Khái Niệm Về Mô Hình Ở Một Số Lĩnh Vực Khác Nhau


Liên quan đến nội dung nghiên cứu của Luận án, một số công trình khoa học đã được công bố như: Lê Hồng Sơn (2006) “Ứng dụng hệ thống các bài tập nhằm phát triển thể lực chuyên môn cho nam VĐV CL trẻ lứa tuổi 16-18” [54]; Bùi Thị Hải Yến (2011), “nghiên cứu đặc điểm chức năng tuần hoàn của VĐV CL lứa tuổi 17 – 18 giai đoạn chuyên môn hóa sâu của trung tâm TDTT tỉnh Quảng Ninh” [85]; Khoa Trung Kiên (2011), “Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá TĐTL của nam VĐV lứa tuổi 16 – 18 đội tuyển CL trẻ quốc gia” [26]. Đàm Tuấn Khôi (2012) “Xây dựng hệ thống đánh giá TĐTL của VĐV CL cấp cao”[25]… Những công trình nghiên cứu có liên quan đến xây dựng mô hình VĐV cấp cao, gồm: Bùi Trọng Toại (2018) “Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn tuyển chọn VĐV năng khiếu một số môn thể thao trọng điểm hướng tới mô hình vận động viên cấp cao về sư phạm và y sinh học” [64]; Chương trình nghiên cứu cấp Bộ (2016) “Nghiên cứu ứng dụng hệ thống các giải pháp khoa học trong đào tạo VĐV cấp cao các môn thể thao Olympic cơ bản” với 6 công trình nghiên cứu tập trung các môn thể thao Olympic, gồm: Bắn súng, cử tạ, thể dục dụng cụ, điền kinh, bơi lội, teakwondo, karatedo; Chương trình nghiên cứu cấp Bộ (2018) “Nghiên cứu mô hình VĐV cấp cao một số môn thể thao trọng điểm hướng đến ASIAD và Olympic” [49] đã đưa ra mô hình VĐV cấp cao các môn thể thao Olympic: Cử tạ, Điền kinh, Bắn súng, Bơi lội, Thể dục dụng cụ và định hướng TC VĐV năng khiếu nhằm chuẩn bị lực lượng VĐV kế thừa ở các năm tiếp theo. Xuất phát từ những phân tích về ý nghĩa, tầm quan trọng, tính cần thiết nghiên cứu và cơ sở thực tiễn công tác HL VĐV cấp cao môn CL, đề tài luận án “Nghiên cứu xây dựng mô hình nam VĐV cấp cao môn CL qua các giá trị sinh học, sư phạm và tâm lý” được lựa chọn nghiên cứu nhằm nâng cao hiệu quả công tác HL, kiểm tra đánh giá TĐTL của VĐV cấp cao môn CL, góp phần

khoa học hóa công tác TC, đào tạo VĐV CL Việt Nam.


Mục đích nghiên cứu.

Nghiên cứu xây dựng mô hình nam VĐV cấp cao môn CL qua các giá trị sinh học, sư phạm và tâm lý nhằm khoa học hóa công tác kiểm tra, đánh giá TĐTL VĐV cấp cao và định hướng TC, đào tạo VĐV năng khiếu môn CL.

Mục tiêu nghiên cứu.

Với mục đích nghiên cứu nêu trên, đề tài luận án xác định giải quyết các mục tiêu nghiên cứu sau:

Mục tiêu 1: Nghiên cứu xác định các chỉ số đặc trưng về sinh học (hình thái, sinh lý, sinh hóa), sư phạm, tâm lý phù hợp với cấu trúc, đặc thù của nam VĐV CL cấp cao.

Mục tiêu 2: Xây dựng và kiểm nghiệm mô hình nam VĐV cấp cao thông qua các chỉ số đặc trưng về sinh học, sư phạm và tâm lý đã lựa chọn.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 285 trang tài liệu này.

Mục tiêu 3: Định hướng TC VĐV năng khiếu theo các chỉ số đặc trưng về sinh học, sư phạm và tâm lý trong mô hình nam VĐV cấp cao môn CL.

Giả thuyết khoa học của luận án.

Nghiên cứu xây dựng mô hình nam vận động viên cấp cao môn cầu lông qua các giá trị sinh học, sư phạm và tâm lý - 3

Từ thực tiễn còn hạn chế trong kiểm tra, đánh giá hiệu quả HL nam VĐV cấp cao và định hướng TC VĐV năng khiếu môn CL, nếu xây dựng được mô hình nam VĐV cấp cao môn CL qua các giá trị sinh học, sư phạm và tâm lý dựa trên cơ sở khoa học, phù hợp với điều kiện thực tiễn HL ở Việt Nam, sẽ góp phần nâng cao hiệu quả công tác HL, kiểm tra đánh giá TĐTL của VĐV cấp cao môn CL, đồng thời là cơ sở định hướng công tác TC, đào tạo VĐV năng khiếu môn CL.


CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Cơ sở lý luận về mô hình VĐV cấp cao

1.1.1. Những khái niệm cơ bản về mô hình VĐV cấp cao

1.1.1.1. Khái niệm về mô hình ở một số lĩnh vực khác nhau

Về bản chất “mô hình” có thể được xem như sự mô phỏng một hình mẫu chuẩn, tối ưu, có giá trị của một phương án, một cách thức phát triển và có thể ứng dụng với hiệu quả cao trong không gian và thời điểm nhất định.

Từ điển Oxford: Một thứ được sử dụng làm ví dụ để theo dõi hoặc bắt chước (A thing used as an example to follow or imitate). Hay theo nghĩa giải thích rõ hơn là một người hay vật là một ví dụ xuất sắc về chất lượng (A person or thing regarded as an excellent example of a specified quality). [120]

Từ điển Cambridge: một cái gì đó mà một bản sao có thể được dựa trên vì nó là một ví dụ rất tốt về thể loại của nó (something that a copy can be based on because it is an extremely good example of its type). [119]

Mô hình nghiên cứu (research model): Thể hiện mối quan hệ của các nhân tố (các biến) trong phạm vi nghiên cứu, mối quan hệ này cần được phát hiện hoặc qua kiểm chứng.

Mô hình hóa khoa học (Scientific modeling): Mô hình hóa khoa học, tạo ra một đại diện vật lý, khái niệm hoặc toán học của một hiện tượng thực sự khó quan sát trực tiếp. Các mô hình khoa học được sử dụng để giải thích và dự đoán hành vi của các đối tượng hoặc hệ thống thực và được sử dụng trong nhiều ngành khoa học khác nhau...

Mô hình hoá là một trong những phương pháp được sử dụng rộng rãi trong khoa học và kỹ thuật. Sự hình thành mang tính chuyên biệt đối với việc nghiên cứu các đặc tính này gọi là mô hình. Theo tác giả Lê Anh Tuấn [74] mô hình hoá là một môn khoa học về cách mô phỏng, giản lược các thông số thực tế nhưng vẫn diễn tả được tính chất của từng thành phần trong mô hình, mô hình không hoàn toàn là một vật thể hiện thực, nhưng nó giúp cho chúng ta hiểu rõ hơn hệ thống


thực tế. Mô hình hoá và mô phỏng được ứng dụng không những vào lĩnh vực khoa học công nghệ mà còn ứng dụng hiệu quả vào nhiều lĩnh vực khác như kinh tế, văn hoá thể dục thể thao và trong lĩnh vực quân sự.

Mô hình giáo dục (Educational model): Một mô hình giáo dục gồm tập hợp một số lý thuyết và phương pháp tiếp cận giảng dạy và chỉ đạo giáo viên phát triển các chương trình học tập và hệ thống hóa quá trình giảng dạy và học tập.

Huitt (1995): mô hình dạy học có nhiều yếu tố cấu thành liên quan đến thành tích học tập của học sinh, nó đặt trong mối tương tác giữa 6 yếu tố: (1) quy trình đào tạo và đặc điểm của trường, (2) gia đình, (3) cộng đồng, (4) nhà nước, (5) truyền thông và (6) môi trường toàn cầu [101], [117].

1.1.1.2. Khái niệm về mô hình tài năng thể thao:

Một số khái niệm về mô hình xác định tài năng thể thao như sau:

Mô hình của Harre (1982): (theo trích dẫn của Durand-Bush & Salmela, 2001) mô tả "có thể là một trong những mô hình phát hiện tài năng hoàn thiện nhất trong hệ thống cơ sở lý luận" (Durand-Bush & Salmela, 2001, tr.272) [97]. Mô hình này được dựa trên giả định rằng: chỉ thông qua tập luyện mới có thể xác định một VĐV trẻ thành công hay không. Theo đó, Harre nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đưa càng nhiều VĐV trẻ vào chương trình HL càng tốt.

Xác định tài năng thể thao không thể dựa vào các thuộc tính thể chất bên ngoài mà phải kết hợp một số biến tâm lý và xã hội giúp VĐV thành công. [16]

Montpetit và Cazorla (1982) đã mở rộng mô hình của Gimbel (theo trích dẫn của DurandBush & Salmela, 2001) [97] đã thêm các chi tiết liên quan quyết định đến thành tích là yếu tố hình thái và sinh lý. Theo họ, hồ sơ của các VĐV đỉnh cao ban đầu dựa trên các quy trình kiểm tra sinh lý thông thường. Sự ổn định của các biến này sau đó được xác minh thông qua kiểm tra dài hạn và chỉ khi đó các biến mới có thể được áp dụng cho các nhóm VĐV trẻ hơn.

Bompa (1999), người đã phát triển khái niệm mô hình về xác định tài năng thể thao dựa trên một hệ thống và thường được các nước Đông Âu sử dụng. Mô hình của ông nhấn mạnh ba nhóm yếu tố quyết định thành tích, cụ thể là: (1)


năng lực vận động (kỹ năng tri giác và vận động, sức bền, sức mạnh và công suất), (2) năng lực sinh lý và (3) đặc điểm hình thái. [90], [91].

Theo Geron (1978) [98] xây dựng mô hình xác định tài năng thể thao theo ba quy trình: (a) xác định hồ sơ “VĐV đỉnh cao” trong một môn thể thao cụ thể,

(b) thông qua các nghiên cứu theo chiều dọc xác định các biến liên quan chặt chẽ đến thành công và phụ thuộc vào di truyền, và (c) xác định các giai đoạn tuổi khi khía cạnh di truyền của các yếu tố được chọn là mạnh nhất. Cơ sở cho các thủ tục này là sự cần thiết phải phân biệt đặc điểm của một nhà vô địch và những phẩm chất cá nhân cần thiết để trở thành một nhà vô địch.

Mô hình của Simoton (1999), [109] có cái nhìn khá toàn diện, đa chiều về các mặt: xây dựng dưới dạng một mô hình biểu sinh gồm 2 phần. Phần mô hình nổi bật được xử lý các dữ liệu có tính đặc trưng vùng miền, nghiên cứu cắt ngang theo luật phân phối (cross sectional distribute) và khả năng dự đoán, di sản truyền thống gia đình. Phần mô hình biểu sinh xử lý các dữ kiện cho việc trưởng thành về thành tích sớm và muộn, các dấu hiệu nhận dạng ban đầu, nghiên cứu cắt ngang trong suốt thời gian duy trì thành tích thể thao, sự suy giảm thành tích và thay đổi trong lĩnh vực tài năng và dự đoán theo chiều dọc.

1.1.1.3. Khái niệm mô hình đặc điểm VĐV cấp cao Khái niệm VĐV cấp cao

Thuật ngữ “VĐV cấp cao”, “VĐV ưu tú”, “VĐV trọng điểm” hoặc “VĐV chuyên nghiệp” chưa được các nhà chuyên môn thống nhất về định nghĩa. VĐV cấp cao được HL tại các Trung tâm HL thể thao quốc gia hoặc các cơ sở đào tạo-HL VĐV do nhà nước đầu tư và quản lý.

Theo Từ điển Tiếng Việt xác định khái niệm VĐV là “Người hoạt động thể thao đã đạt tới một trình độ nhất định”. VĐV Bơi lội. VĐV Điền kinh. Đạt danh hiệu “VĐV cấp ưu tú”. [81]

Theo Collins (1998) “VĐV là những người được đào tạo để thi đấu các môn thể thao đòi hỏi sức bền, sức khỏe và tốc độ. VĐV có thể là người thi đấu thể thao chuyên nghiệp, nghiệp dư hay bán chuyên nghiệp [103]


Chiến lược phát triển TDTT đến năm 2020 [5] xác định tiêu chí môn thể thao trọng điểm và VĐV trọng điểm ở các quốc gia là: Giành huy chương vàng Thế vận hội, ưu tiên môn thể thao nhiều lần giành huy chương vàng Thế vận hội. Cụ thể: “VĐV trọng điểm loại 1 có khả năng giành huy chương vàng Asiad, huy chương Olympic. Trung ương và địa phương, ngành kết hợp quản lý và đầu tư, nhưng trung ương tập trung đầu tư là chính...”.

Theo Lê Văn Xem và cộng sự (2014) [84], đưa ra khái niệm về chức danh VĐV TTTTC như sau: “VĐV TTTTC được hiểu là người có tài năng thể thao, tập luyện thường xuyên và có hệ thống về một hay nhiều môn thể thao để tham gia thi đấu TTTTC và được cơ quan quản lý Nhà nước về TDTT có thẩm quyền công nhận”. Như vậy, theo pháp lý không phải bất cứ người tập luyện thể thao nào cũng được mang chức danh VĐV thể thao.

Theo Thư viện Bách khoa toàn thư trực tuyến (Online Encyclopedia) [118] định nghĩa VĐV chuyên nghiệp: “VĐV đạt được vị trí đầu trong môn thể thao họ đã tập luyện nhiều năm. VĐV chuyên nghiệp là những người có tài năng bẩm sinh, khả năng chịu đựng và khả năng cạnh tranh cao. Có phản xạ và khả năng phối hợp tuyệt vời, đồng thời có kỷ luật tốt khi luyện tập và HL nghiêm ngặt”.

Các đặc điểm của VĐV cấp cao

Theo Dương Nghiệp Chí (2014) đánh giá [8] “…nghiên cứu về đặc điểm VĐV ưu tú từng môn thể thao của thế giới còn rất ít được công bố với những chỉ số, tiêu chuẩn cụ thể. Ở nước ta, những tư liệu của từng môn thể thao lại càng thiếu”.

Tại Việt Nam chưa có nhiều nghiên cứu cụ thể về đặc điểm của VĐV cấp cao, chỉ có một số nghiên cứu riêng lẻ của một số tác giả: Đặng Hồng Nhung (2015) [45], Đặng Hà Việt (2016) [82], Huỳnh Thúc Phong (2016) [51], Bùi Trọng Toại (2018) [64], Vũ Việt Bảo (2018) [4]… Qua tổng hợp phân tích các công trình nghiên cứu có thể hiểu đặc điểm VĐV cấp cao là những VĐV đã đạt được thành tích nổi trội nhất định trong hệ thống các giải thi đấu quốc gia, quốc tế. Do vậy, tác giả Lâm Quang Thành (2017), đã tổng hợp: “tài năng thể thao được công nhận là thành phần của vốn tài năng quốc gia, là sản phẩm của sự


tổng hợp đầu tư của toàn xã hội và sự tự hoàn thiện khả năng chính mình. Tính theo thuộc tính cá nhân thì tài năng mang đặc trưng cá nhân rõ rệt”. [61]

Dựa trên quan điểm của Lâm Quang Thành, tác giả Bùi Quang Hải và cộng sự [18] xác định: “Tài năng thể thao là sự tổng hoà những đặc điểm rất đa dạng về hình thái, chức năng sinh lý, tâm lý, khả năng vận động và những đặc điểm khác của con người, kết hợp với sự tập luyện kiên trì để đạt thành tích cao, lập kỷ lục trong từng môn thể thao cụ thể và được xã hội thừa nhận”.

Theo phân tích của Dương Nghiệp Chí [7], đặc điểm của VĐV ưu tú phụ thuộc vào nhóm môn khác nhau. Tác giả phân theo 02 nhóm môn: Nhóm môn thể lực chủ đạo và nhóm môn kỹ năng chủ đạo và phân loại theo từng yếu tố đặc trưng theo từng môn thể thao. Trong đó, môn CL thuộc nhóm môn “tính đối kháng cách lưới” có yêu cầu đặc điểm về năng lực thi đấu của VĐV ưu tú CL là: “Chiến thuật biến hóa đa dạng, chú trọng tác động của chiến thuật đối với kết quả thi đấu, tăng tác dụng của tố chất thể lực”.

Khái niệm mô hình VĐV cấp cao:

Theo các tác giả Dương Nghiệp Chí [8], Lê Nguyệt Nga [40], Phạm Ngọc Viễn [80], các nhân tố cấu thành trình độ cấp cao được thể hiện ở sự nâng cao về năng lực thể thao (các tiền đề để đạt thành tích cao) là hình thái cơ thể, các đặc điểm về sinh lý, sinh hóa, tuổi sinh học, các tố chất thể lực, khả năng tiếp thu kỹ-chiến thuật, khả năng chịu đựng LVĐ, phẩm chất tâm lý.

Theo Nguyễn Thành Lâm [26]: người tài thể thao có đặc tính riêng biệt và sáng tạo trong lĩnh vực năng lực thể chất của con người. Đặc trưng mô hình là những đặc điểm nổi trội của VĐV, dựa vào mô hình để định hướng quá trình HL cho phù hợp với mặt mạnh, yếu và năng lực thi đấu của VĐV. [23], [33]

Theo Lê Nguyệt Nga (2013) [41], đặc trưng mô hình VĐV cấp cao là sơ đồ các chỉ số thích hợp đối với TĐTL và thi đấu của VĐV. Soạn thảo đặc biệt trong mô hình là tìm ra các yếu tố tác động trực tiếp đến thành tích thể thao, muốn vậy phải tiến hành khảo sát toàn diện các VĐV cấp cao các chỉ số đặc trưng về hình thái, kỹ thuật, thể lực, tâm lý.


Theo tác giả Phan Hồng Minh (2000) [35], để có mô hình đúng, phải miêu tả chính xác mô hình, lập các chỉ tiêu khoa học, đánh giá chuẩn thực trạng hiện tại và dự báo phát triển sắp tới cũng như tương lai. Đặc trưng mô hình không được mơ hồ và khó xác định bản thân tài năng thể thao về các mặt, phải có mô hình biểu hiện chỉ tiêu cụ thể quan trọng.

Tác giả Nguyễn Toán (1998) [68] cho rằng: muốn xác lập được mô hình lý tưởng phải xem xét phải tính toán toàn diện vai trò, mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố đặc trưng mô hình cấu trúc, đồng thời đề ra các nội dung, chỉ tiêu trắc nghiệm định lượng thích hợp. Đặc trưng mô hình là cấu trúc về các yếu tố quyết định năng lực thể thao của VĐV cấp cao, các năng lực trên phụ thuộc vào mức độ kỹ thuật, trình độ chiến thuật trong thi đấu.

Theo tác giả Dương Nghiệp Chí và cộng sự (2014) [8] xác định VĐV ưu tú là người có tài năng, chỉ ở họ mới có những đặc điểm đáng để nghiên cứu, hoặc đáng để xác lập mô hình. Xây dựng mô hình kết cấu đặc điểm VĐV ưu tú có thể khái quát một cách khoa học là mô tả chuẩn xác những đặc điểm chung này để đưa ra hệ quy chuẩn xác định mục tiêu HL nâng cao năng lực thi đấu.

1.1.2. Các yếu tố cấu thành mô hình VĐV cấp cao

Thành tích thể thao bị chi phối bởi nhiều yếu tố, vì vậy để xây dựng mô hình VĐV cấp cao phải xác định được những yếu tố cấu thành giá trị của mô hình VĐV cấp cao. Trong đó, những giá trị về y sinh học, sư phạm và tâm lý đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong mô hình VĐV cấp cao.

1.1.2.1. Các yếu tố cấu thành giá trị sinh học trong mô hình VĐV cấp cao: Yếu tố hình thái:

Hình thái phản ánh cấu trúc cơ thể, được xác định bởi trình độ phát triển, những giá trị tuyệt đối về nhân trắc, tỷ lệ những chỉ số đó. Kết quả kiển tra cho biết cơ thể của VĐV có phát triển đúng quy luật chung hay không, đúng với yêu cầu đặc thù của môn thể thao là chuyên môn hẹp của VĐV hay không.

Từ thế kỷ 19, các nhà nghiên cứu đã phát hiện tiềm năng của các phép đo nhân trắc-hình thái và sinh lý là yếu tố phân biệt thành tích/trình độ của VĐV.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/10/2022