Các Chỉ Tiêu Sinh Hóa Chủ Yếu Đánh Giá Lvđ Buổi Tập [10]


Có nhiều chỉ số được xem xét như tuổi, chiều cao, cân nặng cho tới các yếu tố phức tạp hơn cần dùng đến nhiều phép đo nhân trắc, phân tích thành phần cơ thể và năng lực vận động. Nhiều nghiên cứu đã so sánh sự khác biệt giữa VĐV cấp cao và cấp thấp để xác định các yếu tố đặc thù của môn thể thao.

Theo De Garay (1974), [96] hồ sơ nghiên cứu về 1.265 nam và nữ VĐV của 13 môn tại Thế vận hội Mexico City năm 1968 , gồm tổng hợp thành hồ sơ đánh giá nhân trắc và thể chất của các VĐV. Sau khi so sánh số liệu của nhóm đối chứng gồm 370 người không phải là VĐV, de Garay (1974) xác nhận và phát triển thông tin hồ sơ về nhân trắc và thể chất của các VĐV Olympic thành công trong các cuộc thi. Trong đó xác định được các chỉ số / test mang tính đặc thù để đánh giá và TC VĐV các môn thể thao khác nhau.

Hoshizaki (1987) [100], Grabiner và McKelvain (1987) [99] tuyên bố có thể dự đoán thành công của những thiếu niên có đặc điểm giống với các VĐV thể dục dụng cụ đỉnh cao từ đó HL và đào tạo họ đạt thành công. Các tác giả xây dựng mô hình phát hiện tài năng dựa trên phân tích đặc điểm nhân trắc và thể chất của cả VĐV cấp cao và VĐV trẻ trong từng nội dung thi đấu. Tuy nhiên, Wolstencroft E. (2002) [115] đã phân tích và nhận định mô hình này vẫn còn hạn chế vì: (1) các yếu tố nhân trắc và thể chất không duy trì mãi trong quá trình trưởng thành, (2) thành tích thay đổi theo tuổi tác, (3) kết quả các nghiên cứu gần đây về sự khác biệt nhân trắc của các VĐV thành công chưa thống nhất. Cho đến nay các đặc điểm nhân trắc và thể chất vẫn là các yếu tố rất được chú trọng trong nghiên cứu TC tài năng thể thao.

Yếu tố chức năng cơ thể:

Các yếu tố chức năng cơ thể quy định hoạt động thể lực của cơ thể. Khả năng chức phận của các cơ quan trong cơ thể là năng lực tiềm ẩn của mỗi người được phát triển, hoàn thiện nhờ quá trình giáo dục, rèn luyện và bộc lộ ra bên ngoài bằng tố chất thể lực, năng lực vận động của cơ thể.

Kiểm tra chức năng sinh lý nhằm nghiên cứu về đặc điểm cấu tạo và chức năng của các cơ quan trong cơ thể VĐV, có vai trò đặc biệt quan trọng đối với


việc đánh giá trình độ thể lực hay năng lực hoạt động thể lực của VĐV. Những chỉ số này được biến đổi dưới tác động của quá trình tập luyện TDTT và nó là chỉ số quan trọng để đánh giá TĐTL và còn có giá trị trong TC VĐV. [3], [57]

Chức năng của cơ thể còn được đánh giá thông qua các hoạt động định lượng, phản ứng của cơ thể thể hiện một phần TĐTL của VĐV đó. Ví dụ như: Trong trạng thái hoạt động định lượng, VĐV có TĐTL cao hơn thường có tần số mạch đập tăng chậm hơn so với VĐV có TĐTL thấp. Chính vì vậy, việc xác định các chỉ số chức năng sinh lý ở trạng thái hoạt động định lượng là những thông tin có giá trị để so sánh và đánh giá TĐTL của VĐV. [73]

Chỉ số sinh lý thường dùng trong TC tài năng thể thao là: Nhịp tim, Huyết áp, Test bước bục (test Harwad), Dung tích sống, Thể tích hấp thụ oxy tối đa trong mỗi phút. [3], [10], [11]

Yếu tố sinh hoá:

Chức năng sinh hóa hay nói cách khác là xét nghiệm sinh hóa máu của người bình thường cũng như VĐV nhằm đo nồng độ hay hoạt độ của một số chất trong máu, qua đó giúp đánh giá chức năng của các cơ quan trong cơ thể. Trong đó một số chỉ tiêu sinh hóa đặc trưng cho người bình thường và VĐV là: Mạch đập, Hb, Testosterone, axit lactic, urê huyết (hoặc urê niệu), prôtein niệu, crêatinin niệu làm tiêu chí để đánh giá LVĐ của các bài tập, buổi tập có cường độ khác nhau. Tuy nhiên trong khi đánh giá khả năng chịu đựng LVĐ của VĐV, dùng một chỉ số sinh hóa đơn giản và xét nghiệm một lần rất khó phản ánh được vấn đề trong quá trình HL. Vì vậy, phải đồng thời kết hợp ít nhất từ 2 – 4 chỉ số sinh hóa, tạo thành những tổ hợp khác nhau tuỳ mục đích đánh giá LVĐ và hiệu quả HL. [19] [33]

Do đặc điểm cấu trúc và chức năng cơ thể VĐV có sự khác biệt rất lớn và một vài chỉ số có liên quan nhiều đến đặc điểm di truyền và cá thể. Chính vì vậy, không thể xác định một mức chuẩn chung cho mọi người, mà chỉ có thể dùng chỉ số này để so sánh trước và sau LVĐ với chính bản thân VĐV đó, không nên so sánh giữa chỉ số VĐV này với VĐV khác. [56]


Tác giả Lê Đăng Chiêu (2007) trình bày là những chỉ số đặc trưng chủ yếu để đánh giá LVĐ buổi tập như bảng 1.1 sau: [10]

Bảng 1.1. Các chỉ tiêu sinh hóa chủ yếu đánh giá LVĐ buổi tập [10]


Các chỉ tiêu

Phương pháp đánh giá cường độ VĐ

Phương pháp đánh giá khối LVĐ

Phương pháp đánh giá mức hồi phục

AL (axit lactic trong máu)

Căn cứ kế hoạch HL. AL là chỉ tiêu chủ yếu đánh giá

cường độ VĐ.



Urê huyết.


Urê huyết là chỉ tiêu đánh giá khối lượng VĐ.

Sau LVĐ không vượt quá 7 – 8mmol/L.

Là chỉ tiêu chủ yếu đánh giá mức độ hồi phục. Sáng

sớm hôm sau đạt 4 – 6 mmol/L là LVĐ thích hợp.

Prôtein niệu.

Cường độ cao trong thời gian dài tăng

cao rõ rệt.

Chỉ so sánh dọc, tự bản thân đối chiếu, không so

sánh với VĐV khác

Sau buổi tập 4 giờ phân giải hết là LVĐ thích hợp

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 285 trang tài liệu này.

Nghiên cứu xây dựng mô hình nam vận động viên cấp cao môn cầu lông qua các giá trị sinh học, sư phạm và tâm lý - 4

Mỗi chỉ tiêu sinh hóa đều có giá trị bình thường, hình thành trong điều kiện sinh lý lành mạnh của cơ thể, giá trị mệt mỏi và có thể có giá trị tối ưu tuỳ từng chỉ tiêu. Đánh giá LVĐ bằng các chỉ tiêu sinh hoá cần phải chú ý tới sự biến đổi về lượng của mẫu khi xét nghiệm và tính đến phạm vi giá trị tham khảo và ngưỡng mệt mỏi của từng chỉ tiêu, tham khảo bảng 1.2.

Bảng 1.2. Giá trị bình thường và ngưỡng mệt mỏi của một số chỉ tiêu sinh hoá khi LVĐ tác động lên cơ thể VĐV [10]

Chỉ tiêu

Phạm vi bình thường

Giá trị ngưỡng mệt mỏi

Huyết sắc tố (Hb)

Nam: 12 – 16mg%. Nữ: 11 – 15mg%

Mức tối ưu là 16mg%

- Mệt mỏi giảm 10%, LVĐ lớn còn 9mg%.

- Thiếu máu: nam < 12mg%.

nữ < 11mg%

Urê huyết

5 – 6mmol/L

Ngưỡng mệt mỏi: 8,33mmol/L

CK huyết thanh

100 IU/L

Ngưỡng mệt mỏi: 200 IU/L

AL trong máu

2mmol/L (18mg%)

AT: 4mmol/L;

IAT: 2,5 7,5mmol/L Yếm khí: > 12mmol/L

Prôtein niệu

< 10mg/L

Phụ thuộc vào đặc điểm cá thể

Crêatinine niệu

Người BT: 10 – 30mg/kg VĐV: 20 – 35mg/kg

Không phụ thuộc vào LVĐ mà phụ thuộc mức độ phát triển cơ

Testosterone trong

máu

Nam: 12,5 – 34,7nmol/L

Nữ: 0,728 – 3,47nmol/L

Thấp hơn nhiều so với phạm vi

bình thường

Ghi chú: AT: ngưỡng yếm khí; IAT: ngưỡng yếm khí cá thể.


Sự biến đổi của một chỉ tiêu sinh hóa có thể cho biết LVĐ lớn hoặc nhỏ, nhưng nếu kết hợp thêm với sự diễn biến của 1 hoặc 2 chỉ tiêu khác sẽ cho kết quả đánh giá khác hẳn và có sự chuẩn xác hơn tại bảng 1.3.

Bảng 1.3. Mối quan hệ giữa Urê huyết và Hemoglobin với LVĐ [10]


Urê huyết (mmol/L) BT: 5 – 6mmol/L

Hemoglobine (mg%) BT: 12 – 16mg%

Đánh giá

Tăng lên 1mmol/L

Không giảm hoặc tăng Giảm nhiều

LVĐ nhỏ.

Chức năng cơ thể giảm sút

Tăng lên 2mmol/L

Giảm

Không đổi hoặc tăng

Lượng vận độn lớn.

LVĐ trung bình

Tăng lên 3mmol/L

Giảm Không đổi

LVĐ quá lớn, không thích nghi LVĐ lớn, thích nghi

Bảng 1.4. Tổ hợp chỉ tiêu sinh hoá trong đánh giá tổng hợp khả năng chịu đựng LVĐ của VĐV[10]

Mục đích kiểm tra

Chỉ tiêu chính

Chỉ tiêu hỗ trợ

Đánh giá LVĐ bài tập

AL và Urê huyết

Prôtein niệu, mạch đập

LVĐ 1 tuần, 1 chu kỳ HL

Hb, urê huyết

AL

Trạng thái chức năng cơ thể sau vận động

Hb, urê huyết

Testosteron, cortisol

Xét nghiệm sinh hóa không chỉ thực hiện một lần mà phải kiểm tra thường xuyên hoặc định kỳ, một cách có hệ thống và lâu dài suốt quá trình đào tạo, bởi LVĐ không ngừng nâng cao và trạng thái chức năng cơ thể VĐV cũng biến đổi liên tục, cần được theo dõi, điều chỉnh và có giải pháp hồi phục thoả đáng trong quá trình HL. Cần kết hợp giữa kiểm tra y sinh học với quan sát sư phạm mới có thể đưa ra được sự đánh giá khách quan, khoa học và toàn diện.

1.1.2.2. Các yếu tố cấu thành giá trị sư phạm trong mô hình VĐV cấp cao Yếu tố tố chất thể lực:

Về tố chất tốc độ (sức nhanh):

Tố chất tốc độ (speed) là năng lực vận động với tốc độ nhanh của con người, là một trong những tố chất vận động cơ bản của VĐV. Theo môn thi đấu, có thể phân thành tố chất tốc độ chung và tố chất tốc độ chuyên môn. Theo hình thức biểu hiện có thể phân thành tốc độ phản ứng, tốc độ động tác và tốc độ di chuyển. [7],[8]

Về tố chất sức mạnh:


Tố chất sức mạnh (strength) là năng lực khắc phục hoặc đối kháng trở lực nhờ hoạt động của hệ thống thần kinh cơ của con người. Tố chất sức mạnh là một trong những tố chất cơ bản trong hoạt động thể thao, là chỉ số đo lường trình độ HL thể lực quan trọng của VĐV.

Theo tổng hợp của Dương Nghiệp Chí (2014) xây dựng bảng phân loại tố chất sức mạnh dựa trên cơ sở lý luận và thực tế "trong thực tế người ta chỉ chú trọng tới 3 loại sức mạnh cơ bản: sức mạnh tối đa, sức mạnh tốc độ, sức bền mạnh"[8].

Về tố chất sức bền:

Tố chất sức bền (endurance) là năng lực của cơ thể duy trì cường độ vận động hoặc chất lượng động tác nhất định trong thời gian tương đối dài. Tố chất sức bền thường phân ra sức bền chung và sức bền chuyên môn. Sức bền và hai tố chất vận động sức mạnh, tốc độ kết hợp trong thể thao (hoặc trong vận động) lại phân thành sức bền mạnh và sức bền tốc độ. [7],[8]

Nhiều nhà khoa học Dương Nghiệp Chí, Lê Quý Phượng, Bùi Quang Hải… đã phân tích tổng hợp trong các nghiên cứu về phân loại sức bền, gồm: Sức bền ưa khí, Sức bền yếm khí, Sức bền hỗn hợp, Sức bền chung, Sức bền chuyên môn. [8],[17], [48]

Về tố chất mềm dẻo và tố chất linh hoạt:

Kết cấu của khớp phụ thuộc chủ yếu vào hệ số di truyền, mà phạm vi hoạt động lớn hay nhỏ của các khớp (độ linh hoạt khớp) chính là tố chất mềm dẻo. Tố chất mềm dẻo giúp cho VĐV dễ hoàn thiện kỹ thuật và phòng ngừa chấn thương. Tố chất mềm dẻo có thể phân loại thành tố chất mềm dẻo chung (độ linh hoạt chung của các khớp) và tố chất mềm dẻo chuyên môn (tố chất mềm dẻo cần thiết để nâng cao kỹ thuật chuyên môn của môn thể thao nào đó). Ngoài kết cấu của khớp, tố chất mềm dẻo còn phụ thuộc vào một số nhân tố như: độ linh hoạt của quá trình thần kinh; tính thích ứng đối với nhiệt độ bên ngoài; độ co dãn của tổ chức bao quanh khớp. [8]

Yếu tố kỹ thuật:


Trong TTTTC kỹ thuật là yếu tố vô cùng quan trọng góp phần lớn vào thành tích của VĐV. Theo Dương Nghiệp Chí [8] thành tích thể thao chịu ảnh hưởng quyết định bởi các nhân tố kỹ thuật trực tiếp và đưa ra 3 định nghĩa cơ bản về kỹ thuật sau:

Kỹ thuật động tác: là phương pháp hoàn thành động tác hợp lý, có hiệu quả nhờ phát huy đầy đủ chức năng cơ thể VĐV. Hợp lý tức là hoàn thành động tác phù hợp với quy luật vận động cơ thể.

Kỹ xảo động tác: là trình độ kỹ thuật thành thục, đạt đến định hình động lực. VĐV có thể chú ý tới từng chi tiết động tác, nâng cao chất lượng động tác.

Kỹ năng vận động: là chỉ năng lực hoàn thành yêu cầu hoàn chỉnh kỹ thuật của động tác nào đó. Trên thực tế, đặc điểm của kỹ năng vận động là có thể nắm vững độ khó của động tác và thực hiện động tác có sáng tạo.

Khi các kỹ thuật động tác đã thành kỹ xảo thì tính liên tục của động tác biểu hiện ở tính nhẹ nhàng, liên kết và nhịp điệu bền vững của động tác.

Khi đánh giá kỹ thuật cần chú ý một số vấn đề như sau: 1) Xác định nhân tố chính ảnh hưởng tới kỹ thuật; 2) Nghiên cứu thành thục về lý thuyết kỹ thuật và giải thích được kết quả nghiên cứu; 3) Xác định được sai số đo lường và xử lý thích hợp; 4) Chú ý những tham số thường dùng và chuẩn hóa các dữ liệu hình ảnh (bằng lý thuyết, phương pháp tính, lý thuyết tín hiệu số hóa…). [7],[8]

Yếu tố chiến thuật

Chiến thuật trong TTTTC là vấn đề rất phức tạp, nhiều thời điểm đóng vai trò thắng bại của trận đấu. Trong mỗi môn thể thao và mỗi cá nhân VĐV có những chiến thuật khác nhau.

Theo Dương Nghiệp Chí và cộng sự [8] đưa ra một số khái niêm liên quan tới chiến thuật thể thao như sau:

Năng lực chiến thuật (tactics ability): năng lực hiểu biết và vận dụng chiến thuật của VĐV, là nhân tố quan trọng cấu thành năng lực thi đấu của VĐV. Năng lực chiến thuật phụ thuộc vào ý thức chiến thuật cá nhân hoặc ý thức chiến thuật tập thể, số lượng và chất lượng hành vi chiến thuật, hiệu quả vận dụng chiến


thuật. Yêu cầu về năng lực chiến thuật của VĐV các môn thể thao khác nhau cũng khác nhau.

Phong cách chiến thuật (tatics style): Đặc trưng định hình độc đáo trong hệ thống chiến thuật của VĐV hoặc một đội thể thao. Ngoài kỹ-chiến thuật cơ bản, nhân tố ảnh hưởng tới phong cách chiến thuật là: kỹ-chiến thuật tuyệt chiêu, loại hình thần kinh, đặc điểm chủng tộc hoặc khu vực. Hai con đường hình thành phong cách chiến thuật rõ rệt là: hình thành tự nhiên, hình thành có ý thức dẫn dắt.

Gây nhiễu chiến thuật (tactics interference): Hoạt động chiến thuật được sử dụng với mục đích khiến cho ý đồ chiến thuật của đối thủ không thể thực hiện chính xác, hành vi chiến thuật cũng không thể chính xác. Theo giai đoạn thi đấu phân chia gây nhiễu (gây cản trở) trước thi đấu, trong thi đấu; căn cứ nội dung gây nhiễu, có thể phân thành gây nhiễu tâm lý và gây nhiễu hành vi.

Phối hợp chiến thuật (tactics cooperation): Hoạt động chiến thuật hỗ trợ nhau được tiến hành từ hai VĐV trở lên, là bộ phận cơ bản quan trọng nhất của hành động chiến thuật tập thể, là một trong những tiêu chí xác định trình độ năng lực thi đấu đồng đội.

Tư duy chiến thuật (tactical cognitino): Quá trình cơ bản của tư duy chiến thuật bao gồm phân tích tình trạng thi đấu của hai bên, tiến hành dự báo, phán đoán quá trình thi đấu để đưa ra quyết sách về chiến thuật. Quá trình hoạt động tư duy này có những đặc điểm hình tượng, hiệu quả, linh hoạt và sáng tạo.

Ý thức chiến thuật (tactical concept): Là năng lực tâm lý của VĐV trong HL và thi đấu, căn cứ mục đích thi đấu để phân phối thể lực hợp lý, chính xác, lựa chọn và vận dụng kỹ thuật, chiến thuật. Bồi dưỡng ý thức chiến thuật là khâu trọng tâm của HL chiến thuật.

Vận dụng chiến thuật (tactics appilcation): Tiêu chuẩn đánh giá vận dụng chiến thuật tốt hay không trong thi đấu là: 1) Tính mục đích. Mọi sự vận dụng chiến thuật đều phải có mục đích. 2) Tính hiệu quả. Mục đích của vận dụng chiến thuật để giành thắng lợi. 3) Tính linh hoạt. Vận dụng chiến thuật cơ động,


thiên biến vạn hóa theo thế cục của thi đấu, chủ động không để bị động, khiến cho thế cục theo hướng có lợi. [8]

Yếu tố thi đấu

Thi đấu thể thao có ý nghĩa to lớn đối với việc xây dựng và biểu thị thành tích thi đấu cũng như đối với việc hoàn thiện các kỹ năng, kỹ xảo và phẩm chất tâm lý. Ngoài ra, thi đấu còn phục vụ cho việc kiểm tra trình độ thành tích của VĐV. Bởi trong tập luyện chỉ thể hiện được các tình huống gần giống như thi đấu. Trong thi đấu, năng lượng sẵn có thường bị tiêu hao nhiều hơn khi tập luyện. Đặc biệt, trong các cuộc thi đấu gay go mới biểu thị được các phẩm chất tâm lý đặc trưng cho thi đấu, mặt khác thi đấu giúp VĐV tích lũy trau dồi kinh nghiệm thi đấu. Các cuộc thi đấu được quyết định bởi phẩm chất cá nhân của VĐV hoặc bởi các đặc điểm tập thể. Vì vậy, VĐV cần thiết phải tham gia vào rất nhiều cuộc thi đấu. Tham gia thi đấu toàn diện và thường xuyên, VĐV sẽ phát triển được khả năng thích ứng nhanh với các điều kiện thi đấu khác nhau. Tần số thi đấu cũng là yếu tố quan trọng trong hiệu quả thành tích của VĐV. Trung bình một năm các VĐV tham gia từ 20 đến 30 cuộc thi đấu lớn nhỏ [69].

1.1.2.3. Các yếu tố cấu thành giá trị tâm lý trong mô hình VĐV cấp cao Yếu tố về chức năng tâm lý:

Theo Nguyễn Quang Uẩn và cộng sự [76] cho rằng: "Tâm lí giữ vai trò điều hành hoạt động, hành động; hành vi của con người tác động trở lại hiện thực bằng tính năng động, sáng tạo của nó. Vì thế, tâm lí có 3 chức năng sau:

Tâm lí có chức năng định hướng cho hoạt động thông qua hệ thống động cơ, động lực của hoạt động, hướng hoạt động vào mục đích xác định.

Tâm lí điều khiển, kiểm tra quá trình hoạt động bằng chương trình, kế hoạch, phương pháp, phương thức tiến hành hoạt động, làm cho hoạt động của con người có ý thức, đem lại hiệu quả nhất định.

Tâm lí giúp con người điều chỉnh hoạt động cho phù hợp với mục tiêu đã xác định, phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh thực tế cho phép. Nhờ có chức năng nói trên mà tâm lí giúp con người không chỉ thích ứng với hoàn cảnh khách

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/10/2022