Bàn Về Dự Báo Sự Phát Triển Của Các Tiêu Chí Áp Dụng Trong Tc Vđv Cho 1 Năm Tập Luyện Tiếp Theo (Dẫn Chứng Ở Tuyến Vđv Cấp Độ 2).


3.3.5.4. Bàn về dự báo sự phát triển của các tiêu chí áp dụng trong TC VĐV cho 1 năm tập luyện tiếp theo (dẫn chứng ở tuyến VĐV cấp độ 2).

Theo Bùi Quang Hải, Vũ Chung Thủy, Nguyễn Kim Xuân (2014): “Để làm tăng độ chuẩn xác trong việc phát hiện các khả năng tiểm ẩn của trẻ, không chỉ cần thiết xác định mức độ chuẩn bị hiện có mà còn cả nhịp độ tăng trưởng của các chỉ tiêu TC”. Với phân tích trên, nội dung nghiên cứu đánh giá của luận án đều đảm bảo các bước xác định mức độ chuẩn bị của VĐV, đánh giá mức độ tăng trưởng của VĐV làm cơ sở cho dự báo phát triển thành tích trong tương lai [18]. Theo Heller Jan (2010) [102], khẳng định việc xây dựng hồ sơ sinh lý của

VĐV CL là việc vô cùng quan trọng. Trong kết quả nghiên cứu của mình, Heller

J. đã tổng hợp và đánh giá hồ sơ sinh lý của các VĐV CL ưu tú của Cộng hòa Séc, 54 nam và 26 nữ, là VĐV của đội tuyển quốc gia và VĐV đội tuyển địa phương (IP -xếp hạng quốc tế; NP-xếp hạng quốc gia). So sánh cả nam và nữ đều có lượng mỡ cơ thể thấp hơn (p <0,05) so với NP. VĐV nam thể hiện khả năng ưa khí cao hơn, thông khí phổi tối đa và thể tích tối đa (p <0,05) cao hơn ở NP. IP và NP cả nam và nữ đều không khác nhau về VO2max, cũng như chạy tốc độ tối đa. Nghiên cứu chỉ ra những VĐV CL ưu tú có liên quan hình thái cơ thể tương đối ít mỡ và cơ thể gầy. Như vậy, kết quả nghiên cứu của luận án có tương đồng một phần với đánh giá của Heller J, như chỉ số BMI trung bình của nam VĐV CL các tuyến ở mức trung bình và gầy so với quy định. Chỉ số đánh giá VO2max của nam VĐV CL các tuyến cho thấy năng lực hoạt động ưa khí có thể đạt hiệu suất cao.

Theo Pate và cộng sự, 2004 [108], cho rằng “Mục đích chính của đào tạo VĐV là tạo ra sự thích nghi sinh học sẽ cải thiện thành tích trong một môn thể thao hoặc sự kiện nhất định. Mức độ phát triển của các thuộc tính nhân trắc học, sinh lý và tâm lý cần thiết để thành công trong các cuộc thi đấu ưu tú là khác nhau giữa các môn thể thao”.

Theo Manas Sah, Sushma Ghildyal và Yashoda Patwal (2011), [105] trong nghiên cứu về hồ sơ tâm lý cho VĐV CL, tác giả cho rằng: “Tâm lý thể thao không chỉ thú vị đối với các VĐV chuyên nghiệp, mà còn đối với bất kỳ ai cũng


quan tâm đến tâm lý thể thao, đặc biệt nếu họ có tâm lý thi đấu đỉnh cao. Nó liên quan đến rất nhiều yếu tố. Một phần là tư duy cạnh tranh, nó sẽ bắt đầu trước khi VĐV ra thi đấu. Về bản chất, tâm lý thể thao là chiến thắng, và chiến thắng đòi hỏi sự nỗ lực của VĐV ở mọi cuộc thi đấu. Điểm mạnh tâm lý là sự bền bỉ về tinh thần, thể hiện được trình độ của VĐV. Những VĐV bản lĩnh thể hiện được bốn đặc điểm tâm lý: niềm tin mạnh mẽ (sự tự tin); động lực bên trong; khả năng tập trung và cảm xúc không bị phân tâm; sự điềm tĩnh dưới nhiều áp lực căng thẳng”. Như vậy, các chỉ số tâm lý để TC, đánh giá tâm lý của VĐV CL do luận án xây dựng có sự tương đồng với tác giả là đều hướng đến bản lĩnh tâm lý của VĐV CL trong mọi áp lực tâm lý căng thẳng trong thi đấu.

Theo Ashwani Bali (2015), [86] cho rằng, các yếu tố tâm lý ảnh hưởng đến thành tích thể thao gồm 4 nhóm yếu tố là: căng thẳng, lo lắng, sức ép và quyết đoán. Như vậy, các chỉ số đánh giá tâm lý của luận án xây dựng là phù hợp với các yếu tố tâm lý đặc trưng của môn CL.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 285 trang tài liệu này.

Các nhà khoa học trong nước cũng hướng nhiều quan tâm tới vấn đề TC, định hướng VĐV. Nhưng chưa có tác giả nào quan tâm nghiên cứu về xây dựng mô hình đào tạo VĐV CL cấp cao đánh giá theo hệ thống chỉ số đặc trưng phù hợp với cấu trúc đặc thù cho từng cấp độ HL VĐV như luận án đang nghiên cứu. Các tác giả mới chỉ nêu được vị trí vai trò của TC VĐV, xây dựng tiêu chuẩn đánh giá trình độ VĐV CL (chỉ ở một lứa tuổi nhất định) của tác giả Đàm Tuấn Khôi (2012), hoặc nghiên cứu các bài tập phát triển một tố chất thể lực chuyên môn cho VĐV CL của Lê Hồng Sơn (2005)...

Như vậy, việc TC VĐV, định hướng phát triển VĐV vô cùng quan trọng, mà để TC VĐV, định hướng phát triển VĐV chỉ có thể đánh giá thông qua các phương pháp kiểm tra y học, kiểm tra tâm lý và kiểm tra sư phạm. Các bước nghiên cứu, kết quả nghiên cứu của luận án đều phù hợp với yêu cầu của TC, định hướng VĐV là xác định các chỉ số đánh giá các yếu tố đặc trưng sinh học, tâm lý, sư phạm phù hợp với cấu trúc đặc thù môn CL.

Nghiên cứu xây dựng mô hình nam vận động viên cấp cao môn cầu lông qua các giá trị sinh học, sư phạm và tâm lý - 28


Tiểu kết mục tiêu 3:

Qua quá trình nghiên cứu, luận án đã xây dựng được định hướng TC VĐV năng khiếu theo các chỉ số đặc trưng về sinh học, sư phạm và tâm lý trong mô hình nam VĐV CL cấp cao, như sau:

1. Xác định các giai đoạn và chỉ tiêu TC VĐV CL hướng đến mô hình VĐV CL cấp cao

Xác định được 4 giai đoạn HL tương ứng với 4 tuyến VĐV theo 4 cấp độ: Tuyến VĐV chân đế - cấp độ 4 là đối tượng VĐV năng khiếu tại các TT huyện, thành phố trực thuộc tỉnh; Tuyến VĐV mục tiêu – cấp độ 3 là các VĐV đội tuyển của địa phương; Tuyến VĐV điểm – cấp độ 2 là các VĐV đã có đẳng cấp, có thành tích xếp hạng các giải quốc gia và là thành viên của đội tuyển trẻ quốc gia; Tuyến VĐV cấp cao - Cấp độ 1 là VĐV thuộc đội tuyển quốc gia và VĐV trọng điểm quốc gia. Đồng thời, xác định được số năm HL tương ứng với cả 4 tuyến VĐV.

Xác định 55 chỉ số về sinh học, sư phạm và tâm lý để TC VĐV CL hướng đến mô hình VĐV CL cấp cao cho tuyến VĐV mục tiêu – cấp độ 3 và tuyến VĐV điểm – cấp độ 2.

2. Qua quá trình nghiên cứu tiêu chuẩn đánh giá trong TC nam VĐV CL theo các tuyến đào tạo hướng đến mô hình VĐV CL cấp cao bằng kết quả kiểm tra và tính phân phối chuẩn của các chỉ số sinh học, sư phạm, tâm lý của tuyến VĐV cấp độ 3 và tuyến VĐV cấp độ 2 đều thu được hệ số Cv tương đối tập trung với Cv < 10%; sai số tương đối của số trung bình cộng đều nằm ở trong phạm vi cho phép < 0.05, chỉ tiêu Wtính (Shapyro - Winki) đều > Wbảng ở ngưỡng sác xuất P < 0.05.

3. Luận án tiến hành xây dựng tiêu chuẩn đánh giá trong TC nam VĐV CL theo các tuyến đào tạo hướng đến mô hình VĐV CL cấp cao theo quy tắc 2, các tiêu chuẩn được xây dựng theo xếp loại 5 mức tốt, khá, trung bình, yếu và kém. Đồng thời xây dựng được bảng điểm theo thang độ 10 đánh giá tiêu chuẩn TC VĐV của tuyến VĐV cấp độ 3 và tuyến VĐV cấp độ 2. Đồng thời, xây dựng bảng


điểm tiêu chuẩn tổng hợp để thuận tiện cho việc đánh giá quá trình TC của tuyến VĐV cấp độ 2 và cấp độ 3.

3. Đánh giá sự biến đổi các chỉ số đặc trưng trong đánh giá TC nam VĐV CL cấp 3 và cấp 2 sau 1 năm tập luyện đã có sự biến đổi, thể hiện ttính > tbảng ở ngưỡng P<0.05. Sự tăng trưởng thể hiện rõ hơn sau 12 tháng, tuyến VĐV cấp độ 3 có mức tăng trưởng trung bình sau 12 tháng đã có sự biến đổi đáng kể có W% 2.566%, tuyến VĐV cấp độ 2 là 1.256%.

Kết quả kiểm nghiệm các tiêu tiêu chuẩn đánh giá TC nam VĐV CL cấp 3 và cấp 2 sau 1 năm tập luyện có sự chênh lệch khác biết thể hiện thông số 2 cho thấy sự khác biệt ý nghĩa thống kê với P <0.05.

4. Dự báo sự phát triển của các tiêu chí áp dụng trong TC VĐV cho 1 năm tập luyện tiếp theo (dẫn chứng ở tuyến VĐV cấp độ 2) có tỷ lệ sai số thấp, có tỷ lệ sai số trung bình là 1.921%. So sánh sự khác biệt giữa kết quả dự báo các tiêu chí TC VĐV tuyến cấp độ 2 với nhóm VĐV trọng điểm (mô hình TC VĐV đã xác định) không có sự khác biệt giữa 2 nhóm đều thể hiện ttính > tbảng ngưỡng P<0.05 ở những nhóm yếu tố: hình thái, sinh lý, sinh hóa, thể lực chung, thể lực chung môn và tâm lý. Tuy nhiên, các tiêu chí về kỹ thuật, chiến thuật có sự chênh lệch khác biệt giữa 2 nhóm, nhóm VĐV cấp độ 2 có kết quả thấp hơn so với nhóm VĐV trọng điểm cấp cao thể hiện ttính < tbảng ngưỡng P>0.05. So sánh tính hiệu quả TC cho thấy tiêu chuẩn của luận án xây dựng có rõ tính hiệu quả trong thực tế cao hơn, không có sự thải loại sai và giữ nhầm VĐV.

Như vậy, mô hình nam VĐV cấp cao môn CL qua các giá trị sinh học, sư phạm và tâm lý do luận án xây dựng bước đầu đã mang lại hiệu quả trong TC nam VĐV CL.


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Từ các kết quả nghiên cứu trên luận án kết luận sau:

1.1. Thông qua các bước nghiên cứu chặt chẽ, luận án đã xác định được 55 chỉ số đặc trưng về sinh học, sư phạm và tâm lý phù hợp với cấu trúc, đặc thù VĐV CL, làm cơ sở xây dựng mô hình nam VĐV cấp cao môn CL, gồm:

Các chỉ số đặc trưng có giá trị về mặt sinh học có 23 chỉ số ( 3 chỉ số hình thái 13 chỉ số sinh lý, 7 chỉ số sinh hoá).

Các chỉ số đặc trưng có giá trị về mặt sư phạm có 23 chỉ số ( 3 chỉ số thể lực chung, 9 chỉ số thể lực chuyên môn, 11 chỉ số kỹ thuật, chiến thuật và thi đấu).

Các chỉ số đặc trưng có giá trị về mặt tâm lý có 9 chỉ số.

1.2. Luận án xây dựng được mô hình nam VĐV cấp cao môn CL qua các giá trị về sinh học, sư phạm và tâm lý sau quá trình kiểm nghiệm, đánh giá 55 chỉ số, test đặc trưng đã lựa chọn. Kết quả kiểm nghiệm cho thấy sự đồng đều về thành tích, thể hiện ở mức độ phân tán dữ liệu thấp với Cv<10%, mức độ sai số tương đối của số trung bình cộng cho phép nằm trong phạm vi cho phép với < 0.05, kiểm định bằng chỉ tiêu W Shapyro – Wilk có Wtính đều > Wbảng = 0.818 ở ngưỡng xác suất P < 0.05 ở cả 3 lần kiểm tra trong thời gian 2 năm. Đồng thời, sự ổn định của các chỉ số qua 3 lần kiểm tra, thể hiện ở ttính < tbảng ở ngưỡng P>0.05.

1.3. Kết quả ứng dụng các chỉ số đặc trưng về sinh học, sư phạm và tâm lý trong mô hình nam VĐV cấp cao môn CL trong định hướng tuyển chọn VĐV năng khiếu cho thấy đã có sự biến đổi thành tích của các chỉ số đặc trưng trong đánh giá tuyển chọn nam VĐV CL ở giai đoạn chuyên môn hóa ban đầu (cấp độ

3) và chuyên môn hóa sâu ( cấp độ 2) sau 1 năm tập luyện thể hiện ở ngưỡng P<0.05. Sự tăng trưởng thể hiện rõ hơn sau 1 năm tập luyện ở tuyến VĐV cấp độ 3 với W% là 2,566% tuyến VĐV cấp độ 2 là 1,256%. So sánh sự khác biệt giữa kết quả dự báo các tiêu chí tuyển chọn VĐV tuyến cấp độ 2 với nhóm VĐV trọng điểm (mô hình TC VĐV đã xác định) không có sự khác biệt ở những nhóm yếu tố : Hình thái, sinh lý, sinh hóa, thể lực chung, thể lực chuyên môn và tâm lý


(p>0,05). Tuy nhiên, các tiêu chí về kỹ thuật, chiến thuật có sự chênh lệch khác biệt giữa 2 nhóm (P<0.05). So sánh tính hiệu quả tuyển chọn cho thấy tiêu chuẩn của luận án xây dựng có rõ tính hiệu quả trong thực tế cao hơn, không có sự thải loại sai và giữ nhầm VĐV. Từ kết quả trên, hệ thống các chỉ số, test luận án xây dựng có thể sử dụng làm định hướng tuyển chọn VĐV năng khiếu theo các chỉ số đặc trưng về sinh học, sư phạm và tâm lý trong mô hình nam VĐV CL cấp cao.

2. Kiến nghị

2.1. Ứng dụng mô hình nam VĐV cấp cao môn CL qua các giá trị sinh học, sư phạm và tâm lý trong kiểm tra đánh giá trình độ tập luyện của VĐV cấp cao môn CL nhằm dự báo thành tích VĐV, góp phần nâng cao hiệu quả công tác huấn luyện đồng thời là cơ sở định hướng công tác tuyển chọn, đào tạo VĐV năng khiếu môn CL.

2.2. Tiếp tục có những nghiên cứu bổ sung, mang tính toàn diện và sâu hơn thông qua những thiết bị mới, hiện đại để xác định các chỉ số về sinh lý, tuần hoàn, hô hấp, sinh hóa máu, dinh dưỡng...

DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN


1. Ngô Hữu Thắng (2020), “Định hướng tuyển chọn vận động viên năng khiếu Cầu lông qua các chỉ số đặc trưng tâm lý theo mô hình nam vận động cấp cao môn cầu lông”, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế, trường Đại học Sư phạm Hà Nội, tr. 920-927.

2. Ngô Hữu Thắng (2020), “Xác định các chỉ số, test đặc trưng sinh học, sư phạm và tâm lý phù hợp với đặc thù vận động viên Cầu lông cấp cao”, Tạp chí khoa học thể thao, Viện Khoa học TDTT (số 5) tr. 30-36.

3. Ngô Hữu Thắng (2021), "Xác định mô hình đào tạo nam VĐV cấp cao môn cầu lông thông qua các giá trị sinh học, sư phạm và tâm lý", Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế, với chủ đề “Giáo dục thể chất và Huấn luyện thể thao trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0”, trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội, tr. 105-109

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt:

1. Đào Bình An (2011), “Nghiên cứu lựa chọn bài tập phát triển thể lực cho nam VĐV CL lứa tuổi 10 – 12 tỉnh Yên Bái”, Luận văn thạc sỹ giáo dục học, Trường Đại học TDTT Bắc Ninh.

2. Nguyễn Ngọc Anh (2016), “Nghiên cứu sự biến đổi hình thái, chức năng tâm, sinh lý và thể lực của nam VĐV Pencak Silat đội tuyển Quốc gia dưới tác động của hệ thống bài tập sức bền chuyên môn trong chu kỳ HL năm”, Luận án khoa học giáo dục, Viện Khoa học TDTT.

3. Đặng Quốc Bảo, Lê Quý Phượng (2010), Bài giảng sinh lý học TDTT, Viện Khoa học TDTT, Nxb TDTT

4. Vũ Việt Bảo (2018), "Nghiên cứu xác định mô hình VĐV cấp cap một số môn thể thao trọng điểm (cử tạ, bơi lội, điền kinh, thể dục dụng cụ, bắn súng) qua các giá trị sinh học về hình thái, sinh lý, sinh hóa, sinh cơ học, tâm lý và sư phạm", Đề tài nghiên cứu khoa học đề tài cấp Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, đã được nghiệm thu cấp Bộ năm 2018.

5. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2010), Chiến lược phát triển TDTT đến năm 2020.

6. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2015), Thông tư số 03/2015/TT-BVHTTDL ngày 03 tháng 6 năm 2015 về quy định giám định khoa học đánh giá TĐTL thể thao và kiểm tra sức khỏe của VĐV

7. Dương Nghiệp Chí, Nguyễn Danh Thái (2002), Công nghệ đào tạo VĐV trình độ cao, Nxb TDTT, Hà Nội.

8. Dương Nghiệp Chí và cộng sự (2014), Lý luận về TTTTC, Nxb TDTT, Hà Nội

9. Đàm Quốc Chính (2004), "Nghiên cứu khả năng phù hợp tập luyện (dưới góc độ sư phạm) nhằm góp phần nâng cao hiệu quả TC và dự báo thành tích của VĐV trẻ chạy 100m ở Việt Nam", Luận án khoa học giáo dục, Viện Khoa học TDTT.

10. Nguyễn Đăng Chiêu (2007), Giáo trình Y – Sinh học thể dục thể thao, Trường Đại học TDTT Tp.HCM

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/10/2022