Nghiên cứu xây dựng mô hình nam vận động viên cấp cao môn cầu lông qua các giá trị sinh học, sư phạm và tâm lý - 2


Thể loại

Số

Nội dung

Trang


Biểu bảng

1.1

Các chỉ tiêu sinh hóa chủ yếu đánh giá LVĐ buổi tập

14

1.2

Giá trị bình thường và ngưỡng mệt mỏi của một số chỉ tiêu sinh hoá khi LVĐ tác động lên cơ thể VĐV

14

1.3

Mối quan hệ giữa Urê huyết và Hemoglobin với LVĐ

15

1.4

Tổ hợp chỉ tiêu sinh hoá trong đánh giá tổng hợp khả năng chịu đựng LVĐ của VĐV

15

1.5

Mô hình VĐV cấp cao

29

1.6

Kết cấu mô hình VĐV ưu tú - Lộ trình phát triển khác nhau dẫn tới mô hình VĐV ưu tú

49

3.1

Kết quả phỏng vấn các yếu tố đặc trưng phù hợp với cấu trúc, đặc thù của VĐV cầu lông cấp cao (n = 11)

Sau 61

3.2

Kết quả phỏng vấn các yếu tố đặc trưng trong xây

dựng mô hình VĐV cầu lông cấp cao (n = 24)

63

3.3

Độ tin cậy của các yếu tố lựa chọn xây dựng mô hình VĐV cầu lông cấp cao (n = 24)

64

3.4

Kết quả kiểm định độ tin cậy nội tại của các chỉ số sinh học đặc trưng

Sau 67

3.5

Kết quả kiểm định độ tin cậy các chỉ số sinh học đặc trưng sau loại biến

Sau 67

3.6

Kết quả kiểm định độ tin cậy nội tại của các chỉ số sư

phạm đặc trưng

Sau 68

3.7

Kết quả kiểm định độ tin cậy các chỉ số sư phạm đặc trưng sau loại biến

Sau 68

3.8

Kết quả kiểm định độ tin cậy nội tại của các chỉ số tâm

lý đặc trưng

Sau 68

3.9

Kết quả kiểm định độ tin cậy các chỉ số tâm lý đặc trưng sau loại biến

Sau 68

3.10

Kết quả phỏng vấn 2 lần (phân bố tần suất -$T1 Frequencies) về các chỉ số, test đặc trưng phù hợp với cấu

trúc, đặc thù của VĐV CL cấp cao (n = 24)


Sau 68

3.11

Kết quả kiểm định Wilconxon theo cặp giữa 2 lần phỏng vấn

Sau 68

3.12

Sự tương quan của các chỉ số sinh học với thành tích thi đấu của các VĐV cầu lông cấp cao (n = 8)

Sau 73

3.13

Sự tương quan của các chỉ số, test sư phạm với thành tích thi đấu của các VĐV Cầu lông cấp cao (n = 8)

Sau 73

3.14

Sự tương quan của các chỉ số, test tâm lý với thành

tích thi đấu của các VĐV cầu lông cấp cao (n = 8)

Sau 73

3.15

Sự tương quan giữa các các chỉ số đặc trưng về sinh học được lựa chọn trong xây dựng mô hình VĐV Cầu

lông cấp cao (n = 8)


Sau 73

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 285 trang tài liệu này.

Nghiên cứu xây dựng mô hình nam vận động viên cấp cao môn cầu lông qua các giá trị sinh học, sư phạm và tâm lý - 2

Số

Nội dung

Trang


Biểu bảng

3.16

Sự tương quan giữa các các chỉ số, test đặc trưng về

sư phạm được lựa chọn trong xây dựng mô hình VĐV Cầu lông cấp cao (n = 8)


Sau 73

3.17

Sự tương quan giữa các các chỉ số, test đặc trưng về

tâm lý được lựa chọn trong xây dựng mô hình VĐV Cầu lông cấp cao (n = 8)


74

3.18

Xác định mục đích và đánh giá các chỉ số đặc trưng sinh học

Sau 84

3.19

Xác định mục đích và đánh giá các chỉ số đặc trưng sư

phạm

Sau 84

3.20

Xác định mục đích và đánh giá các chỉ số đặc trưng tâm lý

Sau 84

3.21

Danh sách tên VĐV thực nghiệm mô hình đào tạo nam VĐV Cầu lông cấp cao

94

3.22

Kết quả kiểm tra lần 1 của các chỉ số sinh học đối với

nhóm nam VÐV đội tuyển quốc gia trong mô hình đào tạo VÐV cấp cao (n=8)


Sau 95

3.23

Kết quả kiểm tra lần 1 của các chỉ số sư phạm trong

mô hình đào tạo nam VÐV cấp cao (n=8)

Sau 95

3.24

Kết quả kiểm tra lần 1 của các chỉ số tâm lý trong mô hình đào tạo nam VÐV cấp cao (n=8)

96

3.25

Kết quả kiểm tra lần 2 của các chỉ số sinh học trong mô hình đào tạo nam VÐV cấp cao (n=8)

Sau 96

3.26

Kết quả kiểm tra lần 2 của các chỉ số sý phạm trong

mô hình đào tạo nam VÐV cấp cao (n=8)

Sau 96

3.27

Kết quả kiểm tra lần 2 của các chỉ số tâm lý trong mô hình đào tạo nam VÐV cấp cao (n=8)

97

3.28

Kết quả kiểm tra lần 3 của các chỉ số sinh học trong mô hình đào tạo nam VÐV cấp cao (n=8)

Sau 97

3.29

Kết quả kiểm tra lần 3 của các chỉ số sý phạm trong mô hình đào tạo nam VÐV cấp cao (n=8)

Sau 97

3.30

Kết quả kiểm tra lần 3 của các chỉ số tâm lý trong mô

hình đào tạo nam VÐV cấp cao (n=8)

99

3.31

Tổng hợp thành tích thi đấu của nam VÐV Cầu lông cấp cao

Sau 98

3.32

Kết quả xếp hạng thành tích thi đấu nội bộ của nhóm nam VÐV Cầu lông cấp cao (n=8)

99

3.33

So sánh thành tích 3 lần kiểm tra của nam VÐV Cầu lông

cấp cao thông qua các giá trị sinh học, sư phạm và tâm lý

Sau 100

3.34

Mô hình nam VÐV Cầu lông cấp cao Việt Nam thông qua các giá trị sinh học, sư phạm và tâm lý

Sau 100

3.35

Kết quả phỏng vấn các mức đánh giá mô hình đào tạo nam VĐV CL cấp cao (n=24)

Sau 100

Thể loại

Số

Nội dung

Trang


Biểu bảng

3.36

Kết quả phỏng vấn xác định các giai đoạn HL của VĐV Cầu lông cấp cao trong thực tiễn (n=10)

109

3.37

Kết quả phỏng vấn về các cấp độ tuyển chọn, đào tạo VĐV Cầu lông

111

3.38

Kết quả phỏng vấn xác định đối tượng của các cấp độ tuyển chọn, đào tạo VĐV Cầu lông (n=11)

111

3.39

Kết quả phỏng vấn xác định lứa tuổi và thời gian tuyển chọn, đào tạo VĐV Cầu lông (n=16)

Sau 113

3.40

Kết quả phỏng vấn lựa chọn các chỉ số sinh học đặc

trưng cho tuyến VĐV ở giai đoạn chuyên môn hoá

Sau 113

3.41

Kết quả xác định các chỉ số sinh học đặc trưng cho tuyến VĐV ở giai đoạn chuyên môn hoá

Sau 113

3.42

Kết quả phỏng vấn lựa chọn các chỉ số, test sư phạm đặc trưng cho tuyến VĐV ở giai đoạn chuyên môn hoá

Sau 113

3.43

Kết quả xác định các chỉ số, test sư phạm đặc trưng

cho tuyến VĐV ở giai đoạn chuyên môn hoá

Sau 113

3.44

Kết quả phỏng vấn lựa chọn các chỉ số, test tâm lý đặc trưng cho tuyến VĐV ở giai đoạn chuyên môn hoá

Sau 113

3.45

Kết quả xác định các chỉ số, test tâm lý đặc trưng cho tuyến VĐV ở giai đoạn chuyên môn hoá

Sau 113

3.46

Thống kê số lượng VÐV kiểm tra theo các tuyến đào

tạo hýớng Đến mô hình VÐV Cầu lông cấp cao

114

3.47

Kết quả kiểm tra và tính phân phối chuẩn của các chỉ số sinh học của tuyến VĐV cấp độ 3 (n = 20)

115

3.48

Kết quả kiểm tra và tính phân phối chuẩn của các chỉ số, test sư phạm của tuyến VĐV cấp độ 3 (n = 20)

Sau 115

3.49

Kết quả kiểm tra và tính phân phối chuẩn của các chỉ

số, test tâm lý của tuyến VĐV cấp độ 3 (n = 20)

Sau 115

3.50

Kết quả kiểm tra và tính phân phối chuẩn của các chỉ số sinh học của tuyến VĐV cấp độ 2 (n = 16)

Sau 115

3.51

Kết quả kiểm tra và tính phân phối chuẩn của các chỉ số, test sư phạm của tuyến VĐV cấp độ 2 (n = 16)

Sau 115

3.52

Kết quả kiểm tra và tính phân phối chuẩn của các chỉ số, test tâm lý của tuyến VĐV cấp độ 2 (n = 16)

Sau 115

3.53

Tiêu chuẩn xếp loại theo từng chỉ số, test trong đánh

giá tuyển chọn VĐV của tuyến VĐV cấp độ 3

Sau 117

3.54

Bảng điểm đánh giá theo từng chỉ số, test trong đánh giá tuyển chọn VĐV của tuyến VĐV cấp độ 3

Sau 117

3.55

Tiêu chuẩn xếp loại theo từng chỉ số, test trong đánh giá tuyển chọn VĐV của tuyến VĐV cấp độ 2

Sau 117

3.56

Bảng điểm đánh giá theo từng chỉ số, test trong đánh

giá tuyển chọn VĐV của tuyến VĐV cấp độ 2

Sau 117

3.57

Tiêu chuẩn tổng hợp xếp loại trong tuyển chọn VĐV của tuyến VĐV cấp độ 2 và cấp độ 3

118

Thể loại

Số

Nội dung

Trang


Biểu bảng

3.58

Sự biến đổi các chỉ số, test trong tuyển chọn nam VĐV Cầu lông cấp độ 3 sau 1 năm tập luyện (n=20)

Sau 118

3.59

Sự biến đổi các chỉ số, test trong tuyển chọn nam VĐV Cầu lông cấp độ 2 sau 1 năm tập luyện

Sau 118

3.60

So sánh kết quả xếp loại tổng hợp trong tuyển chọn VĐV cấp độ 3 giữa tiêu chuẩn do luận án xây dựng với

tiêu chuẩn của các đơn vị (n = 20)


120

3.61

So sánh kết quả xếp loại tổng hợp trong tuyển chọn VĐV cấp độ 2 giữa tiêu chuẩn do luận án xây dựng với

tiêu chuẩn của các đơn vị (n = 16)


120

3.62

Kết quả dự báo các chỉ số, test tuyển chọn VĐV cấp độ 2 sau 1 năm tập luyện tiếp theo

Sau 123

3.63

So sánh sự khác biệt giữa kết quả dự báo các chỉ số, test tuyển chọn VĐV tuyến cấp độ 2 với nhóm VĐV

trọng điểm (mô hình tuyển chọn VĐV đã xác định)


Sau 123

3.64

So sánh số lượt VĐV cấp độ 3 được tuyển chọn

124

3.65

So sánh số lượt VĐV cấp độ 2 được tuyển chọn

125

3.66

Phân loại tiêu chuẩn TC VĐV tuyến chân đế-cấp độ 4 thông qua các chỉ số, test sinh học, sư phạm và tâm lý

theo mô hình đào tạo nam VĐV CL cấp cao


Sau 136

3.67

Tuyển chọn tuyến VĐV năng khiếu chân đế-cấp độ 4 thông qua các chỉ số, test sinh học, sư phạm và tâm lý

theo mô hình đào tạo nam VĐV CL cấp cao (n=25)


Sau 136

3.68

Đánh giá kết quả sau 01 năm TC tuyến VĐV năng khiếu chân đế thông qua các chỉ số, test sinh học, sư phạm và tâm lý theo mô hình đào tạo nam VĐV CL cấp cao

(n=25)


Sau 136


Biểu đồ

3.1

Kết phỏng vấn các yếu tố đặc trưng phù hợp với cấu trúc, đặc thù của VĐV cầu lông cấp cao

61

3.2

Kết phỏng vấn các yếu tố đặc trưng trong xây dựng mô hình VĐV cầu lông cấp cao

63

3.3

Biểu đồ tương quan giữa các yếu tố đặc trưng

65

3.4

Kết quả kiểm tra và tính phân phối chuẩn của các chỉ số sinh học của tuyến VĐV cấp độ 3 (n = 20)

Sau 115

3.5

Kết quả kiểm tra và tính phân phối chuẩn của các chỉ số, test sư phạm của tuyến VĐV cấp độ 3 (n = 20)

Sau 115

3.6

Kết quả kiểm tra và tính phân phối chuẩn của các chỉ số, test tâm lý của tuyến VĐV cấp độ 3 (n = 20)

Sau 115

3.7

Kết quả kiểm tra và tính phân phối chuẩn của các chỉ

số sinh học của tuyến VĐV cấp độ 2 (n = 16)

Sau 115

3.8

Kết quả kiểm tra và tính phân phối chuẩn của các chỉ số, test sư phạm của tuyến VĐV cấp độ 2 (n = 16)

Sau 115

Thể loại

Số

Nội dung

Trang


Biểu đồ

3.9

Kết quả kiểm tra và tính phân phối chuẩn của các chỉ số, test tâm lý của tuyến VĐV cấp độ 2 (n = 16)

Sau 115

3.10

Mức độ phân tán kết quả trước và sau TC VĐV năng khiếu của tuyến VĐV chân đế của các chỉ số đặc trưng sinh học (n=25)


Sau 136

3.11

Nhịp tăng trưởng trước và sau TC VĐV năng khiếu

của tuyến VĐV chân đế của các chỉ số đặc trưng sinh học (n=25)


Sau 136

3.12

Mức độ phân tán kết quả trước và sau TC VĐV năn2

khiếu của tuyến VĐV chân đế của các chỉ số đặc trưng sư phạm (n=25


Sau 136

3.13

Nhịp tăng trưởng trước và sau TC VĐV năng khiếu

của tuyến VĐV chân đế của các chỉ số đặc trưng sư phạm (n=25)


Sau 136

3.14

Mức độ phân tán kết quả trước và sau TC VĐV năng

khiếu của mô hình VĐV chân đế của các chỉ số đặc trưng tâm lý (n=25)


Sau 136

3.15

Nhịp tăng trưởng trước và sau TC VĐV năng khiếu của mô hình VĐV chân đế của các chỉ số đặc trưng tâm

lý (n=25)


Sau 136


Sơ đồ

1.1

Mô hình VĐV cấp cao

31

1.2

Hệ thống các tổ chức quản lý đào tạo VĐV ở Việt Nam

41

1.3

Hệ thống đào tạo VĐV và đặc điểm các giai đoạn huấn luyện VĐV

42

3.1

Các yếu tố quyết định đào tạo VĐV cấp kiện tướng

76

Thể loại


PHẦN MỞ ĐẦU

Ở nước ta, thể thao thành tích cao có vị trí quan trọng trong việc phát triển thể dục thể thao (TDTT) nói chung, nâng cao sức khỏe và năng lực con người, có tác dụng to lớn trong việc tăng cường tình đoàn kết hữu nghị giữa các quốc gia, dân tộc và góp phần nâng cao uy tín, vị thế của đất nước. Thể thao thành tích cao (TTTTC) là hoạt động huấn luyện (HL), đào tạo, tập luyện, thi đấu của huấn luyện viên (HLV) và vận động viên (VĐV); trong đó, thành tích cao, kỷ lục thể thao được coi là giá trị văn hóa, là sức mạnh và năng lực của con người. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thể dục, thể thao (2018) nêu rõ: “TTTTC là hoạt động HL và thi đấu thể thao có hệ thống của HLV, VĐV nhằm đạt được thành tích, kỷ lục thể thao” [52].

TTTTC là sự phát huy, nâng cao giới hạn tiềm lực tối đa của cá nhân và tập thể về hình thái cơ thể, chức năng sinh lý, phẩm chất tâm lý, tố chất thể lực và kỹ - chiến thuật để đạt thành tích thi đấu xuất sắc, thông qua HL, thi đấu một cách hệ thống, khoa học. Đặc điểm của TTTTC là: có tính nghệ thuật thi đấu cao, đòi hỏi VĐV trải qua nhiều năm HL nghiêm khắc; tuân thủ nghiêm ngặt các luật lệ, quy tắc thi đấu; thành tích thi đấu được xã hội công nhận; VĐV là đại diện cho tổ chức, quốc gia hay địa phương thi đấu với mục đích rõ ràng [8].

Mục tiêu cao nhất của TTTTC là làm bộc lộ và khai thác mức độ tối đa tiềm năng thể chất con người thể hiện bằng thành tích thể thao cao nhất của họ. Các bộ phận chính cấu thành TTTTC có quan hệ chặt chẽ với nhau bao gồm: tuyển chọn (TC) tài năng thể thao trẻ, HL VĐV, thi đấu thể thao, các điều kiện đảm bảo nâng cao thành tích thể thao... Trong các yếu tố trên, HL VĐV là khâu quan trọng trong quy trình đào tạo nhiều năm. Tiến trình đào tạo, bồi dưỡng VĐV cấp cao là một quá trình khoa học liên tục, gắn liền với quá trình HL khoa học và quản lý khoa học theo định hướng các đặc điểm của khả năng vận động, tâm lý, cũng như các tư chất giải phẫu - sinh lý, tạo thành tiềm năng tổng hợp để đạt thành tích cao ở môn thể thao đó. Các đặc điểm mang tính định hướng


trong quá trình đào tạo VĐV cấp cao được nghiên cứu cho từng đối tượng của một môn thể thao cụ thể và được xây dựng thành mô hình VĐV cấp cao. [7]

Mô hình VĐV cấp cao hay cụ thể là mô hình đặc điểm VĐV ưu tú (model of outstanding athlete’s characteristrics) là đặc điểm chung kết cấu năng lực thi đấu của VĐV ưu tú. Năng lực thi đấu của VĐV cần thiết để tham gia thi đấu môn chuyên môn đều được cấu thành bởi thể lực và chức năng cơ thể (thể năng), kỹ năng, năng lực chiến thuật, năng lực tâm lý, năng lực trí tuệ. Kết cấu năng lực thi đấu của mỗi VĐV đều có đặc điểm khác nhau, nhưng kết cấu năng lực thi đấu của VĐV ưu tú lại có những đặc điểm chung. Xây dựng mô hình kết cấu đặc điểm VĐV ưu tú có thể khái quát một cách khoa học và mô tả chuẩn xác những đặc điểm chung này, để đưa ra hệ quy chuẩn xác định mục tiêu HL nâng cao năng lực thi đấu; đồng thời có tác dụng định hướng cho TC tài năng và HL cơ bản cho VĐV trẻ. Xây dựng mô hình kết cấu năng lực thi đấu của VĐV ưu tú thường là thu thập hệ thống giá trị những chỉ số với số lượng nhất định về năng lực thi đấu của VĐV ưu tú, để xử lý thống kê thành mô hình kết cấu định lượng hoặc định lượng và định tính. Theo sự phát triển không ngừng về trình độ thi đấu, mô hình kết cấu đặc điểm năng lực thi đấu của VĐV cũng phải điều chỉnh bổ sung. Mỗi VĐV tham chiếu mô hình đặc điểm kết cấu năng lực thi đấu, xác định mục tiêu HL của mình, sắp xếp kế hoạch HL, cần suy nghĩ đến đặc điểm cá nhân, chú ý duy trì và phát huy ưu thế năng lực cá nhân. [8]

Ở các nước tiên tiến, công tác đào tạo VĐV không chỉ dựa vào yếu tố sẵn có của bẩm sinh, di truyền, vào năng khiếu và cũng không đơn thuần chỉ dựa vào yếu tố của công tác HL, sự khổ luyện của VĐV, mà HL thể thao phải là sự kết hợp của nền khoa học tiên tiến, tạo thành quy trình công nghệ đào tạo VĐV. Đó là quy trình đào tạo khoa học với sự kết hợp nhiều mặt, nhiều giải pháp như y sinh học (sinh lý, sinh hóa, sinh cơ, di truyền, giải phẫu), kỹ thuật, tâm lý... trong đó sự tác động của khoa học công nghệ vào lĩnh vực này chiếm tỷ trọng ngày càng cao. Vì vậy, vận dụng thành quả của các môn khoa học vào quá trình TC, đào tạo, HL nâng cao thành tích thể thao có ý nghĩa quan trọng.


Cầu lông (CL) là môn thể thao ra đời và phát triển từ rất lâu trên thế giới và đã được đưa vào chương trình thi đấu tại các kỳ Đại hội Thể thao Olympic, ASIAD và các kỳ SEA Games. Trong những năm gần đây, CL ở Việt Nam là một trong những môn thể thao phát triển rộng rãi trong quần chúng, có vị trí quan trọng trong việc nâng cao sức khỏe, tinh thần đoàn kết cho mọi người tập luyện và thi đấu. Cùng với việc phát triển CL theo hướng phát triển rộng khắp, ngành TDTT luôn quan tâm đến việc đào tạo một đội ngũ HLV, VĐV CL có trình độ cao đáp ứng yêu cầu tập luyện của TTTTC tại các giải trong nước và quốc tế. Trong Chiến lược phát triển TDTT Việt Nam đến năm 2020 môn CL được xác định là một trong những môn thể thao mũi nhọn được đầu tư trọng điểm. Trên đấu trường quốc tế, các VĐV CL Việt Nam đã đạt được những thành công nhất định và đã có những VĐV đạt đẳng cấp Thế giới như: Nguyễn Tiến Minh, Vũ Thị Trang, Nguyễn Thùy Linh, Dương Bảo Đức, Thái Thị Hồng Gấm Nguyễn Hoàng Nam, Đỗ Tuấn Đức… Thành tích thi đấu môn CL Việt Nam những năm gần đây đã đạt được những kết quả nhất định tại các kỳ SEA Game, các giải Châu Á và thế giới. [121]

Công tác HL nam VĐV cấp cao ở nhiều môn thể thao nói chung và ở môn CL nói riêng được triển khai ở các trung tâm HL thể thao quốc gia, các trung tâm đào tạo VĐV ở các địa phương. Tuy nhiên trong quá trình TC và HL, các HLV chỉ đánh giá trình độ tập luyện (TĐTL) thông qua các chỉ số đặc trưng về mặt sư phạm (thể lực, kỹ - chiến thuật, thi đấu), chưa đánh giá thường xuyên thông qua các chỉ số đặc trưng về hình thái, chức năng, tâm lý theo mô hình VĐV cấp cao một cách khoa học. Điều này dẫn đến kết quả HL nam VĐV cấp cao môn CL chưa đạt được thành tích như mong muốn, chưa đáp ứng được mục tiêu ngang bằng trình độ khu vực; đánh giá hiệu quả của quá trình HL, kiểm tra TĐTL của VĐV cấp cao chỉ phụ thuộc vào khả năng chuyên môn, khả năng thi đấu, chưa đánh giá được mức độ biểu hiện năng lực, trình độ của VĐV thông qua khả năng chịu đựng của cơ thể về mặt y sinh học, tâm lý, qua đó giúp các HLV có những điều chỉnh phù hợp để nâng cao thành tích trong quá trình HL.

Xem tất cả 285 trang.

Ngày đăng: 20/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí