Bàn Về Xây Dựng Tiêu Chuẩn Đánh Giá Trong Tc Nam Vđv Cl Theo Các Tuyến Đào Tạo Hướng Đến Mô Hình Vđv Cl Cấp Cao


Kỹ chiến thuật". Như vậy, tác giả Bùi Trọng Toại đã xác định các giai đoạn TC VĐV rất cơ bản và công phu. Các giai đoạn TC VĐV của luận án cũng đều dựa trên cơ sở khoa học, lý luận và thực tiễn để xác định giai đoạn, chỉ tiêu TC VĐV CL trong kết quả nghiên cứu.

Tuy nhiên, một số nghiên cứu có cùng hướng nghiên cứu về VĐV cấp cao với luận án của một số tác giả Đàm Tuấn Khôi, Huỳnh Thúc Phong, Nguyễn Thị Lý, Phạm Thị Hiên... không phân định cụ thể giai đoạn, lứa tuổi trong kết quả nghiên cứu. Do vậy, chưa đủ đảm bảo căn cứ để định hướng TC VĐV các tuyến kế cận.

Bàn về các chỉ tiêu TC VĐV CL hướng đến mô hình nam VĐV CL cấp cao:

Các chỉ tiêu TC VĐV CL hướng đến mô hình VĐV CL cấp cao được luận án xác định cho tuyến VĐV mục tiêu - cấp độ 3, tuyến VĐV điểm - cấp độ 2 trên cơ sở tổng hợp và lựa chọn các chỉ số, test đặc trưng về sinh học, sư phạm và tâm lý của VĐV CL cấp cao bằng sự kiểm định độ tin cậy nội tại giữa nhóm các chỉ số, test. Đồng thời, đánh giá mức độ phù hợp và xác định các chỉ số, test đặc trưng về sinh học, sư phạm và tâm lý của VĐV CL cấp cao sau 2 lần phỏng vấn cho kết quả kiểm định Asymp. Sig. (2-tailed) = 0.878 > 0.05. Để khẳng định kết quả phỏng vấn phù hợp chỉ số, test xây dựng mô hình VĐV CL cấp cao, luận án xác định sự tương quan qua 2 lần kiểm tra các chỉ số, test đặc trưng về sinh học, sư phạm và tâm lý trên 8 VĐV cấp cao bằng 55 chỉ số, test đã lựa chọn đều thể hiện mối tương quan chặt có r > 0.800 (ngưỡng xác suất P < 0.05). Ngoài ra, luận án còn đánh giá sự tương quan giữa thành tích thi đấu với các chỉ số, test đặc trưng về sinh học, sư phạm và tâm lý được lựa chọn trong xây dựng mô hình VĐV CL cấp cao trên 8 VĐV cấp cao đều có mối tương quan chặt với thành tích thi đấu của VĐV CL cấp cao với r > 0.710 (ngưỡng xác suất P < 0.05). Sự tương quan giữa các chỉ số, test đặc trưng về sinh học, sư phạm và tâm lý trong xây dựng mô hình VĐV CL cấp cao đều đủ độ tin cậy, rtính > rbảng ở ngưỡng xác suất P < 0.05.

Như vậy, 55 chỉ số, test đặc trưng sinh học, sư phạm và tâm lý trong mô hình VĐV CL cấp cao đủ điều kiện để định hướng TC VĐV CL tuyến VĐV mục tiêu - cấp độ 3, tuyến VĐV điểm - cấp độ 2.

3.3.5.2. Bàn về xây dựng tiêu chuẩn đánh giá trong TC nam VĐV CL theo các tuyến đào tạo hướng đến mô hình VĐV CL cấp cao


Bàn về tổ chức kiểm tra các chỉ số, test được lựa chọn xây dựng tiêu chuẩn đánh giá trong TC nam VĐV CL theo các tuyến đào tạo:

Tổ chức kiểm tra đánh giá các chỉ số, test được lựa chọn xây dựng tiêu chuẩn đánh giá trong TC nam VĐV CL theo các tuyến đào tạo là bước nghiên cứu quan trọng sau khi đã xây dựng được mô hình đào tạo VĐV cấp cao thông qua hệ thống các giá trị sinh học (hình thái, sinh lý và sinh hóa), tâm lý, sư phạm (thể lực chung, thể lực chuyên môn, kỹ thuật và chiến thuật).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 285 trang tài liệu này.

Trên cơ sở xác định 2 tuyến VĐV mục tiêu - cấp độ 3 và Tuyến VĐV điểm

- cấp độ 2 nằm trong tuyến VĐV kế cận của tuyến VĐV cấp cao trong mô hình đào tạo VĐV cấp cao, luận án tiến hành kiểm tra trên 36 VĐV, trong đó 20 VĐV tuyến mục tiêu- cấp độ 3 và 16 VĐV điểm-cấp độ 2 của 5 đơn vị có bề dày thành tích về đào tạo, HL VĐV CL gồm: Hà Nội, Tp.HCM, Bắc Giang, Bắc Ninh và Quân đội. Việc tiến hành kiểm tra của luận án gặp khá nhiều khó khăn do số lượng VĐV tương đối lớn, lịch thi đấu dày, bằng sự nỗ lực lớn của nghiên cứu sinh và các HLV, VĐV đều đảm bảo thực hiện tốt các chỉ số, test kiểm tra.

Nghiên cứu xây dựng mô hình nam vận động viên cấp cao môn cầu lông qua các giá trị sinh học, sư phạm và tâm lý - 26

Kết quả kiểm tra thu được đều phản ánh các các chỉ số, test phù hợp trên khách thể nghiên cứu. Thể hiện tính phân bố chuẩn (tính đại diện và sai số tương đối của số trung bình) của kết quả kiểm tra các chỉ số, test, luận án tiến hành xác định tính phân bố chuẩn thông qua các chỉ số hệ số biến sai (Cv), sai số tương đối của số trung bình () và chỉ tiêu W Shapyro – Winki. Hệ số Cv tương đối tập trung với Cv < 10%. Sai số tương đối của số trung bình cộng đều nằm ở trong phạm vi cho phép < 0.05. Chỉ tiêu Wtính (Shapyro - Winki) đều > Wbảng ngưỡng sác xuất P < 0.05 ở cả 2 tuyến VĐV mục tiêu - cấp độ 3 và tuyến VĐV điểm - cấp độ 2. Kết quả kiểm tra này phù hợp với kết quả nghiên cứu mục 3.1 của luận án. Đồng thời, phù hợp với nhiều công trình nghiên cứu của Lâm Quang Thành (2006), Đàm Tuần Khôi (2012), Bùi Trọng Toại (2018), Huỳnh Thúc Phong (2018),...

Như vậy, các chỉ số, test đủ điều kiện để xây dựng tiêu chuẩn đánh giá trong TC nam VĐV CL theo các tuyến đào tạo.

Bàn về xây dựng tiêu chuẩn đánh giá TC nam VĐV CL theo các tuyến đào tạo hướng đến mô hình nam VĐV CL cấp cao:


Xây dựng tiêu chuẩn là thang đo để dễ dàng đánh giá, so sánh hiệu quả tập luyện, thi đấu, trình độ của VĐV. Căn cứ vào những luận điểm cơ bản của quá trình đào tạo của VĐV CL luận án đã tổng hợp được, cho thấy rõ ràng việc xây dựng tiêu chuẩn đánh giá TC nam VĐV CL theo các tuyến đào tạo hướng đến mô hình nam VĐV CL cấp cao cần phải tuân thủ các nguyên tắc:

Nguyên tắc 1: Các chỉ số, test xây dựng tiêu chuẩn phải đánh giá được toàn diện về mặt thể lực, tâm lý, y học, hứng thú, kỹ thuật, chiến thuật.

Nguyên tắc 2: Các chỉ số, test xây dựng tiêu chuẩn phải đảm bảo độ tin cậy và mang tính thông tin cần thiết của đối tượng nghiên cứu.

Nguyên tắc 3: Các tiêu chuẩn xây dựng phải đánh giá cụ thể, có hình thức tổ chức đơn giản phù hợp với điều kiện thực tiễn của công tác HL tại Việt Nam.

Tác giả Lâm Quang Thành (2006) [59], đã nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn xác định mô hình đặc trưng TĐTL cho VĐV bóng chuyền nam trình độ đội mạnh quốc gia trong công trình nghiên cứu về biện pháp nâng cao chất lượng đào tạo VĐV bóng chuyền nam hạng đội mạnh quốc gia thành phố HCM. Tác giả đã kết luận, các bảng tiêu chuẩn là biện pháp giúp cho HLV có thông tin hai chiều để điều chỉnh kế hoạch HL hàng năm. Hệ thống tiêu chuẩn này là cơ sở để định hướng TC, đào tạo các tuyến VĐV bóng chuyền sau này.

Tác giả Đàm Tuấn Khôi (2012) [24], đã xây dựng được hệ thống chỉ tiêu đánh giá TĐTL của VĐV CL cấp cao có đủ độ tin cậy và tính thông báo với 32 chỉ tiêu chia thành 5 nhóm. Đồng thời, tác giả xây dựng thang điểm 10 (tính điểm theo thang độ C) và bảng điểm tổng hợp phân loại TĐTL theo từng yếu tố của VĐV CL cấp cao theo 5 mức phân loại đánh giá (tốt, khá, trung bình, yếu và kém) cho 32 chỉ tiêu thuộc 5 nhóm yếu tố. Đây là kết quả nghiên cứu có ý nghĩa cao trong nghiên cứu về môn CL. Tuy nhiên, với sự phát triển nhanh về khoa học công nghệ, kỹ thuật của môn CL hiện nay nhiều chỉ số, test cần đã được đổi mới và bổ sung. Do vậy, hệ thống tiêu chuẩn của tác giả Đàm Tuấn Khôi luận án sử dụng để tham khảo làm tư liệu đối chiếu, so sánh với kết quả nghiên cứu của luận án.

Như vậy, việc xây dựng tiêu chuẩn đánh giá TC nam VĐV CL theo các tuyến đào tạo hướng đến mô hình nam VĐV CL cấp cao là bước nghiên cứu quan trọng trong quytrình đào tạo VĐV mô hình nam VĐV CL cấp cao.


3.3.5.3. Bàn luận về sự biến đổi và kiểm nghiệm các tiêu chuẩn đánh giá TC nam VĐV CL các tuyến VĐV sau 1 năm tập luyện.

Bàn về sự biến đổi các chỉ số đặc trưng trong đánh giá TC nam VĐV CL cấp 3 và cấp 2 sau 1 năm tập luyện.

Đánh giá diễn biễn sự biến đổi các chỉ số đặc trưng trong đánh giá TC nam VĐV CL cấp 3 và cấp 2 sau 1 năm tập luyện cho thấy có sự tăng trưởng phát triển nhất định ở tất cả các chỉ số, test kiểm tra. Tuy nhiên, theo đánh giá của luận án sự biến đổi thành tích này chưa thực sự đột phá, nhưng đã có sự khác biệt ý nghĩa sau 1 năm kiểm nghiệm đánh giá. Cũng có thể lý giải, các chỉ số, test chưa có sự biến đổi rõ rệt là bởi đây là bước đầu tiến hành kiểm nghiệm đánh giá nhiều chỉ số, test như vậy trên khách thể nghiên cứu. Đồng thời, đây cũng là phản ánh thực tế đối với các HLV, VĐV về kết quả HL của mình.

Kết quả tổng hợp cho thấy, tuyến VĐV mục tiêu - cấp độ 3 sau 1 năm tập luyện các chỉ số, test có W % = 2.566, trong đó:

Yếu tố hình thái sau 6 tháng đầu có W % = 1.255%, sau 6 tháng thứ hai có W % = 1.239%, sau cả 12 tháng W % = 2.494%. Như vậy, đối với lứa tuổi của nhóm VĐV cấp độ 3, thì các chỉ số hình thái có mức tăng trưởng còn hạn chế.

Yếu tố sinh lý sau 6 tháng đầu có W % = 1.476%, sau 6 tháng thứ hai có W

% = 1.453%, sau cả 12 tháng W % = 2.929%. Các chỉ số sinh lý của nhóm VĐV cấp độ 3 ở cả 2 giai đoạn đều có sự tăng trưởng tương đương. Như vậy, có thể nhận xét tác động của các bài tập trong tập luyện và thi đấu giữa 2 giai đoạn chưa có sự bứt phá, nên các chỉ số tăng trưởng thu về đều tương đương nhau.

Yếu tố sinh hóa sau 6 tháng đầu có W % = 1.729%, sau 6 tháng thứ hai có W % = 1.699%, sau cả 12 tháng W % = 3.428%. Như vậy, kết quả tăng trưởng của kết quả sinh hóa giữa 2 giai đoạn cũng tương đương nhau. Đây là kết quả phù hợp với đánh giá về mức tăng trưởng của các chỉ số sinh lý ở trên.

Yếu tố thể lực sau 6 tháng đầu có W % = 1.066%, sau 6 tháng thứ hai có W

% = 1.071%, sau cả 12 tháng W % = 2.137%. Kết quả tăng trưởng thể lực của nhóm VĐV cấp độ 3 là còn thấp. Đây là kết quả phù hợp với ghi nhận về mức tăng trưởng của các chỉ số sinh lý, sinh hóa ở trên.


Yếu tố kỹ chiến thuật sau 6 tháng đầu có W % = 1.157%, sau 6 tháng thứ hai có W % = 1.146%, sau cả 12 tháng W % = 2.303%. Kết quả cho thấy mức tăng trưởng kỹ chiến thuật của nhóm VĐV cấp độ 3 còn thấp. Bước đầu có thể nhận xét các phương pháp HL, các bài tập của đơn vị chưa thực sự phù hợp để nâng caokỹ chiến thuật cho VĐV. Do vậy, HLV, VĐV cần có những thay đổi phương pháp trong chương trình HL để cải thiện nâng cao kỹ chiến thuật cho VĐV.

Yếu tố tâm lý sau 6 tháng đầu có W % = 1.135%, sau 6 tháng thứ hai có W

% = 1.127%, sau cả 12 tháng W % = 2.262%. Kết quả cho thấy mức tăng trưởng tâm lý của nhóm VĐV cấp độ 3 cũng còn hạn chế. Có thể lý giải đây là lứa VĐV mới vào giai đoạn đầu của chuyên môn hóa, chưa có nhiều cơ hội cọ sát. Do vậy, mức tăng trưởng của các test tâm lý còn ở mức thấp.

Như vậy, thông qua các chỉ số, test của mô hình đào tạo VĐV CL cấp cao do luận án xây dựng đã đánh giá được mức độ biến đổi thành tích, trình độ của VĐV nhóm VĐV mục tiêu - cấp độ 3. Đồng thời, bằng các chỉ số, test này có thể đánh giá chất lượng TC, HL VĐV tại các đơn vị.

Kết quả tổng hợp cho thấy, tuyến VĐV điểm - cấp độ 2 sau 1 năm tập luyện các chỉ số, test có W % = 2.5%, trong đó:

Yếu tố hình thái sau 6 tháng đầu có W % = 1.283%, sau 6 tháng thứ hai có W % = 1.267%, sau cả 12 tháng W % = 2.549%. Như vậy, cũng như nhóm cấp độ 3, so với lứa tuổi thì nhóm VĐV cấp độ 2 có mức tăng trưởng còn hạn chế.

Yếu tố sinh lý sau 6 tháng đầu có W % = 1.457%, sau 6 tháng thứ hai có W

% = 1.435%, sau cả 12 tháng W % = 2.891%. Các chỉ số sinh lý của nhóm VĐV cấp độ 2 ở cả 2 giai đoạn đều không có sự tăng trưởng chênh lệch đáng kể.

Yếu tố sinh hóa sau 6 tháng đầu có W % = 1.518%, sau 6 tháng thứ hai có W % = 1.494%, sau cả 12 tháng W % = 3.012%. Như vậy, kết quả tăng trưởng của nhóm VĐV cấp độ 2 giữa 2 giai đoạn cũng tương đương nhau. Đây là kết quả phù hợp với đánh giá về mức tăng trưởng của các chỉ số sinh lý ở trên.

Yếu tố thể lực sau 6 tháng đầu có W % = 1.076%, sau 6 tháng thứ hai có W

% = 1.081%, sau cả 12 tháng W % = 2.157%. Kết quả tăng trưởng thể lực của nhóm VĐV cấp độ 2 là còn thấp. Đây là kết quả phù hợp với kết quả ghi nhận về


mức tăng trưởng của các chỉ số sinh lý, sinh hóa ở trên. Như vậy, các HLV, VĐV cần có những thay đổi về phương pháp, bài tập trong chương trình HL để VĐV cải thiện nâng cao thể lực cho VĐV.

Yếu tố kỹ chiến thuật sau 6 tháng đầu có W % = 1.148%, sau 6 tháng thứ hai có W % = 1.137%, sau cả 12 tháng W % = 2.286%. Kết quả cho thấy mức tăng trưởng kỹ chiến thuật của nhóm VĐV cấp độ 2 cũng còn thấp. Có thể nhận xét các phương phương HL, các bài tập tập luyện của các đơn vị chưa thực sự phù hợp để nâng cao, hoàn thiện các kỹ chiến thuật cho VĐV. Do vậy, các HLV, VĐV cần có những thay đổi về phương pháp, bài tập trong chương trình HL để VĐV cải thiện nâng cao trình độ kỹ chiến thuật cho VĐV.

Yếu tố tâm lý sau 6 tháng đầu có W % = 1.113%, sau 6 tháng thứ hai có W

% = 1.105%, sau cả 12 tháng W % = 2.217%. Kết quả cho thấy mức tăng trưởng tâm lý của nhóm VĐV cấp độ 2 cũng còn thấp. Kết quả này phản ảnh tâm lý của các VĐV còn hạn chế, chưa hội tụ đủ bản lĩnh, kinh nghiệm của VĐV cấp cao.

Như vậy, thông qua các chỉ số, test của mô hình đào tạo VĐV CL cấp cao do luận án xây dựng đã đánh giá được mức độ biến đổi thành tích, trình độ của VĐV nhóm VĐV điểm - cấp độ 2. Đồng thời, bằng các chỉ số, test này có thể đánh giá chất lượng TC, HL VĐV tại các đơn vị.

Bàn luận về kiểm nghiệm các tiêu chuẩn đánh giá TC nam VĐV CL cấp 3 và cấp 2 sau 1 năm tập luyện.

Kiểm nghiệm các tiêu chuẩn đánh giá TC nam VĐV CL cấp 3 và cấp 2 sau 1 năm tập luyện là yêu cầu cần thiết trong quá trình HL, đào tạo VĐV đặc biệt là đánh giá hiệu quả mô hình đào tạo VĐV CL cấp cao do luận án xây dựng.

Kết quả kiểm nghiệm so sánh bằng 2 tiêu chuẩn TC. Một là sử dụng tiêu chuẩn TC của luận án. Hai là, sử dụng tiêu chuẩn TC áp dụng tại các đơn vị. Đánh giá theo xếp loại 5 bậc tốt, khá, trung bình, yếu, kém. Kết quả so sánh cả hai tuyến VĐV cấp độ 3 và cấp độ 2 cùng sử dụng TC theo tiêu chuẩn TC của luận án chiếm ưu thế hơn hẳn so với nhóm VĐV sử dụng tiêu chuẩn TC áp dụng tại các đơn vị.

Do đó, trong quá trình tập luyện của VĐV CL, việc xây dựng tiêu chuẩn đánh giá cho từng chỉ số, test đối với VĐV khi thực hiện chương trình HL là rất quan trọng. Để đánh giá chính xác hiệu quả của chỉ số, test luận án đã xác định


các nội dung, tiêu chuẩn đánh giá TĐTL của khách thể nghiên cứu, tiêu chuẩn hóa các nội dung kiểm tra bằng điểm để phân loại TĐTL của VĐV.

Kết quả nghiên cứu của luận án là cơ sở để kiểm tra, đánh giá hiệu quả quá trình HL, thi đấu VĐV CL cấp cao. Thực tế, VĐV có kết quả tốt ở chỉ tiêu này nhưng ở chỉ tiêu khác lại không tốt, nhưng nếu được HL có khoa học, hệ thống sẽ giúp cho VĐV phát triển toàn diện và thành tích sẽ ổn định hơn, nhờ sự ổn định của hệ thống tiêu chuẩn đánh giá. Việc đánh giá TĐTL của VĐV CL cấp cao theo thang điểm không chỉ kiểm tra năng lực chung, mà còn biết được những điểm yếu ở từng yếu tố cấu thành TĐTL của VĐV như: Chức năng, thể lực, kỹ thuật, tâm lý. Trên cơ sở đó, HLV sẽ có biện pháp điều chỉnh và áp dụng các bài tập phù hợp.

Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá và phân loại TĐTL bằng thang điểm và bảng điểm tổng hợp của chỉ số, test chuyên môn đặc trưng môn CL không chỉ có ý nghĩa về lý luận HLTT, và hiệu quả của quá trình HL mà còn có ý nghĩa trong TC và đào tạo nâng cao TĐTL của VĐV CL cấp cao.

* Bàn thêm về định hướng tuyển chọn VĐV tuyến năng khiếu:

Để mô hình đào tạo nam VĐV CL cấp cao do luận án xây dựng có tính thực tiễn hơn nữa trong áp dụng tuyển chọn VĐV năng khiếu (tuyến VĐV chân đế - cấp độ 4), luận án sử dụng hệ thống các chỉ số, test trong mô hình đào tạo nam VĐV cấp cao để tuyển chọn VĐV năng khiếu ở 2 địa phương Thái Bình và Bắc Giang (Thái bình: 11 VĐV, Bắc Giang: 14 VĐV. Là những VĐV đã tập, mới tập (hoặc có thể chưa tập) có độ tuổi (7-8 tuổi).

Để thuận tiện và phù hợp với lứa tuổi đối tượng VĐV 7-8 tuổi, luận án tiến hành xây dựng bảng phân loại tiêu chuẩn để đánh giá theo các chỉ số, test trong mô hình đào tạo nam VĐV cấp cao đã xác định. Kết quả được trình bày tại bảng 3.66. Tiến hành áp dụng các chỉ số, test kiểm tra trong 2 lần, cách nhau 1 năm.

Kết quả được trình bày tại bảng 3.67, bảng 3.68 và biểu đồ 3.10 đến 3.15.

Kết quả bảng 3.67 cho thấy:

Đối với chỉ số sinh học: Đánh giá qua hệ số biến sai (Cv%) của mỗi chỉ số cho thấy, thành tích kiểm tra qua chỉ số sinh học của nam VĐV năng khiếu CL có sự phân tán khá lớn, thể hiện ở 10/17 chỉ số có kết quả Cv% > 10%, còn lại 7 chỉ số có mức phân tán dao động từ 5.52-8.88%. Nhìn chung, kết quả đánh giá các


chỉ số sinh học của nam VĐV năng khiếu CL tuyến VĐV chân đế đều ở mức trung bình trở lên đến tốt so với bảng tiêu chuẩn phân loại và so với trung bình các em cùng lứa tuổi giới tính. Các chỉ số sinh học là điều kiện cơ bản để TC vào mô hình đào tạo VĐV CL cấp cao của đối tượng nghiên cứu đều đảm bảo.

Đối với chỉ số, test sư phạm: Kết quả TC thông qua các chỉ số đặc trưng sư phạm (thể lực chung, thể lực chuyên môn, kỹ thuật, chiến thuật) của nam VĐV năng khiếu CL (tuyến VĐV chân đế) chủ yếu đạt mức trung bình. Đánh giá qua hệ số biến sai (Cv%) của mỗi chỉ số cho thấy, thành tích kiểm tra các chỉ số sư phạm của nam VĐV năng khiếu CL có sự phân tán lớn, thể hiện ở 21/22 chỉ số có kết quả Cv% > 10%. Nhìn chung, kết quả kiểm tra thể lực chuyên môn của nam VĐV năng khiếu CL tuyến VĐV chân đế có mức độ phân tán thành tích giữa các VĐV còn khá lớn của cả 5 mức đánh giá. Nhiều VĐV thể hiện đúng khả năng chuyên môn của mình, tuy nhiên có thể nhiều VĐV bị áp lực tâm lý (biểu hiện tâm lý lo lắng, bồn chồn là rất bình thường của những VĐV chưa từng được tập luyện, thi đấu hoặc kiểm tra ở lứa tuổi nhỏ) nên chưa thể thể hiện được hết khả năng của mình, mặc dù được các HLV đánh giá có khả năng và có tố chất. Do vậy, các HLV, ban HL cần có các phương án HL tốt để có thể khai thác tiềm năng, điểm mạnh của VĐV trong quá trình HL.

Đối với các test tâm lý: Kết quả tuyển chọn nam VĐV năng khiếu Cầu lông (mô hình VĐV chân đế) theo các chỉ số đặc trưng tâm lý tập trung nhiều ở mức trung bình (từ 60.0-76.0%) so với bảng phân loại tiêu chuẩn đã xây dựng. Mức tốt có tỷ lệ từ 8.0-16.0% ở 7/9 chỉ số. Mức khá có tỷ lệ từ 8.0-24.0%. Mức yếu có tỷ lệ từ 8.0-28.0% (Tư duy thao tác là 28.0%, có thể ở thời điểm các VĐV mới tiếp cận với các hình thức kiểm tra và tập luyện mới nên chỉ số này ở mức yếu còn chiếm tỷ lệ khá nhiều so với các chỉ số khác). Không có VĐV nào ở kém. Đánh giá bằng tham số biến thiên (Cv%) cho thấy, kết quả tuyển chọn của nam VĐV năng khiếu Cầu lông có sự phân tán khá lớn thể hiện ở tất cả các chỉ số kiểm tra đều có Cv% > 10%. Đánh giá bằng năng lực tâm lý của VĐV năng khiếu cầu lông được tuyển chọn thông qua 9 chỉ số thấy rằng:

Đánh giá năng lực tâm vận động về khả năng phối hợp vận động, cảm giác dùng lực, tri giác không gian, thời gian, tính nhịp điệu ở mức trung bình;

Xem tất cả 285 trang.

Ngày đăng: 20/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí