Cấu Trúc Hình Thể Somatotype Của Nữ Vđv Cầu Lông Cấp Cao Việt Nam Trên Mạng Lưới Heather Carter


Hình 3 1 Cấu trúc hình thể somatotype của nữ VĐV cầu lông cấp cao Việt Nam 1


Hình 3.1: Cấu trúc hình thể somatotype của nữ VĐV cầu lông cấp cao Việt Nam trên mạng lưới Heather Carter


Hình 3 2 Cấu trúc hình thể Somatotype trung bình của VĐV nữ cầu lông cấp cao 2


Hình 3.2: Cấu trúc hình thể Somatotype trung bình của VĐV nữ cầu lông cấp cao Việt Nam và một số nước trên thế giới


3.2.3. Xây dựng mô hình về chức năng nữ vận động viên cầu lông cấp cao Việt Nam

3.2.3.1. Hệ tim mạch: a). Tần số tim:

Hay còn gọi là mạch đập là số lần tim đập trong một phút, ở người thường khoảng 70 – 80 lần/phút. Tần số tim phụ thuộc vào lứa tuổi, giới tính, tình trạng sức khỏe, yếu tố tâm lý, tư thế thân người,…Theo Letunov nhịp tim của VĐV dưới 60 lần/phút chiếm 43,6%.

Tần số tim là một chỉ tiêu rất nhạy cảm với các dạng hoạt động thể lực và xúc cảm của tâm lý, có mối tương quan tuyến tính với khả năng hấp thụ oxy và với LVĐ của những bài tập phát triển năng lực ưa khí (nhịp tim từ 170-180 lần/phút trở xuống), nhưng không có tương quan như vậy trong các bài tập phát triển năng lực yếm khí (nhịp tim lớn hơn 180 lần/phút).

Qua tần số tim chúng ta có thể nhận biết được:

- Gánh nặng thể lực, tinh thần và tâm lý của VĐV khi hoàn thành các bài

tập.


- Tính chất các bài tập là ưa khí hay yếm khí.

Qua đó có thể điều chỉnh cường độ, mật độ và thời gian tập luyện, thời

gian nghỉ giữa phù hợp với mục đích và yêu cầu của bài tập.

Tần số nhịp tim đo ngay sau vận động và tốc độ hồi phục của nó phản ánh mức độ lớn hay nhỏ của lượng vận động (LVĐ) vừa mới thực hiện. Nếu đo vào sáng hôm sau có giá trị dự báo tính hợp lý của LVĐ ngày hôm trước làm căn cứ sắp xếp LVĐ ngày hôm nay.

VĐV cầu lông Vũ Thị Trang có tần số tim yên tĩnh là 70 lần/phút. Đối với VĐV cầu lông đây là tần số tim đặc trưng cho các loại hình vận động và thi đấu.

Nhịp tim yên tĩnh của nữ VĐV cầu lông cấp cao Việt Nam tương đồng với nhịp tim yên tĩnh của VĐV ưu tú một số môn thể thao khác, như VĐV Phan


Thị Hà Thanh 72 lần/phút, VĐV Lê Tú Chinh 68 lần/phút, riêng VĐV Nguyễn Thị Ánh Viên là 52 lần/phút. Điều này có thể hiểu được do môn bơi lội là môn thể thao năng lượng, sức bền ưa khí chiếm ưu thế, vì vậy khả năng thích nghi của hệ tim mạch đòi hỏi cao hơn.

b) Huyết áp:

Là áp lực của dòng máu lên thành mạch. Sự biến đổi của huyết áp có quan hệ mật thiết với lưu lượng tâm thu, tần số nhịp tim, trở lực ngoại vi, tính đàn hồi của các động mạch lớn, độ nhớt của máu,… Huyết áp tối đa là áp lực của dòng máu lên thành mạch trong thời kỳ tâm thu, bình thường dao động từ 90 – 135 mmHg, dưới 90 mmHg là huyết áp thấp, trên 140 mmHg là huyết áp cao. Huyết áp tối thiểu là áp lực của dòng máu lên thành mạch trong thời kì tâm trương bình thường từ 65 – 85 mmHg.

Chỉ số về huyết áp là chỉ số tương đối ổn định, ít thay đổi trong quá trình huấn luyện thể thao. Chỉ số huyết áp ở VĐV cũng ở trong giới hạn bình thường.

Huyết áp của nữ VĐV cầu lông cấp cao VN là 115/73 mm/Hg. Như vậy huyết áp trong giới hạn với người khỏe mạnh bình thường.

c) Công năng tim:

Của nữ VĐV cầu lông cấp cao Việt Nam là 6.63 đạt loại trung bình khá theo đánh giá phân loại của Ruffier.

Bảng 3.12: Kết quả kiểm tra các chỉ số đánh giá về Hệ tim mạch của nữ vận động viên cầu lông cấp cao Việt Nam

Chỉ số

Đơn vị đo

Kết quả

Nhịp tim

(lần/phút)

70

Công năng tim

(HW)

6.63

Huyết áp

(mm/Hg)

115/73

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 196 trang tài liệu này.


3.2.3.2.Hệ hô hấp:

a) Dung tích sống:

Dung tích sống là tổng lượng khí sau một lần hít vào hết sức, tiếp đến một lần thở ra hết sức không hạn định thời gian (là tổng lượng khí thở ra hết sức sau một lần hít vào hết sức). Dung tích sống phản ánh sức mạnh của cơ hô hấp và thực trạng của cơ hô hấp. Dung tích sống của người bình thường Việt Nam: 3,8 lít đối với nam và 2,9 lít đối với nữ.

Dung tích sống của VĐV Vũ Thị Trang là: 3414 ml. Dung tích sống tương đối là 65.3ml/kg trọng lượng cơ thể. Qua bảng 3.13 cho thấy chỉ số dung tích sống/cân nặng của nữ VĐV cầu lông cấp cao Việt Nam đạt ở mức khá.

b) Chỉ số VO2max:

VO2max là chỉ số đặc trưng nhất cho hoạt động thể lực phản ánh năng lực ưa khí đồng thời là cơ sở cho sự hình thành và phát triển năng lực yếm khí.

VO2max được thiết lập bởi giới hạn chuyển hóa và vận chuyển oxy hoặc sự

kết hợp của cả hai [70, 54]. Ở một mức độ nào đó, có vẻ như giá trị VO2max bị suy giảm có thể là dấu hiệu của sự mệt mỏi hoặc tập luyện quá sức hơn là tiến bộ thực chất trong tập luyện [70, 54]. Vận động viên thi đấu nội dung đơn đơn có VO2max dự đoán cao hơn vận động viên thi đấu nội dung đôi (50,6 so với 45,5 mL / kg / phút) [56].

Xem xét tất cả các nghiên cứu, VO2max ở vận động viên nữ là 47,2mL / kg

/ phút. Khi xem xét trình độ chuyên môn, giá trị trung bình là 45,8mL / kg / phút ở vận động viên nữ ưu tú và 48,1 mL / kg / phút ở vận động viên nữ trẻ (xem Bảng 6).


Bảng 3.13: Giá trị trung bình về chức năng của vận động viên cầu lông đội tuyển một số nước


Nhóm nghiên cứu

Đối tượng NC (n)

Lactate (mmol/L)

VO2

(mL/kg/min)

VO2max (%)

Mean HR (beats/min)

HRmax (beats/min)

Cabello et al. [62]

Đội tuyển (38)

2.4 ± 1.0

NS

NS

176 ± 10

193 ± 9

Faude et al. [68]

Đội tuyển (8)

1.9 ± 0.9

36.4 ± 2.8

72.6 ± 7.2

170 ± 10

NS

Ooi et al. [91]

Đội tuyển (1)

5.8 ± NS

NS

NS

172 ± NS

NS

Heller [73]

Đội tuyển (26)

11.5 ± 2.0

55.2 ± 2.6

NS

NS

193.8 ± 7.9

Gowitzke et al. [81]

Đội trẻ (6)

8.98 ± NS

47.28 ± NS

NS

NS

201.3 ± NS

Heller [63]

Đội trẻ (26)

11.7 ± 1.6

54.9 ± 2.5

NS

NS

203.7 ± 7.8

Van Lieshout [106]


Đội trẻ (7)


NS


42.0 ± 2.8


NS


NS


NS

Kết quả kiểm tra chỉ số của VO2max của VĐV Vũ Thị Trang là: 48,1 ml/kg/min so với nữ đội tuyển quốc gia Úc là 49,3ml/kg/min và 51,5 ml/kg/min của 13 vận động viên đội tuyển Anh cho thấy chỉ số VO2max của nữ VĐV cầu lông cấp cao Việt Nam đạt ở mức VĐV nữ ưu tú với các VĐV cầu lông thế giới.

Bảng 3.14: Kết quả kiểm tra các chỉ số đánh giá về hệ hô hấp của nữ vận động viên cầu lông cấp cao Việt Nam

Chỉ số

Đơn vị đo

Kết quả

Dung tích sống/cân nặng

ml/kg

65.3

VO2max

ml/kg/min

48,1


3.2.3.3. Các chỉ số huyết học:

a) Bạch cầu (WBC- white blood cell):

Là số lượng bạch cầu có trong một đơn vị máu, được ký hiệu là WBC. Giá trị bình thường của thông số này là 4.0 – 10.0 103/mL (trung bình khoảng

7.0 103/mL). Số lượng bạch cầu tăng cao trong các bệnh nhiễm khuẩn cấp tính. Các loại bạch cầu: Đa nhân trung tính – NEUTROPHIL, Bạch cầu

Lympho – LYMPHOCYTE, Mono bào – MONOCYTE, Đa nhân ái toan – EOSINOPHIL, Đa nhân ái kiềm – BASOPHIL.

b) Hồng cầu (RBC - red blood cell):

Bình thường: Nam: 4.3- 5.8 và Nữ: 3.9-5.4 x 106/ mL. Trong cơ thể có tới 25 tỷ hồng cầu.

Hồng cầu có chức năng chính là hô hấp, chuyên chở hemoglobin, qua đó đưa O2 từ phổi đến các mô và CO2 từ tế bào đến phổi để đào thải ra môi trường bên ngoài. Hồng cầu được tạo ra từ các tế bào máu gốc trong tủy xương, đa số hồng cầu bị hủy ở lách. Yếu tố chủ yếu điều hòa sản xuất hồng cầu: mức độ oxy hóa của cơ thể. Khi giảm lượng oxy chuyên chở tới các mô cũng kích thích sự tạo hồng cầu.

Đời sống của hồng cầu bình thường là 120 ngày.

Trong vận động với công suất tối đa và cận tối đa, số lượng hồng cầu tăng lên 10% so với mức ban đầu, có khi lên tới 6 triệu/mm3 máu do huy động hồng cầu dự trữ và do cô đặc máu trong vận động gây nên.

Trong hoạt động công suất lớn hoặc trung bình, ở VĐV có xu hướng xuất hiện hiện tượng giảm hồng cầu.

c) Huyết sắc tố (Hemoglobin Hb):

Có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đảm bảo trao đổi khí và duy trì độ ổn định pH trong quá trình hoạt động cơ. Đơn vị tính bằng g/l hay g/dl – đo hàm lượng Hb trong máu. Bình thường:


Nam: 14 - 16g%, trung bình 15g%(14,0 – 16,0 g/l) và Nữ: 12,5 - 14,5g%, trung bình 14g% (12,5 – 14,5 g/l)

Ở người khỏe mạnh bình thường, nồng độ hemoglobin trong hồng cầu luôn ở gần mức tối đa này. Tuy nhiên, khi chức năng tạo hemoglobin bị suy yếu, nồng độ này tụt giảm đáng kể, có thể làm thể tích hồng cầu giảm theo.

Định lượng Hb là một trong những phương pháp rất thường dùng để đánh giá chức năng cơ thể VĐV. VĐV thường có giá trị Hb cao hơn người thường.

Bảng 3.15: Mức huyết sắc tố của người thường và VĐV



Đối tượng

Hemoglobin (g/dL)

Số người

Nam

Nữ

Tác giả, năm

Trung Quốc

2889

14,35

12,25

Dịch Kiến Long (1959)

Nhật

935

14,00

12,00

Shell (1956)

VĐV Canada

187

14,70

12,90

Clement và Cs

VĐV Hà Lan

179

15,50

14,40

Dewijin và Cs

VĐV Trung Quốc (11 môn)

580

13,83

12,44

Phòng y học TDTT Bắc Kinh (1974)

VĐV trưởng thành Trung Quốc

1130

14,45

12,91

Tần Hiếu Mai (1984)

SV ĐH TDTT Trung Quốc

111

14,76

13,01

Tống Thành Trung và Cs (1978)

d ) HCT (hematocrit):


Là tỉ lệ phần trăm giữa khối lượng tế bào máu và máu toàn phần. Ở người bình thường trung bình là 40%, nam 42%, nữ 38%.

HCT có giá trị trong việc đánh giá và theo dõi các tình trạng mất máu cấp: thiếu máu do xuất huyết tiêu hóa, giãn vỡ tĩnh mạch thực quản… do hiện tượng bù trừ của cơ thể máu được huy động từ các cơ quan dự trữ máu như: lách, hệ tĩnh mạch sâu… nên giá trị sắc tố thay đổi chậm so với lượng máu mất đi. Cần được duy trì ổn định ở mức tối thiểu 25% hoặc ở mức 30% ở những bệnh nhân mắc bệnh tim hoặc phổi bằng truyền khối hồng cầu. Lớn hơn 55%: nguy cơ tai biến mạch máu não (stroke). HCT giảm là cơ sở quyết định truyền máu vì HCT giảm là biểu hiện của thiếu máu, xuất huyết cấp.

HCT tăng là biểu hiện ứ nước trong tế bào, bệnh tăng hồng cầu, shock… Kết quả xét nghiệm huyết học của VĐV Vũ Thị Trang do Bệnh viện Y

Dược Sài Gòn, địa chỉ 407 Đỗ Xuân Hợp, Phường Phước Long B, Quận 9, TP. HCM xét nghiệm. Kết quả cụ thể như sau:

Bảng 3.16: Kết quả xét nghiệm công thức máu


Chỉ số

Đơn vị tính

Kết quả

Chỉ số bình thường

Ghi chú

WBC

103/mL

5.23

4.60-10.20


NEUT

103/mL

2.67

2.0-7.50


LYMPH

103/Ml

2.02

1.3-4.0


MONO

103/mL

0.48

0.15-0.70


EO

103/mL

0.05

0.0-0.50


BASO

103/mL

0.01

0.0-0.15


NEUT

%

51.0

40.0-75.0


LYMPH

%

38.6

19.0-48.0


MONO

%

9.2

3.0-9.0


EO

%

1.0

0.0-5.0


Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/12/2022