỹ thuật của nữ VĐV cấp cao Việt Nam. Kết quả thống kê được trình bày tại bảng 3.25 bao gồm các nội dung như sau:

-Test đập cầu 10 quả đường thẳng dọc biên ô 1m x 4,72m:

Một trong những kỹ thuật tấn công của cầu lông được coi là quan trọng nhất đó là kỹ thuật đập cầu thuận tay. Sử dụng kỹ thuật này có thể ăn điểm trực tiếp hoặc tạo cơ hội tốt để ăn điểm ở quả sau. Tư thế chuẩn bị của kỹ thuật này là chân nghịch đứng trước, chân thuận đứng sau, trọng tâm cao dồn vào chân trước, lưng hơi cong, mắt theo dõi cầu, tay thuận cầm vợt ở phía trước mặt, đầu vợt cao ngang trán. Góc giữa cẳng tay và cánh tay khoảng 900. Khi thấy đối phương đánh cầu sang cao trên đầu thì thân trên nhanh chóng quay sang bên thuận, trọng tâm chuyển từ chân trước ra sau. Tay thuận cầm vợt đưa từ trước lên cao, ra sau, đầu vợt hướng xuống. Lúc này vai nghịch hơi cao hướng về phía đánh cầu, vai thuận hạ thấp ở sau. Tư thế cơ thể ưỡn căng hình cánh cung. Sau đó nhanh chóng đạp mạnh mũi chân thuận, duỗi thẳng khớp gối, xoay hông, lật vai. Tay thuận đưa vợt từ dưới lên trên ra trước. Khi tiếp xúc cầu là lúc cơ thể vươn cao hết mức. Điểm tiếp xúc giữa cầu và vợt chếch trước trán một vòng tay với cộng vợt, cách trán khoảng 80-90 cm. Trong quá trình thực hiện động tác,

trọng tâm lại chuyển từ chân sau ra trước, đồng thời gập nhanh thân người phối hợp lực đập cầu vào ô 1m x 4,72m. Chú ý sử dụng động tác gập cổ tay khi tiếp xúc để cầu đi cắm hơn. Sau khi tiếp xúc cầu, vợt theo đà đưa từ trên xuống dưới, sang bên nghịch, thân người có xu hướng lao về trước thì nhanh chóng bước chân thuận lên một bước nhỏ để giữ thăng bằng. Sau đó lại trở về tư thế đánh quả cầu sau.


Phối hợp kỹ thuật đập cầu với kỹ thuật nhảy cao trong di chuyển nhảy bước ta sẽ có động tác bật nhảy đập cầu. Trong đó sử dụng kỹ thuật bật nhảy trước còn toàn bộ kỹ thuật đập cầu được thực hiện ở trên không với tốc độ đánh nhanh nhất, và vợt tiếp xúc cầu ở điểm cao nhất mà cơ thể có thể với tới.

Bảng 3.26: Kết quả kiểm tra kỹ thuật của nữ VĐV cầu lông cấp cao Việt Nam

STT

Test

Đơn vị đo

Kết quả

1

Test đập cầu 10 quả đường thẳng dọc biên ô 1m x 4,72m.

quả

9

2

Test đập cầu 10 quả đường chéo dọc biên ô 1m x 4,72m.

quả

8

3

Test phát cầu cao sâu 10 quả ô 1x1m cuối sân.

quả

10

4

Test phát cầu thấp gần 10 quả ô 20cm x 2,61m .

quả

9

5

Test đánh cầu cao sâu đường thẳng 10 quả ô 1m x 1m.

quả

10

6

Test đánh cầu cao sâu đường chéo 10 quả ô 1m x 1m.

quả

10

7

Test tạt cầu dọc biên 10 quả ô 1m x 4,72m.

quả

9

8

Test treo (chặt) cầu đường thẳng ô 1,98m x 1m.

quả

8

9

Test treo (chặt) cầu đường chéo ô 1,98m x 1m.

quả

9

10

Test vê cầu (bỏ nhỏ) đường thẳng ô 0,5m x 0,5m.

quả

10

11

Test móc cầu (kéo cầu) đường chéo ô 0,5m x 0,5m.

quả

9

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/12/2022